US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Viet Nam The Real Story Videos
Chiến Tranh Việt Nam Videos
Sức Mạnh Chính Nghĩa Videos
Hải Chiến Hoàng Sa Videos
TẠI SAO VIỆT NAM ?
WHY VIETNAM ?
BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC
MỸ
(Prelude to America’s Albatross)
TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti
Người dịch:
Lê Trọng Nghĩa
PHẦN III
HÀ NỘI
Chương 16
Những người khách
không mời
BAY TỚI HÀ NỘI
Phi cảng chính ở Côn Minh
vẫn c̣n bị ngập nước, do đó máy bay phải cất cánh từ
Chanyi(1), một sân bay trên nền đất cao hơn. Đoàn xe của
chúng tôi chậm chạp đi theo những con đường ngập nước lầy
lội...
…Khi chúng tôi tới, cả sân bay như c̣n đang ngủ. Người gác
Trung Quốc vẫy tay ra hiệu cho
chúng tôi đến cḥi kiểm soát, nơi duy nhất có ánh sáng. Tôi
được báo cho biết là máy bay đă ở sẵn trên sân, nhưng toán
lái phi cơ th́ phải nhiều giờ nữa mới từ Côn Minh tới được.
Khoảng 8 giờ sáng, sân bay bắt đầu hoạt động nhộn nhịp nhưng
máy bay của chúng tôi vẫn nằm chết ở một góc xa.
Đó là một chiếc vận tải C.47 của quân
đội và chúng tôi cũng c̣n đủ th́ giờ rỗi răi để ngắm đường
nét và số hiệu của nó - 5908. Đến
khoảng 9 giờ, người lái tới.
Chúng tôi đóng bộ vào với đầy đủ vũ khí, dù và chụp ảnh.
Sau đó máy nổ và máy bay rời đường băng. Trong phi cơ, toán
12 người của chúng tôi và 4 người Pháp của Sainteny lặng lẽ
ngồi đối diện nhau.
Chúng tôi cất cánh vào 11 giờ 35 ngày 22-8 và
lao vào mây mù. Bất chợt trên
mây, có ánh mặt trời tỏa sáng, như một điềm báo hiệu tốt làm
phấn chấn tinh thần, hết căng thẳng. Người lái thông báo
phải bay cao trên 8.000 bộ và tḥi tiết c̣n xấu.
Dự tính là 1 giờ 30 sẽ tới nơi.
Người Pháp và người Mỹ chuyện tṛ với
nhau, mời nhau thuốc lá, kẹo và thỉnh thoảng lại cất tiếng
hát.
Nhóm người Pháp bên ngoài tỏ ra tự tin.
Sainteny cho rằng chúng tôi sẽ không gặp
khó khăn ǵ và sẽ được người Pháp và người Việt vui mừng
nghênh đón như những người đến giải phóng. Điều lo
ngại của tôi dựa trên một sự nhận định thực tế đúng mức là
mặc dù Bộ chỉ huy tối cao Tokyo đă chấp nhận đầu hàng hoàn
toàn,, nhưng các tư lệnh dă chiến Nhật ở khắp châu Á vẫn có
thể ngoan cường từ chối, không chịu nhận thất bại. Tôi cũng
chẳng nghĩ trước được rằng sự có mặt của người Pháp mặc quân
phục sẽ tăng thêm an ninh cho
chúng tôi. Đă được tính toán trước là
nếu người Việt Nam phản đối th́ người Pháp sẽ được ghép vào
trong phái đoàn của tôi.
Đúng 1 giờ 30, phi công gọi tôi ra phía
trước. Đă trông thấy sân bay Bạch
Mai và ngay từ 8.000 bộ, tôi cũng có thể nh́n thấy các hồ
lớn và các chướng ngại trên đường băng. Máy bay hạ
xuống ở độ 2.000 bộ, cửa được mở ra để nh́n cho rơ và chuẩn
bị hạ cánh. Chúng tôi lượn nhiều ṿng, chụp ảnh các đường
bay bị chặn và ngạc nhiên tự hỏi không hiểu sao cơ quan liên
lạc của Nhật ở Trung Quốc lại chỉ cho chúng tôi xuống một
sân bay không sử dụng.
Cũng may mà chúng tôi có nhiều phương án
thay thế để vào Hà Nội. A: xuống nơi đă định ở Bạch Mai, ở
đó tôi sẽ được một phân đội nhỏ Giải phóng quân Việt Nam đón
và đưa về Hà Nội, cách đó khoảng 1 dặm. Hai là phương
án dự bị B: xuống Gia Lâm, sân
bay chính của Hà Nội, ở phía đông thành phố, trên bờ sông
Hồng và cạnh một trại tù binh chiến tranh. Phương án B đă
được phối hợp với AGAS/Côn Minh, đề pḥng khả năng Nhật
chống đối lại và trong trường hợp đó chúng tôi sẽ phải chiếm
lấy trại tù binh, cấp vũ khí cho các tù binh và cầm cự cho
đến khi bộ phận chủ yếu của toán chúng tôi tới, có thể trong
vài giờ sau.
Chuyển sang phương án B, chúng
tôi bay trên sông Hồng và cánh đồng lúa bị ngập, dọc theo
cầu Doumer, đường thuộc địa số 1 và đă thấy Gia Lâm. Sân bay
h́nh như đang được sử dụng, nhưng ở đó lại có một số
xe tăng cỡ nhỏ và súng cao xạ đặt
trên xe. Tôi yêu cầu trung úy Grelecki, tổ trưởng biệt động,
cho thả dù một tổ trinh sát. Đến 2 giờ có ánh xanh phát ra ở
phía cửa mở và Grelecki cùng 3 người nữa
lao vào không trung. Chúng tôi lo lắng quan sát họ
xuống đất một cách khá đẹp. Không có hỏa
lực của Nhật bắn chống lại. Vào 2 giờ 06, người cuối
cùng đă tới đất và chúng tôi trông rơ họ đi về phía một số
xe gần đấy.
Gần như liền sau đó, Grelecki điện báo cho biết mọi việc
thông suốt, và 4 phút sau phi cơ chúng tôi đặt bánh xuống
đường băng.
KẾT THÚC MỘT CUỘC HÀNH TR̀NH GAI GÓC
Máy bay dừng lại và một đơn vị độ 50 hay 60
người Nhật, súng ống đầy đủ bao vây lấy phi cơ. Mọi người
nắm lấy súng và chúng tôi chuẩn bị bên trong khi người lái
vẫn cho phi cơ chạy và quay đầu về ngược hướng gió, sẵn sàng
cất cánh. Tôi đứng ở phía cửa máy bay,
Sainteny ở đằng sau. Tôi thấy Grelecki cùng với cả tổ
tiến lại gần, theo sau có nhiều sĩ quan Nhật. Tôi ra lệnh
cho người của chúng tôi hạ súng, nhanh chóng ra khỏi máy bay
và tiến lại chỗ các sĩ quan, trong số đó có một trung úy
biết nói tiếng Anh.
Cách xa đó có một chút, có một nhóm khá đông người đang vẫy
cờ Anh và Mỹ. Họ là các tù binh Anh, phần lớn là binh lính
Ấn Độ bị bắt ở Singapore mà tôi đă được AGAS báo cho biết,
và họ cũng đă có liên lạc bằng điện đài với tôi khi tôi
chuyển sang phương án B. Họ đă cùng nhau vượt ra ngoài trại
để nghênh đón chúng tôi nhưng khi họ đến cách máy bay vài
trăm thước th́ một đơn vị Nhật dùng lưỡi lê chặn họ lại.
Theo đúng truyền thống Anh, các tù binh
liền dừng lại thành hàng, hoan hô ba lần và giương cao các
cờ được làm từ trong trại. T́nh h́nh căng thẳng,
chúng tôi và người Nhật mỗi bên nh́n cái cảnh tượng đó với
những cảm xúc khác nhau và trong khoảnh khắc tôi thấy có vấn
đề... Nhưng t́nh h́nh đă tự giải quyết
được. Một đội nhỏ tù binh do một sĩ quan Nhật dẫn
đầu, lặng lẽ đi về phía chúng tôi. Trung úy “Simpson
Jones”(2), đại đội trưởng của nhóm tù binh Ấn Độ ở Gia Lâm
đă đến đến “báo cáo” rằng các tù binh đă sẵn sàng ở bên cạnh
quân Đồng minh và về t́nh h́nh trong trại...
Tôi cảm ơn Simpson về “bản báo cáo” và
yêu cầu ông ta cung cấp cho sĩ quan AGAS những tài liệu về
nhu cầu trước mắt và việc nhanh chóng sơ tán tù binh.
Sau ít phút gay go đầu tiên, tôi quay về
phía các vị khách Nhật. Họ tỏ ra đang kiên nhẫn chờ đợi được
nghe những yêu cầu khác của tôi.
Tôi nói rằng chúng tôi đến đây để trông coi vấn đề tù binh
chiến tranh và chuẩn bị sơ bộ việc tiếp nhận đầu hàng của
Nhật cho Tưởng Thống chế. Hiển nhiên là các sĩ quan
Nhật ở sân bay đă không nhận được chỉ thị ǵ và đă tỏ ra
hoàn toàn bị bất ngờ. Nhưng họ cũng
không có hành động ǵ chống đối và ra lệnh cho người của họ
giăn ra. Tuy vậy phi công của chúng tôi vẫn tiếp tục
duy tŕ liên lạc điện đài với Côn Minh, c̣n tôi cùng với
Sainteny, Grelecki và hai người trong tổ biệt kích đi với
các sĩ quan Nhật tới một ngôi nhà nhỏ cạnh đường băng.
Số c̣n lại trong toán chúng tôi ở lại
với trung úy R.A. Feeback gác máy bay.
Trong căn nhà, chúng tôi gặp một thiếu tá Nhật, có thể là
người sĩ quan cao cấp nhất ở đây, cùng với một số tùy tùng.
Hai nhân viên của chúng tôi đứng canh ngoài cửa, bên cạnh
hai người gác Nhật. Gần như là một điều phi lư, nhưng chúng
tôi đă được mời dùng bia lạnh, kem. Một chút ít lịch sự đă
thành tập quán sinh hoạt trong bầu không khí nóng nực của
mùa thu Hà Nội...
Người Nhật th́ đúng mức trong cách cư xử
của họ và rất tháo vát. Tôi yêu cầu nhanh chóng được
gặp Tổng tư lệnh của họ nhưng được trả lời là tướng Yuitsu
Tsuchihashi(3) đang ở Huế và chỉ
trở về vào khuya tối hôm đó. Viên thiếu tá gợi ư là chúng
tôi được sống thoải mái trong thành phố và được phép đi lại
tự do. Nhưng ông ta lại ngần ngại về
việc các sĩ quan Pháp ở lại đó và nêu ư kiến là tốt hơn hết
họ nên quay về Trung Quốc.
Sainteny bị xúc động mạnh và tôi đă nghĩ ngay rằng ch́ v́
Saiilteny và người của ông ta không có quy chế chính thức ở
đây nên có nguy cơ bị giữ lại. Với ư nghĩ đó, tôi
thông báo cho người Nhật biết là người Pháp thuộc quyền kiểm
soát của tôi, nhiệm vụ của họ là điều tra t́nh h́nh các tù
binh Pháp và họ ở lại trong nhóm của tôi.
Thiếu tá báo cho tôi biết về tinh thần
chống Pháp ở Hà Nội, và nói rằng h́nh ảnh các bộ quân phục
Pháp trong đoàn chúng tôi sẽ chỉ gây rối loạn. Tôi
phản công lại và nhắc ông ta rằng Đồng minh trao cho các nhà
chức trách Nhật nhiệm vụ duy tŕ trật tự công cộng và
an ninh của nhóm chúng tôi bao
gồm cả người Pháp, thuộc trách nhiệm cá nhân của tư lệnh
Nhật tại địa phương. Người sĩ quan Nhật vội gạt bỏ lập
trường của ḿnh và thu xếp chuyển
chúng tôi vào thành phố. Trong khi chờ đợi phương tiện
chuyên chở, tôi ngẫm nghĩ về sự may mắn của chúng tôi là mọi
việc đều tốt đẹp, mặc dù cuộc đổ bộ thật bất ngờ…
Phản ứng của viên thiếu tá Nhật đối với
người Pháp trong nhóm nhắc chúng tôi nghĩ tớ nguy cơ của một
cuộc đụng độ chẳng thích thú ǵ với người Việt Nam một khi
người Pháp bị họ phát hiện. Và ư nghĩ tới 35.000
người Nhật thù địch có vũ trang, chưa thông suốt là họ đă
thất bại trong cuộc chiến tranh, thực sự làm cho tôi không
thoải mái.
Cứ như là để nhấn mạnh vào những điều tôi c̣n đang c̣n nghi
ngại, mọi việc rắc rối lại xảy đến ngay trước khi chúng tôi
chưa rời sân bay được bao xa. Một nhân
viên dân sự Pháp, Pétris, định lẩn qua sự kiểm soát của
Nhật, vượt trước về Hà Nội để báo tin người Pháp đến.
Đó là một ư đồ liều lĩnh không chính
đáng, sau khi tôi đă xác định một cách đúng đắn phái đoàn
Pháp thuộc quyền của tôi. Pétris đă bị giữ lại và bị
tống vào phía sau một xe tải.
Nhiều sĩ quan và binh lính Nhật đến cùng với nhiều
xe có mui kín và chúng tôi lập
thành một đoàn có 1 xe tăng nhỏ đi trước. Tôi ở
xe đầu với Sainteny và sĩ quan
tùy tùng Nhật. Grelecki, Feeback và các sĩ quan Pháp ngồi
trong hai xe có mui kín. C̣n những người lính biệt kích th́
đi trên xe riêng. Nhiều
xe tải chở binh lính Nhật đi sau
cùng... Đoàn xe qua cầu, đi về phía Tây, qua trước Thành(4),
đến dinh Toàn quyền(5), một dinh thự đẹp, chung quanh có
nhiều băi cỏ và vườn hoa. Ở đây, tôi gặp
một sĩ quan Nhật và ông ta cũng hỏi về mục đích của nhóm
người Pháp ở Hà Nội. Tôi để cho Sainteny trả lời, hy
vọng ông sẽ theo phương hướng mà
tôi đă chỉ ra ở sân bay.
Nhưng sự thật lại khác. Sainteny
bắt đầu nói về cạnh khía nhân đạo trong nhiệm vụ của ông ta
và người sĩ quan Nhật tỏ ra chịu nghe trước khi Sainteny đ̣i
người Nhật cung cấp cho ông ta những thuận lợi ở Đài phát
thanh Bạch Mai để phát đi một “chương tŕnh tin tức địa
phương” cho người Pháp ở Đông Dương và thông tin với bản
doanh của ông ta ở Trung Quốc và Ấn Độ. Người Nhật không
phản đối nhưng thoáng thấy biến đổi sắc mặt và báo cho chúng
tôi biết là nhà ở đă được chuẩn bị sẵn sàng ở khách sạn
Métropole thuộc khu buôn bán của Hà Nội và chúng tôi nên đi
đến thẳng nơi đó.
Một lần nữa chúng tôi lại lên xe.
Chúng tôi đi quanh khu vực phía Bắc thành phố qua những nơi
dân cũ thưa thớt, ở đó rơ ràng không có người Pháp, chỉ thấy
những tốp nhỏ người Việt chuyện tṛ sôi nổi. Họ có chú ư đến
đoàn xe nhưng lại tỏ ra không
phấn khởi ǵ về sự có mặt của chúng tôi. Dinh thự và nhà cửa
dọc theo con đường đều phất phới
đầy rẫy những cờ Việt Minh. Các phố tiếp
theo, Puginier và Borgnis Desborder, có bộ mặt hoàn
toàn khác hẳn. Công chúng tập trung dày đặc và có nhiều biểu
ngữ tiếng Anh, Pháp, Việt chăng qua đường từ bao lơn này qua
bao lơn khác, hoan hô Việt Nam độc lập, người Pháp phải
chết, hoan nghênh Đồng minh. Chẳng thấy
một bóng cờ Pháp. Chỉ độc có cờ
đỏ với ngôi sao vàng năm cánh.
Chúng tôi yên lặng đi một lúc và Sainteny rơ ràng đang lo
âu. Ông ta nh́n cḥng chọc, mất tin
tưởng. Tôi cũng ngạc nhiên khi thấy phố xá tràn đầy
cờ Việt Minh phất phới cùng với những biểu ngữ thù địch và
đă nghĩ rằng có thể có Hồ Chí Minh đă về thành phố (nhưng
đúng là chưa về) và rất bực với cái tṛ chơi kiểu này của
Nhật. Sainteny quay sang phía tôi và hỏi xem có biết ǵ về
kế hoạch của ông Hồ không. Tôi nhắc lại là tôi đă phát biểu
ở Côn Minh là ông Hồ đă có một “Chính phủ” đang tồn tại và
chỉ có vấn đề thời gian và hoàn cảnh do Chính phủ đó của ông
cầm quyền. Lúc đó tôi đă không đoán ra
được những sự tiến bộ của Việt Minh trong việc giành chính
quyền. Sainteny yên lặng một cách
chán nản.
Đám quần chúng trở nên huyên náo và thù
địch hơn khi thấy đoàn chúng tôi ghé vào khách sạn
Métropole. Họ đă biết là “người
Pháp đă đến” bằng một máy bay Mỹ và được người Mỹ che chở.
Lính Nhật súng cắm lê, dọc theo
con đường từ hồ Hoàn Kiếm đến khách sạn, phải khó khăn lắm
mới ngăn chặn được số quần chúng đang ào ào tới.
KHÁCH SẠN MÉTROPOLE:
Từ khách sạn, một nhóm đông người Âu, phần
lớn là Pháp, ùa ra chào đón chúng tôi.
Một số bắt đầu xô đẩy với những người Việt đă vượt qua hàng
rào bảo vệ nhưng đă bị lính Nhật và Bảo
an đẩy lùi về phía hành lang. Thật là hỗn loạn. Người
ta mừng chảy nước mắt mà ôm hôn nhau không dứt giữa những
tiếng kêu la của người Việt chống lại sự đối xử tàn tệ của
Nhật. Người Pháp ở trong t́nh trạng bị kích động gây gổ cao
độ c̣n Nhật th́ duy tŕ trật tự một cách khá lạnh lùng...
Nhiều pḥng trên tầng hai khách sạn đă để trống dành cho
chúng tôi. Tôi được chỉ tới một pḥng lớn có góc nhà nh́n
thẳng ra một vườn hoa nhỏ và “Résidence Supérieure”(6)
với một lá cờ Việt Minh lớn đang phấp phới bay. Được khoảng
5 phút th́ Grélecki và một nữ nhân viên trong khách sạn đưa
tới một người Việt Nam trông cứng cỏi nhưng dễ thương, một
Lê Trung Nghĩa nào đó, đại diện cho Thành ủy Hà Nội.
Nghĩa không nói tiếng Pháp và dùng người
phục vụ gái làm thông ngôn. Theo Nghĩa th́ ủy ban đă
được ủy ban Trung ương Côn Minh báo cho biết là chúng tôi sẽ
tới nên đă cử một phái đoàn đến Bạch Mai để đón và đưa chúng
tôi về thành phố, nhưng khi máy bay không đỗ xuống Bạch Mai
th́ họ đă trở về Hà Nội. Ngay sau khi biết tin chúng tôi hạ
cánh xuống Gia Lâm, Nghĩa được Thành ủy Hà Nội cử tới để
nghênh đón người Mỹ tới Việt Nam, bày tỏ sự quư khách của
thành phố và đảm bảo về an ninh của Chính phủ Lâm thời Việt
Nam. Tôi cảm ơn và mời Nghĩa uống một
chút mà nhà hàng đang mang tới.
Tôi hỏi thẳng Nghĩa về việc quần chúng tập trung bên ngoài
với thái độ rơ ràng đối địch là thế nào.
Nghĩa trả lời là quần chúng không chống đối với Đồng minh mà
chống lại người Pháp quay trở lại. Nhưng Nghĩa cũng
mau mắn đảm bảo với tôi rằng sẽ không có ǵ làm nguy hại cho
họ nếu như họ không đưa quân đội đến hoặc cố t́nh can thiệp
vào công việc điều hành của Chính phủ lâm thời. Tôi báo cho
Nghĩa biết nhiệm vụ của tôi là trông coi số tù binh Đông
minh và sơ bộ chuẩn bị việc tiếp nhận đầu hàng của người
Nhật, và cũng chỉ có 5 người Pháp đi cùng tôi để làm công
tác nhân đạo là coi sóc số tù binh ở trong Thành.
Đáp lại câu hỏi của Nghĩa, tôi đảm bảo
với Nghĩa là tôi không làm ǵ để chuẩn bị cho quân đội Pháp
tới và đúng là sẽ chỉ có thêm một số ít người Mỹ sắp đến, là
tôi đă gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và không có vấn đề nước Mỹ
ủng hộ chủ nghĩa thực dân.
Có tiếng gơ cửa và người ta báo có trung
úy Nhật Ogoshi muốn được gặp tôi. Nghĩa xin rút lui
và nói thêm là Thành ủy sẵn sàng để làm việc cùng tôi và
người liên lạc với họ trong lúc này là cô nhân viên phiên
dịch.
Trung úy Ogoshi quân phục chỉnh tề, mang gươm vơ sĩ đạo, báo
cho tôi biết rằng những người Pháp trong đoàn của tôi đă gây
là một vấn đề nghiêm trọng và sự có mặt của họ tại khách sạn
sẽ dễ dàng đẩy tới một cuộc xung đột. Bộ Tổng tham mưu Nhật
cảm thấy có thể không có đủ sức đảm nhiệm trách nhiệm bảo vệ
an toàn cho phái đoàn chúng tôi
nếu như người Pháp cứ cố nài cho họ ở lại khách sạn.
Vậy ư kiến tôi về việc này phải làm ǵ?
Trước hết tôi đáp lại rằng tôi không thể chấp nhận lập
trường của các nhà chức trách Nhật là không thể duy tŕ được
trật tự công cộng hoặc đảm bảo an
ninh cho phái đoàn Đồng minh, trong đó có người Pháp tham
dự. Thứ là tôi hành động theo chủ trương đề ra trong mệnh
lệnh chung số 1 của Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng Đồng
minh, mà người đại diện là Thống chế Tưởng Giới Thạch, yêu
cầu các nhà chức trách quân sự Nhật ở Đông Dương chấp nhận
thỏa thuận đă đạt được ở Trung Quốc với đại diện Hoàng gia
Nhật. H́nh như trung úy Ogashi đă tỏ vẻ xúc động khi nghe
nói đến “đại diện Hoàng gia”, ông liền đề nghị cho chuyển
những người Pháp đến đóng ở Phủ Toàn quyền, v́ ở đó họ có
thể được bảo vệ chu đáo và ngăn chặn được sự xô xát với quần
chúng. Tôi nói sẽ cho ông biết ư kiến
sau. Ogoshi chào và ra đi với một
vẻ ít quan trọng hơn khi tới.
Ở hành lang, cảnh tượng vô chung
náo nhiệt, ồn ào. Tin quân Pháp đă đến
và c̣n sẽ đến nhiều nữa loang ra nhanh chóng.
Phải khó khăn lắm Saiteny mới gỡ ḿnh ra
được để đến gặp tôi và được báo cho biết là sẽ tốt cho mọi
người nếu họ ở riêng ra một nơi.
Sainteny chớp ngay là ư đó và đề nghị được sử dụng dinh Toàn
quyền. Chúng tôi liền hỏi ư kiến
viên sĩ quan cao cấp Nhật có mặt tại chỗ. Sau khi xin
chỉ thị cấp trên, ông mỉm cười lễ phép báo cho biết cấp trên
ông ta đă đồng ư, sẽ cấp một toán bảo vệ riêng và đảm bảo
an ninh 48 giờ cho người Pháp ở
dinh Toàn quyền. Sainteny vui vẻ ra mặt
và tôi cũng rất bằng ḷng...
Khi ra đi, người Nhật lại phản đối v́ người Pháp muốn kéo
một số dân thường đi cùng. Người Nhật nói thêm rằng,
cho đến khi tôi gặp Bộ Tổng tư lệnh và quy chế của chúng tôi
được chính thúc hóa th́ toán Mercy của Đồng minh phải tự coi
như “đặt dưới sự bảo vệ và quản lư” của Nhật. Tôi phản đối,
có Sainteny ủng hộ, nhưng người Nhật vẫn kiên quyết bác bỏ,
nên tôi cũng chẳng làm ǵ được khác hơn là phải nhă nhặn ưng
thuận. Nhưng cũng chẳng ai ngăn trở không cho chúng tôi giữ
vũ khí và phương tiện thông tin để giữ liên lạc với hành
dinh ở Trung Quốc, và chúng tôi được tự do tiếp khách. Măi
đến tận khuya, Sainteny cùng với 4 người bạn của ông mới rời
khách sạn với toán lính gác Nhật.
Quyết định của Sainteny tới đóng tại dinh Toàn quyền cũ là
một sai lầm nghiêm trọng. Việc biến ḿnh
thành một quan chức thực dân chỉ làm cho Sainteny bị tách
rời khỏi ḍng các sự kiện đang sôi sục diễn ra ở Hà Nội.
Tính kiêu căng và sự tham lam cao độ của người Pháp đang chờ
đợi ở Sainteny đến giải thoát cho họ đă thể hiện quá rơ
người Pháp là một nguồn khiêu khích đối với Nhật và nhà chức
trách Việt Nam. Do đó đoàn Sainteny đă bị quản thúc một cách
chặt chẽ hơn...
Sainteny đă không kiềm chế được thói
huênh hoang của đám dân Pháp nhưng nếu khôn ngoan ra th́
Sainteny đă cứ tự hạn chế ḿnh trong quy chế của phái đoàn
chúng tôi hơn là đă vượt ra ngoài.
Sainteny đă yêu cầu tôi giúp sửa lại
t́nh h́nh khó xử của ông ta, nhưng đâu có phải tôi đến đây
để sửa sai cho người Pháp cũng như người Việt.
Tôi trở lại trụ sở trong khi các nhân
viên trong đoàn xúc xạo và đám dân Pháp đă nghe ngóng tin
tức. Hiệu thính viên Eide Và
Rodzvvicz lên lầu để đặt trạm thông tin. Phi công đă
trở về Trung Quốc ngay sau khi chúng tôi rời sân bay và chắc
đă báo cho Helliwell biết chúng tôi đến nơi an toàn. C̣n
Grelecki và Feebach nhanh chóng tổ chức các tổ chức bảo vệ,
tổ t́nh báo và thông tin liên lạc... Ai
cũng làm việc cật lực để chuẩn bị cho các hoạt động ngày
mai. Vào khoảng nửa đêm, một sĩ quan Bộ Tổng Tham mưu
Nhật đến báo cho tôi biết là tướng Tsuchihashi đă về và mong
gặp tôi, nhưng để tùy tôi quyết định. Chúng tôi
thu xếp để cuộc gặp vào 8 giờ
sáng hôm sau.
TƯỚNG YUITSU TSUCHIHASHI
Đúng 8 giờ, một đại úy Nhật nói tiếng Anh đến
gặp và cũng trở thành một cận vệ phiên dịch cho tôi.
Ông cho biết tiếng Tsuchihashi đă để một xe con cùng với
người lái cho tôi sử dụng và ông được chỉ định làm sĩ quan
liên lạc của Bộ Tổng tham mưu về mọi việc có liên quan giữa
chúng tôi và người Nhật. Chúng tôi chỉ đi một quăng ngắn để
đến Tổng Hành dinh quân Nhật, ở bên bờ sông và gần bảo tàng
Louis Fiinot. Viên đại úy dẫn tôi vào
dinh qua hai người lính gác và có một người ra mở hai lần
cửa lớn. Tôi không hồi tưởng lại
kỹ được gian pḥng. Sau một bàn ở
cuối buồng, thấy một người nhỏ nhắn ngồi, tường đằng sau có
treo ảnh Nhật hoàng Hirohito và cờ mặt trời mọc.
Bên phải có một dăy độ 10 hay 12 sĩ quan
cao cấp đứng nghiêm. Giữa pḥng
có một bàn họp lớn, có sẵn mỗi bên một ghế và một chiếc thứ
ba đặt ở đằng sau gần cửa ra vào.
Khi tôi tới, viên tướng đứng dậy và hơi
nghiêng đầu. Các sĩ quan cũng làm
theo, cúi đầu sâu hơn. Tôi chào lại
theo kiểu quân sự và người đại úy
giới thiệu tôi với viên tướng, rồi đến các sĩ quan tham mưu.
Trung tướng Yuitsu Tsuchihashi tuổi hạ
ngũ tuần, thấp (khoảng 5 bộ 5 hoặc 6), mặt trong vẻ
nghiêm nghị, rắn rỏi. Đầu trọc hoàn
toàn. Theo lời mời, tôi ngồi
xuống một ghế, viên tướng cũng ngồi xuống ghế đối diện, c̣n
người đại diện phiên dịch ở ghế thứ ba phía trong.
Các sĩ quan khác vẫn đứng cạnh viên tướng, vẻ mặt kín đáo,
rất khó đoán định nhưng rơ ràng là không thân thiện.
Tôi chủ động nói trước là Chính phủ Nhật đă đầu hàng Đồng
minh không điều kiện ngày 10-8 và tôi được Thống chế Tưởng
Giới Thạch ủy quyền cho đến xem xét t́nh h́nh và điều kiện
các tù binh chiến tranh Đồng minh ở bắc Đông Dương, và quyết
định cho họ hồi hương càng sớm càng tốt. Tất nhiên tôi cũng
báo tôi là người trung gian đầu tiên để tổ chức việc tiếp
thu đầu hàng của quân đội Nhật cho Đồng minh ở Đông Dương.
Viên tướng không công nhận việc đầu hàng của Nhật mà chỉ nói
là ngày 17-8 ông đă nhận được lệnh của Cụm Tập đoàn quân Nam
ra lệnh ngừng chiến trong ṿng 5 ngày. Ngày 18-8, ông đă ra
lệnh cho Tập đoàn quân 38 ngừng bắn vào 8 giờ sáng ngày
21-8. Nhưng c̣n về “nhiệm vụ” của tôi,
ông sẽ xin chỉ thị của Tokyo. Trong khi chờ đợi,
người Mỹ được tự do đi lại trong phạm vi
thành phố Hà Nội.
Tôi nêu vấn đề đến thăm các tù binh Đồng
minh. Về nguyên tắc, ông đồng ư, nhưng nói phải chờ
chỉ thị của Tokyo mà theo ông th́
sẽ nhận được trong ṿng 48 giờ.
Tôi nêu việc tiếp theo là vấn dề
trật tự và an ninh công cộng. Tsuchihashi đáp lại ngay rằng
“trong điều kiện hiện tại” và theo
chỉ thị của Tokyo, ông đă trao dần quyền lực và nhiệm vụ cai
trị cho nhà cầm quyền “Việt Nam địa phương”. Mặc dù không
được sự hướng dẫn về điểm này, tôi báo cho Tsuchihashi biết
là vấn đề trật tự và an ninh công
cộng thuộc trách nhiệm của nhà chức trách Nhật cho đến khi
Đồng minh đến trực tiếp tiếp nhận. Điều đó đă không được từ
viên tướng cho đến các sĩ quan ở đó tiếp
thu, lần đầu tiên họ phá vỡ sự im lặng và x́ xào với
nhau.
Cho rằng đă khẳng định được quy chế
chính thức của tôi đă xác định được, sự gánh vác tránh nhiệm
về trật tự công cộng, tôi cho là đă đến lúc kết thúc cuộc
gặp gỡ. Tôi đứng dậy và nói sẽ báo cáo với Trùng
Khánh về cuộc gặp sáng nay và sẽ thông báo cho viên tướng
sau. Tsuchihashi cũng đứng lên và
nghiêng ḿnh. Tôi chào và lui ra cùng với người đại
úy theo sau như một cái bóng.
Chú
thích :
(1) cách
Côn Minh 75 dặm về phía đông bắc
(2) bí danh của người chỉ huy nhóm tù binh Gia Lâm
(3) Tư lệnh Tập đoàn quân Hoàng gia Nhật thứ 38
(4) Trại lính của Pháp cũ, sau Nhật sửa lại thành nơi giam
tù binh và tù chính trị
(5) Nguyên văn: Palais Du Gouvernement
(6) Dinh Thống sứ
0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures