Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẠI SAO VIỆT NAM ?

 

WHY VIETNAM ?

 

BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC MỸ

(Prelude to America’s Albatross)

 

TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti

 

Người dịch: Lê Trọng Nghĩa
 

 

Chương 20
Một ngày chủ nhật bận rộn

CUỘC ĐÓN TIẾP CHÍNH THỨC
Vào ngày chủ nhật đầu tiên ở Hà Nội, chúng tôi đang chờ đợi một ngày yên tĩnh và kéo dài bữa ăn sáng th́ nghe thấy ngoài cửa có tiếng ồn ào, tiếng kèn trống. “Đây là một cuộc biểu t́nh nữa”, Grélecki vừa nói vừa cùng với Bernique chạy ra cửa quan sát. Ngay ở thềm cửa trước nhà đă có bốn quư ông Việt Nam chờ hỏi trưởng phái bộ Mỹ. Họ là đoàn đại biểu của Ủy ban Giải phóng Dân tộc, tức Chính phủ lâm thời mới, đến để chào mừng Đồng minh.
Bernique mời họ vào pḥng khách lớn. Tôi nhận ra ngay Vũ Văn Minh và ông ta giới thiệu người cầm đầu phái đoàn là Vơ Nguyên Giáp, đại diện cho Hồ Chủ tịch. Tiếp đó Giáp giới thiệu Dương Đức Hiền(1) và Khuất Duy Tiến(2). Họ đều mặc đồ trắng, thắt cà vạt, trừ Giáp mang một áo khoác cũ và mũ cát trắng.
Bằng tiếng Pháp hoàn hảo, Giáp chuyển lời hoan nghênh của cá nhân Hồ Chủ tịch và của bản thân ông. Chúng tôi có được dễ chịu không? Có cần ǵ không? Chúng tôi hăy cứ tự coi ḿnh như là khách quư của Chính phủ Việt Nam(3). Người ta mong rằng chúng tôi sẽ ở lại đây lâu và sẽ thấy thú vị. Tôi nhờ Giáp cảm ơn Chủ tịch Hồ và mong rằng sẽ sớm được gặp ông.
Hai người giúp việc Việt Nam bưng cà phê vào mời khách và Hiền đă thân mật chuyện tṛ với một trong hai người. Chúng tôi ít nhiều ngạc nhiên khi biết Phát, một người giúp việc, trước đây là một sinh viên trong phong trào thanh niên của Hiền và phong trào này đă đi theo đội quân Giải phóng của Giáp. Sau, Phát đă được chỉ thị gia nhập vào đơn vị Bảo an thân Nhật để hoạt động cho Việt Minh(4).
Tuy ngạc nhiên nhưng chúng tôi cũng chẳng có ǵ phải lo ngại v́ đă thường xuyên duy tŕ được một chế độ bảo mật chặt chẽ trong sinh hoạt...
Sau những lời hoan nghênh và xă giao chính thức, Giáp thưởng thức ly cà phê và đi vào câu chuyện nghiêm chỉnh.
Theo ông, Hồ Chủ tịch rất mừng khi biết chúng tôi tới Hà Nội, nhưng lại lo việc về các sĩ quan Pháp đi theo cùng phái đoàn chúng tôi. Ông muốn cho biết thế nào mà người Pháp lại có thể tới Hà Nội trước được người Trung Quốc? Hay là Đồng minh đă thay đổi kế hoạch? Hoặc người Pháp đă được phép chiếm lại Việt Nam?
Tôi bảo đảm với Giáp rằng kế hoạch của Đồng minh không có ǵ thay đổi. Ở Potsdam, người Trung Quốc đă được chỉ định tạm thời chiếm đóng Đông Dương từ bắc vĩ tuyến 16 để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật và hồi hương quân Nhật bại trận. Quân đội Pháp ở Trung Quốc sẽ chỉ được phép di chuyển dần từng bộ phận về phía nam sau khi Đồng minh đă tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật. Theo chỗ tôi hiểu th́ cả người Trung Quốc và người Mỹ đều không có kế hoạch giúp Pháp quay trở lại Đông Dương bằng vũ lực.
Thế c̣n nhóm đi cùng trên máy bay với tôi? Tại sao tôi lại đưa họ đi theo? Giáp không hiểu nổi như thế là thế nào.
Tôi cũng thấy được sự bối rối của họ. Người đứng đầu cơ quan T́nh báo Pháp ở Trung Quốc hiện đă có mặt ở tại Hà Nội nhờ có sự giúp đỡ của Đồng minh, và họ lại c̣n được người Nhật cho trú ở Dinh Toàn quyền Pháp... Người Mỹ là những người đầu tiên vào Đông Dương, nhưng họ lại tuyên bố họ chỉ có nhiệm vụ quan sát việc giải giáp quân Nhật và giao cho người Trung Quốc gánh vác mọi trách nhiệm.
Trong con mắt những người khách của chúng ta th́ t́nh h́nh thực là rối rắm.
Tôi nói rơ với họ là theo chỗ tôi biết, cho đến nay Mỹ không có ư định giúp người Pháp quay trở lại Đông Dương chống lại nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, và sau này chắc cũng sẽ như vậy. Nhưng tất cả chúng tôi đều hiểu rằng Pháp đă là một nước đồng minh, đă bị thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến tranh chống Đức, giống như Anh và Liên Xô, Pháp không thể bị khước từ về t́nh hữu nghị của chúng tôi, mặc dù chúng tôi có thể không đồng t́nh với các chính sách thực dân của Pháp.
Trong vấn đề này chúng tôi không hoàn toàn nhất trí với cách làm của người Anh. Phái đoàn chúng tôi đă để cho toán nhỏ 5 người Pháp đi theo, trên cơ sở thống nhất với nhau rằng họ sẽ chỉ hạn chế vào việc làm công tác nhân đạo đối với tù binh và thường dân Pháp. Hơn nữa, ngay cả việc đó họ cũng chưa được phép làm.
Khi tôi nói tới Liên Xô, Giáp và Tiến đă tỏ ra chú ư đặc biệt. Cả hai đều muốn phát biểu, nhưng Giáp đă nói muốn biết tại sao Liên Xô lại không có đại diện ở Đông Nam Á. Tôi đáp lại một cách dễ dàng; Nguyên soái Xtalin ở Potsdam đă đồng ư để cho Tổng tư lệnh tối cao các nước Đồng minh được cử các đại diện Đồng minh để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật và chỉ định nơi tổ chức cuộc đầu hàng. Thống chế Tưởng đă được chỉ định cho miền Bắc Đông Dương, trong khi mà Liên Xô tỏ ra không muốn giành quyền ưu đăi đối với vùng này. Hiển nhiên là Giáp và Tiến chẳng khi nào nghĩ tới khả năng có thể Nguyên soái Xtalin lại không muốn để cho ḿnh bị dính líu trực tiếp vào vấn đề Việt Nam đang rối rắm. Họ ngừng hỏi và cũng có thể ngại hỏi để rồi lại phải nghe thêm những điều chẳng thích thú lắm.
Giáp lên tiếng cừời, một điều ít khi thấy, và nói “Công chúng đang mong được đón chào ông và các bạn Mỹ của chúng ta. V́ vậy, xin mời ông và cả đoàn hăy vui ḷng ra phía cổng trước”. Qua những tiếng ồn ào, chúng tôi biết ngay đây là một buổi lễ ở ngoài trời. Bernique tập hợp cả toán lại trước cái sân nhỏ, c̣n chúng tôi cũng thu xếp, Giáp và tôi dẫn đầu, theo sau là các vị đại biểu Việt Nam rồi đến những người c̣n lại trong toán OSS.
Chúng tôi tiến đến các bệ ở cạnh cổng ra vào, giữa một cảnh tượng đẹp mắt xúc động. Một dàn quân nhạc khoảng 50 người đă đứng dàn ngang trên đường, phía trước mặt. Phất phới trong gió 5 lá cờ lớn của Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Bên trái là một đơn vị bộ đội 100 người đứng ở tư thế “nghiêm chào”. Họ trông thật giống đội quân mà Thomas trong toán “Con Nai” đă tả, với mũ cát, có áo cộc tay, quần soóc kaki, mang vũ khí Mỹ và Anh. Bên phải là các toán thanh niên của Hiền, mặc đồ trắng. Chung quanh bên trong là các ṿm cây điểm hoa của khu phố Beauchamp... Giáp chỉ và nói một cách tự hào: “Bộ đội của chúng tôi vừa mới từ rừng núi về”.
Thoáng một cái, các cờ được kéo xuống, trừ cờ Mỹ, quốc thiều Mỹ nổi lên, rồi các cờ lại được kéo lên. Sau đó, cứ tiếp tục như vậy cho cờ mỗi nước, lần lượt đến Liên Xô, rồi Trung Quốc và cuối cùng là Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.
Sau khi tôi tỏ lời cảm ơn đoàn đại biểu, viên chỉ huy bộ đội, đội quân nhạc, các đơn vị bắt đầu diễu hành... Có cả một hàng dài thường dân, có nhiều cờ và biển dẫn đầu ghi lời chào mừng phái đoàn chúng tôi và các khẩu hiệu chính trị. Nhiều thiếu nữ và thiếu niên vừa đi vừa hát bài quốc ca mới. Khi qua chỗ chúng tôi, họ đều “nh́n thẳng” và giơ cao tay phải lên chào.
Đến tận gần trưa cuộc diễu hành mới kết thúc và đoàn đại biểu cũng ra về.
Trong lúc chia tay, Giáp, với một vẻ xúc động, đă quay lại nói với tôi: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà cờ nước chúng tôi được trương lên trong một buổi lễ quốc tế và quốc ca chúng tôi được cử hành để chào mừng một vị khách nước ngoài.
Tôi sẽ măi măi không quên cơ hội này”.

GẶP LẠI ÔNG HỒ

Ở trong nhà, Lê Xuân đứng nóng ḷng chờ tôi. Anh ta chuyển lời ông Hồ mời tôi tới ăn cơm và đă có sẵn một xe và lái xe để đưa tôi đi. Tôi xem nhanh các điện từ Côn Minh mới gửi tới, nhưng cũng chẳng thấy được điều ǵ nói về việc đầu hàng, mà chỉ thấy có điện của Helliwell ra lệnh cho các đại úy Conein và Spaulding đang chỉ huy hai toán ở biên giới Đông Dương phải về Côn Minh để đáp máy bay đi Hà Nội và không được đưa người Pháp đi cùng.
Lê Xuân và tôi ngồi vào một chiếc xe Citroën cũ và lên đường. Đă gần một giờ nên Xuân rối lên v́ tôi được hẹn vào giữa trưa. Tôi th́ vui và đảm bảo có thể giải thích được sự chậm trễ này v́ dù sao th́ Chủ tịch chắc cũng đă biết việc ǵ đă xảy ra.
Người lái Việt Nam đă điều khiển cái xe cũ kỹ một cách khá thông thạo, vừa tránh người tản bộ ngày chủ nhật, vừa tránh các luồng xe đạp và lách trong ḍng đủ các xe cộ. Chúng tôi đi hết đường này đến đường khác, cứ như là đi ṿng tṛn. Gần 10 phút đi quanh và tôi cho rằng người lái xe đă cố để cho không bị theo dơi. Cuối cùng, chúng tôi đă dừng lại trước một ngôi nhà hai tầng b́nh thường trong khu thành phố cũ(5). Không có bóng một người Âu hoặc người Nhật. Một thanh niên đứng đón chúng tôi ở cửa, trao đổi một vài câu với Xuân, rồi dẫn chúng tôi vào nhà và bật đèn.
Khi tôi lên đến buồng gác, một bóng nhỏ nhắn tiến lại gần và giang rộng hai tay đón chào thân mật. Tôi rất vui được gặp lại ông nhưng cũng rất sửng sốt. Ông Hồ chỉ c̣n là một cái bóng của con người mà 4 tháng trước đây tôi đă gặp ở Chiu Chou Chich. Tôi cầm lấy tay ông nhưng h́nh như tay ông hơi run. Trên đôi chân đi dép, thân h́nh xương xẩu trái ngược với cái trán khá rộng với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt. Trang phục của ông, một tấm áo nâu sẫm và quần rộng, lại càng làm đậm thêm một vẻ hoang tàn.
Tôi bắt đầu xin lỗi v́ đến chậm, nhưng ông Hồ không chú ư và nói đó không phải lỗi tại tôi và nh́n về phía Giáp mỉm cười. C̣n tôi cũng vui khi thấy Giáp ở đây, mặc dù trước đó ông vẫn lặng thinh chẳng nói ǵ với tôi về bữa cơm. Đưa tôi về phía những người c̣n đứng yên ở một góc, ông Hồ giới thiệu, “người bạn Mỹ từ Washington của chúng ta”. Tôi hơi lúng túng và không muốn để bị hiểu lầm về quy chế chính thức của tôi, tôi sửa lại “xin lỗi, từ Côn Minh tới”, mọi người cười x̣a, và ông Hồ cũng nhắc lại “từ Côn Minh tới”. Tôi đă cố nhớ lại những người có mặt buổi hôm đó, nhưng chắc chắn chỉ có ông Hồ, Giáp, Trường Chinh và có thể cả Nguyễn Khang.
Tôi hỏi thăm về t́nh h́nh sức khỏe, ông Hồ cho biết có bị sốt nhẹ và đau bụng, nhưng bằng một cử chỉ khoáng đạt, ông gạt chuyện đó sang bên và hỏi tôi về những tin tức ở Côn Minh và Washington. Trước khi tôi trả lời, người thanh niên đón chúng tôi đă bưng vào một cái khay với 6 cốc và một chai Vermouth. Người thanh niên rót rượu và ông Hồ mời tôi đầu tiên. Tôi đă nghĩ ngay đến một lời chúc từ chính trị phiền hà, nhưng ông Hồ đă chẳng làm tôi phải lúng túng và chỉ nói “à votre santé”(6). Tôi cũng đáp lại “à la vôtre”(7). Tôi không ngạc nhiên khi thấy ông chỉ chạm môi vào ly cốc v́ đă nghe nói ông là một người ăn uống thanh đạm.
Ông Hồ mời chúng tôi sang pḥng bên, ở đó đă có bày bàn cơm cho 6 người, món ăn thanh đạm nhưng rất ngon... Tôi ngồi chỗ bên phải ông Hồ và là chỗ duy nhất bày đồ dùng theo kiểu Âu Châu, đồ Trung Quốc và bằng bạc. Đó là một sự chiếu cố, nhưng tôi sử dụng khá thành thạo bát đũa nên đă hỏi xem có thể có bát đĩa được không. Mọi người thích thú và bát đũa được đưa tới ngay. Không khí chan ḥa. Ai cũng thoải mái.
Câu chuyện diễn ra bằng tiếng Pháp, thỉnh thoảng có xen lẫn tiếng Anh. Tôi thấy chỉ ḿnh ông Hồ biết tiếng Anh, nhưng c̣n ít sử dụng để giữ cho mọi người đều có thể tham gia câu chuyện. Và một cách nhẹ nhàng, ông nhắc sơ lại việc nhân dân ông đă cộng tác với AGAS, GBT, OWI và tất nhiên là cả OSS khi ông nói tới việc người Mỹ đă có ư định tuyển mộ ông làm việc cho OWI ở San Francisco năm 1944-1945. Theo ông nói th́ ông đă hy vọng là nếu như người Mỹ thực hiện điều đó th́ ông đă có thể gặp được đại diện Liên Hợp Quốc để tŕnh bày nguyện vọng độc lập của nhân dân ông. Nh́n lại, ông nói, chắc cũng không thể thành công hơn việc đă làm ở Versailles vào 1919.
Cơm xong, chúng tôi chuyển ra ban công để dùng cà phê, bốn người kia rút lui và chỉ c̣n lại ông Hồ và tôi. Mở đầu câu chuyện, ông cảm ơn tôi đă có nhă ư nhận lời mời và mong rằng sẽ được cùng nhau nhận định về t́nh h́nh hiện tại. Tôi cho rằng điều đó thực là bổ ích nhưng phải xác nhận rằng địa vị của tôi rất bị hạn chế bởi các chỉ thị của cấp trên và tôi không được phép để cho ḿnh dính líu vào các vấn đề chính trị Việt - Pháp. Ông Hồ lắc đầu nhiều lần, giơ tay và cười nói: “Tôi hiểu! Có thể sau này, chứ bây giờ tôi không yêu cầu ǵ cả. C̣n hôm nay chúng ta có thể nói chuyện với nhau như những người bạn, chứ không phải là những nhà ngoại giao”. Tôi cũng cười đáp lại: “Đúng! Và như thế là ông không nghĩ rằng tôi sẽ báo cáo nội dung câu chuyện của chúng ta cho Côn Minh?”. “Không!”, ông Hồ nói, “cho tới khi cả người Pháp lẫn người Trung Quốc cũng không hay biết ǵ về tôi”.
Trong hai giờ liền sau đó, chúng tôi đă soát lại một số sự kiện và các vấn đề đặt ra từ khi có cuộc gặp gỡ với toán “Con Nai” cho tới các “Cuộc khởi nghĩa” ở Sài G̣n và Hà Nội. Ông Hồ rất nóng ḷng muốn cho tôi biết hết những t́nh h́nh mới nhất và tôi cũng rất muốn nắm trọn được mọi tinh huống.
Khi nhắc lại một cách buồn cười sự việc của Montfort, ông Hồ hỏi tôi tại sao người Pháp lại bỏ qua những đề nghị gặp gỡ của ông Hồ dạo tháng 7. Đặc biệt trong lúc bấy giờ, ông rất chú ư không những đến việc làm sáng tỏ bản tuyên bố mơ hồ ngày 23-4 của Pháp(8) mà c̣n việc mở ra các cuộc thương lượng với các nhà chức trách Pháp tại Trung Quốc. Tôi thú thực không biết ǵ về ư đồ của Pháp, ngoài việc OSS đă nhờ AGAS chuyển những bức điện của ông cho họ. Ông Hồ thất vọng và cảm thấy bị xúc phạm bởi sự kiêu căng của Pháp khi ông phê phán cuộc vận động chống Việt Nam của Pháp tại Trung Quốc. Ông đặc biệt tức giận đối với Sainteny và nhấn mạnh là chẳng ai c̣n lạ ǵ “Sainteny, trưởng đoàn M.5, là người đại diện của De Gaulle”. Theo ông th́ phái đoàn Sainteny chống đối với người Việt Nam và do đó sẽ gây ra nhiều vấn đề cho Chính phủ Lâm thời.
Về “kíp người” ở dinh Toàn quyền, ông Hồ hỏi “Họ hy vọng làm được ǵ nhỉ? Không biết có lúc nào họ nghĩ rằng họ lại có thể ngăn chặn được sự tiến triển của lịch sử Việt Nam không?”. Tôi không thể trả lời thay cho người Pháp và chỉ có thể giải thích rằng chúng tôi đă để họ đi theo là nhằm để giúp đỡ chúng tôi trông nom số khá lớn tù binh Pháp và do đó chúng tôi đă hạn chế chỉ để cho họ có 5 người. Ông Hồ rất mực không tin. “Đó có thể là mục đích của các ông nhưng chắc chắn không phải mục đích của họ”.
Để ông bớt lo ngại, tôi gợi ư xem có thể lợi dụng nhóm Sainteny làm cái cầu để sớm bắt liên lạc với người Pháp được không, thậm chí cũng có thể thử dẫn dắt họ tới việc phải công nhận trên thực tế việc Việt Minh đă nắm chính quyền. Ông Hồ không nghĩ như vậy. Trong lúc này, ông không sẵn sàng thương lượng. T́nh h́nh sau này cũng có thể sẽ thay đổi khi người Pháp nhận thức được họ không thể giữ măi được những tham vọng của họ trước. Nhưng cho đến lúc đó th́ họ vẫn cứ phải ở tại Dinh và cần phải được canh giữ. Tôi gợi ư một lần nữa về một cuộc đối thoại với Sainteny nhưng ông Hồ vẫn khăng khăng không chịu và cho rằng không được kết quả ǵ tích cực. Song, v́ nhă ư đối với tôi, ông nói về vấn đề này, tôi có thể tùy ư quyết định.
Nhưng ông Hồ không phải chỉ lo lắng về người Pháp không thôi, ông c̣n gặp khó khăn đối với những mưu toan của người Anh và Trung Quốc. Ông nói một cách thông thạo về sự hợp tác Pháp - Anh ở Lào, Kampuchia và Nam Bộ. Trong các khu vực này, rơ ràng quyền lợi của Anh trùng hợp với các mục tiêu của Pháp với mục đích lâu dài nhằm khôi phục lại khu vực thuộc địa trước chiến tranh của họ ở Đông Nam Á. C̣n đối với người Trung Quốc, ông Hồ xác định lợi ích của họ chính là những vụ “trấn lột về chính trị”. Có tin từ Trùng Khánh cho biết, Quốc dân Đảng (Trung Quốc) đang xúc tiến thương lượng với Chính phủ Paris về nhiều vấn đề đặc quyền ở Đông Dương và ông Hồ tin chắc rằng hoạt động của các cường quốc Pháp, Anh, Trung Quốc sẽ gây nguy hại cho sự toàn vẹn của phong trào giải phóng dân tộc.
Câu chuyện trở nên chán ngán. Tôi chuyển sang hỏi về mối quan hệ giữa Nhật và Chính phủ Lâm thời. Ông Hồ khẳng định là Nhật không can thiệp và đă có thái độ hợp tác tốt từ sau cuộc “khởi nghĩa” ở Hà Nội, đă có một sự thông cảm ngầm không qua những mối quan hệ chính thức hoạt động thương lượng. Người Nhật đă rút lui một cách có trật tự và Việt Minh tiếp quản dần từng ngành chính quyền. Nhưng ông không biết phải chờ đợi ǵ ở Đồng minh sau khi Nhật rút đi và ông cũng chẳng rơ ai thay thế họ. Tôi nói có thể là người Trung Quốc như đă thỏa thuận ở Potsdam. Ông Hồ không ngạc nhiên v́ ông cũng đă nghĩ là t́nh h́nh cũng có thể sẽ như thế nhưng chưa chắc chắn lắm. Tôi ngầm tự hỏi không rơ ông có hy vọng ǵ vào việc Mỹ chiếm đóng không.
Ông rất khó chịu về việc người Việt Nam phải tiếp đón quân đội Trung Quốc và cho rằng việc một số lớn người Trung Quốc tràn vào Việt Nam, cộng với số quân Nhật ở đây sẽ làm cho tài nguyên đất nước khánh kiệt một cách ghê gớm. Một cách tinh vi, ông đă liên tưởng đến những rối loạn mà quân đội chiếm đóng Tưởng có thể gây ra nếu họ cướp bóc lan tràn và lộng hành đối với dân chúng. Ông yêu cầu tôi báo trước cho Đồng minh về những khả năng này, và tôi đă hứa sẽ làm đầy đủ.
Đó là một số vấn đề đă ám ảnh ông Hồ, đều là những vấn đề giải quyết không dễ dàng và chúng tôi cũng chỉ có thể tác động tới được rất ít.
Không kể đối với một số ít người thân cận và một số người Trung Quốc, tên tuổi và con người Hồ Chí Minh c̣n được ít người Việt Nam biết đến, và đối với các lănh tụ thế giới đang chia cắt Đông Nam Á th́ lại càng không biết tới. Những cố gắng trước đây của ông để tranh thủ sự công nhận của Mỹ đă không đi tới đâu. Ông Hồ cảm thấy khẩn thiết phải t́m được cách làm cho Đồng minh chú ư đến chính phủ của ông trước khi quân đội chiếm đóng của họ tới. Ông đă xem bản kêu gọi công nhận nền độc lập Việt Nam của Bảo Đại gửi cho những người cầm đầu các nước Đồng minh mấy ngày trước. Điều đó làm cho ông lo lắng v́ lời kêu gọi đă tăng cường địa vị hợp pháp là người đứng đầu quốc gia của Bảo Đại và không nói ǵ đến sự tồn tại của Chính phủ Lâm thời. Ông phải nhanh chóng hành động để sửa lại điều sai trái này.
Theo ông Hồ th́ Bảo Đại đă không cầm quyền từ lâu. Chính phủ duy nhất hợp pháp lúc bấy giờ là Chính phủ Lâm thời của ông. Tôi không thảo luận ư kiến của ông có liên quan tới Hà Nội và ngay cả Bắc Bộ nhưng nêu vấn đề là đối với cả nước th́ Bảo Đại vẫn là người đứng đầu quốc gia. Với nụ cười quen thuộc, ông báo cho tôi biết rằng đúng vào lúc đó, một phái đoàn Chính phủ đă lên đường đi Huế để tiếp nhận sự thoái vị của Bảo Đại. Và khi việc thoái vị xong, ông dự định sẽ công bố một bản Tuyên ngôn độc lập, thành lập một nội các, đưa ra một chính phủ hoàn chỉnh, và tranh thủ cho được sự công nhận của quốc tế. Với một giọng tự nhiên, ông hỏi: “Mỹ sẽ làm ǵ nhỉ?”. Tôi không thể phát biểu thay cho chính phủ nhưng đưa ra ư kiến riêng là Mỹ sẽ xem xét lại t́nh h́nh dưới ánh sáng các sự kiện mơi. Ông Hồ tỏ vẻ thất vọng nhưng cũng không nài ép ǵ tôi thêm.
Điều quan trọng đối với ông Hồ là Mỹ tiếp tục chính sách chống thực dân của Mỹ đối với Đông Dương. Ông cũng t́m cách để xua tan điều “hiểu lầm” cho ông là “một phái viên của Quốc tế Cộng sản” hay là một người Cộng sản. Mối quan tâm sốt sắng của tôi đă tạo cho ông con đường duy nhất có giá trị để đặt quan hệ với Washington. Và ông đă cố tận dụng điều thuận lợi đó. Ông công nhận một cách thẳng thắn ông là một người Xă hội, ông đă cộng tác và làm việc với những người Cộng sản Pháp, Trung Quốc và Việt Nam, nhưng nói thêm “Các ông ở đây nữa cũng thế phải không?”. Ông tự gán cho ḿnh nhăn hiệu là một người “Quốc gia - Xă hội - Cấp tiến”, có một sự mong muốn mănh liệt muốn giải thoát đất nước khỏi ách đô hộ của nước ngoài. Ông nói một cách lưu loát không điệu bộ, nhưng với một vẻ thành thật, quyết tâm và lạc quan.
Vào khoảng 3 giờ 30, có người tới và nói với ông Hồ điều ǵ. Ông xoa tay vui vẻ và quay lại phía tôi, với nụ cười rạng rỡ, ông báo cho biết: “Viên Khâm sai ở Nam Kỳ vừa điện cho Triều đ́nh xin từ chức. Ông ta đă chính thức đặt chính quyền miền Nam vào trong tay Ủy ban Hành chính Nam Bộ”. Tôi không ngạc nhiên lắm v́ hôm trước đă được nghe nói Việt Minh do Trần Văn Giàu lănh đạo đă nắm quyền kiểm soát ở đó. Ông Hồ giải thích là Bảo Đại chỉ mới tuyên bố có “ư định” thoái vị. Nhưng người cuối cùng trong số 3 viên Khâm sai cũng đă rút lui th́ không c̣n có trở ngại chính thức ǵ cho việc thoái vị hiện nay của ông ta nữa. Rơ ràng đó là một điều hân hoan đối với ông Hồ…
Tôi cho rằng các bạn ông đang chờ để gặp ông, nên xin rút lui. Ông Hồ tiễn tôi ra tận cửa và nói ông sẽ không bao giờ quên buổi chiều vui vẻ này của chúng ta và tỏ ư mong rằng tôi sẽ vui ḷng giữ quan hệ mật thiết với ông. Tôi đáp lại xin sẵn sàng gặp ông sớm. Người lái xe đă đợi sẵn và 5 phút sau tôi đă trở lại nhà Gauthier.

NHỮNG TRÀO LƯU NGẦM

Tôi hy vọng c̣n lại được một đêm của ngày chủ nhật “yên tĩnh”, nhưng lại rơi vào một t́nh h́nh khá căng thẳng. Người trong toán chúng tôi đang chờ để báo cáo về cuộc phiến động mới nhất. Họ đă bắt được nhiều tên khiêu khích (người Việt và Nhật) đi rải những truyền đơn tiếng Việt, nói Pháp sẽ đổ bộ để chiếm lại “An Nam”, hay Việt Nam sẽ thay Nhát để giải phóng châu Á khỏi ách “đế quốc da trắng”... Nhiều người cho rằng đó là luận điệu tuyên truyền của Nhật, muốn gây hoang mang và hiềm khích dân tộc. Qua Imai, tôi đă báo và xác định trách nhiệm ngay với Bộ Tổng Tham mưu Nhật...
Tôi nhận được một bức điện có ư nghĩa đặc biệt từ Côn Minh, do thủ trưởng cơ quan R&A gửi riêng cho tôi để nghiên cứu. Đó là tóm tắt bản tin của Vụ Hoa kiều Hải ngoại (Quốc dân Đảng Trung Quốc) trong đó có nói:
“Đông Dương không phải chỉ không c̣n giữ được vai tṛ của một nước trung lập, mà đă trở thành một căn cứ chủ yếu cho Nhật xâm chiếm Trung Quốc từ phía nam, do đó đă gây thiệt hại nặng nề cho Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không hề có mưu đồ ǵ về đất dai đối với Đông Dương, trừ việc đến đó để nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật ở miền bắc xứ này”.
Kết tội về những sai lầm đă qua vốn là một thủ đoạn cổ truyền của Trung Quốc để nhằm làm thay đổi chiều hướng phát triển của t́nh h́nh mà họ không thích... Vào 1945, lời tuyên bố trên báo lên án Đông Dương đă đi theo phục vụ Nhật chỉ là một phương pháp thể hiện ư đồ người Trung Quốc muốn làm áp lực để người Pháp phải chấp nhận những yêu sách của họ về các vấn đề khác như vấn đề tô giói ở Thượng Hải, trong lĩnh vục đặc quyền về buôn bán, bến cảng v.v...
OSS Côn Minh báo cho tôi biết có tin phong thanh về một sự thỏa thuận giữa Pháp và Trung Quốc, việc chiếm đóng của Trung Quốc đă chỉ được sử dụng như là một phương sách để đưa người Pháp đến chỗ đồng ư với nhiều vấn đề quốc tế hiện nay. Nếu đạt được sự thỏa thuận th́ người Trung Quốc sẽ rút lui nhường chỗ cho người Pháp chiếm lại Đông Dương. Do đó, tôi không c̣n phải quá nhấn mạnh tới chính sách trước đây của Mỹ về “quyền tự quyết và quyền tự do của các dân tộc phụ thuộc”.
Bức điện làm cho tôi lúng túng. Đây chưa phải là một sự thay đổi chính thức trong chính sách của Trung Quốc nhưng cũng báo hiệu là một chính sách mới đang h́nh thành. Tôi không có lư do ǵ để hỏi lại Côn Minh nên chỉ biết thế và sau này hăy hay. Điều này đă xảy ra vừa đúng một giờ sau khi ông Hồ đă bực bội tỏ rơ sự lo ngại của ông đối với các hoạt động của các nước lớn Pháp, Trung Quốc. Ông lo là đúng, ấy là chưa nói đến những tin tức về người Anh.
SAINTENY MUỐN GẶP ÔNG HỒ

Chiều hôm đó tôi nhận được điện của Sainteny yêu cầu tôi đến gặp ở dinh Toàn quyền. Tôi đến vào khoảng 6 giờ và thấy Sainteny đang ở trong một trạng thái ủ , không phải đối với tôi, mà chán nản v́ cách cư xử của người Nhật và sự bất lực của ông. Qua đài truyền thanh, ông nghe tin Huế, Sài G̣n đă “rơi vào tay Việt Minh” và thất vọng v́ người Pháp ở Paris vẫn chưa thức tỉnh. Nhưng h́nh như ông vẫn chưa từ bỏ ư định là không thể không làm ǵ được trong lúc này.
Một trong những điều ông lo lắng nhất, và cũng là lư do ông muốn gặp tôi là vấn đề an ninh của thường dân Pháp, mà theo ông nói, ông sẽ cảm thấy được yên tâm hơn, nếu như ở đây có quân đội người Âu. Ông hỏi xem có cách nào để tổ chức được “một phân đội nhỏ” lính Pháp từ trong Thành để tuần tiễu các khu vực tập trung nguời Pháp. Tôi nói khi mà người Nhật c̣n nhiệm vụ ở đây họ sẽ không thể đồng ư. Tôi có hỏi Sainteny xem cần độ bao nhiêu người, ông đáp “Phải đến một ngh́n”. Tôi nghĩ như thế không phải là một phân đội nhỏ nữa. “Thế c̣n vũ khí và nơi đóng quân?”. Sainteny cho rằng sẽ nhờ Nhật thu xếp. Tôi khẳng định người Nhật sẽ không bao giờ đồng ư. Tôi thử gợi ư Sainteny nên t́m gặp tướng Tsuchihashi. Sainteny chộp ngay lấy ư đó, “Tuyệt, tại sao hai chúng ta lại không cùng gặp ông ta nhỉ?”. Tôi cười, nhưng cũng nghiêm chỉnh nhắc lại rằng theo mệnh lệnh chung số 1 th́ việc duy tŕ trật tự và pháp luật thuộc trách nhiệm người Nhật. Sainteny trở lại ủ rũ và chỉ c̣n biết nói là chưa được xem bản mệnh lệnh. Vấn đề dừng lại ở đây nhưng cũng lại được nêu lên trong những tuần sau đó.
Tôi kể cho Sainteny về chuyến đi thăm Thành và trại Gia Lâm của tôi, việc tôi đă chính thức phản đối Bộ chỉ huy Tối cao Nhật về t́nh h́nh tù binh, đă báo cáo với Côn Minh và nghe tin sẽ có một nhân viên có thẩm quyền của Chiến trường đến để giải quyết vấn đề này.
Sainteny nói ông thông cảm hoàn toàn với địa vị của tôi và ông ở đây, ông đánh giá cao sự quan tâm của tôi, nhưng người Mỹ ở Trung Quốc đă không hiểu hết được cảnh ngộ của Pháp; nếu như người Pháp được tự do hoạt động th́ t́nh h́nh ở trong Thành chắc đă được cải tiến một cách chóng vách.
Với thái độ ít nhiều chua chát, ông ngỏ ư muốn biết chung quanh “câu chuyện om ṣm” buổi sáng nay trước nhà phái đoàn Mỹ. Tôi giải thích đó là một cuộc gặp gỡ xă giao với đoàn đại biểu của Chính phủ Lâm thời đến chào. Sainteny b́nh luận “Ít ra th́ họ cũng đă không quên kiểu cách lịch sự của người Pháp”. Nhưng điều đó đă đưa ông ta quay trở lại vấn đề bảo vệ dân chúng Pháp. Ông cũng có chút ca ngợi sự kiềm chế và thiện ư muốn tránh bạo lực của Việt Minh, nhưng lại thêm “dĩ nhiên là người Nhật c̣n ở đây, v́ vậy nhận xét ǵ trong lúc này thực vẫn c̣n quá sớm”.
Tôi kể lại cho Sainteny hay là một số các nhà lănh đạo Việt Minh đă đảm bảo với tôi rằng Hồ Chí Minh sẽ không dung túng cho bất kỳ một sự quấy rối không v́ bị khiêu khích nào đối với cộng đồng người Pháp. Tôi nhấn mạnh vào chữ “không v́ bị khiêu khích”, và nói với Sainteny rằng tôi đă được Chính phủ Lâm thời cho biết là “nhóm đại úy Blanchard” đă hợp tác chặt chẽ với Nhật trong việc gây ra một số vụ rắc rối. Sainteny chỉ nhún vai mà không b́nh luận ǵ.
Tôi không để lộ cho Sainteny biết là tôi đă gặp ông Hồ, nhưng h́nh như ông ta cũng cho rằng tôi đă có liên lạc với ông Hồ nên đă hỏi tôi xem có thể thu xếp một cuộc gặp gỡ giữa hai người không. Tôi đảm bảo với ông ta là tôi sẽ vui ḷng làm và nhắc cho ông ta biết là ông Hồ đă không hài ḷng về việc những cố gắng trong tháng 7 của ông đă không mang lại kết quả ǵ tích cực. Sainteny đă chống chế lại là ông đă chuẩn bị đến gặp ông Hồ dạo đó, nhưng v́ “mưa to và đường ngập” nên đă bị ngăn không tới được căn cứ của ông Hồ. Tôi nhận xét là các điện tín lúc đó có ghi ông Hồ có thể tới Côn Minh hoặc Trùng Khánh, nhưng Sainteny trả lời rằng điều quan trọng là phải làm việc với ông Hồ ngay trên “đất Pháp”, nghĩa là Đông Dương, chứ không phải “trước mũi của người Trung Quốc”. Ông ta và cả tôi, không ai nhắc đến việc đề nghị của ông Hồ đă không được phúc đáp lại. Về sau, tôi hỏi lại Sainteny một lần nữa xem ông ta có muốn tiếp tục thu xếp việc gặp gỡ giữa hai người không. Sainteny đă đáp lại là điều đó rất có ích và ông đánh giá cao việc tôi có thể thu xếp được.
Tối hôm đó, tôi bắt liên lạc với Xuân qua Imai. Khoảng 9 giờ Xuân tới và tôi đă nhờ chuyển lời của Sainteny cho ông Hồ. Lời phúc đáp tới liền ngay: ông Hồ sẽ phái Vơ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Nội vụ của ông, tới gặp Sainteny nếu có tôi đi cùng. Cuộc gặp gỡ được ấn định vào sáng ngày hôm sau.
Chú thích :

(1) Dương Đức Hiền (1916-1963), lúc đầu hoạt động cho Việt Nam Quốc dân Đảng. Sau khi Đại Việt được thành lập năm 1941, Hiền với Nguyễn Tường Tam và em là Nguyễn Tường Long cùng tham gia lănh đạo. Là một trí thức, lănh tụ sinh viên, Hiền được bầu làm Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Hà Nội. Tháng 6-1944, Hiền tập hợp một số lớn sinh viên lập ra Việt Nam Dân chủ Đảng và trở thành Tổng bí thư đầu tiên. Chịu ảnh hưởng của bạn thân là Vơ Nguyên Giáp, Hiền sát nhập đảng Dân chủ vào Mặt trận Việt Minh, vừa là chỗ ngụy trang cho các đảng viên Công sản trong những lúc bị khủ bố, vừa đóng vai tṛ một thiểu số trung thành trong Việt Minh. Tại Đại hội Tân Trào, Hiền được cử vào Ủy ban Giải phóng Dân tộc và sau đó làm Bộ trường Thanh niên trong nội các đầu tiên của ông Hồ.
(2) Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Đông Dương Hà Nội
(3) Tôi giữ phép lịch sự, mặc dù chúng tôi không có một địa v́ ǵ đối với người Việt Nam. Chúng tôi đă được trú ở một nơi thích đáng do các nhà chức trách quân sự Nhật bố trí không kể ǵ đến t́nh h́nh chính trị của người Việt hay người Pháp.
(4) Khi người Nhật giao nhà Gauthier cho toán OSS chúng tôi, họ đă chọn Phát trong hàng ngũ Bảo an để làm chỉ điểm cho Hiến binh Nhật sau khi đă rút khỏi tổ Đảng ở Hà Nội. Phát nhận nhiệm vụ của Nhật, nhưng về sau Hiến binh cũng thôi không tiếp xúc hoặc chỉ thị ǵ cho Phát.
(5) sau này tôi mới biết ngôi nhà đó ở phố Hàng Ngang.
(6) Chúc sức khỏe! (tiếng Pháp)
(7) Chúc Ngài sức khỏe! (tiếng Pháp)
(8) tức bản tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp

 

 0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28  - 29 - 30 - 31 - 32 - 33

 


 

 

  1. http://www.chinhnghia.com/

  2. http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

  3. http://nguoidalat.informe.com/forum/

  4. http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

  5. http://huongduongtxd.com/internet_links.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: