Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẠI SAO VIỆT NAM ?

 

WHY VIETNAM ?

 

BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC MỸ

(Prelude to America’s Albatross)

 

TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti

 

Người dịch: Lê Trọng Nghĩa
 

 

Chương 22
Gấp rút tiến hành tổ chức cuộc đầu hàng


NGƯỜI NHẬT ĐƯỢC GỌI ĐẾN TRUNG QUỐC
Việc chậm không nhận được chỉ thị cho xúc tiến cuộc đầu hàng đă gây ra nhiều vấn đề không dự kiến trước được.
Người Nhật th́ lo lắng, nhất là đối với tin quân Trung Quốc sẽ tới và nắm quyền kiểm soát. Đă qua 2 tuần, sau khi có tin đầu hàng từ Tokyo, nhiều quân nhân Nhật đă tự do bỏ đi, trà trộn vào quần chúng, gây rối ren thêm cho trật tự xă hội… Sự vắng mặt kéo dài của quân đội Đồng minh đă không nâng cao được uy tín của Đồng minh trước con mắt những phần tử không có thiện cảm. Bọn tay sai của Hiến binh ra sức tuyên truyền chống lại người da trắng, đặc biệt trong những người Cao Đài và Hoà Hảo…
Nhưng đến ngày 27-8 tôi nhận được tin của người Trung Quốc ở Khai Viễn(1) yêu cầu cho họ đặt đường dây liên lạc vô tuyến với Nhật ở Hà Nội. Đoán trước về cuộc hành quân sắp tới của Trung Quốc, Tsuchihashi lo ngại có khả năng xảy ra xung đột giữa quân đội của ông với Trung Quốc. Ông điện báo cho Bộ chỉ huy Trung Quốc ở Khai Viễn và yêu cầu được cho biết về những đường mà quân Trung Quốc sẽ đi để ông cho rút quân Nhật về gần Hà Nội và ra ngoài các đường tiến quân của Trung Quốc.
Ngày hôm sau chúng tôi nhận được chỉ thị tiến hành thương lượng sơ bộ. Chỉ thị gửi cho Tư lệnh Nhật ở Hà Nội, nhưng điều đáng ngạc nhiên nhất là chỉ thị lại do Lư Hán kư. Viên tướng Vân Nam này sẽ tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật thay v́ viên tướng thân tín của Quốc dân Đảng (Trung Quốc) là Trương Phát Khuê. Việc chỉ định Lư Hán đă báo trước một cách rơ ràng là sẽ có nhiều vấn đề đặt ra cho người Pháp và Việt Nam. Điều đó cũng giải thích được những ư trong bức điện tôi nhận ngày hôm trước về các vấn đề tù binh, giao thông liên lạc… Côn Minh muốn cho tôi hay là sẽ có dấu hiệu về một sự thay đổi, nên trong điện viết “Tạm thời ít nhất người Trung Quốc không muốn, nhắc lại “không”, cho người Pháp tiến vào Đông Dương. Một số phân đội Trung Quốc ngày 28-8 đă tiến vào Hà Giang và Bắc Quang”.
Sự nghi ngờ của tôi về mưu mô của người Trung Quốc đă được khẳng định. Qua việc Lư Hán đảm nhiệm các chiến dịch ở Đông Dương, Tưởng Giới Thạch muốn nắm chắc được việc Pháp phải nhân nhượng trong cuộc điều đ́nh về quyền lợi của Pháp ở Trung Quốc: Như đă biết, từ cú 9-3, Tưởng chủ trương một chính sách không tuyên bố nhằm gạt Pháp ra ngoài các vấn đề Đông Dương. Ông đă từ chối không cung cấp vũ khí và không để họ trở lại thuộc địa cũ của họ. Bây giờ đội quân của Alessandri bị cầm chân lại ở phía nam Trung Quốc, chính v́ Tưởng có ư định sử dụng việc chiếm đóng làm một phương tiện ép Pháp phải chấp nhận các điều kiện của ông. Cái nhiệm vụ không hay ho đó đă được giao cho con người nổi tiếng chống Pháp là Lư Hán. Sự lựa chọn đă làm cho người Pháp phát khiếp, nhưng Trung Quốc lại cho đó là một thủ đoạn có tính toán khôn ngoan.
Lư Hán đă hoan nghênh v́ có được dịp may để kiếm chác, đồng thời lại thanh toán được một vấn đề lưu cữu từ trước. Mối thù cá nhân của ông đối với người Pháp nói chung và với Alessandri nói riêng, bắt nguồn từ một sự việc xảy ra trong năm 1940, sau khi Nhật chiếm Đông Dương. Với sự cộng tác của Pháp, Nhật đă chặn những con đường thương mại buôn lậu cổ truyền của Trung Quốc với Đông Nam Á. Thống đốc Long Vân và tướng Lư Hán có lợi lớn trong việc giữ cho các con đường này được thông suốt, nên họ đă t́m gặp tướng Martin, chỉ huy quân Pháp ở đây, để thu xếp một sự thoả thuận sao cho các bên đều có lợi. Lư Hán là người đứng ra điều đ́nh trong vụ này; ông đă đến Hà Nội để gặp Alessandri, lúc đó là tham mưu trưởng của Martin, nhưng đă được tiếp đón một cách khá lạnh nhạt. Do đó người Trung Quốc cho Alessandri là người chống đối chủ yếu với đề nghị của Lư Hán và Lư Hán đă không bao gị quên Alessandrỉ cũng như người Pháp.
… Trên đầu bảng ch́ thị có ghi rơ:
“Theo lệnh Thống chế Tưởng Giới Thạch, Tư lệnh tối cao Chiến trường Trung Quốc, qua tướng Hà Ứng Khâm; Tư lệnh dă chiến Trung Quốc, Lư Hán, Tổng chỉ huy Đệ nhất chiến khu Lục quân Trung Quốc, được chỉ định làm đại diện cho Thống chế để tiến hành thương lượng và tiếp nhận việc đầu hàng sắp tới”.
Bản chỉ thị c̣n báo cho Nhật gửi một phái đoàn nhỏ gồm một đại diện, hai trợ lư và một phiên dịch đến Mông Tự, một thành phố cổ ở sâu trong miền đông nam Vân Nam, vào ngày 31-8. Hiển nhiên là Tưởng không muốn bị áp đảo bởi số đông và cấp bậc người Nhật. Họ cũng chẳng muốn đề cao sự việc bằng cách tiếp đón phái đoàn ở thủ đô Côn Minh để Long Vân có thể tham dự, hoặc ở Trùng Khánh mà ở đó Nhật có thể có bề thế hơn. Phi cơ chở phái đoàn phải được sơn một chữ thập xám ở cánh và thân máy bay.
Khi tôi báo cho Tsuchihashi, ông tỏ vẻ ngạc nhiên v́ địa điểm được lựa chọn lại không phải là Trùng Khánh. Tôi giải thích đây chỉ là một cuộc gặp gỡ sơ bộ, chưa ai biết là địa điểm tổ chức cuộc đầu hàng sẽ ở đâu. Tsuchihashi yên tâm, nói sẽ thành lập đoàn và trả lời tôi vào ngày hôm sau.
Tôi nêu lại vấn đề tù binh, nhu cầu tiếp tế thuốc men và dịch vụ cho họ. Tsuchihashi đă có lệnh cho cải tiến công tác và tăng thêm một số y bác sĩ nhưng lại lúng túng thú nhận rằng các nhà chức trách Nhật đă không có tiền để chi cho các nhu cầu mới này.
Thực tế là tôi đă nhận được nhiều kiến nghị của quan chức Ngân hàng Đông Dương báo cho biết 18 ngày trước đó, Nhật đă rút ra một khoản 60 triệu đồng Đông Dương(2) nên họ đă yêu cầu các nhà chức trách Đồng minh hướng dẫn cho biết phải làm ǵ nếu như người Nhật lại đ̣i hỏi nũa. Nhưng Côn Minh đă chỉ thị cho tôi: “Không làm ǵ cả. Việc đó do ngân hàng giải quyết”.
Ấy thế mà Tsuchihashi lại kêu không có tiền mua thuốc nên tôi đă nói thẳng là khoản tiền thuốc không thấm vào đâu so với số tiền lớn mà Nhật đă rút ra 18 ngày trước đây. Ông tỏ vẻ sửng sốt thực sự. Nhưng tôi cũng chẳng cần biết là bộ chỉ huy của ông hay một ngành dân sự nào khác của Chính phủ Nhật đă nhúng tay vào những vụ này nên đă báo cho ông hay là Ngân hàng Yokohama Species ở Hà Nội mà Nhật có tài khoản, vẫn c̣n tiếp tục hoạt động(3). Tsuchihashi đă trấn tĩnh lại và hứa sẽ giải quyết các nhu cầu của tù binh.
Tsuchihashi lại nhấn mạnh là thuốc tốt và đặc hiệu không có ở Đông Dương, gợi ư để người Trung Quốc cung cấp rồi Nhật trả tiền. Tôi đồng ư sẽ xem xét vấn đề này…
Sau đó, Tsuchihashi nêu lên việc người Pháp ở dinh Toàn quyền. Ông cho biết họ thường xuyên liên lạc với những phần tử khiên khích để gây rối loạn trong thành phố. Ông yêu cầu tôi sử dụng quyền hành của ḿnh để giữ số này lại cho tới khi “Uỷ ban Đ́nh chiến” tới. Tôi đ̣i hỏi có chứng cứ, và Tsuchihashi nói là Imai có thể cung cấp đủ.
Nhưng tôi đă bỏ rơi vấn đề này, v́ không thể đặt Mỹ vào địa vị cảnh sát đối với người Pháp và cũng không muốn dính vào việc duy tŕ trật tự công cộng. Đó vẫn thuộc trách nhiệm người Nhật.
Chiều tối hôm đó, Imai mang lại cho tôi một bức điện do Sài G̣n thu được, coi như điện của người Pháp ở Hà Nội gửi cho SLFEO/Calcutta nói về việc Đồng minh đă làm thất bại các mục tiêu của Pháp ở Đông Dương và yêu cầu Paris phải có hành động ở cấp ngoại giao. Đó hoàn toàn có thể là một bức điện b́nh thường của Sainteny gửi khi ông không giành được thắng lợi trong nhiệm vụ của ḿnh(4). Nhưng mặt khác, cũng có khả năng bức điện đó do Nhật gửi đi với ư đồ tạo ra một vết rạn nứt giữa Pháp và Mỹ. Nếu đúng như vậy th́ thực họ chẳng biết ǵ về việc Sainteny đă nhiều lần điên đầu với Đồng minh v́ họ đă từ chối không cung cấp vũ khí cho Pháp và để Pháp chiếm lại Đông Dương. Chẳng ai có thể biết được là thế nào. Nhưng tôi cũng đă cảm ơn Imai và không b́nh luận ǵ thêm.
Sáng hôm sau, Imai báo cho tôi danh sách phái đoàn Nhật(5). Tôi ngạc nhiên thấy đại uư hải quân Imai, mới đây được gọi là đại uư Imai, rồi ông Imai, đă được ghi trong danh sách đoàn là “phiên dịch”. Tôi cho rằng Imai có thể là một đoàn viên.
Imai yêu cầu tôi chuyển cho người Trung Quốc biết tướng Tsuchihashi không có sẵn phi cơ, trong hai ngày c̣n lại trước hội nghị th́ không đủ để kiếm được một chiếc và chuẩn bị sơn kư hiệu như đă yêu cầu. Do đó, tướng Tsuchihashi “trịnh trọng yêu cầu” gửi một phi cơ Mỹ sang Hà Nội cho phái đoàn sử dụng, và như thế mới kịp thời gian. Imai cũng mang tới bảng kê khai nhu cầu thuốc thang cho tù binh.
Tôi báo cho Khai Viễn và được trả lời là Nhật phải tự giải quyết lấy vấn đề máy bay(6). Cuối cùng th́ Tsuchihashi cũng kiếm được một chiếc phi cơ ở Sài G̣n. Nhưng đến phút chót, người Trung Quốc lại hoăn cuộc họp tới ngày 2-9. Khi máy bay Nhật bay tới không phận Lào Cai, có bốn phi cơ chiến đấu Mỹ đón và hộ tống tới Mông Tự. Từ Mông Tự, phái đoàn được một phi cơ L-5 của Mỹ chở tới Khai Viễn để dự hội nghị.
Ngày 31-8 tôi cũng nhận được thông báo là địa điểm chính thức tổ chức lễ đầu hàng sẽ là Hà Nội, c̣n thời gian sẽ định sau khi phái đoàn ở Khai Viễn về.
TRÙNG KHÁNH CHUẨN BỊ THANH TOÁN
Ngày 28-8, những bộ phận đầu tiên của quân đội Vân Nam của “Long Vân”(7) nhung nhúc kéo qua biên giới Đông Dương như một bầy châu chấu lớn. Chúng đi riêng, không có người Pháp và bộ đội tinh nhuệ của Trương Phát Khuê đi cùng, và thành phần của đội quân chiếm đóng này thật đáng nghi ngờ. Đó là một mớ lẫn lộn các đơn vị Vân Nam và Quảng Tây(8). Điều cũng làm cho người ta ngạc nhiên là việc chỉ định một tướng Quảng Tây, Tiêu Văn(9), đóng hai vai phó tư lệnh và cố vấn chính trị cho Lư Hán. Toàn bộ cơ cấu chiếm đóng rất kỳ quặc. Rơ ràng là Lư Hán không được Quốc dân Đảng (Trung Quốc) tín nhiệm hoàn toàn và Tiêu Văn đă được trao nhiệm vụ phải cảnh giác đối với Lư Hán để bảo đảm giữ quyền lợi cho Trùng Khánh.
Tin tức quân Trung Quốc đi qua biên giới đă gây cho người Việt cũng như người Pháp lo lắng và tức giận. Sainteny, Giáp và cả Mai đều t́m hỏi tin tức và xác định thực sự. Tôi cung cấp được rất ít. Không phải cho đến khi nhận được bản thông báo của OSS tôi mới ư thức tất cả những sự rối rắm về chính trị trong các quyết định đă được đưa ra ở Trùng Khánh. Không c̣n Nhật để làm vật cản đường, nên mối đe doạ của Cộng sản từ Diên An tiến ra đă trở thành điều quan tâm chủ yếu phải đối phó của Quốc dân Đảng (Trung Quốc).
Nhiều vùng rộng lớn trước đây do Nhật chiếm đóng, nay đă trở thành miếng mồi ngon cho Xô viết và Cộng sản Trung Quốc xâm nhập. Tưởng phải đảm bảo nhanh chóng và thực sự kiểm soát được các vùng này bằng cách cho triển khai lực những đội quân thiện chiến và trung thành nhất của họ ở các trung tâm then chốt: Quảng Châu, Áo Môn, Hán Khẩu, Thượng Hải, Thiên Tân và các nơi khác.
Tưởng cũng c̣n muốn duy tŕ vị trí thứ tư của họ trong “năm cường quốc” sau chiến tranh, như Tổng thống Roosevelt đă đề ra. Pháp phải ở thứ năm. Hơn nữa, vị trí đứng trên Pháp của họ, đă được khẳng định ở Postdam, khi họ được cử là người duy nhất đứng ra tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật trên Chiến trường Trung Quốc, bao gồm cả miền bắc Đông Dương. Tưởng cũng nhanh chóng nhận thức được thuận lợi do vai tṛ cường quốc quốc tế của ông sẽ mang lại cho Trung Quốc trong việc chiếm đóng Đông Dương; đó chính là việc ép Pháp phải chấp nhận các điều kiện của ông để giải quyết cuộc xung đột của họ trước khi Pháp muốn quay trở lại thuộc địa cũ của ḿnh.
Ở phía Nam Trung Quốc, Tưởng chỉ có lực lượng là các đơn vị của Đệ nhất Chiến khu ở Vân Nam thuộc quyền Lư Hán và các đơn vị của Đệ tứ Chiến khu ở Quảng Tây và Quảng Đông, dưới quyền của Trương Phát Khuê. Trong hai đội quân th́ Đệ tứ Chiến khu được trang bị và huấn luyện tốt hơn và trung thành hơn hết đối với Chính phủ Quốc dân Đảng. Nhưng Tưởng đă sử dụng lực lượng Đệ tứ Chiến khu vào nhiệm vụ chiếm đóng Quảng Châu và cử Trương tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật ở đấy. Lực lượng Đệ nhất Chiến khu sẽ được dùng tốt hơn ở Đông Dương và Lư Hán phải đại diện cho Tưởng trong công việc đối với Pháp và Nhật. Nhưng bên cạnh ông ta sẽ có Tiêu Văn để thực hiện một cách đầy đủ các chính sách chính trị đối với người Việt Nam.
Trong những năm chiến tranh ở Trung Quốc (1935-1945), có hai lần, viên Thống đốc độc nhăn quân phiệt Vân Nam, Long Vân, đă giữ một thái độ nước đôi đối với những người Cộng sản; lần đầu vào tháng 3-1935 trên sông Trường Sa, khi Mao Trạch Đông dứ đánh vào Côn Minh; và trong những năm gần đây, khi Long Vân cho người Việt, Ấn Độ, Triều Tiên và những người Quốc gia khác hệ với Cộng sản được cư trú. Tham lam, xảo quyệt, tàn nhẫn, Long Vân đă thống trị Vân Nam một cách hà khắc từ năm 1927 và đă thu nhặt được một tài sản khá lớn trong việc buôn bán các hàng viện trợ Mỹ, thuốc phiện và các vật liệu chiến lược hiếm từ các nguồn của Pháp và Nhật. Ông cho phát hành giấy bạc riêng, duy tŕ một đội quân riêng để bảo vệ các khu vực rộng lớn trồng cây thuốc phiện của ông, dọc theo hành lang biên giói ở tây bắc các tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên, và cho các con ông chặn đường cướp liên tục các đồ hàng viện trợ Vay-Mượn của Mỹ như vũ khí, trang bị, khẩu phần thức ăn trên đường vận chuyển từ Miến Điện tới Côn Minh(10). Có lúc, vào đầu năm 1945 ông đă có đủ quyền lực để doạ bắt Quốc dân Đảng phải chia thêm “phần” cho ông trong số hàng tiếp tế viện trợ của Mỹ được chuyển qua tỉnh của ông. Ông c̣n đi xa hơn nữa bằng cách đe doạ Trùng Khánh, sẽ tịch thu tất cả của cải và đồ tiếp tế của Quốc dân Đảng và Mỹ ở Vân Nam, nếu như các yêu sách của ông không được thoả măn.
Để điều được viên thống đốc quấy nhiễu này ra khỏi khu căn cứ của ông ta ở Côn Minh, Quốc dân Đảng đă mưu mô dử vào ḷng tham của Long Vân. Ngay trước khi Nhật đầu hàng, Tưởng đă hứa cho ông được có “đặc quyền chiếm đóng Đông Dương” một khi quân Nhật bại trận, nhưng với điều kiện phải thôi không được yêu sách về các đồ tiếp tế viện trợ. Vào giữa tháng 8, Long Vân chấp nhận đề nghị trên, cử cháu và là người cộng tác tin cẩn của ông ta, tướng Lư Hán, thay mặt làm đại diện cho Thống chế để tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật ở Đông Dương, nhưng với điều khoản là thời gian chiếm đóng “không có hạn định”. Cuộc dàn xếp cũng đáp ứng được quyền lợi của Lư Hán; ông này trong những năm chiến tranh, đă hợp tác với ông chú thống dốc trong một vụ buôn lậu có lăi với tập đoàn quân thứ 6 của Nhật(11). Quốc dân Đảng đă thấy trước là cơ hội để có thể chiếm đoạt lớn ở Đông Dương sẽ làm cho tướng Long Vân không thể cưỡng lại được và do đó sẽ làm cho ông ta không c̣n dựa được vào sự bảo vệ của những đội quân trung thành với ông v́ họ đă hành quân tiến vào Đông Dương. Như thế là việc bố trí để trừ khử Long Vân đă được dàn dựng xong.
Đến đó, qua một loạt các hành động khá sâu sắc, thấy được Quốc dân Đảng đă đạt mục tiêu số một cho việc chống lại các lực lượng của Mao, thứ hai là ép buộc Pháp phải chấp nhận các điều khoản về kinh tế của họ, thứ ba là việc thủ tiêu Long Vân, và ưu tiên thứ tư là ḅn rút Đông Dương được càng nhiều càng tốt.
Trong khi tướng Tsuchihashi và tôi bực dọc về việc hoăn chưa xúc tiến việc thương lượng đầu hàng, th́ các tướng Hà Ứng Khâm, Tu Yu Minh(12), Tiêu Văn và Bác sĩ K.C. Wu(13) c̣n đang bận để chuẩn bị giáng cho Thống đốc Vân Nam và chính phủ Pháp một đ̣n chí tử. Cũng trong ngày quân của Lư Hán vượt qua biên giới, Hà Ứng Khâm ra lệnh cho quân Pháp ở Trung Quốc tập trung về Mông Tự và “chờ lệnh mới”. Ở Trùng Khánh, bắt đầu tiến hành việc thương lượng giữa Bộ ngoại giao Trung Quốc và đại diện ngoại giao Pháp về những yêu sách của Pháp ở Trung Quốc. Cũng trong thời gian đó, tướng Tu Yu Minh ở Côn Minh, chuẩn bị cú đảo chính chống Long Vân.
Ở Hà Nội, tin quân Trung Quốc vượt qua biên giới đă được báo cho Hồ Chí Minh ngay, và Giáp đă đến gặp tôi, xúc động, với nhiều tin tức nóng hổi hơn tôi có lúc đó. Những cửa khẩu biên giới đă điện báo cho ông về việc quân đội “Vân Nam” tới( ), nhưng điều làm cho người Việt lo ngại không phải là bản thân việc vượt qua biên giới. Giáp đă nói với tôi rằng theo chỗ ông biết th́ đội quân này là “một đội quân tham nhũng và vô kỷ luật nhất trong tất cả các đội quân của Trung Quốc”. Ông tỏ ra lo ngại rằng những người Trung Quốc này sẽ t́m cách lật đổ Chính phủ Lâm thời và dựng lên một chế độ thân Trung Quốc.
Không biết rơ t́nh h́nh ở Trung Quốc, Giáp đă chê trách Hà Ứng Khâm về việc lựa chọn những người Vân Nam. Ông cho tướng Hà là “một người chống Cộng khét tiếng và tay sai của Tưởng Giới Thạch,” nhất quyết tiêu diệt phong trào Việt Minh và sát nhập bắc Việt NamNam” (Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam và một số khác) để ḥng nắm chính quyền ở Việt Nam sau thời kỳ chiến tranh. Ông mô tả họ như những tên đă bỏ xứ sở mà đi và không có liên hệ ǵ với phong trào cách mạng trong nước; họ tự kêu ḿnh là những người yêu nước phụng sự cho Chủ nghĩa Quốc gia, nhưng thực tế chỉ là “một nhóm phản động đang ra sức thu vén làm giàu cho bản thân”, nhờ vào sự giúp đỡ của Trung Quốc. vào Trung Quốc. Để cho tôi tin, Giáp nói là Quốc dân Đảng đă tô vẽ cho nhiều “tên phản bội Việt
Giáp rất lo lắng muốn qua tôi để biết xem người Mỹ có hay bọn chúng đang làm ǵ không. Vấn đề này, với những lư do khác, cũng đă được Sainteny nhiều lần đặt ra để hỏi tôi. Tôi giải thích cho Giáp là Mỹ không có trách nhiệm trong việc lựa chọn người cũng như việc kiểm soát quân đội Trung Quốc; thực tế là toàn bộ việc đầu hàng và chiếm đóng đều thuộc thẩm quyền duy nhất của Tưởng Giới Thạch. Nh́n thẳng vào tôi, Giáp hỏi thế tôi không tham dự vào việc thu xếp cho việc đầu hàng. Ông muốn rơ tại sao đối với tôi, một đại diện Mỹ đang thu xếp các vấn đề này mà lại không có trách nhiệm ǵ trước những việc đang xảy ra. Một lần nữa, tôi lại phải nêu lên là tôi không tham gia vào trong quá tŕnh làm ra các quyết định, vạch ra các điều khoản thương lượng, đặt các thể thức đầu hàng, mà tôi chỉ hoạt động trong nhiệm vụ truyền đạt. Giáp lắc đầu, không tin và bực ḿnh, ông nói ông hy vọng mọi việc sẽ chuyển thành tốt.
Trở lại câu chuyện quân Trung Quốc “nam tiến”, Giáp tỏ ra chú ư đến việc Lư Hán có thể kéo theo một số phần tử Việt Nam đáng tởm đi cùng. Ông gợi ư tôi nhắc lại cho các nước Đồng minh biết Chính phủ Lâm thời đang tồn tại ở Việt Nam và đang trông chờ sự công nhận của các nước đó. Tôi chỉ có thể đáp lại được rằng các nhà chức trách ở Côn Minh và Trùng Khánh đă được biết về sự tồn tại của Chính phủ Lâm thời, c̣n vấn đề công nhận chính thức th́ phải chờ t́nh h́nh sau khi đầu hàng.
Sau khi Giáp về, tôi không thể không nghĩ rằng trong khi việc quân Trung Quốc và bọn bù nh́n Việt Nam đi theo chúng vào nước, thể hiện là mối đe doạ gần nhất và dễ thấy nhất đối với Chính phủ Lâm thời, th́ mối đe doạ nguy hiểm nhất đối với họ chính là ở Trùng Khánh. Ở đó Quốc dân Đảng và đại diện Pháp đang mặc cả chia nhau chiến lợi phẩm. Ở đó, người Việt Nam, cùng như Pháp trước đây ở Postdam, đă không có tiếng nói nào.
Cả Pháp và Trung Quốc đều đă không bị làm nhụt chí v́ một việc không chắc là có các nước khác lên tiếng công nhận chính phủ Việt Nam non trẻ Hà Nội.

Chú thích:
(1) Thị trấn ở phía nam Côn Minh khoảng 100 dặm, nơi đóng Bộ tư lệnh Đệ nhất chiến khu của tướng Lư Hán.
(2) Lần thứ nhất, ngày 10-8, 21 triệu; lần thức hai, vài ngày sau, 29 triệu; lần thứ ba, mấy ngày trước khi tôi thảo luận với Tsuchihashi, định rút 30 triệu, nhưng chỉ thực hiện được 10 triệu.
(3) phố Paul Bert
(4) Đó chính là bức điện của Sainteny gửi cho SLFEO/Calcutta mà mấy năm sau Sainteny đă nhắc lại nguyên văn trong hồi kư.
(5) Phái đoàn gồm trung tá Sakai, các sĩ quan tham mưu, thiếu tá Miyoshi, đại uư Takahashi và ông Imai, phiên dịch.
(6) Điều khó khăn thêm là phải có chiếc phi cơ có sơn kư hiệu màu này.

(7) Dân chúng gọi là “Thống đốc Long Vân”
(8) Quân đội của Lư Hán gồm các Tập đoàn quân Vân Nam số 60 và 93, các Tập đoàn quân Quốc dân Đảng Quảng Tây 53 và 62, các Sư đoàn độc lập tăng cường là 23, 39 và 93, Sư đoàn danh dự số 2 (thuộc Tập đoàn quân 52, Phương diện quân IX)
(9) Sinh năm 1890, quê ở Quảng Đông, phụ trách chính trị của Quốc dân Đảng Trung Quốc tai Đệ tứ chiến khu, Phó tư lệnh, phụ trách Ban Ngoại vụ (1943), cánh tay phải của tướng Trương Phát Khuê, được xem là một chuyên gia về vấn đề Việt Nam. Tháng 1-1944, Trương giao cho Tiêu việc theo dơi các hoạt động của Đồng minh Hội và gây dựng tinh thần Quốc dân Đảng trong người Việt Nam. Khi chiến tranh kết thúc, Tiêu được điều sang Hành di của Lư Hán (9-1945) ở Hà Nội, được trao cho nhiệm vụ trong coi quyền lợi của Trung Quốc ở Đông Dương, phụ trách Ban Hoa kiều Hải ngoại. Tiêu chống lại chính sách của ông Hồ và của Lư Hán về vấn đề vai tṛ của những người Quốc gia chống Việt Minh trong chính phủ của ông Hồ. Những năn sau đó, Tiêu có mắt liên lạc với Trung Cộng, trong đó có tướng Diệp Kiếm Anh (Yet Chien Ying), bạn của ông Hồ từ khi ở Diên An và tỏ ra có xu hướng trung tả. Do đó, năm 1950, được giao giữ chức cố vấn cấp thấp trong tỉnh Quảng Đông, dưới quyền tỉnh trưởng Diệp Kiếm Anh.
(10) Ai cũng biết khi tôi c̣n ở Trung Quốc trong những năm 1944-1945, Long Vân đă cho cướp đoạt hàng ngàn xe Jeep Mỹ và rất nhiều lốp xe, để bán lại cho các chủ xe ḅ nhỏ, mà theo kinh nghiệm của tôi th́ loại xe này đi rất êm.
(11) Sau này, tướng Y. Okamura, Tư lệnh “Tập đoàn quân viễn chinh Trung Quốc” của Nhật đă xác nhận ông và Thống đốc Long Vân đă liên lạc với nhau trong thời kỳ chiến tranh.
(12) Trước đây là chỉ huy Phương diện quân V (dự bị) dưới quyền tướng Stilwell trong chiến dịch Ấn Độ - Miến Điện, cuối năm 1946 được bổ nhiệim cầm đầu Bộ tư lệnh quân trù bị Trung Quốc ở Côn Minh
(13) Thứ trưởng Bộ Ngoại giao của chính phủ Quốc dân Đảng Trung Quốc

 

 

 0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6  - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 -16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28  - 29 - 30 - 31 - 32 - 33

 


 

 

  1. http://www.chinhnghia.com/

  2. http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

  3. http://nguoidalat.informe.com/forum/

  4. http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

  5. http://huongduongtxd.com/internet_links.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: