US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Viet Nam The Real Story Videos
Chiến Tranh Việt Nam Videos
Sức Mạnh Chính Nghĩa Videos
Hải Chiến Hoàng Sa Videos
TẠI SAO VIỆT NAM ?
WHY VIETNAM ?
BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC
MỸ
(Prelude to America’s Albatross)
TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti
Người dịch:
Lê Trọng Nghĩa
Chương 14
Những quyết định lịch sử
Vào
ngày Hồ Chí Minh và thiếu tá Thomas gặp nhau trong rừng
sâu Bắc Kỳ, tôi ở Côn Minh được biết tướng Alessandri đă
nhận được những tin khá đau khổ là chương tŕnh viện trợ
Vay - Mượn của Mỹ đă không được dành cho ông để trang bị
quân đội Pháp nhằm chiếm lại Đông Dương.
Thiếu tá Sainteny th́ ở đâu bên kia quả đất tại Paris,
cũng chẳng đạt được kết quả ǵ trong việc vận động cho
Chính phủ của ông ta quan tâm đến t́nh trạng khó xử của
Đông Dương. Sainteny đến thủ đô Pháp vào cuối ngày kỷ
niệm hạ thành Bastille (14-7) và hy vọng báo động cho
“Thủ tướng Chính phủ Cộng ḥa Pháp” (De Gaulle) và các
quan chức khác trong chính phủ biết phương hướng nguy
hại cho các quyền lợi Pháp ở Đông Dương mà Đồng minh
đang theo đuổi ở Viễn Đông. Nhưng tướng De Gaulle lúc đó
“très pris”(1) nên không gặp ông được, c̣n giới quan
chức Pháp cũng đang bị lôi cuốn vào các vấn đề quốc gia
cấp bách hơn là lo toan đến các công việc thuộc địa ở
Viễn Đông. Sainteny đă trở lại Trung Quốc với hai bàn
tay trắng.
QUYẾT ĐỊNH Ở POTSDAM - VĨ
TUYẾN 16
Cách
đó không lâu, ở một ngoại ô thành phố Berlin, một lớp đủ
mặt các nhà lănh đạo chính trị, quân sự Mỹ, Anh và Liên
Xô đă gặp nhau ở Hội nghị Berlin (Potsdam).
Các vị đă xúc tiến nhiều cuộc thảo
luận quan trọng và kết thúc hội nghị với nhiều quyết
định có ư nghĩa sâu xa, lâu dài nhưng không có một quyết
định nào có liên quan đến Đông Dương cả. Trong
khi đó, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cũng đă
bàn nhiều vấn đề, và trong đó có nhiều điều chỉnh lại
các giới tuyến chỉ huy nhằm mục đích làm giảm bớt cho
các cấp chỉ huy và các lực lượng Mỹ trách nhiệm ngặn
chặn và càn quét quân Nhật trên các khu vực thuộc phạm
vi quyền lợi thực dân của Anh, Hà Lan và Pháp, để cho
các chỉ huy Mỹ được rảnh tay tập trung lực lượng vào cố
gắng chủ yếu là các chiến dịch đánh vào chính đất Nhật.
Một trong nhiều đường giới tuyến được đưa ra thảo luận
có đụng chạm đến Đông Dương. Lúc đầu, tham mưu trưởng
Liên quân (Mỹ) đă chọn một đường ranh giói chạy qua 150
vĩ tuyến Bắc, nhưng sau khi trao đổi với Tham mưu trưởng
Liên quân Anh và Mountbatten, con đường đă được điều
chỉnh lại ở vĩ tuyến 16. Điều đó có nghĩa là để cho
Mountbatten có phạm vi hoạt động bí mật rộng răi hơn ở
miền nam Đông Dương. Toàn bộ vùng phía bắc con đường nói
trên vẫn thuộc Chiến trường Trung Hoa dưới sự chỉ huy
tác chiến của Tưởng và Wedemeyer.
Một tuần sau, vào ngày 24-7, đề nghị phân chia ranh giới
nói trên được đệ tŕnh cho Truman và Churchill, và được
thông qua kèm theo chỉ thị là
hai Chính phủ Mỹ và Anh sẽ cùng tiến hành một cuộc vận
động để Tưởng đồng ư chấp nhận. Ngày
1-8, Hurley gửi công hàm của Tổng thống báo cho Thống
chế biết điều quyết định ở Potsdam và mong rằng sẽ được
ông tán thành. Thông điệp của Truman được chuẩn
bị một cách chu đáo và nói rộng ra rằng việc phân chia
ranh giới chỉ “nhằm cho các inmục đích tác chiến” và
không bao hàm một nghĩa rộng nào khác.
Mười ngày sau Tưởng phúc đáp lại với
một sự đồng ư có điều kiện.
MỘT LỰC LƯỢNG THỨ BA Ở
BẮC KỲ
Ông
Hồ đă không được các cường quốc ở Potsdam, Paris và
Trùng Khánh biết đến, nhưng trong khu căn cứ hẻo lánh
của ḿnh ở Bắc Kỳ, ông ráo riết xúc tiến tuyên tuyền, tổ
chức, huấn luyện và chỉ đạo các lănh tụ chính trị, quân
sự hoạt động cho việc xây dựng một quốc gia mới.
Sau cuộc gặp gỡ với ông Hồ vào tháng 4, tôi nghiên cứu
kỹ lưỡng phong trào Việt Minh và vào khoảng trung tuần
tháng 6, tôi đă tin chắc rằng đây là một phong trào thực
tế, năng động và nhất định sẽ giành được thắng lợi.
Dựa trên cơ sở vững vàng, tôi xác
định phong trào đă được tổ chức tốt, có mục tiêu chiến
đấu rơ rệt và được ủng hộ của dân chúng. Trong
các báo cáo gửi cho Heppner, Wedemeyer và Hurley, tôi đă
bác bỏ một cách mạnh mẽ những luận điệu của người Pháp
cho rằng không có phong trào độc lập thực sự ở Đông
Dương, cho đây chỉ là một số ít khiêu khích gây rối loạn
và đều là những “tên Cộng sản vô tổ chức” được Matxcơva,
Diên An và Trùng Khánh giúp đỡ, xúi giục, hoặc cho rằng
“người bản xứ” vẫn trung thành và dân chúng lệ thuộc
đang nóng ḷng chờ người Pháp quay trở lại để bênh vực
và che chỏ họ chống người Trung Hoa và Thái Lan.
Trái lại, tôi đă kết luận là phong
trào độc lập chỉ là một bước quá độ để đi đến lư tưởng
tối cao là bản năng sinh tồn.
Nếu độc lập dân tộc có khả năng bảo đảm sự sống c̣n cho
người Việt Nam th́ họ sẽ coi Việt Minh là một sự giải
đáp cho họ. Đối với họ th́ dù
cho bước quá độ có mang tính chất dân chủ, xă hội chủ
nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa th́ đều chẳng có ư nghĩa
quan trọng ǵ. Vấn đề và ở chỗ thoát được cảnh
túng thiếu, được hưởng thành quả lao
động của chính ḿnh và được sống yên ổn không bị quấy
nhiễu.
Trong bản báo cáo của tôi, tôi khẳng định chế độ thực
dân Pháp ở Đông Dương là một trong những điển h́nh xấu
xa nhất về chế độ bóc lột công nhân công nhật, coi
thường nhân quyền và về sự tham nhũng của người Pháp và
trong hơn 3/4 thế kỷ vừa qua, người Việt đă bị bóc lột
tàn tệ, bị đối xử một cách dă man, và nói chung, bị sử
dụng như là những vật sở hữu của người Pháp.
Họ đă chống đối, đánh lại và nổi
dậy, nhưng đội quân thuộc địa và sở mật thám Pháp bao
giờ cũng thắng thế. Những
người bản xứ tích cực nhất, hoặc đă bị giết chết, hoặc
đă bị đưa đi đầy khổ sai. Chính t́nh h́nh kinh tế
xă hội đó, chế độ thuộc địa đó tạo nên ở đây, đă nuôi
dưỡng cho sự bất măn và nổi loạn, và đă sản sinh ra
nhiều phong trào quốc gia và các lănh tụ yêu nước, mà
trong số này th́ Hồ Chí Minh là một trong những người có
ảnh hưởng và hoạt động có hiệu lực hơn hết.
Qua những người Việt Nam ở Côn Minh, tôi được biết rằng
khi đă bôn ba 25 năm ở nước ngoài, đă tiếp thụ được ở đó
lư thuyết và sách lược Marxism - Léninism, ông Hồ đă trở
về nước vào năm 1940 và đă tự đặt cho ḿnh nhiệm vụ tập
hợp các nhóm quốc gia khác nhau vào trong tổ chức Việt
Nam Độc lập Đồng minh. Thấy rơ sự nghèo nàn lạc hậu về
kinh tế xă hội của Việt Nam, vốn hoàn toàn chỉ là một xă
hội nông nghiệp; đầu tiên ông Hồ đề nghị hăy gạt các
quyền lợi địa phương và giai cấp sang một bên để phục vụ
cho độc lập dân tộc và tự do đối với chủ nghĩa thực dân.
Ông kêu gọi những người đi theo
ông chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa để đánh đuổi Pháp -
Nhật, giành lấy chính quyền cho nhân dân Việt Nam.
Trong suốt những năm chiến tranh, Việt Minh đă theo đuổi
thực hiện một chương tŕnh huấn luyện, tổ chức và đánh
phá các cứ điểm của Pháp - Nhật ở Bắc Kỳ. Sau mỗi chiến
thắng, dân chúng địa phương lại tập hợp đi theo Việt
Minh và số lượng những người tham gia tăng lên theo cấp
số. Hoảng sợ trước phong trào cách
mạng, người Pháp đă cho thi hành một chiến dịch khủng bố
vào những năm 1943-1944. Đổi lại, Việt Minh đă
cho tăng cường công tác giáo dục ở cả hai vùng thành thị
và nông thôn, kích động công nhân cũng như nông dân
chống lại những sách nhiễu của Pháp và Nhật.
Lúc đó, vào cuối năm 1944 đầu 1945, một nạn đói chưa
từng có đă xảy ra ở Bắc Kỳ, làm cho một số rất lớn người
chết. Giá gạo tăng vọt lên từ 150 đồng một tấn (tháng
10-1944) tới 500 đồng (tháng 12) rồi 800 đồng (tháng
2-1945). Mặc dù sự thiếu hụt về lương thực ở Bắc Kỳ lúc
đó là do mùa màng bị thất bát, nhưng nguyên nhân chính
của nạn đói này là do Pháp, Nhật đă cho thi hành một
chính sách thu mua lương thực
quá tàn bạo. Cộng thêm với việc cướp đoạt gạo trong bữa
ăn của ngườ́ Việt Nam bằng cách xuất cảng gạo ra thị
trường nước ngoài và cho cất trữ để phục vụ lợi ích buôn
bán của người Pháp; chế độ thu
mua lương thực đă làm cho nông dân cùng quẫn. Chi phí
sản xuất thông thường cho một tấn thóc là khoảng 80
đồng, giá thị trường khoảng 200, nhưng người nông dân
khi nộp thóc th́ chỉ được trả chừng 25 đồng. Mặc dù bị
mất mùa năm 1944, nông dân vẫn buộc phải nộp đủ xuất gạo
của ḿnh, do đó họ phải t́m mua số c̣n thiếu bằng giá
cao ở thị trường để nộp cho Pháp, Nhật với giá
thu mua hết sức thấp hơn
nhiều. Họ đă bị bỏ chết đói và không
c̣n nguồn sống. Tất cả những điều kể trên là do
Hồ Chí Minh thuật lại cho tôi nghe vào tháng 4-1945.
Khi ông Hồ nói với tôi về nạn đói,
tôi đă không nắm chắc được ư nghĩa quan trọng này và
những ảnh hưởng lâu dài của nó. Măi nhiều tháng
sau tôi mới thông cảm được sâu sắc hơn với mối quan tâm
và sự đau khổ của ông Hồ. Ngoài việc gần 2 triệu người
bị chết đói, trong đó phần lớn là trẻ em, nạn đói kém đă
tàn phá một cách nghiêm trọng sức khỏe của những người
Bắc Kỳ c̣n sống sót. Điều đó đă hun đúc ḷng căm thù của
họ đối với những kẻ áp bức Pháp - Nhật, và tăng cường
quyết tâm chiến đấu và giành lại cuộc sống.
Quyền sống - sự sống c̣n - đó là lư
tưởng cao cả nhất của cuộc cách mạng.
Phù hợp với điều đó, Đảng Cộng sản
Đông Dương đă đưa ra khẩu hiệu “chiếm kho thóc để cứu
đói nhân dân”. Họ đă coi đó
là một nhiệm vụ trung tâm để động viên quảng đại quần
chúng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa.
Các cuộc chiếm kho thóc đă mang lại những kết quả không
lường hết được: cứu đói nhờ có giá gạo hạ, vạch mặt kẻ
thù chung là Pháp và Nhật, hướng các mối bất b́nh của
nhân dân vào một mục tiêu rơ rệt, khuyến khích nhân dân
tổ chức tự vệ cũng như để nắm lấy chính quyền, đề cao sự
quan trọng của tổ chức kháng chiến và sự thống nhất hành
động, lôi cuốn hàng trăm ngàn người tham gia phong trào
cách mạng, tức là Việt Minh.
Khi tôi gặp ông Hồ ở Chiu Chow Chieh, tôi đă không nhận
thức được rằng ông đang trên đường trở về Đông Dương để
trực tiếp đảm nhận việc lănh đạo một phong trào năng
động đang tiến sát đến ngày bùng nổ. Sau đó tôi mới biết
ông đă đi thẳng ngay về Tân Trào, và ở đó, ông dựng lên
một quốc gia nhỏ bé gồm sáu tỉnh và một phần đất của ba
tỉnh khác, cái mà ông gọi là “khu giải phóng Việt Bắc”.
Ông cũng đă củng cố lại các đội vũ
trang của Chu Văn Tấn và Vơ Nguyên Giáp để thành lập một
Quân đội giải phóng thống nhất. Sau đó, ông đă
đưa ra một chương tŕnh thời điểm cho khu giải phóng:
- Đánh đuổi Nhật
- Tịch thu tài sản của bọn
xâm lược và phản bội để phân phát cho dân nghèo.
- Công bố quyền phổ thông đầu phiếu và các quyền tự do
dân chủ.
- Vũ trang nhân dân và kêu gọi họ ủng hộ du kích, tham
gia quân Giải phóng.
- Tổ chức khai hoang, khuyến khích sản xuất, thực hiện
kinh tế tự túc trong Khu Giải phóng.
- Thực hiện cứu tế xă hội và cứu trợ các nạn nhân.
- Chia lại công điền, giảm tô và tức, hoăn việc trả nợ.
- Huỷ bỏ thuế và các h́nh thức làm xâu.
- Đấu tranh chống nạn mù chữ, huấn
luyện chính trị và quân sự cho nhân dân.
- Bảo đảm b́nh đẳng giữa các dân tộc khác nhau, giữa nam
và nữ.
Mặc dù đối với ông Hồ, mọi mục tiêu đều quan trọng,
nhưng như tôi sau này đă được biết, ở Hà Nội, số người
Việt Nam mù chữ khá cao cũng như tồn tại của các h́nh
thức làm xâu, đều là những nguồn gây đau khổ đặc biệt
đối với ông.
Các điểm trong chương tŕnh nói trên, trong quan điểm
của ông Hồ, đă thể hiện như là một cơ sở cách mạng cho
toàn đất nước Việt Nam trong tương lai, và chính các
điểm đó đă khích lệ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu
tranh cho độc lập dân tộc. Vào giữa tháng 7 năm đó, ông
đă có cơ hội đầu tiên bộc lộ điều mơ ước của ḿnh cho
một số ít người Mỹ. Thomas, Phelan, Defourneaux,
Hoaglund, Squires và các nhân viên khác của toán “Con
Nai” đều hết sức xúc động đến mức đă chấp nhận điều
quyết đoán của ông Hồ rằng phong trào đó không phải là
Cộng sản.
HỘI NGHỊ CỦA ĐẢNG Ở TÂN TRÀO
Vào ngày 6-8, sự kiện
“Hiroshima” đă báo trước kết thúc của cuộc chiến tranh.
Trước t́nh h́nh đó, ông Hồ chưa thực
sẵn sằng; nhưng khi ông được Thomas cho biết sự sụp đổ
của Nhật, ông đă hành động một cách kiên quyết và nhanh
chóng v́ ông phải bảo đảm chiếm được một chỗ đứng chân
vững chắc ở nơi ông muốn như Hà Nội, Huế và Sài G̣n.
Ông Hồ biết rằng ông phải làm cho
mọi người thấy rơ được cả tính chất hợp pháp lẫn sức
mạnh để giữ được vai tṛ lănh đạo và đà phát triển của
phong trào. Mặc dù c̣n rất yếu sau một cơn sốt
rét và nhiều bệnh tật khác, ông cũng cho triệu tập một
cuộc hội nghị các đại biểu Đảng và các lănh tụ chính trị
Việt Minh.
Ngày 13-8, các đại biểu bắt đầu tới
Tân Trào. Tất cả không phải
đều đă có thiện ư đối với ông.
Nhiều người thắc mắc về địa vị đứng
đầu mặc nhiên của ông trong phong trào quốc gia.
Một số lại hơi ngại về những tin đồn
ông được Đồng minh ủng hộ.
Một số khác khao khát địa vị lănh đạo cho bản thân ḿnh.
Mặc dù sức khỏe rất kém, ông Hồ vẫn tỏ ra tự tin, tươi
vui, phấn khởi, tự thân đón chào một cách nồng nhiệt
từng người mới đến. Ông đi lại giữa
mọi người, trao đổi tin tức, quan điểm và ôn lại các câu
chuyện cũ. Trong cái “cơ quan và hành dinh” hỗn
hợp của ông Hồ trưng bày nhiều tranh ảnh trong đó có
Lênin, Mao và tướng Chennault với đủ các giải băng, sao,
phù hiệu cấp bậc. Nhiều người tham
dự hội nghị đă hỏi xem người sĩ quan ngoại quốc này là
ai vậy và ông Hồ đă vui vẻ giải thích cho họ.
Đến chiều th́ một số lớn đại biểu đă
đến hội nghị. Họ đại diện cho
các cơ quan của Đảng từ ba vùng Bắc, Trung và Nam của
Việt Nam, và cũng có một số đại biểu từ ngoài nước trở
về. Mưa to và đường sá đi lại
khó khăn đă làm cho một số đại biểu phải vắng mặt, một
số th́ chắc không nhận được giấy triệu tập.
Công việc đầu tiên phải làm là quyết
định về vấn đề khởi nghĩa. Vào buổi tối ngày
13-8, một Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc được thành lập. Ủy
ban nhận định là thời điểm cho một cuộc tổng nổi dậy và
toàn dân đứng lên cầm vũ khí đă đến.
Chính trong đêm đó, Ủy ban đă phát bản Quân lệnh số 1,
ra lệnh phát động cuộc tổng khởi nghĩa.
Ngày hôm sau, Tổng bộ Việt Minh ra
một bản kêu gọi nhân dân nổi dậy đấu tranh giành độc
lập. Cũng trong ngày hôm đó, Ủy ban Khởi nghĩa
Toàn quốc thảo ra bản Kế hoạch hành động dựa trên 4
phương châm cơ bản: kết hợp mọi hành động quân sự và
chính trị, tập trung toàn bộ lực lượng dưới quyền một
chỉ huy thống nhất, củng cố hàng ngũ cán bộ quân sự, dân
sự và giữ vững liên lạc với lănh đạo.
Bản kế hoạch hành động đă hướng dẫn
tỉ mỉ việc vận dụng vào thực tế các phương châm công tác
nói trên.
QUỐC DÂN ĐẠI HỘI
Liền ngay sau cuộc hội nghị của Đảng, Quốc
dân đại hội đầu tiên đă được triệu tập họp vào ngày
16-8. Dưới quyền chủ toạ của Hồ Chí Minh, Đại hội
gồm hơn 60 đại biểu đại diện cho nhiều đảng phái chính
trị trong Mặt trận Việt Minh, các tổ chức quần chúng,
các dân tộc (thiểu số), các cộng đồng tôn giáo ở Đông
Dương và hải ngoại.
V́ Đại hội họp ở Tân Trào nên các
đại biểu cũng loáng thoáng thấy được một cách kín đáo
một số bộ đội mặc đồng phục, được trang bị tốt và rất có
kỷ luật đi qua lại trong khu vực hội họp.
Người ta đă nhận ra ngay đó là những
người Việt Nam và là đội viên của Giải phóng quân.
Trang bị và vũ khí Mỹ của họ c̣n
mới, cùng một kiểu và cỡ thống nhất.
Ông Hồ vẫn yên lặng một cách khiên
tốn nhưng hài ḷng về sự ṭ ṃ và quan tâm của các đại
biểu. Với bức ảnh có kèm theo chữ kư của
Chennault trong lều của ông Hồ cùng với những du kích
quân trang bị tốt như thế, dư luận lan truyền là Việt
Minh và đặc biệt là “Cụ Hồ” đă được Đồng Minh “bí mật
ủng hộ”. Trong thâm tâm, chắc ông Hồ đă vui miệng khi
thấy toán “Con Nai” đă đến thực đúng lúc, và bằng cách
trải loăng nó ra th́ lại thấy h́nh như nhiều hơn lên so
với t́nh h́nh thực trạng của nó.
Đại hội đă tán thành nghị quyết về
một Cuộc tổng khỏi nghĩa và thông qua Quân lệnh số 1.
Trong một phiên họp 2 ngày, Đại hội đă chấp nhận một
chương tŕnh 10 điểm, một quốc kỳ có ngôi sao vàng 5
cánh nằm giữa một nền đỏ và một bài quốc ca, bầu ra Ủy
ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chí Minh
làm Chủ tịch, hoạt động như một chính phủ lâm thời trong
quá tŕnh thưa có Tổng tuyển cử toàn quốc.
Ông Hồ, luôn luôn thực dụng, đă lái Đại hội đi tới chỗ
tán thành một chính sách thực tế “giành lấy chính quyền
từ tay người Nhật và Chính phủ bù nh́n trước khi quân
đội Đồng minh vào Đông Dương và như thế với danh nghĩa
là những người chủ của đất nước, chúng ta hoan nghênh
đón quân đội đó đến để giải giáp quân Nhật”. Nghị quyết
này của Đại hội đă thể hiện sự lo lắng của ông Hồ trước
mưu toan t́m kiếm lợi ích của Pháp và Trung Quốc, mối đe
doạ mà mọi người đều biết, đối với sự nghiệp của ông do
việc khối Pháp, Anh, Hà Lan muốn thu hồi trọn vẹn các
thuộc địa cũ của họ. Ông Hồ đă nhận thức được Đồng minh
không phải là đồng minh trong thực tế, mà đó chỉ là một
sự liên kết với nhau nhằm mở rộng việc bảo vệ các quyền
lợi thực dân ở Đông Nam Á. Căn cứ vào kinh nghiệm trước
đây, ông Hồ đă thấy trước một cách rất sáng suốt là
Trung Quốc sẽ không dễ dàng bỏ qua một cơ hội tốt nào để
bóc lột Việt Nam.
Khi kết thúc Đại hội đáng ghi nhớ này, ông Hồ đă đưa ra
một lời kêu gọi hùng hồn với toàn thể nhân dân Việt Nam,
trong đó có đoạn ghi:
“Giờ quyết định số phận đất nước chúnlg ta đă điểm.
Toàn dân trong nước hăy nổi dậy,
dùng sức mạnh của bản thân chúng ta đế giải phóng cho
chúng ta. Các dân tộc trên
thế giới đang nô nức thi đua để tiến lên giành lấy độc
lập. Chúng ta không cam chịu ở lại đàng sau...
Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ của Việt Minh, nhân dân
ta hăy anh dũng tiến lên phía trước”.
Ông Hồ đă kư vào bản kêu gọi với cái
tên mà trước đây ông đă dùng khi bắt đầu cuộc đời đấu
tranh cách mạng của ông - Nguyễn Ái Quốc.
Lời kêu gọi đánh vào tinh thần yêu
nước của người Việt Nam và ông muốn cho họ biết ông vốn
là “Nguyễn, ngườ coi t́nh yêu Tổ quốc là đạo đức tối
cao”.
Ngày thứ nhất của Đại hội cũng là
ngày xuất phát của toán “Con Nai”. Theo chỉ thị
của Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc, một đơn vị dưới quyền
chỉ huy của Vơ Nguyên Giáp (được toán “Con Nai” huấn
luyện trước) đă rời Tân Trào tiến đánh trại lính Nhật ở
Thái Nguyên để mở đường tiến về Hà Nội ở phía Nam. Khi
mọi việc chuẩn bị đă sẵn sàng, ông Hồ, vị Chủ tịch mới,
đă mời tất cả đại biểu các đảng phái và quan khách đến
để quan sát đơn vị Việt Nam hành quân tiến ra ngoài
doanh trại, có toán “Con Nai” đi cùng.
Thiếu tá Thomas là một sĩ quan trẻ
tuổi, giỏi, nhưng chất phác một cách dễ hiểu trong lĩnh
vực đấu tranh giữa các cường quốc thế giới.
Thomas và toán của ông cùng với những người Mỹ được rải
ra trên khắp Trung Quốc và Đông Dương đă chán ngán và
không hài ḷng khi họ thấy bị chính sách của Bộ chỉ huy
Chiến trường cấm không được đ̣i hỏi quân Nhật ở địa
phương ḿnh hoạt động đầu hàng, hoặc nếu có việc họ muốn
xin hàng th́ cũng không được tiếp nhận. Như Thomas đă
nêu: “điều đó đă làm cho tôi chán ngán đến cực độ khi
tất cả chúng tôi cảm thấy chúng tôi đă phải liều cả tính
mạng ḿnh để đến đây nhưng đến nay, khi công việc đă
chạy tốt rồi th́ chẳng c̣n ai đếm xỉa đến chúng tôi
nữa...” vân vân và vân vân. Một số toán t́nh báo này,
hoạt động ở cách xa mọi sự chỉ huy của cơ quan quân sự
đến hàng trăm dặm, đă làm ầm ĩ lên hơn thế nữa và đă
không tuân theo mệnh lệnh của
Chiến trường.
Trong trường hợp của toán “Con Nai”, họ đă làm dịu bớt
sự bất măn của ḿnh bằng cách đi
theo cùng với bộ đội Việt Minh suốt trên đường về
Hà Nội, nhưng chỉ với tư cách là những quan sát viên. Có
thể họ đă hoàn toàn lăng quên mất cái ấn tượng họ đă tạo
ra được cho ông Hồ một cách chắc chắn là ông đă có được
sự ủng hộ “bí mật” của Đồng minh. Nhưng c̣n các đại biểu
th́ sau khi Đại hội kết thúc, họ phân tán trở về địa
phương, họ lại mang theo cái
ấn tượng nói trên cùng với họ đi khắp đất nước.
Chú
thích :
(1) rất bận - tiếng Pháp
0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures