US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Viet Nam The Real Story Videos
Chiến Tranh Việt Nam Videos
Sức Mạnh Chính Nghĩa Videos
Hải Chiến Hoàng Sa Videos
TẠI SAO VIỆT NAM ?
WHY VIETNAM ?
BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC
MỸ
(Prelude to America’s Albatross)
TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti
Người dịch:
Lê Trọng Nghĩa
Chương 6
Người Mỹ phát hiện
ra Hồ Chí Minh
Khi các cường quốc bắt đầu xúc tiến các hoạt động
bí mật ở Đông Dương th́ ở đó ít nhiều cũng đă có một số nhóm
công tác ngầm.
Một nhóm đại diện cho quyền lợi giới dầu lửa phương Tây.
Một nhóm khác là phong trào dân tộc Việt Nam
- Việt Minh. OSS đă có liên hệ ở mức
độ nhất định với cả hai nhóm và trước khi rời Washington, tôi đă
để ư nghiên cứu t́nh h́nh các nhóm này.
GBT: NHÓM GORDON
Điều đầu tiên gợi cho tôi chú ư đến nhóm GBT là bản báo cáo của
AGAS/ Trung Quốc(1) nói về tin của nhóm GBT tường thuật cuộc tập
kích đường không của Đồng minh trên vùng Sài G̣n.
Nhóm GBT cho biết 9 phi công Mỹ đă bị hoả
lực đối phương bắn rơi và 3 trong số đó đă bị Nhật bắt.
Tin tức tiếp sau lại chỉ rơ các phi công khác đă được người Pháp
cứu và có thể sẽ không trao lại cho Nhật.
Sau đó độ một tuần, tin tức của nhóm GBT đă được xác nhận lại
khi Hurley báo cho Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ biết là người Pháp ở
Côn Minh phán đoán là giữa Pháp và Nhật sẽ nổ ra một cuộc khủng
hoảng v́ đại sứ Matsumoto đă đưa ra cho đô đốc Decoux một số yêu
sách, trong đó yêu cầu Pháp phải trao trả quân đội Nhật: “4(!)
phi công Mỹ đă bị hạ trên đất Đông
Dương và đă rơi vào tay người Pháp”.
Báo cáo của nhóm GBT về các nhân viên hàng không Mỹ đă làm tôi
nhớ đến bức điện của đại sứ Gauss trước đó 6 tháng: “Người Trung
Hoa và OSS hoạt dông thông qua nhóm Gordon, một tổ chức không
được phái đoàn Pháp hoàn toàn ưa chuộng”. (Gordon là một người
Anh, bề ngoài là đại diện của hăng Texas ở đó, nhưng bên trong
th́ để nhiều thời gian làm công tác t́nh báo cho OSS và cho quân
đội Mỹ. Khi tới Trùng Khánh, Gordon đă ở cùng với tùy viên quân
sự của chúng ta).
Tôi muốn t́m hiểu nhóm GBT này nhưng cơ quan
OSS đă chẳng cung cấp cho tôi được ǵ hơn, măi cho đến khi trung
tá Duncan Lee gợi ư cho tôi phải hỏi đến OSS New York của chúng
ta. Đến tháng 2-1945, tôi mới nắm
được một ít t́nh h́nh về cái nhóm hai mặt ḱ cục này.
GBT là chữ tắt của các tên Gordon - Bernard
- Tan. Nhóm GBT thuộc sự điều khiển
của Laurence Laing Gordon, một công dân Anh sinh ở Canada.
Trước đây Gordon là một chủ đồn điền cà phê ở Kénya, đă chuyển
sang kinh doanh công nghiệp dầu lửa và phụ trách nhiều công tác
khoan dầu ở Ai Cập, Trung Quốc và ở Madagascar.
Khi chiến tranh bùng nổ (1939-1940), Gordon
là giám đốc công ty Cal - Texaco ở Hải Pḥng.
Sau khi Nhật chiếm đóng Đông Dương, Gordon
và gia đ́nh trở về California nhưng vẫn giữ quan hệ với các lănh
đạo của Cal - Texaco. Vào năm 1941, Cal - Texaco khuyên
Gordon trở lại trông nom quyền lợi của hăng ở Đông Nam Á. Nhưng
chuyến đi của Gordon đă phải bỏ dở v́ Nhật đánh Trân Châu Cảng
(Pearl Harbor) và cũng từ đó, lănh đạo Cal - Texaco đă đặt kế
hoạch cho Gordon xâm nhập vào Đông Dương dưới một cái vỏ bán
công khai.
Câu chuyện ngụy trang của Gordon do Sir William
Stephenson(2), thủ trưởng Cục phối
hợp An ninh Anh xây dựng. Sau khi được cơ quan t́nh báo Anh
tuyển mộ, Gordon được điều tới New Delhi và
theo chỉ thị của Bộ chiến tranh Anh, được bí mật phong
hàm đại uư t́nh báo. Nhiệm vụ của Gordon lúc đó là đến cộng tác
với phái đoàn Pháp ở Trùng Khánh để xây dựng một mạng lưới t́nh
báo ở Đông Dương.
Thoạt đầu Gordon muốn tranh thủ sự giúp đỡ của phái đoàn Pháp và
nhận thấy ngay rằng việc đó sẽ chẳng mang lại một kết quả ǵ,
không những chỉ v́ có sự hạn chế của tướng Tai Li mà c̣n do
những chia rẽ v́ tranh giành về chính trị. Gordon liền xoay xở
để có một chỗ dựa chính thức, t́m đến tùy viên quân sự của
ta(3) và được giới thiệu với Đô đốc
Yang Hsuan Cheng(4). Người Trung Hoa đă cho
phép Gordon được hoạt động ở tỉnh Quảng Tây, nhưng với điều kiện
không được cộng tác với các cơ quan t́nh báo Pháp.
Thoạt tiên, Gordon chỉ hạn chế hoạt động
trong việc duy tŕ sự có mặt của ḿnh trong đám các nhân viên cũ
của Cal - Texaco. Về sau, với danh nghĩa là một đại lư
dầu hoả độc lập, Gordon đi khắp Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, nối
lại các quan hệ cũ, tập họp những người Pháp và người Việt trung
thành, vừa cung cấp khá nhiều xăng dầu và các thứ khác cho chợ
đen của người Trung Hoa, vừa xây dựng một mạng lưới chỉ điểm để
nhằm cứu văn tài sản của công ty dầu lửa.
Như thế là ngẫu nhiên mà đă h́nh thành một cơ cấu sớm mang những
đặc điểm của một tổ chức t́nh báo tài tử.
Trong năm đầu hoạt động, Gordon sử dụng tiền tài, đài vô tuyến
điện và thiết bị máy móc của người Anh, nhân viên người Hoa, với
sự cộng tác của hai người Mỹ, một là Frank (“Frankie'') Tan, dân
Boston gốc Hoa, quen với Gordon khi ở Hải Pḥng, hai là Harry V.
Bernard, một cựu nhân viên Cal - Texaco ở Sài G̣n.
Trong thời kỳ hoạt động khẩn trương 1943,
nhóm GBT đă làm cho người ta thấy họ không thể thiếu được đối
với người Trung Hoa và đội không quân thứ 14 của tướng
Chennault. Lợi dụng tốt nhất các quan hệ Pháp và Việt,
nhóm GBT đă thiết lập được ở khắp Đông Dương một mạng lưới năng
nổ các đài vô tuyến và trạm thu tin
t́nh báo. Nhân viên của họ tuy không được
đào tạo chuyên môn nhưng vẫn là nguồn cung cấp tin chủ yếu về
Đông Dương trong những năm 1942-1943.
Sau khi hợp nhất tổ chức OSS và AGFRTS(5)
tháng 4-1944, người Anh yêu cầu tướng Donovan sử dụng nhóm GBT
và tất nhiên là phải trợ cấp cho họ. Lúc đầu, Gordon tỏ ra bướng
bỉnh, muốn duy tŕ một kiểu hoạt động độc lập ngoài sự ràng buộc
bởi lợi ích dân tộc và lề lối quan liêu bàn giấy. Nhưng sau,
nhận thấy sự hỗ trợ hạn chế của người Anh, thấy tài nguyên và
thế lực ngày càng lớn của OSS trên chiến trường Trung Quốc,
Gordon cuối cùng đă phải nhận cộng tác với OSS/AGFRTS và đă tham
gia vào các chiến dịch tâm lư (MO) của OSS. Tháng 9-1944, OSS cử
trung uư Charles Fenn(6) làm sĩ quan
liên lạc đến nhóm này. Về sau, trong khi mở rộng hoạt động của
ḿnh, OSS lại gia tăng nỗ lực để kiểm soát chặt chẽ nhóm tự do
GBT hơn. Gordon không vừa ḷng nên cuối cùng đă tự tách ḿnh ra
khỏi OSS/AGFRST và đi theo AGAS.
Nhưng đến tháng 2-1945, Fenn lại được bổ nhiệm làm sĩ quan liên
lạc của OSS với AGAS và do đó tái lập lại mối quan hệ với tổ
chức GBT lúc ấy đang cộng tác với AGAS. Trung uư Fenn tiếp tục
giám sát Gordon cho OSS.
Cuộc đảo chính tai hại của Nhật vào
tháng sau đă làm cho mọi hoạt động của Gordon tiêu tan không thể
tránh khỏi.
TRƯỜNG HỢP “ÔNG HỒ”
Các báo cáo
của nhóm GBT đều khẳng định mọi thành công trong việc giải thoát
được người của Đồng minh từ sau vùng bị Nhật kiểm soát là nhờ ở
sự tổ chức và cộng tác có hiệu quả của những người Việt “phiến
loạn” thuộc một phong trào chính trị vững mạnh đấu tranh cho nền
độc lập của Việt Nam, được coi là có xu hướng thân Matxcơva,
nhưng người Nhật, Trung Hoa và Pháp nói chung lại gọi họ là
“cộng sản”. Trong các báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, AGAS và
OSS/AGFRTS, họ lại thường được kêu là phần tử “thân Đồng minh”,
“chống 'Nhật” và “chống thực dân”. Về phần ḿnh, tôi cho rằng
nhóm người này cũng giống như những người du kích chống phát xít
châu Âu, có thể hỗ trợ nhiều cho các nỗ lực chiến tranh của
chúng ta ở Đông Nam Á.
Lục trong đống hồ sơ, tôi đă t́m được một số thông báo của các
nhà ngoại giao ta ở Trùng Khánh, Sài G̣n và Côn Minh, đề ngày
tháng từ 1940 nói về các hoạt động của phong trào dân tộc này.
Các bản thông báo đầu tiên phản ánh quan
điểm của người Pháp đánh giá người Việt Nam “non nớt về chính
trị, có thái độ lănh đạm và thân Pháp”. Nhưng khi phong
trào do đă có đà phát triển mạnh và sự chống đối với các nhà
chức trách Pháp, Nhật đă trở thành công khai thù địch hơn; người
Pháp, người Nhật và cả một số quan chức trong cơ quan đối ngoại
của ta bắt đầu gán cho những người trong phong trào đó danh hiệu
là “cộng sản”.
Chắc chắn rằng trong số lănh tụ phong trào quốc gia đó cũng có
mặt các phần tử thân Matxcơva, nhưng đa số những người lănh đạo
nhân dân nổi dậy đấu tranh giành độc lập ấy chỉ là một khối hỗn
hợp, trong đó bao gồm thành phần của mọi xu hướng chính trị, từ
các tín đồ tôn giáo cho đến những người bảo hoàng theo ông hoàng
Cường Để thân Nhật, từ những người Việt không Cộng sản, thân
Trung Quốc, lưu vong ở Hoa Nam cho đến những người Cộng sản
triệt để đi theo đại biểu Xô-viết Hồ Chí Minh.
Qua tập hồ sơ, tôi thấy lần đầu tiên người
ta đề cập đến Hồ Chí Minh trong một bức điện của Đại sứ Gauss
ghi ngày 31-12-1942. Bức điện đă nhắc
tới một bản thông báo trước đó nói về việc người Trung Hoa bắt
giữ một lănh tụ Việt Nam “một người An Nam tên là Ho Chih Chi
(?)” (sic) và được biết là
giam ở Liễu Châu, Quảng Tây ngày 2-9.
Một năm sau, đại sứ Mỹ ở Trùng Khánh đă gửi về Bộ Ngoại giao hai
bức thư của Ủy ban Trung ương hiệp hội Quốc tế chống xâm lược
Đông Dương. Một bức viết bằng tiếng Pháp gửi cho Đại sứ Mỹ, một
bằng tiếng Trung Hoa gửi cho thống chế Tưởng Giói Thạch. Cả hai
bức thư đều đề ngày 25-10-1943, Hà Nội, nhưng mang dấu bưu điện
25-11-1943, Tŕnh Tây(7). Bức thư gửi
đại sứ Mỹ yêu cầu Đại sứ ủng hộ “Hiệp hội” trong việc đ̣i tha
cho “đại diện Hồ Chí Minh của chúng tôi”. Bức thư cho Tưởng đ̣i
Tưởng trả lại tự do cho Hồ Chí Minh, để tiếp tục lănh đạo các
hội viên Hiệp hội hoạt động chống Nhật.
Trong hồ sơ của OSS chúng tôi, chỉ có thấy nhắc đến Hồ Chí Minh
trong bản báo cáo của Powell thuộc OWI(8) ghi ngày 28-8-1944 và
trong bức điện của William R. Langdon, tổng lănh sự Mỹ ở Côn
Minh, xin ư kiến Bộ Ngoại giao về việc xin thị thực nhập cảnh
cho Hồ Chí Minh vào nước Mỹ.
Lúc đó cái tên Hồ Chí Minh liên tục xuất hiện trong các tài liệu
hồ sơ hàng năm của OSS đă thu hút sự chú ư của tôi. Tôi liền t́m
hỏi Austin Glass, một người bạn thân và là chuyên gia về các vấn
đề Đông Dương. Anh ta có biết “người bạn An Nam” này, nhưng lại
không rơ bây giờ ông ta lấy tên ǵ và Glass cũng chẳng giúp cho
tôi t́m được ông ta ở đâu v́ ông ta không có nơi ở nhất định.
Glass chỉ nói: “Hăy kiếm ông ta ở Bắc Kỳ”.
Qua nhiều cộng tác viên khác của OSS tôi
được biết Nha Viễn Đông sự vụ Bộ Ngoại giao cũng đang loay hoay
t́m bắt mối với “Ông Hồ” và xem xét trường hợp của ông.
Người bạn đồng nghiệp của tôi ở đó đă bắt tôi phải cam đoan giữ
tuyệt đối bí mật mới cho phép tôi được xem tập hồ sơ những “tin
tức chỉ để tham khảo” chứ không phải “để giải quyết” của Bộ.
Theo tôi, đúng là t́nh h́nh đă được thổi phồng lên quá mức trong
tài liệu của Bộ Ngoại giao.
Như vậy, thoạt tiên Hồ Chí Minh đă được những người Mỹ ở Trung
Quốc chú ư vào khoảng 4 tháng sau khi ông bị bắt ở Quảng Tây
(nay được xác định là vào ngày 28-8-1942). Bằng một nước cờ tài
t́nh nhằm thu hút sự chú ư của người Mỹ nhưng đồng thời cũng làm
cho Quốc dân đảng Trung Quốc bối rối, ông Hồ đă dựa vào sự giúp
đỡ của bạn bè cho đăng trên đại công báo, tờ báo hàng ngày ở
Trùng Khánh, một bài tiết lộ sự tồn tại của một chính phủ lâm
thời do Trung Quốc dựng lên cho Đông Dương. Bài báo xuất hiện
ngày 18-12-1942 và lập túc được ngay hăng UP tóm lấy để chuyển
về New York và Washington.
Bản tin của UP đă gây ra một sự ngao ngán
đáng kể trong giới ngoại giao Trung Quốc, Pháp và Mỹ ở Trùng
Khánh. Chỉ vài giờ sau khi tin này được công bố tại Mỹ,
Đại sứ quán của chúng ta ở Trùng Khánh phải chỉ thị cho một
trong số những sĩ quan trẻ tuổi sắc sảo Cục Đối ngoại, Philip D.
Sprouse(9) tiến hành diều tra về vấn
đề này. Sprouse đă báo cáo là bài báo do một phóng viên của tờ
Đại công báo tên là Hsu Ying viết dựa theo
tin tức của một người Đông Dương không rơ căn cước nhưng được
coi là một người Cộng sản. Sprouse cũng có đến gặp J. Fisbacher,
đại diện “những người Pháp chiến đấu” theo
De Gaulle ở Trùng Khánh. Fisbacher nói không hay biết ǵ về một
“chính phủ lâm thời” cho Đông Dương nhưng lại cho Sprouse xem
một bức thư (cũng từ một “người An Nam” không được xác minh!)
gửi cho thông tín viên địa phương của hăng Reuters phản đối việc
nhà cầm quyền Trung Quốc ở Liễu Châu đă bắt giữ ngày “2-9-1942”
một người An Nam tên là Ho Chih Chi(?)
“được xác nhận là lănh tụ Đông Dương
Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược”. Theo Sprouse, Fisbacher đă hăm
hở gạt bỏ không những bài báo mà cả bức thư
gửi cho Reuters và tỏ ư mong rằng cơ quan sứ quán Mỹ hăy bỏ qua
đừng quan tâm đến chuyện này nữa.
Nhung cả Gauss và Sprouse đă không hoàn toàn
bỏ rơi câu chuyện. Theo thường lệ, ngày 31-12, Gauss báo
cáo về Bộ những điều đă khám phá ra được, kèm theo bản tường
thuật của Fisbacher và nêu nhận định của Gauss có thể đồng ư với
quan điểm của Pháp là không có “Chính phủ lâm thời” nhưng điều
đó chưa thực chắc chắn lắm. Việc các nhà
đương cục Trung Hoa vội vàng gạt bỏ câu chuyện và người Pháp đă
quá nhậy cảm đối với quyền lợi của Mỹ trong các vấn đề Trung -
Việt đă gây cho Gauss nhiều sự nghi ngờ.
Gauss đă không chững lại.
Khi rời Trùng Khánh về Washington xin chỉ
thị, Gauss đă đề nghị với đại diện lâm thời George Atcheson Jr.
cho tiếp tục công việc. Ngày 20-5-l943, được sự đồng ư
của trên, J.S. Service(10) và Sprouse đă tổ chức một bữa ăn với
G. Wang, thông tín viên UP ở Trùng Khánh và ban biên tập Đại
công báo, trong đó có người phóng viên độc đáo, ông Hsu Ying.
Trong cân chuyện hôm đó, Hsu Ying đă nói chi tiết về nguồn gốc
bài báo, đồng thời lại tiết lộ cho biết có hai tổ chức tuy có
liên quan với nhau nhưng khác hẳn nhau, cùng tồn tại trong những
người Việt lưu vong ở Trung Quốc và Hoa kiều hải ngoại.
Nhóm thứ nhất gọi là “Đông Dương Cách mạng Đồng minh Hội”, thành
lập ở Liễu Chân dưới sự bảo trợ của tướng Trương Phát Khuê(11).
Lănh tụ của họ gồm toàn người Hoa kiều nhưng
nghe nói họ cũng có khoảng chừng 2.000 lính An Nam được giới
quân sự Trung Quốc huấn luyện.
Nhóm thứ hai là ṇng cốt của “Chính phủ lâm
thời Đông Dương”, gồm toàn người Việt và dựa vào Quốc dân đảng.
Lănh tụ của nhóm là một người Việt tên là Wu
Fei, người này đă có lần đến Trùng Khánh, gặp bác sĩ Chu Chia
Hua (12). Cái gọi là Chính phủ lâm
thời này được tổ chức bởi hai đảng - Quốc dân đảng (không có
quan hệ với chính phủ Trung ương Trung Hoa) và đảng Bảo hoàng.
Có tin “Chính phủ” của họ đă có độ 12.000
quân du kích đang hoạt động ở miền bắc Bắc Kỳ, giáp biên giới
Trung Quốc.
Ngày 28-5, Atcheson đă gửi bản báo cáo công tác của Sprouse cho
Bộ Ngoại giao để hỏi ư kiến của John Carter
Vincent(13). Carter Vincent tuyên bố không biết ǵ về các
tổ chức nói trên nhưng biết có người nào đó thuộc một nhóm quốc
gia Đông Dương “không phải đă bị bắt cầm tù mà chỉ bị các nhà
chức trách Trung Quốc ở Liễu Châu giám sát chặt chẽ không cho tự
do hoạt động”. Vincent cho rằng người Trung Hoa đă nghi nhóm
người Đông Dương nói trên được cảm t́nh của cộng sản và đang xúc
tiến thành lập một Chính phủ lâm thời Đông Dương trên đất Trung
Quốc, mà theo ông th́ chủ trương này
không được Trung Quốc tán thành (14).
Nhưng Vincent, trước đây là quyền cố vấn đại sứ quán Mỹ lại nghĩ
rằng người Pháp ở Trùng Khánh cũng nghi ngờ người Trung Hoa
“đang mưu toan xúc tiến một cuộc vận động nhằm thiết lập một
Chính phủ lâm thời ở Đông Dương” và phỏng đoán nhóm người Việt ở
Liễu Châu đă được họ giúp đỡ để thực hiện ư đồ đó. Vincent đă
nhắc tới việc Boncourt, cựu cố vấn đại sứ quán Pháp tại Trùng
Khánh, cùng nhiều nhà chức trách Pháp đă tỏ ra rất mẫn cảm đối
với mọi gợi ư về việc Trung Quốc có kế hoạch nhằm tranh chấp chủ
quyền của Pháp ở Đông Dương.
Bộ trưởng Hull không hài ḷng về thái độ lững lờ của Bộ Ngoại
giao đối với trường hợp “ông Hồ”, ngày 30-6 đă điện cho đại sứ
quán ta ở Trùng Khánh biết là t́nh h́nh “chưa hoàn toàn rơ ràng”
và Hull muốn có một bản báo cáo bằng công văn tỉ mỉ hơn, kèm
theo nhận xét của đại sứ quán về vấn đề này. Bản phúc đáp của
Sprouse ngày 21-7 không nói ǵ đến việc ông Hồ bị bắt hoặc bị
giam giữ mà chỉ xác định lại các báo cáo trước đó và phản ánh
quan điểm của người Pháp cho rằng phong trào của người Việt Nam
nói trên không có ǵ đặc biệt quan trọng trong lúc này.
Sự việc này đă dừng lại ở đó vào tháng
7-1943.
Cố gắng đầu tiên của ông Hồ để thoát khỏi bị
giam giữ và tranh thủ sự công nhận chính thức của Đồng minh đă
không đi tới đâu. Câu chuyện trên tờ
Đại công báo tuy có làm cho giới ngoại giao xôn xao ít nhiều
nhưng rồi cũng bị lắng ch́m đi trong cái biển quan liêu của Bộ
Ngoại giao.
OSS VÀ “ÔNG HỒ”
Nhưng t́nh h́nh đă đổi khác, khi mà ở Trùng Khánh
OSS ra sức xây dựng một hệ thống tổ chức hoạt động bí mật có
hiệu quả. Đại diện của Mao Trạch
Đông ở Trùng Khánh đă tiếp xúc với các sĩ quan OSS và SACO, và
gợi ư rằng bằng con đường điều đ́nh riêng có khả năng khiến cho
nhà lănh tụ Việt Nam đi theo phe Đồng
minh.
Như chúng ta đă rơ, 1942 và 1 943 là những năm khó khăn cho hoạt
động bí mật của Mỹ ở Đông Nam Á. V́ những lư do khác nhau, cả
hai nước Pháp và Trung Quốc đều tỏ ra dè chừng đối với Mỹ, và cả
hai đều đă từ chối không chịu tŕnh bày ư đồ của ḿnh hoặc cộng
tác với Mỹ về các chủ trương chính sách đối với Đông Dương. Thực
tế, họ đă có mưu đồ cách ly người Mỹ với các kế hoạch của họ.
Pháp th́ muốn ve văn cảm t́nh và sự ủng hộ của người Anh, cùng
là nước thực dân như nhau, để loại trừ người Mỹ. C̣n Trung Quốc
lại lo giành thế mạnh trên bàn đàm phán hoà b́nh sau này về các
vấn đề đặc quyền ngoại giao và nhượng địa của Pháp ở Trung Quốc,
nên Trung Quốc đă mưu tính với những người quốc gia Việt Nam
nhằm thừa cơ hất cẳng Pháp ra khỏi thuộc địa cũ của Pháp.
Bằng nhiều con đường kín đáo khác nhau, gợi ư của những người
cộng sản Trung Quốc đă được chuyển tới các đại diện của OSS ở
Trùng Khánh. Không cho cả Miles và Tai Li biết, các đại diện của
OSS đưa vấn đề ra thảo luận với OWI, với nhân viên Đại sứ quán;
và họ đă đồng ư sẽ cho xúc tiến một cố gắng chính thức nhằm kéo
Hồ Chí Minh ra khỏi nhà tù và điều đ́nh để ông cộng tác với OSS.
Bây giờ chúng tôi mới hay là, cũng trong mùa hè và mùa thu 1943,
khi OSS xúc tiến thương lượng qua đường ngoại giao và quân sự để
giải thoát ông Hồ th́ lúc đó tướng Trương Phát Khuê cũng đă làm
áp lực để buộc ông hoạt động cho Quốc dân đảng. Trương đă gặp
nhiều khó khăn rắc rối với các nhóm người Việt lưu vong ở Hoa
Nam mà sự chia rẽ chống đối nhau về phương pháp tiến hành đấu
tranh và những sự tranh giành quyền lực giữa các lănh tụ đảng
phái đă che lấp mất mục tiêu thống nhất đấu tranh giành độc lập
đất nước họ đang theo đuổi. Trương đă lập luận rằng nếu muốn lợi
dụng được các nhóm này để phục vụ cho Quốc dân đảng th́ trong
chiến tranh hay thời b́nh họ phải được thống nhất và tổ chức lại
thành một khối thuần nhất thân Trung Quốc - Hồ Chí Minh đă được
coi như là con người thích đáng nhất để đảm nhận công việc đó và
“để giúp chấn chỉnh” Đồng minh Hội(15),
mặt trận quốc gia do Trung Quốc đỡ đầu.
Tháng 11 năm đó được xem như là thời điểm mà Hồ Chí Minh đă được
người Mỹ nghĩ tới, người Trung Hoa và các bạn Cộng sản của ông ở
Việt Nam cho là biệt tăm v́ họ chẳng được tin tức ǵ về số phận
của ông ở Quảng Tây. Lúc đó cũng là lúc có
hai bản kiến nghị xin tha cho ông được gửi đi từ Hiệp hội quốc
tế chống xâm lược. Tài liệu Bộ Ngoại giao cho thấy con
người lanh lợi Sprouse đă tŕnh ngay bản kiến nghị cho Đại sứ và
đề nghị gửi về Washington, kèm theo
một công văn chuyển giao do Sprouse thảo. Nhưng cái lối làm việc
quanh co ở đây đă giúp cho Đại sứ quán lẩn tránh được nhiệm vụ
gay cấn phải giải quyết các vấn đề chính trị của người Pháp ở
Đông Dương. Trong công văn, Sprouse đă ghi “người An Nam” chính
là người được coi là đă bị bắt, là người đă được báo cáo gần một
năm trước đây. Nhưng Gauss lại đề nghị Bộ trưởng “không nên phúc
đáp bức thư của tổ chức người An Nam” khi mà người Pháp đă từ
chối mạnh mẽ không công nhận sự tồn tại của “Hiệp hội”.
Lúc đó bản thân Đại sứ Mỹ cũng đang bị rối bận về các mối quan
hệ Mỹ - Trung, một mặt là các vấn đề gay cấn trong cấp chỉ huy,
giữa huân tước Mounbatten và Tưởng Giới Thạch, mặt khác là mối
hận thù giữa Stilwell và Chennault. Các việc
nhỏ nhặt khác như vấn đề Đông Dương đều được giao lại cho cơ
quan giải quyết. Nhưng cơ quan, đặc biệt là Sprouse lại
thường xuyên chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi Phái đoàn Pháp
theo De Gaulle trong các sự vụ ở Đông Dương. Các quan chức phụ
trách phái đoàn đă để nhiều thời gian và công sức thuyết phục
người Mỹ rằng tất cả mọi người Việt Nam đều thân Pháp và mong
đợi lực lượng thân De Gaulle quay trở lại, ở đó không có phong
trào độc lập dân tộc quan trọng nào mà chỉ có người Trung Hoa
khuyến khích một số ít người Việt bất măn gây rối cho người
Pháp. Bức thú gửi cho Hull, phản ánh ảnh hưởng của Pháp với
Sprouse, đă kết luận “h́nh như không có cơ sở để nghĩ rằng các
tổ chức quốc gia Đông Dương không đại diện ǵ cho một cái ǵ
khác hơn là một mưu toan của Trung Quốc nhằm phơi bày một thái
độ hữu nghị đối với các dân tộc bị lệ thuộc châu Á và đồng thời
cũng nắm trong tay một hạt nhân tổ chức để phục vụ cho “những
t́nh huống có thể xảy đến” sau này. Bức thư
- báo cáo đến Washington ngày 12-1-1944 và đă được chuyển cho
nhiều cơ quan để “biết và làm tài liệu”.
Mấy ngày sau, Lănh sự quán của chúng ta ở Quế Lâm đă báo cáo là
lănh tụ của Đảng Cộng sản là “một ông Hoàng nào đó, đă từng cộng
tác lâu năm với đảng Cộng sản Trung Quốc...
Cơ quan lănh đạo của phong trào đóng trong vùng phía nam tỉnh
Vân Nam”. Đây hầu như là điều chắc
chắn ám chỉ ông Hồ, nhưng tên th́ chưa được xác nhận; đây không
phải là “đồng chí Vương” như người ta đă nhiều lần được biết tên
ông ở Quảng Đông, Liễu Châu và Côn Minh.
Hồ sơ của Bộ Ngoại giao đă cung cấp những tin tức có giá trị về
vấn đề Powell/Langdon xin giấy phép nhập cảnh cho Hồ Chí Minh 6
tháng trước đó. Powell thuộc cơ quan OWI đă
đến gặp Langdon, Tổng lănh sự Mỹ ở Côn Minh và yêu cầu cấp thị
thực nhập cảnh cho một người Đông Dương gốc Hoa “Ho Ting Ching”.
Powell cho biết các nhà chức trách OWI New
York đă định thuê người này trong một thời gian dài để phát
thanh các bản tài liệu dịch tiếng Việt của OWI từ San Francisco.
Langdon đă trả lời là sẽ đồng ư cấp giấy nếu OWI yêu cầu và nói
thêm rằng “Ho Ting Ching” cần phải xin một giấy phép thông hành
do Chính phủ Trung Hoa cấp để đến công tác tại nước Mỹ và
Langdon đă tỏ ra không tin là Ho Ting Ching đă có giấy đó.
Langdon cũng lại cho biết trong bất cứ t́nh huống nào người Pháp
cũng sẽ “rất bất b́nh” nếu “Ho Ting Ching” được đoán chừng cũng
có thể là một người có quốc tịch Pháp, được đưa đến nước Mỹ để
tuyển dụng vào làm nhân viên nhà nước mà người Pháp không được
hỏi ư kiến trước.
Thấy có khả năng xảy ra nhiều điều phức tạp, Langdon đă hỏi xem
ư kiến Bộ. Vấn đề được đặt ra cho Washington vào tháng 12-1944
và được chuyển tói Sprouse(16).
Sprouse đă phải chuẩn bị một bản bị vong lục
nói về “ông Hồ” cùng với những hoạt động và quan hệ của ông với
OWI Côn Minh. Nhưng chứng chỉ nhập
cảnh đă không được cấp.
Vấn đề xin nhập cảnh cũng như bài đăng trên Đại công báo và các
kiến nghị xin trả tự do cho ông Hồ đă nằm chết trong đống hồ sơ
của Bộ Ngoại giao. Nghĩ tới các bản danh sách các nạn nhân chiến
tranh bi thảm của chúng ta trong những thập kỷ vừa qua, người ta
chỉ có thể đau xót, hối tiếc đă để lỡ mất những cơ hội có khả
năng làm chuyển biến thời cuộc đi theo
một hướng khác như đă được tŕnh bày ở trên.
C̣n đối với tôi lúc đó, ít ra tôi cũng đă nắm được một số đầu
mối tổ chức kháng chiến của những người Việt Nam vào đầu năm
1945. Đó là một việc mà tôi cảm thấy
có thể sẽ có ích cho tôi ở Trung Quốc. Nhưng lúc đó th́
tôi không nhận thức được rằng những hồ sơ bị xếp xó đó và những
cuộc điều đ́nh của OSS ở Trùng Khánh đă thể hiện một cố gắng
nhất định của Hồ Chí Minh chỉ nhằm để làm cho Mỹ chính thức công
nhận “sự nghiệp” của ông ta.
Khi Hồ Chí Minh c̣n là khách của tướng
Trương Phát Khuê tại nhà tù Tiên Dao th́ Wendell Wilkie đến thăm
Trung Quốc vào tháng 10-1942. Qua các báo chí cũ và các
tin tức phát thanh bập bơm, ông Hồ cũng nắm được các sự kiện xảy
ra trên thế giới và những lời công bố của Wilkie, và đă phát
hiện được sự căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ, Anh, Pháp về vấn
đề chủ nghĩa thực dân. Khi rời Trung Quốc Wilkie đă tuyên bố là
người châu Á đang yêu cầu thi hành các nguyên tắc của Hiến
chương Đại Tây Dương phù hợp với điều kiện đặc biệt của đất nước
họ. Sau đó ông Hồ lại được đọc trên báo chí Trung Quốc những tin
tức mới, những lời b́nh luận về cuộc trao đổi ư kiến giữa
Churchill và Roosevelt về việc thi hành Hiến chương Bắc Đại Tây
Dương. Vào 1945, trong một phút giễu cợt hiếm có của ông, ông Hồ
đă hỏi tôi “phải chăng Hiến chương Bắc Đại Tây Dương chỉ là một
bạn cùng đôi với 14 điểm Wilson được áp dụng cho các nước người
da trắng châu Âu, ngoại trừ các nước thuộc địa Á – Phi”(17).
Trong những năm 1942-1944, vấn đề tự do của tất cả các dân tộc
phụ thuộc đă trở thành một vấn đề quan trọng và người Mỹ đă nổi
lên như một quán quân bênh vực cho lư tưởng này. Roosevelt và
Cordell Hull yêu cầu các cường quốc thực dân châu Âu
theo gương người Mỹ ở Philippin trong
việc đặt nền tảng cho việc thực hiện độc lập của các nước thuộc
địa cũ của họ. Roosevelt đă có lần nhấn mạnh quá mức đến nước
Pháp ở Đông Dương và nói đến nền cai
trị Pháp ở đây như là một điển h́nh nổi bật của chủ nghĩa thực
dân áp bức bóc lột nặng nề.
Điều đó đă làm cho huân tước Halifax(18)
phải yêu cầu Hull ngày3-1-1944 giải thích rơ hơn về ư đồ của
Tổng thống Roosevelt. Theo bộ ngoại giao Anh th́ Tổng thống Mỹ
đă “xác nhận phần nào” những lời tuyên bố trong dịp đi Cairo và
Téheran của ông với nội dung là “Đông Dương có thể sẽ được tách
ra khỏi nước Pháp và đặt dưới quyền ủy trị quốc tế”.
Halifax cho biết thêm là bản thân ông cũng
đă nhiều lần được nghe Tổng thống có ư kiến như vậy nhưng không
biết chắc những lời phát biểu đó của Tổng thống có phải đă là
kết luận cuối cùng không. Người Anh ngại rằng những lời
nhận xét đó của Tổng thống có thể tới tai
người Pháp và sẽ gây ra nhiều sự lúng túng lớn.
Hull đảm bảo với Halifax là ông ta cũng chẳng biết ǵ hơn về
việc này và gợi ư rằng có thể tốt hơn hết là Tổng thống và
Churchill nên trao đổi với nhau về vấn đề này trong một cuộc gặp
gỡ sau nào đó.
Câu chuyện giữa Halifax và Hull đă gây ra
những tiếng vang xôn xao. Hai ngày sau, S.K. Hornbeck, cố
vấn chính trị Bộ Ngoại giao, đă thông báo cho Hull biết tin nhà
chức trách Trung Quốc đă nhiều lần tuyên bố rằng mặc dầu Trung
Quốc mong muốn thấy Đông Dương được trả lại cho Pháp nhưng lại
không muốn điều đó được thực hiện mà không có một số các điều
bảo đảm nhằm ngăn chặn Pháp dùng Đông Dương vào những hoạt động
không thân thiện đối với quyền lợi của người Trung Hoa sau này.
Nói tóm tắt là tương lai của Đông Dương sẽ
không được định đoạt nếu như không có mặt người Trung Hoa trên
bàn Hội nghị Hoà b́nh. Chính trong
bối cảnh của việc nhận thức mới này về sự quan trọng của Đông
Dương mà Trung Quốc và OSS đă sử dụng Hồ Chí Minh trong năm
1944-1945.
Sau vụ “hạ tầng công tác”(19) ở Đồng minh Hội, ông Hồ thấy rằng
ḿnh đă có một cương vị vững vàng để tự do hoạt động, vai tṛ
lănh đạo đă được công nhận trong đám đồng bào bạn bè và không
bạn bè của ông, nên ông đă sử dụng triệt để lợi thế mới của
ḿnh. Đồng minh rơ ràng sẽ chiến thắng ở châu Âu và ông Hồ đă
thấy trước là toàn bộ lực lượng của bộ máy chiến tranh Đồng minh
sẽ chuyển sang chống Nhật Bản. Ông Hồ cũng biết rằng thời giờ
c̣n lại cho ông rất eo hẹp. Ông phải sẵn sàng, nếu không theo
luật pháp th́ trên thực tế, là người đại diện cho chính quyền ở
Đông Dương đối với những người Đồng minh chiến thắng, nếu như
ông giành và duy tŕ được sự kiểm soát của một nước Việt Nam độc
lập. Trong thực tế, thời gian của ông c̣n bị
hạn chế hơn ông tưởng rất nhiều v́ có vụ nổ bom nguyên tử.
Nhờ có đầu óc phân tích, bản chất thực dụng và một sự thông hiểu
sâu sắc t́nh h́nh chính trị thế giới, ông Hồ đă rất sớm rút ra
kết luận phải tranh thủ cảm t́nh của nước Mỹ. Ông đă xác định
được không thể coi Trung Quốc như là một Đồng minh và thậm chí
c̣n hơn thế nữa, có thể trở thành đối kháng. Ông đoán trước sẽ
không có một sự ủng hộ tích cực về phía nước Nga “anh dũng” đối
với kế hoạch giành độc lập của ông, bởi ngay sau khi thắng trận
họ đă bị kiệt sức v́ chiến tranh. Trong khối Đồng minh phương
Tây, các nước thục dân như Anh, Pháp và cả Hà Lan - sẽ nhất tề
không thể nào khác được trong việc chống lại cuộc vận động chống
chủ nghĩa thực dân của ông. Đối với những
nước này th́ chỉ có việc đẩy mạnh công cuộc đề kháng.
Trong suy nghĩ của ông, nhất định là khi có
cơ hội, Pháp sẽ đ̣i lại Đông Dương làm thuộc địa.
Chỉ c̣n có Mỹ, một khả năng cuối cùng của
ông. Nhưng đồng thời Mỹ cũng là một điều bí ẩn đối vối
tâm t́nh của một con người đă được đào luyện chính trị ở
Matxcơva. Ông Hồ đă phải vắt óc suy nghĩ để t́m ra những điều
khá lạ lùng để dung hoà những đ̣i hỏi về lư thuyết và thực hành
của ông. Ông cảm thấy người Mỹ rơ ràng là chống thực dân, bối
cảnh lịch sử, thành tích trước kia và
những lời tuyên bố mới đây, tất cả đều chứng minh điều đó.
Nhưng Mỹ cũng vẫn là tư bản.
Những cải cách kinh tế xă hội của họ chưa
thực sự “dân chủ”. Vô sản của họ thật chưa được “tự do”
và được “giải phóng” như ở Nga. Nhưng chỉ
c̣n có người Mỹ có lẽ mới chịu nghe và giúp đỡ phong trào của
ông một cách có thiện cảm.
Cuối mùa xuân 1944, thoát khỏi được gánh
nặng ở Đồng minh Hội, chưa bao giờ ông Hồ lại lo tranh thủ sự
chú ư của người Mỹ như lúc này. Năng khiếu nhận thức và
tính toán thời cơ của ông đă giữ vai tṛ quan trọng trong các sự
kiện tiếp theo. Ông biết rằng OSS cho
tổ chức những nhóm gián điệp người Trung Hoa để quấy phá Nhật
Bản dọc theo bờ biển Trung Quốc và
trong các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây. Lúc đó OSS ở Trung Quốc đánh
giá cao cái vốn quư của ông Hồ trong lĩnh vực công tác t́nh báo
và chiến tranh du kích, nhưng người Pháp và Trung Hoa ở Trùng
Khánh đă hoạt động chống lại việc người Mỹ muốn sử dụng Việt
Minh. Mặc dù vấp phải những trở ngại nói trên, giữa năm 1944,
OSS và AGAS đă tiếp xúc với ông Hồ trong một cố gắng không thành
nhằm tổ chức một lưới t́nh báo ở Đông Dương, sau khi ông đă cộng
tác phần nào với người Mỹ trong công tác tuyên truyền.
“Ông già” mưu mẹo(20) đă phản đối
việc sử dụng ông giống như những nhân viên người Trung Hoa khác.
Ông muốn được công khai chính thức công nhận
và ở cấp bậc cao nhất có thể được.
Tất nhiên ông không có được sự ủy nhiệm ngoại giao cần thiết để
làm việc với một cường quốc bên ngoài.
Ông được Matxcơva công nhận nhưng Cộng sản
hoàn toàn không được thừa nhận ở Trùng Khánh.
Ông Hồ có được một cơ sở chính trị trung
thành và có hiệu lực ở Đông Dương nhưng lại bị người Pháp ở đó
đặt ra ngoài ṿng pháp luật. Ông bị đàn áp ở Trung Quốc
v́ Trung Quốc ủng hộ bọn “tay sai bù nh́n” mà họ hy vọng để sử
dụng cho những tín toán sau chiến tranh. Nếu
người Mỹ muốn lợi dụng sự giúp đỡ của ông cho ḿnh - và họ cũng
mong muốn như vậy - th́ họ buộc phải đối xử với ông một cách khá
trang trọng hơn. Và một cuộc thương
lượng giữa ông Hồ với những người của OSS tiếp cận với ông đă
được xúc tiến.
ÔNG HỒ T̀M KIẾM SỰ CÔNG NHẬN CHÍNH THỨC
Vào tháng
8-1944, qua các sĩ quan OSS và OWI ở Côn Minh, Đông Dương Độc
lập Đồng minh Hội đă gửi một bức thu đến Đại sứ Mỹ. Tác giả bức
thư yêu cầu Mỹ giúp đỡ công cuộc đấu tranh giành độc lập của họ
và cho họ được cơ hội chiến đấu chống Nhật bên cạnh các nước
Đồng minh. Ngày 18-8, một sĩ quan OSS tŕnh bức
thư cho Langdon, kèm theo b́nh luận:
“Những người cách mạng An Nam... hiện nay tinh thần rất cao... [và]
họ mong việc yêu cầu Mỹ giúp đỡ được chấp nhận”. Và người sĩ
quan đó phán đoán: “Sau chiến tranh, sẽ có rối loạn lớn ở Đông
Dương, nếu như không có ít nhất một biện pháp sớm bảo đảm quyền
tự trị thực sự cho đất nước này”.
Ngày 8-9, được OSS khuyến khích, Langdon đă gặp các tác giả bức
thư. Theo lời kể
lại của Langdon, ông Phạm Viết Tự, được coi như là người phát
ngôn của họ, đă nói rằng họ “đến để tranh thủ cảm t́nh... của
nước Mỹ”. Langdon đă đáp lại như sau:
“Họ hoàn toàn đúng khi làm cho người đại diện nước Mỹ biết đến
những quan điểm và nguyện vọng của dân tộc Việt Nam trong khi mà
người phát ngôn cấp cao nhất của chính phủ Mỹ đă nhiều lần tuyên
bố bảo đảm sự quan tâm của chính phủ Mỹ đối với chính sách v́
phồn vinh và tiến bộ của các dân tộc bị trị ở phương Đông, trong
đó nhân dân Việt Nam cũng có thể tự coi như có ḿnh”.
Và Langdon đă hứa với những người đối thoại rằng những ư kiến
của họ sẽ được ông ta chuyển tới Chính phủ Mỹ. Nhưng Langdon lại
nói tiếp:
“Người Việt Nam là công dân của nước Pháp, mà nước Pháp lại đang
sát cánh cùng Mỹ đấu tranh... chống lại phe Trục. Thực không c̣n
nghĩa lư ǵ nếu như một mặt Mỹ đă phải bỏ ra những chi phí rất
lớn về người và của để chi viện và giải phóng nước Pháp khỏi ách
nô lệ của người Đức mà mặt khác Mỹ lại đục khoét đế quốc Pháp”.
Phạm Viết Tự đă đáp trả:
“Người An Nam rất biết về t́nh h́nh hữu nghị lâu đời giữa Pháp
và Mỹ, và Đồng minh Hội chúng tôi không có ư đồ đấu tranh chống
lại Pháp mà chỉ muốn cho các hội viên của ḿnh được đứng về phía
Đồng minh đánh Nhật. V́ thế Hội đă có kế hoạch hành động theo
hướng đó nếu như Mỹ bằng ḷng cung cấp vũ khí và tiếp tế cho
chúng tôi”.
Đến đây Langdon ngắt lời và nói rằng đó là
một vấn đề quân sự nên Đồng minh Hội phải trực tiếp thảo luận
với Bộ chỉ huy quân sự của Đồng minh.
Phạm Viết Tự nói lại ông chỉ muốn hạn chế ư kiến của ḿnh ở khía
cạnh chính trị của vấn đề và yêu cầu Langdon đề đạt rơ với Chính
phủ Mỹ là ở đây chỉ nhấn mạnh đến vấn đề tự trị cho nhân dân
Việt Nam. Một lần nữa Langdon lại kéo dài
câu chuyện và nói rằng ông hy vọng Đồng minh Hội xem xét lại lời
yêu cầu trên với một lập trường thực tế hơn và cũng nên thấy
rằng trong đó có bao hàm một sự ép buộc có thể đối với Đồng minh
Pháp.
Langdon nói thêm là người An Nam có ǵ phải kêu ca đối với người
Pháp th́ họ nên theo con đường thông
thường mà nói chuyện thẳng với người Pháp.
Phạm Viết Tự đáp lại rằng về lư thuyết mà nói th́ đó là một cách
giải quyết chính đáng “nhưng bênh vực cho điều đó trong trường
hợp của Đông Dương là ngu ngốc, không nhận thấy thực tế của t́nh
h́nh, v́ ở đó chỉ có áp bức, không có dân chủ”.
Một lần nữa Langdon lại đả vào các người khách của ḿnh: “Dân
An Nam không nên nh́n tiền đồ của
ḿnh một cách quá bi quan. Tháng 7(21) vừa qua, tướng De Gaulle
đă có công bố với báo chí Washington rằng chính sách của Pháp là
nhằm dẫn dắt mọi dân tộc trong đế quốc Pháp tiến tới tự trị...”.
Cuộc nói chuyện đă tiếp diễn theo cái
kiểu đó để rồi dẫn đến một kết thúc tất nhiên không tránh khỏi.
Khi Phạrn Viết Tự và các bạn của ông báo cáo
lại cho ông Hồ, họ đă tỏ ra thất vọng và chỉ có thể nói rằng họ
đă được tiếp đón thân mật nhưng không được một lời hứa hẹn ủng
hộ về chính trị nào. Điều tốt nhất mà
họ hy vọng có thể đạt được chỉ là một sự giúp đỡ hạn chế về quân
sự và cũng có thể chỉ được trả công các dịch vụ đă tiến hành.
Nhưng ông Hồ không thất vọng, trái lại ông tỏ ra hoan hỉ, trước
sự ngạc nhiên của mọi người kể cả các sĩ quan OSS...
“Đồng minh Hội” của ông đă tranh thủ được sự công nhận của một
quan chức trong Chính phủ Mỹ và đă giành được lời hứa hẹn sẽ làm
cho các nhà cầm quyền cao cấp nhất ở
Washington, có thể cả đến “Tổng thống Roosevelt vĩ đại”, phải
quan tâm đến sự nghiệp chính nghĩa của Hội.
Nhưng ở Washington, người ta đă đi đến một
kết luận rất khác. Người Pháp đă được
chấp nhận trước một cách không có cơ sở thục tế, như là một nước
Đồng minh chiến dấu chống lại các lực lượng của Nhật ở Trung
Quốc. Không muốn bị bỏ quên trên chiến trường Thái B́nh
Dương và hy vọng chiếm lại chủ quyền ở Đông Dương, người Pháp đă
dồn dập yêu cầu các Chính phủ Washington và London cho họ tham
gia vào các kế hoạch quân sự ở Viễn Đông.
Về sau việc tham gia chính thức của Pháp càng trở nên phức tạp
khi Pháp đ̣i có quyền xúc tiến các hoạt động bí mật “chuẩn bị
tác chiến” ngay trên đất Đông Dương. Việc đó đă đến tai cả
Roosevelt và Churchill. Churchill không phản
đối ư đồ của Pháp nhưng lại không muốn công khai bác bỏ lập
trường đă được công bố của Roosevelt cho rằng ngtịi Pháp không
được chiếm lại Đông Dương bằng vơ lực.
Vấn đề được đưa ra bàn bạc rộng răi và đă là
đầu đề cho hàng đống giấy tờ và công văn ngoại giao trao đổi
trong nội vụ và giữa các Bộ Ngoại giao Mỹ - Anh.
Roosevelt rất bực bội trước những đ̣i hỏi khăng khăng của Pháp,
Anh và đă chỉ thị cho Hull “không được làm ǵ cả đối với các
nhóm kháng chiến hay bất cứ cái ǵ khác có liên quan đến Đông
Dương...”. Và như
thế là câu chuyện đă được chấm dứt vào ngày 16-10-1944, nhất là
đối với các hoạt dộng của Pháp như Roosevelt đă có ư nói.
Nhưng vấn đề cũng đă lại chấm dứt với cả các
“nhóm kháng chiến”.
Về sau, điểm này đă được làm sáng tỏ vào mùa xuân 1945, khi các
nhà cầm quyền Mỹ cuối cùng đă phải cho phép chỉ giúp đỡ cho các
nhóm nào đă chuẩn bị đánh Nhật.
ÔNG HỒ GẶP CHENNAULT
Trong lúc này, nhiều cuộc dàn xếp với ông Hồ đă
được xúc tiến tại chỗ. Sau lần
thương lượng mới với Trương Phát Khuê, ông được hoạt động tương
đối tự do, và đă để một phần thời giờ
cùng với các nhà chức trách OSS và OWI tham gia điều khiển công
tác tuyên truyền của Đồng minh ở Côn Minh, Quế Lâm, Liễu Châu.
Ông đă tận dụng các phương tiện của OWI để
trau dồi thêm vốn tiếng Anh và sự hiểu biết thêm về lịch sử,
phong tục tập quán Mỹ cũng như t́nh h́nh thời sự quốc tế.
Ngoài ra, thỉnh thoảng ông lại cung cấp cho BIS tin tức quân sự
về Nhật từ Đông Dương gửi tới, thực hiện công tác của tổ chức
Việt Minh của ông và thu nạp người
của các nhóm quốc gia đối lập. Đó cũng là một thời kỳ để ông Hồ
tận dụng các khả năng thuận lợi của ḿnh; nhưng trong thực tế,
ông chỉ là một con tép nhỏ trong cái ao lớn và chắc chắn rằng đă
chẳng có người Mỹ nào thấy được tầm quan trọng vai tṛ của ông
trong tương lai.
Những người đi theo ông Hồ ở Đông Dương, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc
Trung Kỳ, mà người Mỹ ở Trung Quốc không hề biết, cảm thấy phấn
khởi trước việc ông Hồ thoát khỏi sự giam cầm của người Trung
Quốc, trước thắng lợi của Đồng minh ở châu Âu và Thái B́nh
Dương. Dưới sự lănh đạo tài t́nh của Vơ Nguyên Giáp, họ đă tiến
hành đánh phá các tiền đồn của Pháp và Nhật. Tiếp theo đó là
những vụ đàn áp không thể tránh khỏi, cuộc “khủng bố trắng” của
người Pháp. Người Việt Nam bị bắt giữ, nhà cửa bị đốt phá, tài
sản bị tịch thu, làng xóm bị triệt
hạ. Một số người Cộng sản được phát hiện bị bắn bỏ, bị chém đầu,
hoặc bị chặt tay chân để bêu ra chợ.
Chính quyền Decoux treo thưởng tiền và muối
cho ai nộp được đầu các lănh tụ cách mạng.
Những trận tấn công khủng bố của người Việt Nam và sự đàn áp dă
man của Pháp đang c̣n diễn ra ác liệt vào 1944, khi có tin tướng
De Gaulle vào Paris. Giáp trở nên nôn nóng
và muốn phát động một cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại cả Pháp
lẫn Nhật, nhưng nhiệt t́nh của ông đă bị các lănh tụ khác thận
trọng hơn ḱm lại và cuộc khởi nghĩa đă bị hoăn.
Nhưng những cuộc đàn áp của Pháp vẫn tiếp
tục và phong trào cách mạng có nguy cơ bị tiêu diệt. Từ
Côn Minh, ông Hồ ra lệnh “đ́nh chỉ lại tất cả”, cho đến khi ông
có thể về đến Pác Bó, hành dinh chiến đấu của ông trong vùng
rừng núi t́nh Cao Bằng.
Cuối tháng 11, ông Hồ gặp Giáp và các chiến sĩ khác ở Bắc Kỳ.
Ông thảo luận với họ về t́nh h́nh, phê phán tính nóng vội của họ
và chỉ cho họ biết rằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang nổ ra lúc
đó là quá sớm và sẽ thất bại. Để nâng cao tinh thần họ và ngăn
chặn những hành động liều lĩnh có thể làm nguy hại cho phong
trào, ông Hồ cho thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng
quân và cử Giáp làm Tổng chỉ huy. Ban đầu, đội tập trung vào
tuyên truyền phổ biến và giáo dục cho dân chúng về chiến thuật
du kích; và sau đó đội đă trở thành tiền thân của Quân dội Nhân
dân hiện nay mà Giáp là Tổng tư lệnh và là người anh hùng.
Sau khi đă giải thích và trấn an những người đi
theo, ông Hồ quay trở lại Côn Minh.
Khi đi qua vùng Cao Bằng gần biên giới Trung Quốc, ông Hồ gặp
một người phụ tá tin cẩn khác là Phạm Văn Đồng, người trước đây
đă đề xuất ra các bản yêu sách cho Gauss và Tưởng Giới Thạch để
xin tha cho ông Hồ ra khỏi nhà tù. Qua Đồng, t́nh cờ ông Hồ biết
là có một phi công Mỹ bị hạ đang được giữ trong một đơn vị du
kích của Giáp ở gần đó. Người phi công đó chính là một trong 9
nhân viên hàng không mà nhóm GBT báo cáo là đă nhảy dù ra khỏi
máy bay sau trận đánh trên vùng Sài G̣n.
Hay tin có một phi công Mỹ đang được giữ ở một nơi
an toàn, ông Hồ nắm ngay lấy thời cơ
may mắn này và ra lệnh cho đưa người Mỹ đó đến gặp. Sau một lúc
nói chuyện thân mật và tin chắc rằng người Mỹ đă thấy được sự
giúp đỡ của người Việt Nam, ông đă chỉ thị cho Đồng cho hộ tống
người Mỹ đó, không phải chỉ giản đơn đến biên giới, mà đến thẳng
cho người Mỹ ở Trung Quốc. Đây là một dịp
thuận lợi nữa để ông Hồ đề cao phong trào cách mạng với người Mỹ
và làm cho họ phải chính thức công nhận phong trào của ông.
Ông Hồ trở lại Côn Minh vào tháng 2 rét
lạnh. Ở đó ông đă tiếp xúc ngay với
các bạn ở OSS và OWI. Ông tỏ ra lo lắng về các cuộc điều
động quân mới đây của Pháp và Nhật. Ông cho việc quân Pháp và cả
quân Nhật cũng triển khai lực lượng trên các vùng rừng núi Bắc
Kỳ và Lào là một điều lạ lùng. Ông Hồ đă
không thể biết rơ về các cuộc điều động binh lực này nhưng chắc
chắn là có một cái ǵ đó quan trọng đang được chuẩn bị.
Theo ông có thể có cuộc tiến quân phối hợp Pháp - Nhật về hướng
Vân Nam phủ(22) ở phía Bắc hoặc về
Nam Ninh ở phía Đông.
Điều mà ông Hồ không biết là đội tuyên truyền mới của ông sắp
sửa là mục tiêu cuộc hành quân càn quét của quân Pháp nhằm triệt
để hoàn toàn “bọn phiến loạn”. Cuộc hành
quân này đă được dự định tiến hành trong tuần lễ bắt đầu từ
10-3. Trong khi chuẩn bị, một số đơn vị quân Pháp ở Bắc
Kỳ đă được dàn ra ở phía Bắc, hướng vào các căn cứ địa quân du
kích Việt Nam. Thật ra, đó chỉ là một bộ phận trong kế hoạch to
lớn chủ yếu của tướng Mordant bố trí toàn bộ quân của ông ở phía
Bác để chờ “cuộc đổ bộ của quân Đồng minh” vào Đông Dương. Cuộc
hành quân càn quét chỉ là một kế hoạch che giấu nhưng đồng thời
đó cũng là một đ̣n Mordant muốn trả đũa cho “nhóm người An Nam
phản bội”.
Nếu như ông Hồ và ông Giáp không hay biết ǵ về ư đồ nhằm tiêu
diệt lực lượng nhỏ bé của họ th́ người Pháp lại càng bất ngờ hơn
với người Nhật: Nhật đă đột nhiên tấn công quân Pháp chiều ngày
9-3, ngay trước khi cuộc hành quân của Pháp bắt đầu. Như sau này
đă rơ, người Nhật đă tước vũ khí và bắt giam tất cả những lực
lượng quân sự cùng với những nhà lănh đạo Pháp, trong đó có
tướng Mordant và Aymé, và đă tước quyền của các quan chức mọi
cấp - từ Decoux cho đến tên thư kư quèn. Như đă nêu trên, chỉ có
những người Pháp trong các đội quân được triển khai ở bắc Bắc Kỳ
và Lào(23) để nhằm càn quét vùng rừng
núi quân du kích Việt Minh và chờ “quân Đồng minh” đến mới thoát
được ra ngoài cú vét lưới của Nhật.
Chỉ có Hồ Chí Minh và mặt trận Việt Minh của ông ta là đă được
lợi gấp đôi trong cái cú đánh lớn may mắn này.
Họ đă được cứu thoát khỏi những người Pháp
đang nhằm tiêu diệt họ, những người mà sau này họ đă che chở và
cho ẩn náu khi rút lui qua Trung Quốc.
C̣n nhân dân Việt Nam th́ tạm thời đă được
“giải phóng” khỏi những ông chủ Pháp của họ.
Luồng tin tức t́nh báo từ Đông Dương cho đến lúc đó vẫn c̣n hạn
chế, đă bị tắc trong ngày một ngày hai. Cú
đảo chính của Nhật đă làm ỉm đi mất tất cả mọi đường dây thông
tin quân sự, chính trị của mạng lưới SACO và GBT. Tướng
Chennault bên hàng không đ̣i cung cấp các mục tiêu t́nh báo;
người Trung Hoa gặp khó khăn nguy hiểm trong việc triển khai các
lực lượng trang bị đơn sơ và nghèo nàn của họ, cũng như trong
việc xây dựng các cứ điểm pḥng thủ của họ dọc theo biên giới
Đông Dương mà không nắm được tin tức về sự bố trí quân Nhật. V́
vậy phải cấp bách mở lại các đường giao liên và các hoạt động bí
mật để bảo đảm cho các kế hoạch chống Nhật ở Trung Quốc và Thái
B́nh Dương của Đồng minh thành công.
Trong t́nh h́nh khẩn cấp đó, lănh đạo OSS được chỉ thị phải làm
mọi việc có thể được để mở thông lại luồng tin tức và đă cho
phép được sử dụng “tất cả mọi nhóm kháng chiến”. Đây rơ ràng là
một sự thay đổi trong chính sách cấm đoán của Tổng thống từ
tháng 10 trước và cũng có nghĩa là OSS đă được quyền tự do tiếp
xúc với Hồ Chí Minh.
Fenn, trung uư hải quân của chúng ta, lúc đó được phái đến công
tác ở AGAS, đă dược nghe nói về một “người An Nam tên là Hu Tze
Minh” đă giúp cho viên phi công bị hạ “Trung uư Shaw” trở về
Trung Quốc. Fenn lại được biết “Hu Tze Ming”
đă ở Côn Minh và “thỉnh thoảng” xuất hiện trong các cơ quan của
OWI. Fenn thu xếp để gặp người
An Nam đó vào chiều 17-3. Đó tất nhiên là Hồ
Chí Minh.
Khi tôi đến Côn Minh vào tháng 4-1945, tôi
đă có dịp đọc một số báo cáo của Fenn nói về việc tổ chức “các
lưới t́nh báo bản xứ trong nội địa Đông Dương”. Nhưng các
báo cáo này không có những chi tiết mà trung uư Fenn đă đưa ra
sau này trong quyển sách in năm 1973 của
ông(24). Một số ít các chi tiết này
(mà tôi đă xác nhận trong tập ghi chú chính thức vào lúc đó) đă
nói rất xác đáng về những thắng lợi chính trị của Hồ Chí Minh
vài tháng sau đó.
Trung uư Fenn đă kể lại cuộc gặp gỡ đầu tiên của Fenn với ông
Hồ: “Hồ đi cùng với một người trẻ tuổi là
Phạm(25)... H́nh như ông ta đă được gặp... Glass và De
Sibour, nhưng chẳng thu được ǵ ở các
vị này. Tôi đă hỏi xem ông Hồ muốn ǵ ở họ.
Ông Hồ nói - chỉ có vấn đề công nhận nhóm
của ông ta (gọi là Mặt trận Đồng minh hay Mặt trận Độc lập)”.
Sau đó ba hôm, họ gặp nhau lại để chuẩn bị cho ông Hồ trở về
Đông Dương, nơi sẽ được đặt các trạm thu
tin t́nh báo với các máy vô tuyến của OSS và các hiệu thính viên
người Việt do OSS đào tạo.
Ông Hồ đă gợi ư với Fenn rằng ông ta muốn
được gặp tướng Chennault. Fenn chỉ đồng ư
thu xếp cuộc tiếp kiến nếu như ông Hồ
chấp nhận không được đ̣i hỏi ở Chennault bất cứ điều ǵ: “việc
xin tiếp tế cũng như hứa hẹn ủng hộ. Hồ tán
thành”. Ngày 29-3, Fenn, Bernard và Hồ Chí Minh được đưa
đến cơ quan và giới thiệu với tướng Chenjlault.
Fenn kể lại: “Chennault rất cảm ơn ông Hồ về việc người phi công
được cứu thoát. Ông Hồ đáp lại bao giờ ông cũng sung sướng được
giúp đỡ người Mỹ và đặc biệt giúp tướng Chennault mà ông ta hết
mực ca tụng. Họ chuyện tṛ về đội Hổ bay.
Chennault tỏ ra hài ḷng về những câu chuyện mà ông Hồ biết
chung quanh vấn đề này.
Họ bàn chuyện cứu các phi công bị nạn.
Không ai nói ǵ đến người Pháp hoặc nói
chuyện chính trị. Tôi thở phào khi
mọi người sắp từ biệt nhau. Lúc đó, ông Hồ nói rằng ông
muốn xin một vật kỷ niệm nhỏ... Và tất cả cái mà ông muốn chỉ là
một cái ảnh của tướng Chennault... Đúng
lúc... một tập ảnh 8x10 được đưa ra.
“Hăy chọn lấy”, Chennault nói. Ông Hồ
cầm lấy một chiếc ảnh và hỏi tướng Chennault có vui ḷng cho xin
chữ kư?' Chennault liền viết ở dưới
“Bạn chân thành của anh. Claire L. Chennault”.
Theo ư ông Hồ th́ việc được tướng Chennault tiếp là hết sức quan
trọng v́ được coi như là một sự công nhận chính thức của Mỹ.
Nhưng tấm ảnh có chữ kư đă trở thành vật có ư nghĩa quan trọng
sống c̣n đối với ông khi ông rất cần một chứng cứ cụ thể để
thuyết phục một số người Việt Nam quốc gia đa nghi rằng ông đă
giành được sự ủng hộ của Mỹ. Đó chỉ là một mưu mẹo không có cơ
sở nhưng cũng đă đạt được kết quả.
Khi Fenn, Bernard và Tan điều đ́nh với AGAS để chở ông Hồ đến
vùng biên giới Tŕnh Tây để rồi từ đó ông đi bộ về Pác Bó, tôi
cũng dùng “Humpll”(25) bay tới Côn
Minh để tiếp quản các công tác ở Đông Dương.
Chú thích :
(1) Ban
không trợ mặt đất, tổ chức cứu các phi công bị rơi ở chiến
trường Trung Hoa, tương tự như BAAG của Anh.
(2) “Người hùng” của Churchill, lúc đó đang hoạt động bí mật
dưới danh nghĩa là người Mỹ.
(3) Đại tá N.B. De Pass
(4) Trưởng ban Ngoại vụ của Quân sự Ủy viên hội, giám đốc Cục
t́nh báo quân sự Trung Quốc.
(5) Ban tham mưu kỹ thuật không lực mặt đất, đơn vị 5329
(6) sĩ quan MO của OSS ở Miến Điện
(7) thuộc đông bắc Côn Minh, cách biên giới Đông Dương 30 dặm
(8) Nha thông tin chiến tranh
(9) Bí thư thứ ba của Đại sứ quán ở Trùng Khánh
(10) Bí thư thứ hai của Đại sứ quán ở Trùng Khánh
(11) Tư lệnh Đệ tứ chiến khu
(12) Bộ trưởng Bộ tổ chức Ban chấp hành Trung ương Trung Hoa
Quốc dân đảng
(13) giám đốc Viễn Đông sự vụ Bộ Ngoại giao
(14) ư Vincent muốn chỉ tổ chức Việt Minh
(15) tức Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội
(16) lúc này Sprouse đă được chuyển về Bộ Ngoại giao
(17) Tại hội nghị Versailes 1919, ông Hồ, lúc đó mang tên Nguyễn
Ái Quốc, đă thay mặt cho Đông Dương, gửi kiến nghị (bản Yêu sách
8 điểm) cho tổng thống Wilson nhưng không có kết quả.
(18) Đại sứ Anh ở Mỹ 1941-1946
(19) Để đáp lại việc Trung Quốc trả lại tự do vào tháng 8-1943,
ông Hồ đă đồng ư hợp tác với tướng Trương Phát Khuê tổ chức lại
Đồng minh Hội. Ông Hồ cũng phải hứa cộng tác với người Trung
Quốc trong việc thu thập tin tức t́nh
báo.
(20) lúc đó ông Hồ 54 tuổi
(21) năm 1944
(22) Côn Minh
(23) lực lượng dưới quyền tướng Galwel Sabattier, chỉ huy quân
Pháp ở Bắc Kỳ và tướng Wavcet Alessandri
(24) Charles Fenn, Hồ Chí Minh, 1973
(25) Sau này chính Phạm Văn Đồng đă xác nhận ông là người đi
cùng ông Hồ trong lần gặp gỡ với Fenn
(26) tuyến đường bay ở phía đông Himalaya, được Đồng minh sử
dụng để vận chuyển người và đồ tiếp tế từ Ấn Độ sang Trung Quốc.
0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures