US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Viet Nam The Real Story Videos
Chiến Tranh Việt Nam Videos
Sức Mạnh Chính Nghĩa Videos
Hải Chiến Hoàng Sa Videos
TẠI SAO VIỆT NAM ?
WHY VIETNAM ?
BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC
MỸ
(Prelude to America’s Albatross)
TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti
Người dịch:
Lê Trọng Nghĩa
Chương 12
“Quyền ủy trị” được xác định lại
Chỉ thị
gián tiếp của Roosevelt về Đông Dương là nhằm để giải quyết
vấn đề đó vào thời kỳ sau chiến tranh chứ không phải vào
giũa năm 1945, khi Mỹ đang phải đương đầu với t́nh h́nh thay
đổi nhanh chóng ở Đông Nam Á, hoặc đang ở trong một t́nh
trạng cấp bách của chiến tranh. Những chỉ thị của Washington
lúc đó chỉ gây thêm phức tạp và rối rắm cho các quyết định
cấp bách về chỉ huy và làm gây cấn thêm t́nh trạng tranh
chấp giữa Pháp, Trung Quốc và Mỹ.
Những điều bí mật chung quanh Hội nghị Yalta tháng 2, cuộc
đảo chính tháng 3 của Nhật và cái chết của Roosevelt trong
tháng 4 ngay trước khi bước vào Hội nghị San Francisco đă
làm cho vai tṛ của Pháp ở Viễn Đông nổi lên vượt quá tầm
vóc của nó. Trong những kế hoạch tiến hành chiến tranh của
chung ở Trung Quốc dự kiến cho
đến năm 1946, chúng tôi không đặt vấn đề có sự tham gia của
Pháp. Tuy vậy đến đầu năm 1945 th́ Pháp
đă được coi như là thành viên của Chiến trường Đồng minh.
Do đó, Đại sứ Hurley, tướng Wedemeyer và đại tá Heppner đă
phải thường xuyên chất vấn Bộ Ngoại giao, Bộ Chiến tranh và
OSS ở Washington xem có phải là đă có một sự thay đổi chính
sách hoặc ít ra th́ cũng phải có một sự giải thích để làm
sáng tỏ t́nh h́nh.
DE GAULLE ÉP TRUMAN
Trong
ṿng 2 tuần lễ sau khi Roosevelt chết, Chính phủ De Gaulle
đă tiến hành một đợt tuyên truyền mạnh mẽ nhằm hướng dư luận
thế giới sang phía có lợi cho việc giữ nguyên t́nh trạng của
Pháp ở Đông Dương, thậm chí đến mức gợi ư một cách không có
cơ sở thực tế rằng chính sách của Mỹ đối với Đông Dương đă
thay đổi dưới chính quyền Truman. Đợt tuyên truyền đó đă
được triển khai đồng thời ở Trung Quốc và ở nước Mỹ vào ngày
25-4 khi tướng (đại sứ) Pechkov đọc một bài diễn văn tại
cuộc họp báo cùng lúc với việc mở đầu Hội nghị San
Francisco. Ông nói:
“Pháp đang chiến đấu ở Thái B́nh Dương, nơi có chiến hạm
Richelieu, một trong những thiết giáp hạm mạnh nhất thế giới
đang tuần tiễu và ở Đông Dương, nơi những du kích Pháp đang
quấy rối người Nhật và ngăn chặn không cho họ tiến đánh Vân
Nam và Quảng Tây...
Trong cuộc xung đột này, người Đông Dương tỏ ra trung thành
với sự nghiệp của Pháp. “Quyền ủy trị” thực sự đă nằm trong
trái tim chúng ta…”.
Ở đây, có vấn đề được đặt ra là trên
thực tế tàu Richeheu phải chăng có mặt ở Thái B́nh Dương vào
thời điểm đó? Tôi chỉ có thể trả lời rằng, theo Hải
quân Mỹ cho biết th́ trong khoảng từ 15 đến 30 tháng 4 năm
1945, tàu đó đang có mặt ở Ấn Độ Dương. Nhưng luận điệu nói
là “du kích người Pháp” quấy rối Nhật ở Đông Dương và ngăn
chặn những cuộc tấn công vào phía nam Trung Quốc đă được xác
định rơ là cường điệu hoàn toàn. Người
Việt Nam đă sớm nói lên tiếng nói của họ.
Sau khi Roosevelt mất, người phát ngôn của Pháp ở San
Francisco đă t́m được những vũ khí tuyên truyền tốt nhất của
họ trong lời tuyên bố năm 1942 của Sumner Welles và trong
chương tŕnh về các dân tộc phụ thuộc của Mỹ đưa ra tại Hội
nghị Dumbarton Oaks năm 1944. Ngày 2-5, G. Bidault, Bộ
trưởng Ngoại giao Pháp lúc đó tham dự Hội nghị San
Francisco, đă tuyên bố một cách mạnh mẽ trước thế giói rằng
quyết định về tương lai của Đông Dương phụ thuộc vào nước
Pháp và chỉ có Pháp mà thôi. Ông ta đă đề cập đến quyền ủy
trị như đă được xác định ở Dumbarton Oaks nhưng lại tuyên bố
rằng nguyên tắc ấy chỉ áp dụng cho một số vùng nhất định nào
đó chứ không phải cho Đông Dương.
Sau này Bonnet phàn nàn với Ngoại trưởng Stettinius rằng
“mặc dù Chính phủ Pháp hiểu lời tuyên bố của Welles năm 1942
có liên quan đến việc khôi phục lại chủ quyền của Pháp đối
với đế quốc Pháp trước đây là có bao gồm Đông Dương ở trong
đó, nhưng báo chí Mỹ vẫn cứ tiếp tục nói rằng một qui chế
đặc biệt vẫn dược dành cho khu vực thuộc địa này”. Để tránh
có sự bất đồng trong hội nghị, Stettinius khẳng định với
Bidault rằng “bất cứ lời tuyên bố chính thức nào của Chính
phủ nói đến chủ quyền của Pháp ở Đông Dương, thậm chí… nhưng
trong dư luận công chúng Mỹ cũng có những ư kiến nào đó lên
án những chính sách và những điều thực hành của Pháp ở Đông
Dương”.
Sau bước thăm ḍ kết quả, De Gaulle tăng sức ép đối với
chính quyền mới ở Washington từ một hướng khác.
Trong một bức công hàm riêng, De Gaulle
yêu cầu Tổng thống Truman tiếp Bộ trưởng Ngoại giao của ông
ta để ông này thảo luận về sự tham gia của các lực lượng
Pháp “bên cạnh các lực lượng Mỹ trong chiến dịch quyết định
chống Nhật”.
Bidault thăm Nhà Trắng ngày 17-5.
Sau khi bày tỏ ḷng cảm kích đối với đề nghị được tham gia
chiến đấu của De Gaulle, Tổng thống nói với Bidault rằng
chính sách của ông ta là để cho Tổng tư lệnh Chiến trường
(Mac Arthur) quyết định nếu như có thể được và có cần thiết
phải để các lực lượng Pháp tham gia vào các cuộc hành quân
chống Nhật hay không. Bản thân Tổng thống cho rằng việc này
c̣n tùy thuộc khá nhiều vào điều kiện chuyên chở vận tải,
một vấn đề đ̣i hỏi phải có một lực lượng lớn gấp 3 lần trong
chiến tranh ở Đại Tây Dương.
Ngày hôm sau, Grew và Bidault cũng thống nhất với nhau sau
khi xem xét kỹ lưỡng các vấn đề nói trên. Nhưng Bidault lại
cho biết thêm là đă có hai sư đoàn của Pháp sẵn sàng để đưa
ngay sang Viễn Đông. Có thể là nhằm cho Grew yên tâm về
những động cơ của Pháp, Bidault nói ngay rằng các sư đoàn đó
có thể được sử dụng ở bất cứ nơi nào tại Viễn Đông và Pháp
không có ư định hạn chế sự đóng góp của họ chỉ ở trong việc
chống lại kẻ thù ở Đông Dương. Grew đáp lại là sẽ nêu ngay
vấn đề này với các nhà chức trách quân sự của chúng ta.
Trong khi bộ máy ngoại giao khuấy động th́ cơ quan đấu tranh
chính trị của DGER ở Calcutta và Trùng Khánh cũng cho tung
ra tin đồn là do “các nhân vật cao cấp” cho biết Washington
đă bỏ rơi quan niệm về quyền ủy trị và cũng không c̣n phản
đối việc Pháp quay trở lại Đông Dương nữa.
ĐIỀU G̀ ĐĂ XẢY RA Ở YALTA
Chiến trường Trung Quốc là “điểm chót tận
cùng” trong Thế chiến. V́ vậy
tin tức về những sự kiện ở Washington, London và Paris đến
đó được, chủ yếu là do con đường trao đổi
thư từ cá nhân giữa những người
bạn quen thuộc với nhau. Những đường thông tin liên lạc
chính thức giữa những người vạch ra quyết định ở các thủ đô
thế giới với các nhà lănh đạo ngoại giao và quân sự ở Trung
Quốc thường bị hạn chế trong những chỉ thị từng phần nhằm
ngăn ngừa việc giải thích theo ư cá nhân hoặc các hành động
có tính chất độc lập. Những chính sách cơ bản giao cho tướng
Wedemeyer và Đại sứ Hurley từ khi họ mới được chỉ định sang
Trung Quốc đă thay đổi liên tục ở Washington, nhưng những
thay đổi đó lại chỉ được nêu lên một cách rơ ràng sau khi sự
việc thực tế có liên quan đến sự thay đổi đó đă xuất hiện.
Cũng may mà t́nh trạng đó không phải chỉ riêng những người
Mỹ ở Trung Quốc mới có; trong những chừng mực nhất định, nó
c̣n tồn tại ở người Anh, người Pháp. Và
ngay cả trong các chính sách của người Trung Quốc cũng có
t́nh trạng tương tự.
Để đối phó với những yêu sách quá mức của người Pháp và đấu
tranh với các tin đồn đại về việc Mỹ thay đổi chính sách,
chúng tôi phải dựa vào sự giúp đỡ và hướng dẫn của Đại sứ
quán Mỹ. Đại sứ Hurley cũng khá thông thạo về vấn đề quyền
ủy trị của Mỹ đưa ra ở Hội nghị Dumbarton Oaks năm 1944 và
cũng biết rằng vấn đề đó đang được “ba nước lớn” thảo luận
tại Yalta. Tuy vậy, ông cũng không được
thông báo là vấn đề đó đă được phê chuẩn hay đă bị sửa đổi.
T́nh huống nào cũng đều tác động đến mối
giao dịch của ông ta cũng như của giới quân sự đối với người
Pháp ở Trung Quốc. V́ vậy, Hurley muốn biết quyết
định cuối cùng của Washington và ngày 10-5, ông đă điện về
Mỹ, nhắc đến lời tuyên bố báo chí của Pechkov, như sau:
“V́ một thực tế là qui chế tương lai của khu vực đó chắc
chắn sẽ làm cho người ta ở đây quan tâm và thảo luận ngày
càng nhiều nên thật là bổ ích cho tôi nếu như Bộ ngoại giao
bí mật thông báo riêng cho tôi biết nội dung các quyết định
ở Yalta (hoặc bất cứ một quyết định nào khác về chính sách)
xung quanh vấn đề ấy. (Tôi biết rơ chính
sách của Roosevelt đối với Đông Dương nhưng muốn xác định
xem chính sách đó có ǵ thay đổi không)”.
Tám ngày sau, Hurley nhận được một trả lời ngắn gọn: “Không
có quyết định nào của Yalta (SFAMB) liên quan đến Đông Dương
mà Bộ Ngoại giao được biết (URTEL 750, ngày 10-5).
Các tài liệu về chính sách quân sự và
chính trị hiện đang nghiên cứu sẽ được chuyển đến để làm
thông báo một khi đă được phép.
Grew (điện).
Câu trả lời kín đáo của Grew làm tăng thêm sự lẫn lộn.
Nếu không có quyết định nào đạt được ở
Yalta, tại sao Bộ Ngoại giao lại không muốn tiết lộ ra.
Thư tín trao đổi giữa các nhân viên tham
mưu dự họp ở Yalta với Trùng Khánh nói rằng vấn đề Đông
Dương đă được thảo luận chí ít là giữa Roosevelt và tướng
Marshall, và có thể dưới một h́nh thức nào đó với cả
Churchill và Xtalin.
Vài ngày sau, Hurley gửi một bức điện cá nhân dài đến Tổng
thống Truman, đề cập đến quyền lợi và các cuộc vận động của
Anh ở châu Á. Với một ngôn ngũ rơ ràng, Hurley bày tỏ mối lo
ngại về việc Mountbatten đă sử dụng viện trợ Vay - Mượn và
các nguồn tài nguyên khác của Mỹ để xâm chiếm Đông Dương,
nhằm làm thất bại cái mà Hurley cho là chính sách của Mỹ và
để thiết lập lại chủ nghĩa đế quốc Pháp. Ông ta muốn tổng
thống hiểu rằng hiện nay ở châu Á có dư luận ngày càng tăng,
cho là ở đây Mỹ đang nghiêng về xu hướng đế quốc hơn là dân
chủ. Theo Hurley th́ đó là một điều phi
lư và cần uốn nắn. Từ vị trí xa xôi cách biệt của
ḿnh, ông có ấn tượng rằng đoàn đại biểu Mỹ ở San Francisco
h́nh như ủng hộ thuyết đặt các thuộc địa và các dân tộc phụ
thuộc dưới sự kiểm soát đế quốc với h́nh thức các nước đế
quốc riêng rẽ hoặc liên kết với nhau chứ không phải đặt dưới
sự ủy trị của Liên Hợp Quốc.
TRUMAN NÓI: KHÔNG THAY ĐỔI
Bức điện
của Hurley được Nhà Trắng chuyển cho Bộ Ngoại giao ngày 29-5
để phúc đáp lại một cách thích đáng vào 8 ngày sau, đồng
thời cũng nêu hai vấn đề là sự kiểm soát của Pháp ở Đông
Dương và nguyện vọng chiếm lại Hongkong của Anh.
“…Tổng thống yêu cầu tôi nói rằng không có thay đổi cơ bản
nào trong chính sách... Và lập trường hiện nay là như sau:
Tổng thống cho rằng ông thông hiểu lời phát biểu của Bộ
trưởng Ngoại giao ngày 3-4-1945, trong đó được sự đồng ư của
Tổng thống Roosevelt, Stettinius đă tuyên bố rằng kết quả
các cuộc thảo luận ở Yalta cho thấy, cơ cấu về quyền ủy trị
phải được xác định thế nào để cho phép đặt dưới nó những
lănh thổ nhất định chiếm được từ kẻ thù trong cuộc chiến
tranh này (như đă được thông qua vào một ngày sau đó) và cả
những lănh thổ khác nếu họ tự nguyện chấp nhận sự ủy trị.
T́nh h́nh vừa được công bố liền được
khẳng định bằng những cuộc trao đổi ư kiến hiện nay đang
diễn ra ở San Francisco bàn về các quyền ủy trị. Suốt
trong các cuộc thảo luận này, đoàn đại biểu Mỹ nhấn mạnh sự
cần thiết phải đưa ra cho tất cả các dân tộc phụ thuộc một
h́nh thức tiến bộ về Chính phủ tự quản để họ đi đến một kiểu
liên bang nào đó phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của các
dân tộc có thể loại trừ việc thiết lập quyền ủy trị ở Đông
Dương, trừ khi Chính phủ Pháp đồng ư. Mà điều đó th́ h́nh
như không thể được. Tuy nhiên đó chỉ là ư định của Tổng
thống vào những thời điểm thích hợp nhằm đ̣i hỏi Chính phủ
Pháp có những biểu hiện tích cực tỏ rơ ư định muốn thiết lập
các quyền tự do công dân và nới rộng các biện pháp về Chính
phủ tự quản ở Đông Dương trước khi hoàn thiện hơn nữa tuyên
ngôn về chính sách trong lĩnh vực này”.
Sau đó, bức điện kể lại cuộc nói chuyện của Tổng thống với
Bidault và vạch ra cho Hội đồng Tham mưu trưởng các tiêu
chuẩn về khả năng sử dụng các lực lượng Pháp:
“a/ Trong khi tránh để không đi tới phải làm một điều ǵ
không thiết thực, hay một cam kết dài hạn về khối lượng và
tính chất của viện trợ mà Mỹ có thể cung cấp cho lực lượng
kháng chiến của Pháp ở Đông Dương th́ Chính phủ (Mỹ) vẫn
tiếp tục giúp đỡ trong chừng mực không ảnh hưởng đến những
yêu cầu của các chiến dịch đă được hoạch định. V́ phải đáp
ứng nhu cầu tập trung mọi tiềm lực của chúng ta ở Thái B́nh
Dương cho các chiến dịch đă được vạch ra, do đó trong lúc
này không dự liệu những chiến dịch qui mô lớn nhằm trực tiếp
giải phóng Đông Dương. Quân đội Mỹ sẽ không được sử dụng ở
Đông Dương ngoài các chiến dịch quân sự của Mỹ chống lại
Nhật.
b/ Lời đề nghị giúp đỡ được đánh giá về mặt quân sự như là
một hành động nhằm mục đích đánh bại Nhật Bản cũng giống như
trường hợp của Anh và Hà Lan.
V́ vậy không có ǵ ngăn trở việc cung cấp viện trợ cho các
lực lượg quân đội và Hải quân Pháp theo như quan niệm đă
được nêu ở trên, nhưng phải tính đến việc đừng để gây ra cho
Chiến trường, nơi phải cung cấp sự viện trợ đó, một sự phân
tán tiềm lực quân sự, kinh tế mà đáng lẽ Hội đồng tham mưu
trưởng phải tập trung cho các nơi khác”.
Vào quăng giữa thánh 6, Heppner đă có
dịp được đọc toàn văn bức điện nói trên và được phép phổ
biến một số đoạn cần thiết cho một số ít nhân viên trong cơ
quan, trong đó có tôi.
Cả Heppner và tôi đều cho là chính quyền
Truman đă đầu hàng trước yêu sách của De Gaulle, chấp nhận
chỉ chịu để cho Đông Dương thuộc quyền ủy trị nếu có sự đồng
ư của Pháp. Nhưng đối với giới
quân sự, th́ Đông Dương có được đặt thuộc quyền ủy trị hay
không lại là một việc không quan trọng.
Điều đáng quan tâm là vấn đề cung cấp
cho Pháp những sự hỗ trợ và tiếp tế hậu cần, và nhằm vào mục
đích ǵ. Chúng tôi hy vọng sẽ có những lời tuyên bố
dứt khoát hơn, một lời tuyên bố có thể làm tiêu tan những
mập mờ mà chúng tôi đang phải cố gắng khắc phục. Điều cơ bản
mà chúng tôi cần là những tiêu chuẩn chính trị cho phép OSS
có thể cộng tác với người Pháp, Anh và Việt Nam; các giới
hạn địa lư của khu vực hoạt động và việc mở rộng các hoạt
động phi quân sự của OSS.
Heppner đă triệu tập một hội nghị để hy vọng làm sáng tỏ
những điểm này. Hội nghị gồm các đại
diện Đại sứ quán, các nhà làm kế hoạch của Chiến trường và
các trưởng ngành của OSS.
BỐN CƯỜNG CUỐC TRỞ THÀNH NĂM
Theo báo cáo viên Đại sứ quán, mục tiêu chủ
yếu của Roosevelt là nhằm bảo đảm và duy tŕ ḥa b́nh bằng
một cơ chế tổ chức quốc tế (Liên Hợp Quốc).
Ông đă phác họa ra cơ chế lănh đạo là một nền chuyên chính
tay tư, gồm những cường quốc tham
gia chủ yếu vào cuộc chiến tranh: Mỹ, Anh, Liên Xô và Trung
Quốc. Nhưng sau các hội nghị Dumbarton Oaks và Yalta, rơ
ràng là Anh cần có sự cộng tác của Pháp ở châu Âu và
Roosevelt đă chấp nhận khái niệm “năm cường quốc”.
Cũng có thể là cuộc viếng thăm Mỹ vào
tháng 7-1944 của De Gaulle đă ảnh hưởng đến Roosevelt.
De Gaulle đă hứa là Pháp sẽ để cho Đông
Dương được hưởng một mức độ tự trị sau chiến tranh.
Roosevelt không nài ép ông về vấn đề ủy
trị. Roosevelt cũng rất biết sự
thù ghét của Churchill đối với việc xáo trộn cơ cấu thuộc
địa ở Đông Nam Á, mặc dù Xtalin và Tưởng đều tán thành thủ
tiêu nó. (Quentin Roosevelt đă
tiết lộ cho tôi biết là vào giữa tháng 3-1945, Tổng thống có
thể đă có một lập trường ôn ḥa hơn nhưng không phải là đă
hoàn toàn từ bỏ lư tưởng về quyền ủy trị. Theo “Q”
th́ Roosevelt đă nói rằng, nếu nước Pháp cam kết nhận cho
ḿnh vai tṛ của người được ủy nhiệm th́ ông sẽ không phản
đối việc Pháp giữ lại các thuộc địa của ḿnh với ư nghĩa là
một sự độc lập hoàn toàn cho các thuộc địa đó sẽ được đảm
bảo thực hiện).
Theo báo cáo viên Đại sứ quán, lần đầu
Đông Dương đă trở thành một vấn đề nói trong các công hàm
của Tổng thống vào tháng 11-1944. Khi Wedemeyer báo
cáo cho Tổng thống biết rằng các thế lực Anh, Hà Lan và Pháp
đang hoạt động mạnh mẽ nhằm khôi phục lại địa vị chính trị
và kinh tế trước chiến tranh của họ ở Đông Nam Á; Wedemeyer
nói về phái đoàn quân sự của Blaizot ở Ấn Độ đang chuẩn bị
xâm nhập vào Đông Dương và yêu cầu phải có chỉ thị chính trị
v́ theo Wedemeyer th́ Đông Dương thuộc Chiến trường Trung
Quốc. Ngày 16-11-1944, Tổng thống đă chỉ thị cho Hurley
thông báo cho Wedemeyer biết rằng chính sách của Mỹ đối với
Đông Dương không thể được xác định trước khi có sự tham khảo
với các đồng minh trong hội nghị Tham mưu hỗn hợp sắp tới và
Tổng thống yêu cầu Hurley cung cấp đầy đủ cho ông các tin
tức về hoạt động của Anh, Pháp và Hà Lan ở Đông Nam Á. Nhưng
Hurley đă chẳng có ǵ để báo cáo thêm với Tổng thống và Tham
mưu Trưởng Liên quân cũng chẳng rơ đồng minh của chúng ta
mưu toan làm ǵ, ở đâu.
Khi cả Hurley và Wedemeyer đều ở Washington vào tháng
3-1945, Tổng thống đă nói với Wedemeyer rằng ông ta cần phải
sẵn sàng để ngăn chặn các hoạt động chính trị của Anh và
Pháp trong khu vực này, và chỉ được giúp đỡ họ những ǵ mà
các chiến dịch trực tiếp chống Nhật đ̣i hỏi.
Người ta đă kể lại chuyện Churchill đă điện cho Tổng thống
rằng ông biết đang có những khó khăn nhất thời giữa
Wedemeyer và Mountbatten chung quanh các hoạt động ở Đông
Dương, và đề nghị có chỉ thị cho Hội đồng Tham mưu trưởng
Hỗn hợp Anh - Mỹ (CCS) tổ chức một cuộc trao đổi sâu sắc và
thẳng thắn về các ư đồ, kế hoạch và t́nh báo giữa hai tư
lệnh chiến trường. Ngày 22-3, Roosevelt
đă phúc đáp là ông và Churchill nên thống nhất với nhau để
quyền cho Wedemeyer được phối hợp mọi chiến dịch của Anh, Mỹ
và Trung Quốc.
Churchill đă không trả lời cho đến ngày
14-4, khi Wedemeyer trên đường từ Washington về Trung Quốc
và đă dừng lại để gặp Mountbatten ở Bộ Tổng hành dinh SEAC.
Lúc đó, giữa hai vị tư lệnh đă đạt được
một sự “thống nhất hiểu lầm”. Wedemeyer ra về và cứ
tưởng rằng SEAC sẽ không cho tiến hành các chiến dịch ở Đông
Dương trước khi chưa được ông ta thông qua với tư cách là
Tổng tham mưu trưởng của Tưởng. Mountbatten lại hiểu rằng
tất cả những ǵ mà ông phải làm theo như sự thỏa thuận đă
đạt được chỉ là thông báo cho Wedemeyer biết về những chiến
dịch được dự kiến ở Đông Dương. Nội dung chủ yếu trong công
hàm của Churchill gửi cho Tổng thống sau đó đă phản ánh cách
nh́n của Mountbatten. Ngày 14-4, Tổng
thống Truman phúc đáp lại, đă chẳng có ǵ thống nhất với
Churchill, mà lại nêu lên một cách đầy đủ hơn quan điểm của
Wedemeyer về vấn đề thống nhất ư kiến.
Vào giữa tháng 5, sự bất đồng giữa hai
vị tư lệnh trở thành công khai. Mountbatten thông báo
cho Wedemeyer biết ông dự định cho 26 chuyến bay của không
quân vào Đông Dương để tiếp tế cho các toán “du kích người
Pháp”. Cho rằng Chính phủ Pháp đă đặt tất cả các đơn vị nói
trên dưới quyền chỉ huy và kiểm soát của Tưởng, Wedemeyer
đ̣i Mountbatten phải bố trí để đảm bảo là tất cả đồ thiết bị
tiếp tế phải được sử dụng vào việc chống Nhật. Mountbatten
đă không đáp lại về vấn đề đó. Sau một đợt trao đổi tin tức
chớp nhoáng mà Momlbatten cũng chẳng cho biết số lượng và
địa điểm các đơn vị dự kiến được tiếp tế của Pháp,
Mountbatten đă bất chợt ra lệnh cho phi cơ bay mà không chờ
phải có sự đồng ư của Wedemeyer và Tưởng. Ngày 25-5,
Wedemeyer đă kịch liệt phản đối Mountbatten và báo cáo với
Hội đồng Tham mưu trưởng của chúng ta.
Quan hệ chỉ huy giữa hai tư lệnh trở nên căng thẳng.
Trở lại hội nghị, Heppner yêu cầu chúng tôi đánh giá t́nh
h́nh dưới ánh sáng của chỉ thị hiện hành, nhưng phải hết sức
thận trọng đừng để vi phạm chính sách đă được công khai
tuyên bố của Mỹ.
Helliwell mở đầu cuộc thảo luận bằng cách xem xét lại những
mối quan hệ của chúng ta với Anh, Pháp và Việt Nam. Chúng
tôi thống nhất ư kiến là OSS không cần quan tâm nhiều đến
những hành động phối hợp Mỹ - Anh, ngoại trừ trường hợp có
liên quan trực tiếp đến Đông Dương, và khi đó có thể phải
chờ có quyết định của cấp trên. Đối với
người Pháp và người Việt th́ vấn đề lại hoàn toàn khác.
Trong một công hàm dài của Bộ Ngoại giao, Grew đă tuyên bố
rơ ràng là ở đây không có ǵ thay đổi về cơ bản trong chính
sách. Do đó chúng ta cần phải duy tŕ một cách hợp lư một
nguyên trạng như trước đây. OSS chỉ việc không cần biết tới
những cố gắng của Pháp để chiếm lại Đông Dương, và sẽ không
làm ǵ để hỗ trợ hoặc ngăn chặn các cố gắng đó nhưng nếu có
thể được th́ sẽ dùng các đội quân Pháp vào các cuộc hành
quân bí mật. Những điều đó bao giờ cũng
phải là một bộ phận hoặc phải được gắn chặt với các kế hoạch
phối hợp của Chiến trường. C̣n
đối với người Việt, th́ có nhiều sự hạn chế không cho chúng
ta đóng góp vào việc thực hiện nguyện vọng chính trị của họ.
Một người trong hội nghị đă đặt câu hỏi xem phải làm thế nào
khi đă rơ ra là tổ chức của người Việt Nam thực chất là
chính trị, chống Pháp và chiến đấu giành độc lập dân tộc. Có
ư kiến nêu lên là việc sử dụng các cá nhân người Việt cho
các hoạt động bí mật do Chiến trường phối hợp không được coi
như là một sự ủng hộ về chính trị hay quân sự đối với họ.
Điều này đă gây ra một cuộc tranh luận
sôi nổi. Cuối cùng, một trong
những người thảo kế hoạch của Chiến trường đă kết luận là
trong chừng mực mà người Việt có đóng góp vào nỗ lực của
Đồng minh chống lại Nhật th́ chúng ta cũng không cung cấp
cho họ một số khí giới nhiều hơn số họ cần để tự vệ cho cá
nhân ḿnh. Như vậy, không ai có
thể phê phán chúng ta là đă hoạt động một cách thiên vị.
Điểm phải bàn tiếp theo là vấn đề SEAC thâm nhập vào Đông
Dương. Đă được khẳng định là Đông Dương tức là Việt Nam, Lào
và Kampuchia là một bộ phận của Chiến trường Trung Quốc và
thuộc quyền chỉ huy kiểm soát của Tưởng. Một người nào đó đă
nêu lên tính chất hợp pháp của các khu vực hoạt động v́ ở
đây thực ra chỉ có một thỏa thuận “lịch sử” giữa Mountbatten
và Tưởng. Những thỏa thuận không chính thức như vậy rất
không đáng tin cậy. Heppner ủng hộ ư kiến này và đưa ra
những công văn của OSS gửi SEAC nói về các hoạt động của lực
lượng 123 ở Lào và nam Đông Dương để làm chứng cứ.
Tất nhiên, đó là sự thiếu phối hợp trong
các kế hoạch hoạt động bí mật giữa SEAC và Chiến trường
Trung Quốc.
Lúc đó, một người thảo kế hoạch của Chiến trường báo cáo là
Hội đồng Tham mưu trưởng hỗn hợp có ư kiến như một phương
án chia Đông Dương làm hai phần,
một phần sẽ do SEAC có toàn quyền kiểm soát, bao gồm vùng
phía nam của vĩ tuyến 15 hoặc 16 bắc. Theo ông, đây mới chỉ
là đang giai đoạn chuẩn bị, và c̣n phải chờ có sự chấp nhận
của OSS và sự đồng ư của Tưởng. Nhưng ông gợi ư OSS cần phải
lưu ư đến vấn đề này để làm kế hoạch hoạt động tương lai ở
Đông Dương. Heppner đă đồng ư. Đó cũng là lần đầu tiên tôi
được nghe nói đến ư định cắt Việt Nam làm đôi và chúng tôi
đă coi vấn đề đó là một vấn đề quy định pháp lư giữa các
Chiến trường.
Hội nghị đă rất bổ ích cho những ai
trong chúng tôi đang chuẩn bị hoạt động.
Trong khi không có những chỉ thị hướng
dẫn chi tiết của Washington, chúng tôi cũng đă có thể dựa
vào một số điểm nói về cách giải quyết cấn đề ở cấp cao để
vận dụng ở cấp chúng tôi. Lúc đó, chúng tôi chưa nhận
thức được đề án của Washington
cắt Đông Dương làm hai phần đă có một ư nghĩa xa đến thế,
nhưng đó cũng là một nhân tố quyết định t́nh h́nh của năm
đang đi tới.
0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures