US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Viet Nam The Real Story Videos
Chiến Tranh Việt Nam Videos
Sức Mạnh Chính Nghĩa Videos
Hải Chiến Hoàng Sa Videos
TẠI SAO VIỆT NAM ?
WHY VIETNAM ?
BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC
MỸ
(Prelude to America’s Albatross)
TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti
Người dịch:
Lê Trọng Nghĩa
Chương 9
Một chuyến đi
đến biên giới Trung Quốc
T̀NH TRẠNG LỘN XỘN
Chuyến đi ṿng mở đầu
của tôi ở miền nam Trung Quốc bắt đầu ở Szemao, ở sân
bay bận rộn của ḿnh(1), trung uư William A. Pye, người
của trạm chúng tôi ở đây, đă đón tôi với nhiều chuyện
phiền muộn về chủ trương phá rối của Trung Quốc, về
những lời phàn nàn của người Pháp và về một cuộc tấn
công “trước mắt” của Nhật Bản. Anh ta hoàn toàn thất
vọng v́ không thấy tiến bộ trong việc xây dựng một mạng
lưới t́nh báo và gán vấn đề này cho thái độ không cộng
tác của người Trung Quốc dưới sự lănh đạo của Tai Li và
cho sự thờ ơ của những người lánh nạn Pháp, họ đang cần
giữ một khoảng cách giữa họ với người Nhật ở biên giói
Đông Dương, cách đó chừng 40 dặm về phía nam.
Chúng tôi lái xe đến trạm OSS, ở đó một người Pháp là
thiếu tá De Monpezat(2) đang
đợi chúng tôi. Ông ta mô tả t́nh
h́nh ở Szemao như là một sự hỗn loạn cực độ.
Những đội quân “Annamite” bỏ ngũ
hàng đoàn. Người Trung Quốc không hề có một sự cố gắng
nào để quan tâm đến điều đó hay để di tản những người
Pháp lánh nạn sang Ấn Độ; nhiều người trong số đó thiếu
ăn, rách rưới, mắc bệnh kiết lị, sốt rét và bị kiệt sức
và hết sức cần đến một sự chăm sóc y tế. Dân lánh nạn đă
đạt tới “con số vô cùng lớn là 3.500 người hay hơn nữa”.
De Monpezat muốn biết xem chúng tôi
có thể làm được ǵ về vấn đề này.
Điều duy nhất mà tôi có thể làm được
là xem xét qua và báo cho Trùng Khánh biết, nhưng tôi đă
gợi ư cho ông ta cùng với Pye chuẩn bị một bản báo cáo
dễ hiểu nêu lên những nhu cầu và nói chi tiết về số
người lánh nạn và các loại yêu cầu nổi bật.
Thiếu tá có vẻ hài ḷng.
Viên quan ṭa nhăn nheo ở Szemao,
Chao Cha Fung, cũng chờ đợi dể gặp tôi. Ông ta
biết tin 400 người Pháp lánh nạn khác và nhân viên quân
sự sẽ đến trong 4 ngày tới và bày tỏ nỗi lo sợ của ông
ta là họ có vũ khí. Ông ta yêu cầu tôi khuyên các nhà
chức trách Pháp thu vũ khí
của những người lánh nạn ấy trước khi họ tới và đặt họ
dưới sự bảo vệ của giới quân sự Trung Quốc. Tôi đă báo
tin cho ông ta rằng đó là vấn đề của Pháp và Trung Quốc,
không có liên quan ǵ tới người Mỹ. Tuy nhiên tôi nói
thêm rằng theo tôi hiểu th́ giới quân sự Pháp không bị
giải giáp và đă được người Trung Quốc đưa đến những khu
vực tập trung để chờ đợi quyết định của Trùng Khánh.
Viên quan toà rơ ràng không thích thú với tin tức ấy và
đoán trước về t́nh trạng rắc rối giữa giới quân sự Pháp
và Trung Quốc nếu vấn đề không được giải quyết.
Ông ta phàn nàn rằng người Pháp kéo
đến đông đảo sẽ gây những thiếu thốn về nhà ở và lương
thực, t́nh h́nh đă trầm trọng hơn v́ ngôn ngữ bất đồng.
Lính tráng đe doạ những người buôn
bán địa phương v́ khó mua hàng hóa hơn và giá hàng lên
cao. Đối với tất cả những vấn
đề ấy, tôi gợi ư ông ta nên hỏi ư kiến Trùng Khánh.
Ông ta cảm ơn tôi v́ sự “thông cảm”
của tôi và rút lui.
Những vấn đề ở trạm OSS thật hỗn
độn. Nhiều sĩ quan OSS đă đến
biên giới một tháng, nhưng không ai biết chính xác ḿnh
đến đâu. Những yêu cầu cấp
bách của các tiền đồn OSS khác nhau đă bị chất đống ở
Szemao mà không được giải quyết.
Tôi yêu cầu Pye đưa công việc vào
trật tự đến mức cao nhất và điện cho Helliwell phái thêm
một người nào đó đến để giúp thêm cho Pye để cho anh ta
có thể về Côn Minh báo cáo về t́nh h́nh người Pháp và về
công việc của trạm.
Sáng hôm sau, tôi lên máy bay đến
Tŕnh Tây (Ching Hsi) cách đó 300 dặm.
Dọc đường chúng tôi dừng lại ở tiền
đồn của chúng tôi tại Mương Sinh, một làng thuộc vùng
núi Đông Dương, cách Szemao chừng 125 dặm. Chúng
tôi dừng xuống đường băng một lát để xác định nó là một
sân bay và đă gặp trung uư Charles D. Ambelang. Ba tuần
nay, anh ta đă di chuyển từ đỉnh đồi này sang đỉnh đồi
khác theo một con đường ṃn
đầy bụi, đặt các trạm nghe và sẵn sàng tháo gỡ ngay khi
thấy quân Nhật di động. Đó là một
nhiệm vụ hết sức khó khăn.
Người Pháp không ở lại và người Việt Nam ở địa phương
không thể được huấn luyện nhanh chóng để làm những thao
tác vô tuyến điện. Tôi yêu
cầu ông ta rời bỏ khu vực này, đến móc nối với nhóm của
tướng Sabattier ở Phong Saly, và sau đó cùng với họ về
Szemao, ở đó tôi sẽ gặp anh ta.
Chỗ dừng sau đó của tôi là Mông Tự (Meng Tzu), thuộc
Trung Quốc, một tiền đồn OSS khác, ở đó công việc kém
sôi nổi hơn. Đội này đă thành công trong việc thu lượm
một khối lượng khá lớn những thông tin về mệnh lệnh
chiến đấu của Nhật và một ít tin tức t́nh báo chính trị
về những liên hệ Pháp - Nhật ở Hà Nội và Hải Pḥng.
NGÔI NHÀ AGAS
Cuối cùng, một giờ
trước lúc hoàng hôn, tôi hạ xuống Tepao, phía bắc Tŕnh
Tây, và đi tới ngôi nhà AGAS.
Chúng tôi dự một bữa ăn do
một sĩ quan Pháp mời, những người đó đang làm việc với
GBT và cộng tác với AGAS. Nóng người lên v́ rượu cognac
tuyệt vời của Pháp, câu chuyện của chúng tôi t́nh cờ
đụng tới chuyện nghề nghiệp, người Pháp phàn nàn về
những điều rủi ro của họ và trách móc “các nhà chính
trị”. Là một người khách, tôi tránh tranh căi khi một
người nào đó nhắc tới những người “Annamites” như những
người “không thể tin cậy” được và nói chung đó là một
“vấn đề”. Để giữ câu chuyện dừng lại ở đề tài này, tôi
nói với họ là tôi đă gặp một thành viên của Liên minh
Độc lập Đông Dương, người đó nói tổ chức này không phải
là một tổ chức chống Pháp, mà chỉ chống phát xít.
Điều đó gây ra một sự tranh căi, tôi
ngồi lùi ra và lắng nghe.
Người Mỹ giữ lập trường cho rằng
người Việt Nam có thể cực kỳ có ích.
Họ biết rơ địa h́nh, họ kín đáo và
họ dễ huấn luyện. Họ tuyệt nhiên không phải là
những người chống Pháp, bằng chứng là nhiều người Việt
Nam phục vụ trung thành trong hàng
ngũ quân đội thuộc địa Pháp.
Dù sao, khi c̣n cần thiết, họ không có sự lựa chọn nào
ngoài việc tuyển mộ người Việt Nam và điều đó có thể làm
được.
Các sĩ quan Pháp chỉ thừa nhận đó là những
tay chân riêng biệt, được M.5
của Pháp sàng lọc, có lẽ chỉ một số ít được sử dụng dưới
sự giám sát của Pháp nhưng phải theo một sự hoạch định
thận trọng và được bảo đảm hết sức an toàn. Họ khuyên
tôi nên thận trọng hơn với Liên minh và tổ chức
theo xu hướng Matxcơva của nó
là Việt Minh. Tôi rất chú ư tới một điều người ta nói là
“một số người Lê dương Nga trong sư đoàn Alessandri đă
bị kết án v́ những hoạt động
nổi loạn trong phong trào độc lập của người An Nam trong
nấy năm vừa qua”. Ông nói rằng Việt Minh ở Đông Dương cổ
động dân chúng bản xứ đă lâu rồi và đám dân chúng rộng
lớn th́ theo “chủ nghĩa chủng
tộc và thân Nhật”. Nếu họ giành được chỗ đứng ở Đông
Dương, th́ điều đó báo hiệu sự kết thúc ảnh hưởng của
người da trắng ở Đông Nam Á. Họ nhắc nhở tôi rằng nếu
không có gần 80 năm sống dưới sự “nhân từ” của người
Pháp th́ người An Nam đă phải quỳ gối xuống trước người
Trung Quốc mà không hưởng dược cái lợi của nền văn hoá
phương Tây và Pháp.
Không cần phải làm cho các vị khách người Pháp phải nổi
giận, tôi đồng ư là nước Pháp chắc chắn đă góp phần vào
việc phương Tây hoá Đông Dương, nhưng vấn đề sắp tới là
làm thế nào để khôi phục một cách tốt nhất sự tiếp xúc
với bên trong và đưa họ tới chỗ chống lại kẻ thù chung
của chúng ta là người Nhật. Một người AGAS trở lại ư
kiến lúc đầu của ḿnh là có thể sử dụng người Việt Nam
và nước Pháp thừa nhận đó là một biện pháp, nhưng vẫn
giữ ư kiến là điều đó có thể gặp nguy hiểm. Sau đó câu
chuyện chuyển sang những đề tài khác.
Khi các vị khách đi khỏi, đội AGAS
hỏi tôi suy nghĩ như thế nào đối với Việt Minh.
Tôi chỉ nói rằng SI và AGAS có thể xem xét một hành động
chung với Việt Minh và tôi hy vọng sẽ gặp được một người
của Việt Minh không để cho người Pháp biết, và cần AGAS
giúp t́m cho một người Trung Quốc.
Họ đồng ư.
Hôm sau tôi đi sâu vào xem xét nhóm GBT. Với sự
giúp đỡ của đại tá Emblanc và một số sĩ quan khác thuộc
phái đoàn quân sự Côn Minh, Gordon đă lập được một vài
đường vô tuyến điện ở biên giới Đông Bắc. Ông ta cũng
thành công trong việc tổ chức một số “hệ thống liên lạc”
giữa Hải Pḥng và Hà Nội, và thỉnh thoảng đă cung cấp
được thông tin OSS - Côn Minh và hạm đội Mỹ ở Trung
Quốc.
ÔNG WANG YEH LI
Công việc tiếp đó của
tôi là đi t́m Wang Yeh Li. Một người cộng tác với AGAS
biết nói tiếng Trung Quốc đă giúp tôi t́m ra cho một
quán trà tối tăm mà tôi đang cần t́m.
Nó nằm trên một đường phố chật hẹp có những cửa hiệu
đang mở của buôn bán và đầy những người có cả những đứa
trẻ con ở trần mỉm cười chào thân mật “ting hao”.
Bà Wang chào đón chúng tôi; chồng
bà, như bà nói, đang đi ra đâu đấy một lát.
Chúng tôi chờ đợi và gọi nước chè,
thấy có một số người Trung Quốc đi vào. Họ không
ăn cũng không uống ǵ mà đi
thẳng vào cái pḥng gần đó. Một vài
người trở ra sớm và đi khỏi đây; nhưng người khác th́
hoặc là những người trong nhà hoặc là đi ra bằng lối
khác. Chúng tôi suy xét điều đó và kết luận rằng
quán trà này c̣n là một cái ǵ hơn nữa ngoài một nơi
uống trà và ăn bánh bao.
Một người Trung Quốc khá trẻ bước
vào, đi thẳng tới bàn chúng tôi và không ngần ngại tự
giới thiệu bằng tiếng Anh.
Ông ta nói tên của ông ta là Wang và ông ta đang đợi gặp
tôi. Tôi giới thiệu người bạn
của tôi là trung uư “Karl” (nhân viên AGAS hiếm khi để
lộ tên thật của họ). Wang không có cung cách xă
giao phương Đông thường thấy và bằng tiếng Anh Hongkong
của ḿnh, ông ta hỏi có tính chất thăm ḍ về những cảm
tưởng của tôi đối với Trung Quốc và về việc Quốc dân
đảng sẽ ra sao khi Mỹ có một Tổng thống mới. Ông ta
không tin chắc rằng nước Nhật sẽ bị đánh bại trong mấy
năm tới, có thể là chưa phải năm 1947 hay 1948, và lúc
đó chắc là nước Nga sẽ tham chiến.
Ông ta cho rằng tôi cùng với tướng Chennnault đang tiến
hành một công việc t́nh báo nào đó.
Ông ta như muốn đánh giá tôi, muốn
biết những xu hướng chính trị của tôi và muốn biết xem
mục đích của việc tôi đến thăm là ǵ. Chậm răi,
tôi giúp ông ta nắm được những thông tin mà tôi thấy
rằng cần để ông ta nắm được. Vâng,
tôi làm t́nh báo với OSS.
Dưới quyền của Wedemeyer, chứ không phải của Chennault.
Không, tôi không quan tâm đến chính trị Trung Quốc mà
chỉ quan tâm đến hoạt động của Nhật ở Đông Nam Á. Tôi
cần tổ chức một mạng lưới những người hoạt động bí mật ở
Đông Dương, tốt hơn cả là với sự giúp đơ của người Việt
Nam. Cuối cùng, Wang nhận xét rằng
chỉ có người Trung Quốc và người Việt Nam mới có thể
thành công trong một công việc như vậy và có thể ông ta
sẽ nói đúng cái người có thể giúp cho chúng ta.
Liệu tôi có muốn gặp người đó không?
Có, tôi trả lời, nhưng đó là người
nào? Ông ta chỉ nói đó là
“một người An Nam có ảnh hưởng và khoáng đạt”.
Sau mọi chuyện tôi cảm thấy dường như ông ta nói đến ông
Hồ, nhưng không một ai trong chúng tôi nhắc tới cái tên
đó, và theo một ư nghĩa nào
đó, đó là cách kiểm tra sự bí mật. Tôi muốn tin vào Wang
và Wang sẽ có thể giới thiệu cho tôi đúng con người ấy.
Tôi muốn liều một chuyến và đồng ư
sẽ đến gặp Wang về mục đích này chiều hôm sau.
Tôi sẽ tới một ḿnh.
“Karl” không tin đến như vậy.
Trở về chiếc xe của chúng
tôi, anh ta bày tỏ vẻ khó chịu của ḿnh.
Tay chân của Tai Li ở khắp nơi và
không ai chắc được về người Trung Quốc như ông ta.
Tôi chợt nghĩ phải chăng ông ta đă
biết ít nhiều về Wang? Tôi nói cho “Karl” biết ai
bố trí cho tôi gặp Wang và tại sao, anh ta cảm thấy yên
tâm nhưng vẫn thuyết phục tôi rằng có thể Wang là một
người Cộng sản Trung Quốc, phải hết sức thận trọng, và
đó là người có thể tin được. Tuy vậy
anh ta nói là sẽ xem xét kỹ hơn nhóm của Wang.
Chiều tối hôm ấy tôi nhận được bức
điện vô tuyến của Helliwell cho tôi biết đang xảy ra một
chuyện cấp bách. G-2(3) hỏi
về những hoạt động OSS ở Hà Nội và Sài G̣n. Bộ
chỉ huy muốn biết tin tức về những đơn vị chiến đấu Nhật
mới tới và xác nhận những sân bay và những căn cứ quân
sự mới theo cách nh́n từ trên không. Bộ chỉ huy cũng đ̣i
hỏi phải tiến hành cấp tốc một chiến dịch tuyên truyền
chống lại quân đội Nhật thuộc sư đoàn 37 để làm giảm
tinh thần và gây đào ngũ.
Bộ chỉ huy muốn biết mọi điều và tất
nhiên là họ có quyền làm như vậy. Rơ ràng là
chúng tôi phải nhờ đến sự giúp đỡ của bất cứ ai - người
Trung Quốc, người Việt Nam hay người Pháp - để bắt đầu
tiến hành hoạt động.
Để cho chắc chắ, tôi t́m quán trà nằm giữa những con
đường hẻm rối rắm kia, và
chúng tôi lại đến đó một lần nữa vào buổi chiều ngày hôm
sau lúc c̣n sớm. “Karl” nói cho tôi
biết rằng Wang đúng là một người Cộng sản Trung Quốc đă
hoạt động tích cực trong Đồng minh Hội, tổ chức của
những người lưu vong ở Liễu Châu và Quế Lâm.
Tối hôm trước Wang bị nghi ngờ là có
hướng chống Quốc dân đảng v́ sự liên hệ mật thiết của
ông ta với Việt Minh, nên ông ta đă bị Đồng minh Hội
khai trừ và hiện nay ông đang chờ cơ hội để lên phía bắc
với nhóm của Mao ở Diên An.
MỘT QUÁN TRÀ TRONG LÀNG
Mặt trời đă lặn khi
tôi và Wang đi vào một cái làng nhỏ gọi là Chiu Chow
Chich. Phải mất 45 phút để
đi xe qua 6 dặm từ Tŕnh Tây,
trên một con đường hẹp (và chỉ có con đường đó). Cuối
ngày, tất cả đều đi ngược lại chúng tôi - người, gia súc
và xe ḅ - khiến chúng tôi
phải dừng lại không biết bao nhiêu lần v́ bị trâu ḅ và
xe chở lặc lè ngăn cản. Làng này chỉ là một cụm nhỏ 15
hay 20 ngôi nhà nhỏ bé có tường thấp và vôi gạch đổ nát
bao quanh. Wang chỉ một ngôi nhà
thấp nằm ở giữa.
Khi chúng tôi vừa đỗ xe gần đó, hai người ra gặp chúng
tôi(4).
Họ không phải là người Trung Quốc.
Wang đi lên trước và nói mấy câu mà
tôi tin đó là tiếng Trung Quốc. Người lớn tuổi
hơn trong hai người đó là một người mảnh khảnh, thâm
thấp, 50 hay 60 tuổi ǵ đó; ông ta đến gặp tôi với nụ
cười niềm nở và ch́a tay ra.
Ông ta nói tiếng Anh rất thành thạo.
“ Xin chào!
Người bạn tốt của tôi”. Tôi
nắm lấy bàn tay gần như mỏng
mảnh của ông Hồ và bày tỏ sự vui sướng của tôi v́ gặp
được một người có nhiều người bạn Mỹ ở Côn Minh. Sau đó,
ông Hồ giới thiệu người Việt Nam khác, ông Lê Tùng Sơn,
như là một người cộng tác gần gũi của ḿnh trong Liên
minh.
Wang dẫn mọi người vào một căn pḥng sáng lờ mờ, dường
như có một cái bệ nhỏ. Ông Sơn vào
sau cùng và cài cửa ra vào cũng như cửa sổ thật cẩn
thận. Ông Hồ bước tới chiếc
bàn duy nhất và mời chúng tôi ngồi.
Vừa rót nước chè cho chúng tôi, ông
Hồ vừa giải thích rằng ông Sơn không nói được tiếng Anh
và tiếng Pháp, nhưng hiểu được tiếng Pháp đôi chút.
Ông Hồ nói ḿnh thích dùng tiếng Anh
v́ cần phải luyện tập.
Wang đi thẳng vào vấn để. Chi
nhánh Côn Minh của Việt Minh hy vọng cộng tác với Đồng
minh và chúng ta đến đây để thu
xếp công việc. Không do dự, ông Hồ đáp lại rằng có thể
cộng tác được, rằng ông Phạm Viết Tự đă tiếp xúc với
Lănh sự quán Mỹ từ tháng 8 trước và ông Langdon đă có
thái độ tốt đối với người Việt Nam (đó là một lời cường
điệu về lập trường của Tổng lănh sự, như tôi đă biết).
Thật ra, ông Hồ nói tiếp, AGAS và Việt Minh đang tổ chức
một hoạt động bí mật ở trong nước để giúp những phi công
bị rơi, nhưng ông coi điều đó có một ư nghĩa khác.
Ông Hồ nói ông cần nói trước hết tới
những người bạn thân của chúng tôi.
Ông rất muốn biết làm thế nào tôi
biết đến Việt Minh và hơn nữa, tới ông. Tôi nói
thẳng thắn nhưng chỉ nêu bật lên những điểm chính rằng,
ở Washington tôi đă nghe nói ông bị Quốc dân đảng “bắt
giam”, rằng ông làm việc trong Đồng minh Hội, rằng ông
cộng tác với Đồng minh để cứu những phi công bị rơi, và
tất nhiên nói đến cả cuộc chuyện tṛ của tôi với Phương.
Tôi thấy ông Hồ rất quan tâm đến những điều tôi để lộ
ra, và trong một thoáng, thấy ở ông một ánh mắt ngạc
nhiên và hài ḷng khi biết rằng cái tên Hồ Chí Minh
không phải không được giới chính thức ở Washington biết
tới, nhưng ông trở lại b́nh thường rất nhanh. Ông hỏi
tôi có biết thiếu tá Glass không; tôi nói với ông, Glass
đă gợi ư cho tôi đi t́m một người “An Nam thân thiết” ở
Bắc Kỳ và tôi ngạc nhiên thấy rơ ông có thể là người đó.
Con người mảnh khảnh, nhỏ bé và kỳ lạ ấy cười rộng miệng
và dành mấy phút để ca ngợi Austin Glass, “người Mỹ Việt
Nam”. Ông Hồ nhắc lại với một cảm t́nh rơ ràng là thật
sự rằng người Việt Nam ở Hải Phong đă quư trọng Glass
như thế nào, ông ta đă lấy một phụ nữ Việt Nam và đă
sống ở Đông Dương hơn 30 năm. Theo
ông Hồ, Glass biết tiếng Việt rất thạo, hiểu những vấn đ
xă hội, kinh tế và chính trị của Việt Nam vớ một thái độ
thân thiết và có thiện cảm. Ông nhắc lại trong
khi người Nhật chiếm Bắc Kỳ năm 1940, Glass là một trong
những người phương Tây đầu tiên bị Kempeitai(5) giám sát
một cách khó chịu, không phải v́ ông ta thân Pháp mà v́
ông ta tán thành mạnh mẽ tinh thần độc lập và chống phát
xít của người Việt Nam. Ông Hồ nhắc lại một cách sinh
động những lời kể của nhiều người bạn Việt Nam của Glass
ở Hải Pḥng đă từng lên tiếng chào Glass khi ông ta rời
khỏi Hải Pḥng trong một cuộc trao đổi nhũng người dân
sự Mỹ - Nhật. V́ chưa bao giờ gặp Glass cả, ông Hồ đă kể
lại ở cương vị một người thứ ba.
Ông Hồ hút thuốc lá liên tục, ông hút thứ thuốc lá địa
phương rất mạnh và hăng. Khi ông
cuốn thứ thuốc lá ấy và hỏi ḿnh cuốn đă khá hơn chưa,
tôi bèn mời ông một điếu Chesterfield. Mắt ông
ánh lên thích thú khi ông đưa những ngón
tay nhỏ nhắn và dài ra cầm
lấy một điếu và nói thêm với một vẻ tự bào chữa rằng hút
thuốc là một tật xấu khá nặng của ông.
Về sau tôi thấy điều đó là sự thật.
Khi sức khoẻ ông gặp gay go trong những ngày căng thẳng
tháng 8 và tháng 9, ông rất thích hút thuốc Chesterfield
của tôi. Ngay cả khi ông ho rung
cả người lên, ông cũng hút. Dường
như đó là một niềm vui thích của ông và tôi chưa bao giờ
thấy thích thú nhưu khi thấy ông ưa những điếu thuốc lá
của tôi.
Nhưng để trở lại với câu chuyện của chúng tôi, tôi cảm
thấy một vài sự dè dặt của ông Hồ đối với tôi đă được
xua tan, nhưng ông là một nhà cách mạng lăo thành, một
bậc thầy về những âm mưu và bí mật, nên ông vẫn tiếp tục
đi sâu vào câu chuyện với một vẻ thăm ḍ dễ mến và tế
nhị. Tôi hiểu ông muốn biết những động cơ của tôi và cố
khám phá thái độ của tôi đối với nhân dân Việt Nam và
nói riêng để xem tôi là người đại biểu cho những quyền
lợi thực dân hay đại biểu cho thái độ chống thực dân của
Roosevelt. Tôi cần phải giành lấy sự tin cậy của ông và
sẵn sàng tham gia cuộc đấu trí biện chứng của ông.
Ông Hồ cũng mô tả khá dài về đời
sống khó khăn mà người Việt Nam phải chịu trong mùa đông
trước ở Bắc Việt Nam. Vụ lúa
tháng 10 bị băo tàn phá, đê bị vỡ, nước lụt tràn ngập.
Những thiếu thốn về thuốc men, lương
thực, áo quần và vận tải hồi mùa đông lại cộng thêm với
việc không có những biện pháp đặc biệt nên đă đưa đến
kết quả cuối cùng là nạn đói kinh khủng nhất trong toàn
bộ lịch sử dân tộc đă xảy ra.
Những thiếu hụt về lương thực, cộng thêm nạn đầu cơ tích
trữ tha hồ về thóc gạo, đă trở nên hết sức gay go hồi
tháng Giêng khi sức khoẻ của người Bắc Kỳ và bắc Trung
Kỳ xấu đi nhanh chóng. Nhiều người ốm đau hay quá yếu
nên không thể làm việc được. Gia súc
chết trên nhũng cánh đồng v́ không được chăm sóc và
thiếu ăn. Hệ thống đê điều phức tạp do người Pháp
phát triển và duy tŕ đă bắt đầu rơi vào t́nh trạng
không được sửa sang trong suốt mùa đông v́ ngân sách
công ích bị cắt đi. Nhân viên người
Pháp ngừng làm việc và những người Việt Nam không được
huấn luyện không thể thay thế họ.
Những đường sá lớn ở đồng ruộng cuối
cùng bị ngập lụt.
Khi tôi hỏi chính quyền Pháp đă làm ǵ dể giảm bớt t́nh
h́nh ấy, ông Hồ xua rộng hai tay
và thở dài. “Những ǵ họ làm bao giờ cũng là
theo đuổi quyền lợi riêng của
họ”. Ông coi chế độ Decoux là chế dộ của những quyền lợi
tham lam, bám lấy những quyền lợi bất di bất dịch và hờ
hững với cảnh ngộ của dân chúng Việt Nam. Đáng lẽ phải
vạch ra một kế hoạch phân phát những kho lương thực lớn
ở phía nam, Chính phủ Decoux lại áp đặt những h́nh phạt
nặng nề, kể cả cái chết, cho những người đang cố sống
sót.
Việt Minh đă nắm lấy vai tṛ lănh
đạo trong cuộc khủng hoảng ấy. Các đơn vị du kích
Việt Minh đă đánh vào những kho tàng ở nông thôn Trung
Kỳ và Bắc Kỳ(6), chiếm lấy lương thực, đặc biệt là thóc
gạo, để phân phát cho những người đang thiếu.
Nhiều người đă được cứu giúp, những
nạn đói vẫn tăng lên. Chỉ trong mấy tháng, từ 1,5
đến 2 triệu người Việt Nam đă chết đói. Không một người
Pháp hay người Nhật nào bị chết đói cả, chỉ có người
Việt Nam mà thôi. Các thành phố của người Pháp vẫn sống
sót; chỉ có những làng xóm đầy rẫy những xác chết trên
các ngả đường, các kênh mương, các cánh đồng, c̣n những
người sống th́ rất yếu và hốc hác, vẫn cứ phải đi nhặt
nhạnh và chôn cất người chết. Nhiều
làng mất từ một phần ba tới một nửa số dân.
Ông Hồ mô tả tai họa của dân
ḿnh bằng một giọng đầy xúc động và khi gần kết thúc,
trông ông buồn rầu và mệt mỏi. Ông Hồ hứa sẽ gửi cho tôi
một “tập ảnh bằng chứng” và một sự tường thuật chi tiết
nhan đề “Sách trắng”, do một vài người của ông soạn ra.
Tôi nói với ông là tôi muốn có một
bản sao và tin chắc rằ nó sẽ được Bộ chỉ huy của tôi
quan tâm đặc biệt.
Ông Hồ bày tỏ ư kiến là mọi việc sẽ
khác đi sau chiến tranh. “Chúng tôi đang chuẩn bị
cho một Chính phủ dân chủ độc lập, do người Việt Nam
điều hành v́ người Việt Nam”. Với
một vẻ trầm ngâm, ông Hồ thừa nhận rằng đó là một nhiệm
vụ to lớn. Người Pháp chắc
chắn sẽ chống lại một hoạt động như vậy. Người
Trung Quốc có những lư do của họ để ủng hộ người Pháp,
nhưng cũng có thể đứng về phía người Việt Nam.
C̣n người Anh th́ chắc chắn không để
cho cơ cấu thuộc địa ở Đông Nam Á bị sụp đổ; và sẽ là
một vấn đề nghiêm trọng nếu họ giúp sức cho người Pháp.
Mặc dù tôi đă tỏ ra khách quan và thận trọng một cách cố
ư, không để ḿnh dính líu vào những khía cạnh chính trị
của vấn đề Đông Dương, nhưng sự chân thành, thái độ thực
dụng và sự hùng biện của ông Hồ đă gây cho tôi một ấn
tượng khó phai mờ được. Ông Hồ không hiện lên đối với
tôi như một nhà cách mạng không thực tế hay một người
cấp tiến cuồng nhiệt, theo đuổi những lời nói rập khuôn,
hét to những đường lối của Đảng, hay thiên về phá hoại
mà không có những kế hoạch xây dựng lại. Đây là một con
người thông minh, thấu hiểu những vấn đề của đất nước
ḿnh, một con người biết điều và tinh tế. Tôi cũng cảm
thấy có thể tin cậy ông như một bạn Đồng minh chống
Nhật. Tôi biết mục tiêu cuối cùng của ông là giành được
sự ủng hộ của Mỹ đối với sự nghiệp của nước Việt Nam tự
do và thấy rằng ước muốn ấy không trái ngược với chính
sách của Mỹ. Từ một quan điểm thực tiễn, ông Hồ và Việt
Minh hiện ra như một câu giải đáp cho vấn đề trước mắt
của tôi là tiến hành các hoạt động ở Đông Dương.
Đă gần nửa đêm, Wang nhắc tôi trở về Tŕnh Tây, nhưng
ông Hồ khẩn khoản mời chúng tôi ở lại để tiếp tục câu
chuyện, ông nói thêm- nếu như tôi không cảm thấy mệt hay
phải trở về ngay. Chúng tôi ở lại.
Tôi hỏi về những nơi đóng của Bộ chỉ
huy Việt Minh và những chi tiết về bộ máy của nó.
Wang cắt ngay, theo kiểu
Trung Quốc, và ra lệnh cho ông Hồ phải thận trọng. Nhưng
ông Hồ giơ tay lên tỏ ư không
tán thành những chỉ thị của Wang và trả lời những câu
hỏi của tôi.
Bộ chỉ huy đóng ở một số hang tự nhiên phía ngoài gần
Cao Bằng. Việt Minh không phải là một đơn vị đặc biệt có
thể di chuyển đây đó, mà là một bộ phận rất rộng của
người Việt Nam. Nó có mặt khắp nơi,
trong công nhân công nghiệp và trong nông dân ở nông
thôn. Những đơn vị công nhân và nông dân được tổ
chúc thành những nhóm cơ động nhỏ dưới sự chỉ huy của
một cán bộ được huấn luyện; mỗi đơn vị có thể hoạt động
độc lập hay tập thể tuỳ theo
nhu cầu. Chẳng hạn, nếu cần có tin tức về quân Nhật đóng
ở Biên Hoà (gần Sài G̣n), th́ các đơn vị ở khu vực này
sẽ được yêu cầu cung cấp tin tức, tin tức này sẽ được
chuyển qua Đà Nẵng (Tourane) và cuối cùng đến Cao Bằng.
Phải nhận rằng đó là quá tŕnh chậm chạp và những tin
tức đến Côn Minh th́ đă cũ rồi. Cũng thế, nếu có lệnh
tấn công theo lối biệt kích một đơn vị Nhật ở Sơn Tây
(tây bắc Hà Nội), th́ tổ chức bán quân sự của Việt Minh
ở vùng có thể thực hiện cuộc hành quân ấy.
Ông Hồ cho rằng đó là vấn đề thời
gian và khoảng cách. Người của ông được trang bị
nghèo nàn, gồm đủ thứ súng ống của Pháp, Bỉ, Anh và
Nhật, với ít đạn dược, không có xe
cộ và chỉ có rất ít máy vô tuyến điện.
Họ bị phụ thuộc vào những vũ khí lấy
được, đó là điều chủ yếu nhưng lại đ̣i hỏi một sự huấn
luyện đặc biệt và những người huấn luyện. Nếu thu
xếp được với Đồng minh để có những thiết bị liên lạc và
một số hạn chế những vũ khí nhỏ để trang bị cho một số
đơn vị nhỏ, và sử dụng được những huấn luyện viên Mỹ th́
t́nh h́nh sẽ thay đổi hẳn đi.
Trong sự tŕnh bày rất ngắn ấy, ông
Hồ nói với tôi những ǵ ông có thể làm đuợc với những ǵ
ông có và những ǵ ông đang cần có thêm.
Bằng những lời lẽ thận trọng, ông
nhắc đi nhắc lại đề nghị hấp dẫn của ḿnh mà ông cảm
thấy chắc chắn sẽ được chúng ta chú ư một cách nghiêm
túc. Với sự khôn khéo của
ḿnh, ông không yêu cầu ǵ cả; ông chỉ tŕnh bày cho tôi
nghe giá trị tiềm tàng của tổ chức quân sự - chính trị
của ḿnh. Và ông muốn đợi
thời cơ nên không yêu cầu một lời hứa nào cả.
Tuy nhiên khi chúng tôi đi vào những
chi tiết ấy, tôi thấy ḿnh bắt buộc phải nói rằng tôi
không chuẩn bị để cam kết một điều ǵ.
“Ông già” kín đáo, giả vờ ngạc nhiên
trước nỗi lo lắng của tôi, mỉm cười một cách ranh mănh
và nói rằng ông không yêu cầu ǵ hết, ông chỉ trả lời
những câu hỏi của tôi về Việt Minh mà thôi.
Ông nói là ông hoàn toàn thông cảm,
không sao hết. Ông sẵn sàng đi với người Mỹ khi
nào người Mỹ thấy sẵn sàng. Tất cả
nhũng ǵ tôi phải làm là làm thế nào để cho người của
ông ở Côn Minh biết đang cần những ǵ và ông mong muốn
những thứ đó sẽ được cung cấp.
Đă quá khuya khi Wang và tôi trở về,
nhưng đường về vắng vẻ nên đi rất nhanh.
Khi đi đường, Wang nói với tôi những
lời bông đùa, nhưng tôi có cảm giác ông vẫn c̣n nh́n tôi
với thái độ nghi ngại.
Về tới chỗ trú, tôi thấy rơ sự tương
phản giữa cuộc gặp gỡ ấy và cung cách tiến hành những
cuộc họp như vậy trong chiến tranh ở châu Âu và châu
Phi. Ở đó, những đại diện bí
mật thường đưa ra những lời xác nhận to lớn về những ǵ
họ có thể thực hiện (thường là thổi phồng), chỉ cần họ
được cung cấp vũ khí và tiền (những khoản tiền lớn).
Ông Hồ thậm chí không nhắc ǵ đến
chuyện tiền cả. Và ông đă
thẳng thắn cho biết là người của ông đă lấy được vũ khí.
Ở Nam Tư, các sĩ quan OSS biết rằng
những người hoạt động bí mật đă chôn đi nhiều vũ khí lấy
được của Đức và kêu ca thiếu vũ khí.
Đó là một phương châm để khi kết
thúc chiến tranh, họ muốn giải quyết những sự tranh chấp
nội bộ của họ vơớ những kho vũ khí càng nhiều càng tốt.
Về chuyện này, những điều như vậy
cũng xảy ra ở Trung Quốc, khiến cho những viên chỉ huy
Mỹ rối trí lên. C̣n ông Hồ
th́ lại cho biết những vũ khí của ḿnh như hiện có và
không yêu cầu ǵ về tiền nong cả.
OSS thường quen trả tiền cho t́nh
báo. Kết luận của tôi là cuộc
gặp gỡ đêm nay sẽ mang lại nhiều điều tốt lành.
QUÂN ĐỘI CỦA SABATTIER
Sáng hôm sau, tôi đáp
máy bay đi Poseh, cách Tŕnh Tây về phía bắc chừng 30
phút bay.
Một người tiền trạm của chúng tôi
đang làm việc với những nhân viên của GBT và của Hạm đội
Mỹ và làm việc tốt. Poseh là một điểm tập trung
khác của những lực lượng Pháp vừa rút lui nhưng v́ không
cần nấn ná ǵ ở đây nên tôi lại bay trở về Szemao vào
ngay chiều hôm ấy.
Khi tôi xuống khỏi máy bay, tôi được biết một trong hai
đội SO của chúng tôi được gửi tới cho các lực lượng của
tướng Sabattier ở Đông Dương đă bị một đơn vị tiền duyên
Nhật phục kích, do lỗi của t́nh báo Pháp. Dưới lửa đạn
nặng nề của người Nhật ở Don Chai (gần Mong Ou Tay), đội
của thiếu tá Summers giữ được
vị trí của họ nhưng những máy vô tuyến điện, mật mă và
những thiết bị đặc biệt đă bị phá huỷ và sau đó đă chạy
về phía bắc. Helliwell và Davis yêu cầu tôi
theo dơi họ. Tôi t́m thấy họ
ngày 2-5, sau nhiều lần bắn pháo sáng trên các đường núi
và rừng rậm. Họ đă ở biên giới Cheng Tung (hay Keng
Tung) bên phía Trung Quốc và c̣n nguyên vẹn sau những
thử thách ngặt nghèo khi lang
thang xuyên rừng rậm. Tôi đă thu
xếp cho họ chuyển tới Côn Minh.
Tướng Sabattier, đang trên đường đến
Szemao, đă phái De Monpezat tới trước báo cho tôi biết
ông ta cần thảo luận với tôi về cuộc kháng chiến của
người Pháp. Tôi báo cho
Helliwell và được chỉ thị là “không cam kết ǵ cho đến
lúc nào việc giải quyết mối quan hệ của Pháp với chiến
trường được sáng tỏ”. Tuy
nhiên, nếu các kế hoạch xem ra là tốt, Helliwell nói,
th́ ông ta sẽ “thúc giục để có hành động ngay 1ập tức”.
Chúng tôi gặp nhau ngày 2-5 ở Szemao, và tướng Sabattier
bày tỏ ḷng biết ơn về việc ủng hộ mà người Pháp đă nhận
đuợc của OSS và của Đội không quân thứ 14 trong “giờ
phút bi thảm” của họ và tỏ ư hy vọng người Mỹ tiếp tục
sự giúp đỡ “hào hiệp và có thiện cảm” ấy. Ông ta cho tôi
biết để khỏi bị hiểu sai rằng ông ta là “chỉ huy tối cao
của tất cả các lực lượng Pháp ở Viễn Đông” và ông ta
hành động theo những chỉ thị
trực tiếp của chính phủ lâm thời Pháp.
Ông ta định đóng sở chỉ huy của ḿnh
ở Côn Minh, ở đó ông ta sẽ chỉ huy tất cả những hoạt
động sau này của Pháp “trong sự hợp tác” với Đồng minh.
Kế hoạch của ông ta là cải tổ những lực lượng của ông ta
ở Trung Quốc dưới sự chỉ huy của tướng Alessandri và đại
tá Seguin(7) và đặt họ dưới
quyền điều khiển của tướng Wedemeyer.
Về những hoạt động bí mật, ông ta c̣n nắm trong
tay vài trăm sĩ quan và binh
lính đă được huấn luyện đặc biệt; những người này muốn
và sẵn sàng trở lại Đông Dương và thiết lập lại những
mối liên lạc với những nhân viên Pháp đă rời khỏi đó.
Tôi hỏi những nhân viên ấy có phải
là một bộ phận của mạng lưới của tướng Mordant không, và
viên tướng này bày tỏ ngạc nhiên v́ tôi biết tổ chức bí
mật của họ. Phần nào bối rối, ông ta nói rằng
đúng như thế và nói thêm rằng ông ta c̣n có một mạng
lưới riêng trong người Mán(8)
, những người này “tuyệt đối trung thành” với ông ta.
Sau đó chúng tôi thảo luận về những
chi tiết trong kế hoạch của ông ta mà ông ta đă phác vẽ
lên trên nhiều bản đồ và đồng ư tiếp tục những cuộc thảo
luận ở Côn Minh. Viên tướng này mong muốn được
dựa vào người Mỹ để được ủng hộ về hậu cần và huấn
luyện, và muốn việc huấn luyện ấy sẽ được tiến hành ở
Szemao để khỏi lộ những cán bộ Pháp - An Nam cho người
Trung Quốc biết.
Thời tiết ở Szemao đă thay đổi.
Mây đen phủ kín bầu trời và những trận mưa liên tiếp đổ
xuống làm cho việc bay không thể thực hiện được và việc
vận chuyển bằng đường bộ trở nên nguy hiểm và chậm chạp.
Điều đó làm tăng thêm sự nguy khốn của những người lánh
nạn. Ḍng người Pháp vào Trung Quốc
ở trong t́nh trạng thê thảm.
Mệt mỏi, đói khát, ốm đau, không giày dép, họ đă thiếu
kiên nhẫn với bất cứ người chức trách nào.
Họ yêu cầu những khu đóng quân thậm
chí cũng không thể kiếm được cho quân đội Trung Quốc.
Họ cố tịch thu xe cộ và các
kho thực phẩm riêng mà không qua các nhà chức trách, kết
quả là đă xảy ra những cuộc va chạm gay gắt. Khi họ biết
là có người Mỹ đang ở trong khu vực này, th́ cơ quan của
chúng ta bị bao vây với những yêu cầu của các sĩ quan
trẻ tuổi để chúng tôi “ra lệnh” cho người Trung Quốc
giải quyết những yêu cầu của họ.
Chúng tôi giải thích rằng chúng tôi không có quyền hành
ǵ cả, và đại sứ Pháp có thể cung cấp cho họ.
Họ cho rằng đó là một sự trả ḷi rất
không thoả măn.
Tôi xúc động sâu sắc trước t́nh cảnh khốn khổ của một
đội quân phương Tây bại trận, bị người Nhật sỉ nhục và
đang rời rạc đi vào cửa Trung Quốc để được bảo vệ và
lánh nạn. Tôi đă từng trông thấy
những đám lớn người Đức và Ư, tù binh chiến tranh cũng
như dân sựu, rút về phía sau những chiến tuyến của chúng
ta ở châu Phi và châu Âu; nhưng đó là những người phương
Tây ở thế giới phương Tây.
C̣n ở châu Á, t́nh h́nh lại mang những kích thước khác,
không diễn tả được nhưng lại là có thật.
Những sự khác nhau về chủng tộc và
văn hoá hàng chục năm nay bị che đậy dưới những sự tế
nhị ngoại giao và xă hội bỗng nhiên nổi rơ bề mặt.
Người Pháp, tượng trưng cho văn hoá và sức mạnh quân sự
châu Âu ở châu Á đă bị đập tan bởi một cường quốc phương
Đông và đang chịu sự ơn huệ đầy khó chịu của một dân
chúng phương Đông khác. Bề ngoài người Trung Quốc tỏ ra
có thiện cảm, muốn giúp đỡ và nhân từ; ở phía trong họ
lại theo đ̣i một thói quen đáng kinh tởm là chần chừ một
cách lễ độ, rạch ṛi về chính trị và tôn trọng chặt chẽ
những tập quán địa phương có thật hay tưởng tượng cũng
như những hiệp nghị quốc tế. Đây là
tinh thần “ngược đời của người châu Á, mà chúng ta phải
gánh chịu”.
Về phía người Pháp, cũng có những vấn đề có liên quan
với chủng tộc: những khó khăn về ngôn ngữ, những nhu cầu
cá nhân và t́nh trạng mất mặt, tất cả đều góp phần tăng
thêm nỗi thất vọng của người Pháp, thể hiện ra ở những
yêu cần không hợp lư và tâm trạng kiêu ngạo quá mức của
họ đối với tất cả nhũng người châu Á. Kết quả là những
cuộc va chạm thường xuyên với những ngụ ư chủng tộc âm
ỉ.
MỘT CHÂN DUNG THỰC DÂN
Trong 8 ngày từ khi
tôi đặt chân lần đầu đến Szemao, nơi đây trở thành trại
tập trung người Pháp. Tôi
có một cơ hội tốt để thu lượm tin tức từ những người
lánh nạn và tuyển mộ người Pháp cho những hoạt động bí
mật, do đó tôi yêu cầu Helliwell cử đến một sĩ quan nói
tiếng Pháp giỏi với một bộ phận giúp việc.
Ông ta gửi trung uư John P.
Spaulding và một số nhân viên mới tuyển, và tôi quyết
định lưu lại ở đó một thời gian nữa. Suốt trong
10 ngày, tôi phỏng vấn có lẽ tới hơn một chục sĩ quan và
gấp đôi số ngưuời ấy gồm có hạ sĩ quan và những nhân
viên cấp thấp hơn, cả người Pháp lẫn người Việt Nam,
cộng với những viên chức dân sự và những nhà kinh doanh.
Nhưng cuộc nói chuyện ấy cho thấy
một bức tranh không có ǵ hấp dẫn của thái độ hững hờ,
tinh thần trả thù và quyền lợi ích kỷ.
Những thái độ của những người lánh nạn về căn bản phản
ánh chính sách quốc gia của Pháp cũng như những kinh
nghiệm của họ về tổ chức dân sự hay quân sự dưới chính
phủ Decoux từ năm 1940. Họ cảm thấy
cảnh ngộ hiện nay của họ sẽ sớm kết thúc và họ trở về
Đông Dương để lấy lại những ǵ mà họ đă để lại.
Sẽ không có ǵ thay đổi.
Tôi cảm thấy hầu hết những người
lánh nạn đă sống những năm tháng của ḿnh ở Đông Dương
mà không hề rời khỏi môi trường Pháp của ḿnh.
Sự hiểu biết của họ về dân bản xứ,
về những đặc trưng dân tộc và những nguyện vọng chính
trị giống như sự hiểu biết của một người đi qua ngẫu
nhiên. Họ coi những nhân viên Việt Nam trong quân
đội của họ như “những binh lính và cu-li tầm thường” mặc
dù nhiều người Pháp đă nhận được một sự ủng hộ trung
thành của những đội quân và những người dân thường “bản
xứ” trong những cuộc xung đột với người Nhật. Điều đó
được coi là “b́nh thường và là bổn phận của họ”. Đối với
những người đó, “cuộc kháng chiến bản xứ” không phải là
một phong trào có xung lượng riêng mà là một bằng chứng
thành công của chủ nghĩa tự do và của sự lănh đạo của
Pháp.
Gần như nhất trí, những người Pháp
mà tôi phỏng vấn đều cho rằng người Việt Nam không đủ
sức gánh trách nhiệm chính trị. Họ thừa nhận
những kẻ theo chủ nghĩa quốc gia đang tồn tại, nhưng “đă
tỏ ra hèn kém khi đụng phải Sureté(9)
hay Quân đội”. Thái độ của người
Pháp tốt lắm cũng chỉ là thái độ cha chú.
C̣n thái độ tệ hại nhất thấy có ở
một số ít người là thuần tuư khinh miệt, được cô đọng
lại trong thái độ của một sĩ quan cho rằng “không có một
người An Nam chân thành nào”.
Đối với những Đồng minh phương Tây,
tôi thấy có những thái độ rất khác nhau, nhưng số đông
nhất có thái độ nghi ngờ những ư định của Đồng minh.
Cá nhân tôi đă thấy những thành viên
trong Phái đoàn quân sự Pháp ở Szemao tự ḿnh truyền cho
những người mới tới sự nghi ngờ ấy, trước khi họ tiếp
xúc với bộ phận của tôi. Sự bảo vệ quyền lợi
người Pháp chống lại ḷng thèm khát đượcc gán cho người
Anh và người Mỹ rơ ràng là cái cớ để biện hộ cho sự hợp
tác vừa qua của họ với người Nhật.
Rất ít sĩ quan Pháp tỏ ra thẳng thắn như người cuối cùng
đă hỏi tôi “có phải người Mỹ định sẽ sử dụng những con
đường sắt Đông Dương sau chiến tranh không?”. Sau khi
lẩn tránh những câu hỏi của tôi về vận tải Đông Dương,
một số ít người bào chữa cho chủ trương gây trở ngại của
giói cầm quyền và tỏ ra sẵn sàng cộng tác về những vấn
đề t́nh báo nếu sự cộng tác của họ không bị những nhà
chức trách Pháp biết. Một nhà kinh doanh bày tỏ ư muốn
được thấy xứ này(10) phát
triển lên bằng tư bản và tính năng nổ của nước ngoài nếu
những nguồn tư bản của Pháp không thể đáp ứng với nhu
cầu. Nhưng ông ta là người duy nhất
nói ra điều đó với tôi.
Mặc dù thái độ của người Pháp đối
với những Đồng minh phương Tây có vẻ lạ lùng đối với
nhiều người Mỹ ở Trung Quốc, nhưng tôi không thấy thế.
Trái lại, tôi hiểu đó là sự mở rộng
tự nhiên của lập trường chính thức ở Paris, dưới chính
quyền mới của De Gaulle. Người phát ngôn của
Chính phủ Pháp đă công nhiên khiển trách những sự hoang
tưởng nặng nề về chính trị của người Pháp ở Syria và
Lebanon trước những hoạt động của người Anh và cũng lên
án người Anh mưu toan thay thế người Pháp ở những thuộc
địa ở Trung Đông của họ. Các Bộ trưởng Pháp khi tŕnh
bày với Hội đồng tư vấn đă lên án Mỹ âm mưu chiếm
Nouvelle Calédonie và những căn cứ ở Đông Dương. Sự phê
phán của báo chí Mỹ về chính sách thuộc địa của Pháp đă
bị Bộ trưởng Ngoại giao Bidault gạt bỏ một cách khinh bỉ
với sự nhấn mạnh rằng “nước Pháp không cần phải học ai
về những vấn đề này”. Thái độ xấu đối với Mỹ do chính
sách chống thực dân của chúng ta có thể hiểu được, nhưng
công kích người Anh, bạn Đồng minh mạnh mẽ duy nhất
trong việc chống đỡ cho lư tưởng “đế quốc” bị nghiêng
ngả, là một thái độ thiển cận và u uất.
Dù sao, tôi vẫn báo cáo cho cơ quan
Chiến trường và Đại sứ về việc tôi từ Côn Minh trở về
với thái độ nghi ngại và bực bội của Chính phủ Paris và
của các nhà chức trách thuộc địa.
Cả hai đều nhằm phục vụ mục tiêu của
các giới cầm quyền Pháp là khôi phục vị trí của Pháp
trước chiến tranh mà không chịu chấp nhận một sự thoả
hiệp nào. Họ có thể dùng đến
những phương pháp chắc chắn sẽ gây ra sự phê phán và làm
suy yếu việc phối hợp nỗ lực chiến tranh của Đồng minh.
Sự chống đối của Đồng minh tỏ ra
không hiệu lực v́ Đồng minh đă có thái độ thiếu ngay
thẳng và một quyết định giải quyết các vấn đề một cách
quá nhanh và trọn vẹn bằng việc sử dụng những đội quân
của Pháp ngay trước khi các vấn đề được hỏi đến.
Như các sự kiện về sau này chứng tỏ, việc giao phó cho
các nhà chức trách Pháp thực hiện chính sách đó nôn nóng
đă bị hạn chế, và mức độ ủng hộ cần phải có của những
người dân trong nước họ cũng đáng ngờ.
Nhưng họ lại cần phải đặt nước Pháp
và phần c̣n lại của thế giới trước một việc đă rồi - đó
là một nhiệm vụ không thể làm được.
Những cuộc thảo luận của tôi trong những ngày ban đầu ấy
với tướng Sabattier, tướng Alessandri, đại tá Emblanc và
thiếu tá De Monpezat cũng cho thấy một vấn đề ít lộ ra
công khai trong nội bộ Đồng minh mà chỉ có một số ít
người Pháp hiểu được. Điều đó có liên quan đến nhiều
cuộc tiếp xúc công khai và bí mật giữa Trung Quốc và
Đông Dương.
Hoa Kiều ở Đông Dương nói chung đối địch với người Nhật.
Sự hợp tác công khai của họ với với giới quân sự Nhật
hồi đó không được người Pháp coi là không trung thành -
đó chỉ là một yêu cầu của chiến tranh, một sự thu xếp
thực dụng. Nhưng người Pháp mà tôi đă nói chuyện với họ,
cho rằng cộng đồng người Trung Quốc ở Đông Dương sẽ chào
đón sự cai trị của người Pháp quay trở lại, không phải
v́ lư do nào khác ngoài lư do ổn định kinh tế.
Tuy nhiên các nhà chức trách Pháp
lại rất quan tâm đến thái độ của Quốc dân đảng Trung
Quốc. Họ lo ngại về những bài phát ra trên báo
chí Trung Quốc, đă thông qua sự kiểm duyệt của Trùng
Khánh, đang kêu gọi nhập lại Đông Dương vào Trung Quốc,
trong khi những tờ báo bán chính thức của Trung Quốc th́
lại khuyến khích các nhóm cách mạng Việt Nam khác nhau.
Những người cách mạng đă ủng hộ một
cách khác nhau mọi chủ trương đoàn kết với Trung Quốc để
hoàn thành nền độc lập của Việt Nam. Dù con số
những người cách mạng ấy c̣n ít, nhưng họ họp thành
những trung tâm tuyên truyền chống Pháp, điều duy nhất
mà những người cách mạng đồng ư với nhau, và đó là nguồn
rối loạn ở “thuộc địa”. Chính phủ
Trung Quốc ít phân biệt những nhóm cách mạng ấy, dung
nạp tất cả, nhưng cộng tác chặt chẽ nhất với chi nhánh
An Nam của Quốc dân đảng. Hơn nũa, các nhà chức
trách Pháp c̣n biết rằng Tai Li đang nắm giữ một mạng
lưới tay chân khắp Đông Dương và mạng lưới này đang
tránh né cả “Sureté” cũng như “Kempeitai”.
Các thủ lĩnh quân sự Pháp sẵn sàng thừa nhận rằng Decoux
cũng giống như những người tiền nhiệm của ông ta, đă
không thể đè bẹp được những đảng bí mật khác nhau ở Đông
Dương hay ngăn ngừa được sự thâm nhập bí mật của Trung
Quốc, cả hai đều được chỉ đạo từ Trung Quốc. Hơn nữa,
sau cuộc đảo chính, người Nhật lại ban hành quy chế
chính thức cho một nhóm quốc gia ở Đông Dương. Nhưng các
thủ lĩnh quân sự Pháp vẫn thấy Việt Minh là mối đe doạ
lớn nhất đối với chủ quyền của Pháp.
Việt Minh đang tiếp tục những hoạt động ngấm ngầm chống
lại người Nhật và người Pháp trong suốt cuộc chiến
tranh, nhưng bị tất cả các phần tử chống Cộng ở Việt Nam
khinh rẻ.
Chính quyền Decoux không có mấy cố gắng để tranh thủ sự
ủng hộ của những người dân thường, do đó không có ǵ
ngạc nhiên khi thấy người Việt Nam ít tôn trọng nó.
Tuyên truyền của Pháp vẫn hoàn toàn giữ lối nói rằng nền
văn minh Pháp đă ban cho Đông Dương những điều may mắn
về văn hoá. Những quy định cải cách thuộc địa khác nhau
do chính phủ De Gaulle đưa ra trong những cuộc thương
lượng Pháp - Anh - Mỹ được công bố rất ít. Khá lạ lùng
là chính người Nhật đă dùng những quyết định ấy để đối
chiếu với những cải cách ít ỏi được hứa hẹn và với mối
đe doạ được giả định về sự bóc lột của Anh - Mỹ sau
chiến tranh, với những mối lợi phi thường mà người Việt
Nam có thể t́m thấy ở chương tŕnh của Nhật Bản về khối
thịnh vượng chung Đại Đông Á.
Sau đảo chính, đường lối tuyên truyền của Pháp, trước
kia cũng tỏ ra vô hiệu, bây giờ chỉ tập trung vào quyết
định của Pháp giải phóng Đông Dương khỏi ách áp bức Nhật
Bản. Sự tan ră của bộ máy tuyên truyền Pháp và sự kiểm
soát của người Nhật đă làm cho người Pháp không đến được
Việt Narn, là những người bất kể thế nào cũng không tin
vào họ nữa. Tuy nhiên, vào tháng 4, người Pháp lại đặt
hy vọng của ḿnh vào sự phản ứng thù địch của Việt Nam
đối với sự chiếm đóng của Nhật, trái với điều mà họ từng
thấy khi c̣n sự cai trị rộng lượng của họ. Họ tin chắc
là người Nhật rốt cuộc sẽ đưa người Việt Nam trở lại
những cánh tay của người
Pháp. Hy vọng ấy được duy tŕ bằng một ảo tưởng về thiện
chí bẩm sinh của các nhà vua ở An
Nam, Cambốt và Lào. Đó là một sự tin
tưởng sai lạc v́ không tính đến những người Việt Nam
b́nh thường và nguyện vọng độc lập hoàn toàn của họ.
Trong khi tất cả những người Pháp hân hoan với sự chào
đón mà người Việt Nam sẽ dành cho sự cai trị trở lại của
người Pháp, vẫn có một số sĩ quan Pháp quyết định phải
khôi phục sự cai trị của người Pháp, bằng cách sử dụng
những đội quân Pháp ở châu Âu. Không
một người Việt Nam nào được đại diện trong các hội đồng
của những thủ lĩnh thuộc địa lưu vong.
Những hạn chế có chủ tâm được áp đặt
cho việc tham gia của những đội quân “bản xứ” vào việc
giải phóng nước ḿnh. Người Việt Nam vẫn bị đặt
ra ngoài ŕa những hoạt động bí mật của Langlade -
Mordant - Sabattier, và các thủ lĩnh quân sự Pháp đă
phản đối việc phát vũ khí cho cái họ gọi là “du kích bản
xứ”. Họ vẫn thi hành chính sách tôn trọng những đội quân
“bản xứ” đang chiến đấu trong quân đội Pháp với những
cam kết mới đây mà ḷng trung thành tiếp tục của họ
không có ǵ đáng nghi ngờ cả.
Chính sách khai trừ ấy rơ ràng không phải do yêu cầu
chiến thắng nước Nhật mà được vạch ra v́ quyền lợi phiến
diện của Pháp. Nó phải đảm bảo cho các lực lượng Pháp
những cánh tay hoàn toàn rảnh rang để đối phó với hậu
quả nổi lên sau khi đuổi được người Nhật. Nó phải đảm
bảo chỉ có những đội quân người Âu dưới quyền chỉ huy
của các sĩ quan Pháp giữ được quyền kiểm soát về tiếp tế
và vũ khí để người Pháp sử đụng khi họ trở lại “thuộc
địa” bằng sức mạnh vũ khí.
Tôi đưa tất cả những điều đó vào bản báo cáo về người
Pháp ở nam Trung Quốc, nói chung
chúng được tiếp nhận tốt, nhưng có ai đó trong Đại sứ
quán chúng ta cho rằng tôi đă giải thích quá nghiêm khắc
về những động cơ của Pháp. Điều đó
làm cho Côn Minh và Trùng Khánh tưởng rằng tôi là một
người chống Pháp. Tuy nhiên
sự cộng tác sau này của tôi với các nhà chức trách Pháp
ở Trung Quốc đă chứng tỏ tôi không chống Pháp mà chỉ tán
thành Đồng minh mà thôi.
Chúng tôi, những người Mỹ ở châu Á - Thái B́nh Dương, có
một mục tiêu vượt lên tất cả - đánh bại nước Nhật ngay
cả khi phải làm điều đó một ḿnh, biết rằng trong những
Đồng minh của chúng tôi có những kẻ sẵn ḷng để cho
người khác giành thắng lợi trong chiến tranh trong khi
họ chuẩn bị để hái những trái quả chiến thắng.
“NƯỚC PHÁP TỰ DO” THỌC SÂU VÀO
Tôi gửi kế hoạch của
tướng Sabattier cho Côn Minh ngày 2-5.
Helliwell đă giành được một sự tán
thành hạn chế của chiến trường nhằm tiến hành những hoạt
động phối hợp Pháp - Mỹ và ngày 6-5 đă điện vô tuyến
rằng “O.K! Hăy thử thách
Sabattier trước tiên ở Szemao”.
Nhưng ông ta cũng cẩn thận dặn tôi
nhớ tới “những giới hạn của chúng ta về trang bị và nhân
sự” và hăy “tỏ ra kiên quyết để người Pháp bảo đảm rằng
trong mọi trường hợp không được để chúng ta dính líu tới
bất cứ chuyện ǵ có tính chất chính trị”. Ông ta
c̣n nhắc nhở nghiêm khắc rằng “không được cung cấp vũ
khí và đạn dược” cho người Pháp, ngoại trừ để tự vệ một
cách có hạn chế và chỉ trong trường hợp “OSS nắm đầy đủ
quyền kiểm soát hành động”.
Cho rằng sự cộng tác chặt chẽ của các tướng Sabattier và
Alessandri là điều dĩ nhiên, tôi không ngạc nhiên khi
Alessandri mời tôi đến vào chiều ngày 6-5 để hỏi về các
kế hoạch của OSS cho những người Pháp hoạt động bí mật.
Tôi nhiệt thành nói với ông ta rằng
tôi vừa nhận được những tín hiệu từ Côn Minh về kế hoạch
của Sabattier. Đứng phắt lên
và với thái độ bực bội không cần che đậy, ông ta nói
rằng “cuộc kháng chiến của Pháp ở Đông Dương là một việc
không dính ǵ đến Bộ chỉ huy tối cao cả”.
Tôi hiểu sai ư của ông ta, tưởng là
ông ta nói đến Bộ chỉ huy tối cao của Mỹ, nên sau đó tôi
có nói rơ những mệnh lệnh của tôi đều từ đại bản doanh
chiến trường đến. Alessandri lập tức lấy lại
thăng bằng và nói: “Naturellement!”(11). Tất nhiên ông
ta muốn ám chỉ tới Sabattier và sự
thu xếp chỉ huy “tạm thời” của Pháp, và đây là sự
ám chỉ đầu tiên khiến cho tôi hiểu là về mặt này mọi cái
chưa phải là tốt đẹp.
Alessandri đột nhiên bỏ qua vấn đề những hoạt động bí
mật, quay sang nói về vấn đề cấp bách hơn là vấn đề tiếp
tế cho những đội quân của ḿnh. Ông ta chuyển sang một
chuyện dàn hoà khi bày tỏ mối lo ngại của ḿnh về việc
tập trung các đội quân đó lại, hiện đang đóng rải rác ở
nam Trung Quốc, từ Szemao đến Fanch'eng.
Ông ta tỏ ư hy vọng người Mỹ cung
cấp cho những khu vực tập tnmg, những phương tiện vận
chuyển và những đồ tiếp tế để phục hồi lại những đội
quân của ông ta. Tôi bày tỏ sự thông cảm hoàn
toàn của tôi đối với những vấn đề của ông ta nhưng buộc
phải nói với vị tướng này rằng OSS không có thẩm quyền
giúp đỡ và vấn đề này phải được giải quyết ở Trùng Khánh
giữa Đại sứ Pháp và Tưởng Giới Thạch. Ông ta kiên nhẫn
nhắc lại cho tôi rằng ông ta biết rất rơ những thủ tục
thông thường, nhưng đây chỉ là những cố gắng để làm dễ
dàng hơn cho một chức năng chỉ huy cấp bách của Đồng
minh - những yêu cầu khẩn cấp của các đội quân của ông
ta, “một thành phần các lực lượng Đồng minh ở Trung
Quốc. Hy vọng làm cho ông ta yên tâm, tôi gợi ư rằng tôi
sẽ lấy làm sung sướng hơn nếu thu
xếp được cho ông ta hay cho đại diện ông ta gặp ông
Snyder thuộc UNRRA, hiện đang ở Szemao; ông này đă được
Mỹ uỷ quyền giúp đỡ người Pháp.
Nhưng Alessandri lại hết sức cáu tiết v́ tôi nhấn đi
nhấn lại rằng ông ta phải giải quyết các vấn đề này ở
những nơi khác và rơ ràng không bao giờ quên được cuộc
gặp gỡ này. Về sau ông ta bị bắt
buộc phải ngồi ở các cuộc hội nghị cấp chiến trường mà
tôi cũng thỉnh thoảng tham gia với tư cách đại diện cho
những quyền lợi của OSS ở Đông Dương, nhưng ông ta không
bao giờ trực tiếp nói chuyện với tôi trong những cuộc
gặp ấy. Tháng 9, ở Hà Nội, ông ta bày tỏ sự giận
dữ của ḿnh đến mức từ chối tham dự một cuộc họp mặt với
tướng Lư Hán(12) mà bản thân
ông ta được mời đến, nhưng tướng Gallagher(13) cũng lại
mời tôi đến cuộc gặp mặt ấy với tư cách đứng đầu Phái
đoàn quân sự Mỹ; với lư do, theo lời ông ta, “thiếu tá
Patti không thân thiện với người Pháp”.
Tướng Sabattier đă lên Côn Minh, đoán trước sẽ được một
cuộc tiếp đón nồng nhiệt với tư cách là viên chỉ huy cao
cấp của các lực lượng Pháp ở Trung Quốc và Tổng đại diện
ở Đông Dương. Ông ta đă thất vọng khi không thấy người
nào ngang hàng ra đón ḿnh. Côn Minh
chỉ là bản doanh của cấp gần nhất. Nơi chỉ huy
này cách Trùng Khánh 400 dặm; ở Trùng Khánh, ông ta sẽ
có thể gặp Tưởng Giới Thạch và những cố vấn gần gũi của
Tưởng, Phái đoàn quân sự Pháp, tướng Wedemeyer và Bộ
tham mưu của ông, và Đại sứ Mỹ. Cái gọi là phái đoàn
quân sự Pháp ở Côn Minh thật ra là M.5 và đă bị SLFEO
của “những bàn tay Trung Quốc cũ”(14)
thanh trừng và trở thành trung tâm của phái De Gaulle ở
Trung Quốc. Sabattier ở đây không có bạn bè.
Những người theo De Gaulle ở Côn Minh hy vọng sẽ có một
nhân vật xuất sắc đại diện cho “nước Pháp mới” - một
người nào đó có bóng dáng cao lớn như Leclec, Catroux
hay thậm chí Blaizot. Sabattier chỉ
là một người giúp việc khốn khổ. Chính trị của
ông ta là chính trị của một sĩ quan điển h́nh của quân
đội chính quy Pháp, trung thành với nước Pháp, ủng hộ
chế độ đang cầm quyền và nghiêm ngặt tuân
theo luật lệ truyền thống về
danh dự nhà binh. Với việc Aymé bị bắt, Sabauier trở nên
người có cấp cao nhất trên sân khấu nắm giữ chức Tổng
chỉ huy tất cả các lực lượng Pháp ở Đông Dương. Sau đó,
với sự “biến mất” của Mordant, Sabattier đă được chỉ
định thay mặt cho ông ta.
Những người của SLFEO ở Côn Minh, rơ ràng chịu sự chỉ
huy từ Calcutta, đă tung ra một chiến dịch làm mất uy
tín của Sabattier trong con mắt của quân đội Pháp và của
Phái đoàn quân sự Pháp ở Trùng Khánh, bằng cách để hở ra
một phần bức điện ngày 10-4 của De Gaulle gửi Sabattier,
trong đó nói: “Rơ ràng ông sẽ tiếp tục kháng chiến trên
đất Đông Dương, bất chấp mọi khó khăn. Một điều cũng cần
thiết như vậy là cá nhân ông phải ở lại Đông Dương cho
đến giới hạn cùng tột...”(15).
Cũng như những người ấy lúc đó đă cho lưu hành những lời
lên án Sabattier rằng ông ta bao giờ cũng là người đầu
tiên rời bỏ khu vực của người Nhật đe doạ - là người đầu
tiên chạy khỏi Điện Biên Phủ 4 ngày trước khi quân của
ông ta di chuyển, khỏi Phong Saly 3 ngày trước khi người
Pháp tản cư khỏi khu vực và khỏi Muong Ou Tay 3 ngày
trước khi rút lui.
Những sự việc đi trước ấy là những biện pháp bảo đảm
an toàn b́nh thường đối với
một vị Tổng chỉ huy, nhưng những việc đó đă bị đẩy đi
quá mức và do đó đă đẻ ra một hiệu quả tự hạ thấp ḿnh
xuống. Những người theo De Gaulle coi Sabattier là một
“sự ngẫu nhiên trống rỗng của số phận”, nghi ngờ năng
lực của ông ta trong việc mang croix de
Lorraine(16) một cách lịch sự
tới vũ đài chính trị ở Trùng Khánh.
Mặc dù có sự chống đối do M.5 để lộ ra, Sabattier vẫn
quyết định thiết lập một sở chỉ huy ở Côn Minh cho các
lực lượng Pháp và đă ra lệnh cho Alessandri tiếp tục tổ
chức và huấn luyện trong khi ông ta đến Trùng Khánh để
thảo luận về việc sử dụng các đội quân của Pháp với
Wedemeyer và Hà Ứng Khâm. Sabattier
có vẻ tự tin và tỏ ra rất ủng hộ những mục tiêu của Đồng
minh, nhưng phái De Gaulle chỉ nh́n thấy có Đông Dương,
và những ngày của Sabattier ở Trung Quốc không được bao
nhiêu.
Chú
thích :
(1)
thuộc tổ liên lạc 19, đội không quân thứ 14
(2) chỉ huy chiến dịch Poitou để thu thập t́nh báo ở
vùng biên giới Cao Bằng
(3) Ban t́nh báo
(4) Cuộc gặp gỡ đầu tiên diễn ra ngày 27-4-1945
(5) Hiến binh Nhật
(6) Các kho dự trữ của quân Pháp và Nhật
(7) chỉ huy trung đoàn 9RIC
(8) chỉ người dân tộc thiểu số ở miền núi cực bắc Việt
Nam
(9) Sở mật thám Pháp
(10) tức Đông Dương
(11) Tất nhiên!
(12) khi đó là Tổng chỉ huy lực lượng chiếm đóng Đông
Dương phía bắc vĩ tuyến 16
(13) trưởng đoàn cố vấn và viện trợ quân sự Mỹ cho quân
đội Trung Quốc chiếm đóng Việt Nam
(14) từ ngữ mà De Gaulle dùng để nói về việc bắt cầm tù
Mordant tiếp sau cú 9-3
(15) G. Sabattier, “Số phận của Đông Dương”
(16) huân chương Loraine
0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures