Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẠI SAO VIỆT NAM ?

 

WHY VIETNAM ?

 

BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC MỸ

(Prelude to America’s Albatross)

 

TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti

 

Người dịch: Lê Trọng Nghĩa
 

 

Chương 17
Ngày thứ hai của chúng tôi ở Hà Nội

CẢM TƯỞNG ĐẦU TIÊN
Sau cuộc gặp gỡ với Tsuchihashi, tôi đi quanh thành phố một ṿng để nắm t́nh h́nh địa phương.
Ngày hôm trước tôi đă không thấy ǵ nhiều là cuộc bạo động ở khách sạn Métropole nên tưởng sẽ thấy phố xá đóng cửa và dân chúng trong t́nh trạng căng thẳng. Ngược lại, các cửa hàng vẫn mở, chợ vẫn đông người, các công sở làm việc tấp nập... Và tất cả đều phất phới cờ Việt Minh. Thực tế là một biển cờ đỏ và biểu ngữ tràn ngập. Người Đông Dương đi bộ, đi xe đạp, nhộn nhịp với một dáng tự hào và tin tưởng nhưng vẫn trật tự theo sự điều khiển của người cảnh sát giao thông Việt Nam.
Nhưng càng vào sâu trong thành phố, tôi mới thấy người Âu vắng bóng hoàn toàn. Không kể các đội tuần tiễu Nhật và lác đác một số người Trung Quốc, th́ h́nh như chỉ c̣n toàn là người Việt Nam. Ngoài những lá cờ đỏ biểu trưng của chính quyền Việt Minh chỉ c̣n có những thanh niên nam nữ mang vũ khí đi tuần ở phố và canh gác công sở. Họ không mặc đồng phục nhưng có băng tay của Đội quân giải phóng Nhân dân. Song nếu quan sát kỹ, th́ cũng thấy được ở chỗ này chỗ kia có những xe đầy lính có vũ khí đứng bên đường. Thoạt đầu tôi cho đó là những biện pháp nhằm để chống lại các cuộc rối loạn có thể xảy ra. Nhưng khi đến gần Cung Thiếu nhi, tôi thấy có một dinh thự lớn có lính Nhật gác với súng máy, dây kẽm gai và vật chướng ngại. Tôi ngạc nhiên, v́ ở ngay Tổng hành dinh Nhật cũng không có sự cẩn mật đến như vậy. Tôi hỏi và viên đại úy cảnh vệ nói ngay: “Nhà băng Đông Dương”. Việc bảo vệ đặc biệt đó là cần thiết v́ “đó là điểm duy nhất có giá trị c̣n lại trong thành phố”.
Về tới Métropole, tôi thấy khu vực đă bị bao vây bởi một vành đai những người Việt vũ trang và một phân đội lính Nhật đứng gác. C̣n trên vườn hoa và các phố chung quanh th́ chen chúc đầy những người Việt vừa hô khẩu hiệu, vừa hát và thỉnh thoảng lại xô ra định phá vỡ hàng rào bảo vệ, nhưng hành động của họ lại tỏ ra có ít nhiều thiện ư.
Viên đại úy Nhật của tôi liền chạy về phía người sĩ quan chỉ huy phân đội, c̣n thượng sĩ F. Altman trong toán cũng tới báo cáo cho tôi biết t́nh h́nh.
Có hai người Pháp đă đến báo tin là Sainteny và các sĩ quan đi cùng định vào Thành để thả số tù binh Pháp trong đó ra nhưng đă bị bắt giữ. Dân ở Métropole bị kích động đă rối lên. Có người Pháp đă dọa nạt những người “bồi” Việt và yêu cầu người Mỹ tổ chức một “đội trừng phạt” gồm những người t́nh nguyện Pháp để cứu Sainteny và các tù binh Pháp. Chủ khách sạn báo cho Nhật và họ đă nhanh chóng lập lại trật tự. Khi cảnh sát Việt Nam tới, người Pháp trong khách sạn đă la ó, chửi bới, và quần chúng xúm đông lại.
Cảnh binh đă bắt giữ hai người Pháp và Hiến binh Nhật đă xác định là hai tên khiêu khích. Theo yêu cầu của tôi,, viên đại úy Nhật đă gọi dây nói đến dinh Toàn quyền và được trả lời là Sainteny vẫn c̣n ở đó và không hề bị bắt. Vụ kích động tan đi, nhưng tôi hiểu hơn tại sao người Nhật lại phải bố trí các xe đầy lính ở các phố bên cạnh. Cái thành phố trông như b́nh thường và hiền lành này chỉ là trên bề mặt, một việc chút xíu cũng đủ làm nó bùng nổ.
Toán OSS của chúng tôi đă trở thành một trung tâm quyền lực của Đồng minh. Ai cũng có một lư do hay một mong muốn được tiếp xúc với nó. Người Pháp đến để kêu ca yêu cầu và mưu tính. Người Việt đến để xem như là những người bên trong của Phái đoàn Mỹ. Người các nước khác cũng đến với những lư do riêng của ḿnh.
Trong số những người đến đầu tiên, có viên lănh sự Thụy Sĩ, Robert Blattner. Sau khi nêu chức vụ được ủy nhiệm, ông báo cho tôi biết là ông cũng đại diện cho quyền lợi của Đức, Ư và một số các nước khác. Tôi cảm ơn ông đă đến thăm nhưng nói là không muốn dính líu đến các công tác lănh sự và báo cho ông biết, cũng có thể sau này Bộ Ngoại giao sẽ phái đến một người đại diện chính thức.
Một người khác cũng đến sớm là ông giám đốc Ngân hàng Đông Dương. Ông lo lắng ra mặt và “hỏi xem” tôi có thay người kiểm soát và lính gác Nhật bằng người của Đồng minh hoặc Pháp được không. Ông bối rối v́ trong tuần trước người Nhật đă rút ở Ngân hàng ra những món tiền lớn và họ c̣n đang đ̣i hỏi nhiều hơn nữa “để trả cho việc chi tiêu nhằm duy tŕ pháp luật và trật tư cũng như việc bảo trợ cho người Pháp”. Tôi phát biểu lấy làm tiếc rằng ông đă gặp những khó khăn với những khách hàng cũ của ngân hàng, nhưng việc đó lại không trực tiếp thuộc quyền giải quyết của tôi.
Ông ta bỏ về với một bộ mặt giận dỗi.

HÀ NỘI LĂNH ĐẠO CUỘC KHỞI NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?

Hai đại diện của Thành ủy Hà Nội, Vũ Văn Minh và Khuất Duy Tiến, đă đến ngay để đặt “quan hệ thân thiện với Đồng minh”. Tôi rất muốn được nghe Việt Minh đă nắm chính quyền ở Hà Nội như thế nào và ông Tiến đă vui ḷng kể lại.
Điểm đầu tiên mà ông nói là “nhân dân đă chiếm quyền mà không có đổ máu”. Và ông tự hào cho biết “tất cả các ngành phục vụ và dịch vụ công cộng tiếp tục làm việc không gián đoạn” dưới sự điều hành của người Việt Nam địa phương. Những điều tôi chứng kiến đă xác định lời ông nói. Nước vẫn chảy trong ống dẫn, điện bật công tắc lên là có, nước trong buồng tắm khách sạn vẫn chảy xiết, điện thoại vẫn kêu. Các cửa hàng và chợ trưng bày đầy hàng, chứng tỏ luồng tiếp tế ở các địa phương chuyển về mạnh và tôi c̣n trông thấy cả một số xe tải và xe buưt chạy trên đường phố, điều đó có nghĩa là vẫn có ít nhiều xăng dầu và giao thông công cộng.
Tiến nói tiếp, sau vụ Nagasaki th́ ở Hà Nội mọi người đă tin chắc rằng “Mặt trời đang lên đă đến lúc phải lặn”, nhưng tại Hà Nội, Việt Minh vẫn không nhận được một chỉ đạo đặc biệt nào. Trong nhiều ngày, hội viên các Đoàn thể Cứu Quốc đă thảo luận xem sẽ phải hành động như thế nào khi Nhật đầu hàng. Vào ngày 11-8, họ nhận được tin ủy ban Trung ương Đảng triệu tập Quốc dân Đại hội, nhưng giao thông liên lạc giữa Hà Nội và Tân Trào rất chậm và không an toàn, và nhiều hội viên Việt Minh Hà Nội vẫn phải sống trong một ṿng bí mật.
Ngày 13 (ngày Hội nghị Đảng khai mạc ở Tân Trào), Xứ ủy Bắc Kỳ họp ở ngoại ô Hà Nội để ấn định phương hướng hoạt động. Một ủy viên nêu vấn đề viên Phó vương Bắc Kỳ (Khâm sai) Phan Kế Toại đă nhiều lần tỏ ư mong được gặp đại diện của Việt Minh. Ông này được mọi người biết là ủng hộ độc lập dân tộc nhưng dưới một triều vua Việt Nam và do Nhật đỡ đầu. Xứ ủy liền cử Nguyễn Khang(1) đi gặp viên Khâm sai để t́m hiểu xem ông có ư ǵ. Đúng như đă được dự kiến, viên Khâm sai đề nghị Việt Minh tham gia Chính phủ Bảo Đại(2) và ngừng các hoạt động chống Nhật. Khang đă bác bỏ lời đề nghị.
Hai ngày sau, khi Nhật tuyên bố đầu hàng, những người cách mạng ở Hà Nội vẫn không nhận được mệnh lệnh ở Tân Trào. Họ lại họp(3) và quyết định hành động trên cơ sở chỉ thị ngày 12-3 của Thường vụ ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương “cho phát động tổng khởi nghĩa khi có hoàn cảnh thuận lợi”. Họ cho đó là một sự phê chuẩn đầy đủ để hành dộng và Nguyễn Khang trong đêm ấy đă phổ biến quyết định cho những người cách mạng ở Hà Nội.
Để đối phó với một cuộc chiếm đóng của Trung Quốc, hoặc cũng có thể của cả Pháp, các nhà chức trách Nhật ở Bắc Kỳ đă bày ra cách bàn giao cho viên Khâm sai bộ máy hành chính địa phương, sở Bảo an binh, sở Mật thám trung ương, sở Kiểm duyệt và một số công sở ít quan trọng khác. Hội đồng Tư vấn Bắc Kỳ, trong một cố gắng cuối cùng nhằm duy tŕ quyền lực cho Chính phủ Kim đă chết, đă bí mật họp ngày 16-8 ở Phủ Thống sứ và bằng một cử chỉ oanh liệt, tuyên bố tập họp quần chúng đi theo Bảo Đại, né tránh những người Cộng sản quốc gia, và hoăn không thời hạn rồi giải tán.
Cuối cùng, những người cách mạng Hà Nội cũng đă nhận được lệnh của Tân Trào cho phép phát động tổng khởi nghĩa, nhưng bản thảo luận họ lại thấy chưa được chuẩn bị sẵn sàng. Họ thấy cần phải phát động được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân và tiến hành một cuộc biểu dương lực lượng, nhưng cũng chưa biết phải làm thế nào. Gặp vận may hiếm có, chính đối phương của họ đă tạo nên một cơ hội tuyệt vời. Các phần tử dao động trong chính quyền Trần Trọng Kim, trong một cố gắng vô vọng nhằm để cứu văn địa vị đang sụp đổ của ḿnh, đă triệu tập một cuộc mít tinh quần chúng của Tổng bộ Viên chức vào ngày 17-8. Nắm ngay lấy cơ hội trời cho này, Thành ủy Hà Nội quyết định một cách táo bạo: bung phong trào Việt Minh ra công khai bằng cách phá vỡ cuộc mít tinh và chuyển nó thành một cuộc biểu dương lực lượng của Việt Minh. Trong khoảng thời gian c̣n lại quá ngắn ngủi, họ sôi sục chuẩn bị sắp đặt những thanh niên nam nữ đă được huấn luyện đặc biệt của Đội tuyên truyền vũ trang vào các vị trí chiến lược trong đám quần chúng để sẵn sàng đạo diễn cho tấn kịch.
Quần chúng tập trung trước cửa Nhà hát lớn để nghe các diễn giả chống Cộng kêu gọi ủng hộ độc lập dân tộc dưới quyền bảo trợ của Nhật. Khi người phát ngôn chính thức đầu tiên bắt đầu lên tiếng th́ các đội viên Đội tuyên truyền cũng trương các cờ đỏ sao vàng ra và hô to “ủng hộ Việt Minh”. Mọi người hô theo và một sự hỗn loạn cực độ đă phá vỡ hoàn toàn chương tŕnh tổ chức. Đâu cũng có cờ đỏ, nhấp nhô tung bay phất phới trên đầu quần chúng, ḥa theo với những bài ca “Độc lập hay là chết”, “Đả đảo thực dân Pháp”, “Đế quốc Nhật cút đi” v.v... Ban tổ chức gắng lập lại trật tự nhưng đă quá muộn, họ không c̣n kiểm soát được t́nh h́nh nữa. Lúc đó, theo một tín hiệu đă định trước, nhiều đội viên đội danh dự, súng ngắn trong tay, nhảy lên bục và dồn các viên chức của Bảo Đại vào một góc, hạ cờ nhà vua xuống và trương cờ Việt Minh lên.
Các cán bộ tuyên truyền chuyển sang vừa kêu gọi quần chúng, vừa hô khẩu hiệu nhưng không có kết quả; quần chúng không tha thiết nữa và sự náo động bắt đầu nổi dậy. Cuối cùng, Nguyễn Khang, bằng những lời kêu gọi đầy xúc động, đă kéo quần chúng trở lại với việc ủng hộ Việt Minh. Lập luận của ông là Việt Nam đă giành lại được độc lập từ tay người Nhật, chứ không phải từ người Pháp, v́ Pháp đă dâng Đông Dương cho Nhật từ năm 1940. Nay Nhật bị Đồng minh đánh bại và Việt Nam đă được tự do. Khang đă nói về độc lập đối với tất cả các nước ngoài - Nhật, Pháp và Trung Quốc, đă kết tội chính quyền Kim phục vụ quyền lợi cho ngoại quốc và kêu gọi quần chúng nổi dậy đánh đổ chính quyền tay sai, đấu tranh cho độc lập dân tộc cùng với Mặt trận Việt Minh và các nước Đồng minh chiến thắng.
Được quần chúng vững vàng ủng hộ, Khang yêu cầu họ sắp thành hàng và diễu hành tới dinh Toàn quyền để biểu thị t́nh đoàn kết và sức mạnh của ḿnh. Lúc đó là một thời điểm khá gay cấn v́ không một ai biết được Nhật và lính Bảo an sẽ làm ǵ. Nhưng họ đă không hành động để can thiệp. Khi cuộc diễu hành bắt đầu, binh lính Bảo an bồng súng và đi vào hàng cùng với những người biểu t́nh - một thắng lợi cực kỳ to lớn cho Việt Minh. Dọc đường, một số lớn những người ngoài cuộc cũng ùa đi theo cho nên một trận mưa trút nước lúc đó cũng chẳng làm dịu bớt tinh thần quần chúng. Cuộc biểu t́nh là một thắng lợi hết sức to lớn. Ngoài một sự xô đẩy nhỏ trên bục diễn giả, th́ ở đây không có bạo lực và đổ máu.
Cuộc mít tinh quần chúng đă thể hiện như là một sự xuất hiện công khai và không có đối lập đầu tiên của Việt Minh coi như là một lực lượng chính trị, và điều đó đă phát động được sự phấn khởi của quần chúng tiến hành nhiều cuộc diễu hành và diễn thuyết đầy những lời ca tụng suốt trong ba hôm.
Ngay tối hôm đó, Thành ủy họp một phiên chiến lược và kết luận đúng là đă đến thời điểm phải tiến lên. Họ lư luận rằng chính quyền Kim đă không dám đương đầu với họ, trong khi đó th́ lực lượng an ninh và cảnh sát sẽ đi theo họ cùng với vũ khí và tất cả. Họ thấy không có dấu hiệu là quân bại trận Nhật sẽ có hành động chống lại. Ngay cả đến đám thị dân vô chính trị cũng tỏ ra có cảm t́nh với chính nghĩa của họ. Một sự tŕ hoăn có thể trở nên nguy hiểm. Người Nhật cũng có thể thay đổi ư định của họ. Đám Quốc dân đảng thù địch như Đại Việt(4) và Phục Quốc(5) đă có những đơn vị vũ trang cũng có thể tổ chức chống đối. C̣n quần chúng cũng có thể trở thành thờ ơ. Do đó Thành ủy đă có quyết định lịch sử ra lệnh khởi nghĩa vào ngày 19-8.
Lại bắt đầu một cuộc chuẩn bị sôi sục. Một ủy ban Quân sự cách mạng vạch kế hoạch tiến hành trong ngày, bắt đầu là một cuộc tập hợp quần chúng to lớn, sau chuyển thành một cuộc diễu hành khổng lồ tiến về dinh Toàn quyền, dinh Thống sứ, sở Mật thám, trại Bảo an binh, chợ và các mục tiêu khác gặp trên đường đi.
Sáng tinh mơ 19-8, một ngày chủ nhật, các đội viên Đội vơ trang tuyên truyền tản ra các vùng ngoại ô và làng xóm chung quanh kêu gọi dân chúng đến tham gia vào cuộc tập trung ở trước cửa Nhà hát lớn. Đến 9 giờ, nhiều ḍng người đi bộ hoặc xe đạp, theo từng nhóm gia đ́nh hoặc láng giềng, lũ lượt phấn khởi kéo vào thành phố. Một số mặc lễ phục hoặc y phục địa phương. Họ được phát cờ Việt Minh hoặc các biểu ngữ mới được làm từ hôm trước và được tập dượt một cách vội vàng hoan hô hoặc hát mỗi khi có lệnh. Hầu hết mọi người đều gấp rút học lời và điệu bài quốc ca tương lai “Tiến quân ca”.
Họ từ mọi phía kéo về quảng trường trước cửa Nhà hát lớn, tràn vào các đường phố trong khu vực, h́nh thành một cảnh tượng đáng kinh sợ, một biển người đội trên đầu hàng ngàn cờ đỏ. Không có ǵ quá đáng trong sự diễn tả và các ảnh chụp lúc đó của những người Pháp được chung kiến. Dẫn đầu các ḍng người là những đơn vị tự vệ được trang bị bằng tất cả mọi thứ vũ khí, từ khẩu súng tối tân Nhật cho đến khẩu mousqueton(6) của Pháp, súng kíp cổ lỗ và súng săn.
Đến giữa trưa, lực lượng của cuộc mít tinh lớn này được tổ chức lại thành các đội xung kích và tiến về hai hướng khác nhau. Một cánh tiến thẳng về phía dinh Thống sứ, chung quanh có hàng rào sắt cao che, có lính Nhật và lính Bảo an cùng gác. Những người biểu t́nh lao về phía hàng rào và kêu gọi binh lính hạ súng đầu hàng. Lính gác ngập ngừng, trong khi đó th́ nhiều tự vệ đă leo vọt qua được hàng rào. Thấy thế, binh lính chỉ c̣n cách vứt súng xuống đất trước mắt họ và lặng lẽ rút lui. Những người biểu t́nh đă lọt vào trong và mở cổng. Dinh Thống sứ đă “bị chiếm”. Người ta phát hiện ra ngay viên Khâm sai và đám tùy tùng đă trốn đi từ trước. Đội tự vệ chiếm lĩnh ṭa nhà, trương cờ Việt Minh lên thay vào chỗ cờ của nhà vua và đặt canh gác.
Đó là một thắng lợi cụ thể đầu tiên của Việt Minh và nó đă có tác dụng tượng trưng vô cùng to lớn. Chỉ trong một đ̣n và không phải bắn một phát súng, khái niệm về chế độ thực dân bị tan vỡ và toàn bộ chính quyền bù nh́n Bảo Đại công khai bị lật đổ.
Đội tự vệ Việt Minh đă t́m được một chỗ cất giấu lớn đầy vũ khí mới và đạn dược trong kho dinh Thống sứ. Có vũ khí mới, lại được một số Bảo an đào ngũ tăng cường thêm, đội tự vệ tiến về các công sở khác và đă chiếm được một cách dễ dàng.
Cánh thứ hai ào tới trại Bảo an binh. Viên chỉ huy trại, vốn là một người cảm t́nh bí mật của Việt Minh, đă nhanh nhẹn mở cổng vào trao nộp ch́a khóa kho vũ khí. Việt Minh chiếm được nhiều vũ khí hiện đại, nhưng chỉ sau đó vài phút, họ đă phải đương đầu ngay với nhiều xe tăng cùng với nhiều xe vận tải đầy bộ binh Nhật được điều tới. Đây là một khó khăn. Những vũ khí mới cũng không giúp ǵ cho những người nổi loạn v́ họ không biết sử dụng và Nhật cũng hay được điều đó. Dù sao th́ khi nh́n thấy những vũ khí của Việt Minh, người Nhật cũng phải suy nghĩ. Trong lúc đó họ c̣n đang do dự th́ Lê Trung Nghĩa(7) đă lên tiếng một vài lời và tác động mạnh đến họ bằng cách khéo léo chỉ ra cho họ biết là người Nhật đă bị bại trận và sắp tới họ sẽ được hồi hương. Người Việt Nam, Nghĩa nói, không c̣n coi họ là kẻ thù của ḿnh nữa và nếu như họ không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, Nghĩa sẽ bảo đảm an ninh cho họ. Đến đó viên chỉ huy Nhật liền rút lui, để lại khu vực cho Việt Minh.
Đến chiều th́ toàn bộ thành phố, trừ nhà Ngân hàng Đông Dương, Phủ Toàn quyền và các doanh trại Nhật, đă thuộc quyền kiểm soát của Việt Minh hay chính xác hơn, của Thành ủy Hà Nội.
Trong nhiều năm, nhiều câu chuyện huyền thoại đă lan truyền chung quanh việc “chiếm” Hà Nội. Đây không phải là một cuộc đảo chính, không có đổ máu, không có khủng bố trả thù, không có chống cự của người Pháp, không có âm mưu bí mật hoặc điều đ́nh thông đồng với Nhật và ngay cả đến một sự giúp đỡ to lớn của người Việt Nam ở bên ngoài Hà Nội cũng không có. Ngay sau khi ông Tiến kể lại các sự việc này với tôi, bốn ngày sau khi xảy ra sự kiện, tướng Giáp và đơn vị bộ đội thiện chiến của ông, cùng với thiếu tá Thomas và toán “Con Nai” vẫn c̣n đang đánh nhau với Nhật ở Thái Nguyên, cách xa Hà Nội khoảng 40 dặm. Hà Nội, thủ phủ của Bắc Kỳ, trung tâm quyền lực thực dân Pháp ở bắc Đông Dương, đă tự giải phóng lấy ḿnh và đặt ra một khuôn mẫu cho việc giải phóng phần lớn khu vực c̣n lại của đất nước.
Câu chuyện t́m hiểu về Hà Nội đă phải ngừng lại v́ trung úy Ogoshi tới, mang theo một công văn riêng của tướng Tsuchihashi. “Bộ chỉ huy tối cao”(8) lấy làm lo ngại về việc quân đội Trung Quốc tiến vào bắc Đông Dương. Các tiền đồn ở biên giới của Nhật báo cáo có 3 cánh quân Trung Quốc đă vượt qua biên giới ở Lào Cai, Hà Giang và Cao Bằng, và đang tiến về phía nam. V́ chưa tiến hành việc kư kết đầu hàng và người Nhật ở đây chỉ nhận được chỉ thị của Tokyo là “ngừng bắn”, nên việc vượt qua biên giới là không có lư do chính đáng và quá sớm. Do đó cũng có thể hiểu được rằng t́nh h́nh đă bắt buộc Nhật phải tự vệ để chống lại các cuộc tiến công của Đồng minh có thể xảy ra.
Nói thêm về bản công hàm của Sài G̣n, Ogoshi cho biết quan điểm của Tsuchihashi là việc vượt qua biên giới Đông Dương trước khi có sự kư kết đầu hàng cuối cùng sẽ gây ra tai họa cho t́nh h́nh chính trị tại Hà Nội, có thể gây nhiễu loạn và náo động trong dân chúng người Việt và người Pháp.
Tôi đă không chấp nhận bản công hàm và cho rằng nó có giọng kiêu căng và dọa nạt. Tôi lên tiếng báo cho biết rằng nếu các nhà đương cục Nhật ở Đông Dương muốn làm trái với lời công bố của Hoàng đế họ th́ điều đó không có liên can ǵ đến người Mỹ cả.
Viên trung úy Nhật thấy tôi từ chối dứt khoát, có thể sẽ phải báo cáo lên cấp trên là đă không thực hiện được việc chuyển bức công hàm của Thống chế(9) cho Đồng minh. Tôi hiểu rơ và thông cảm với t́nh cảnh khó khăn của anh ta nên gợi ư là trong khi cuộc thương lượng ở cấp chúng ta chưa được xúc tiến th́ có lẽ Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân Nam nên đề xuất vấn đề này với cấp chính phủ ở Tokyo. Viên trung úy liền tươi tỉnh hẳn lên và xin rút lui.
Tôi báo ngay cho Côn Minh biết về bản công hàm và sự từ chối của tôi. Một giờ sau, tôi nhận được điện của Heppner: “Khá lắm!”

NHỮNG TIN ĐỒN ĐẠI VỀ MỘT CUỘC THOÁI VỊ

Đang lúc bận rộn công việc th́ một phóng viên UPI gọi điện báo muốn gặp tôi để kể về câu chuyện chúng tôi đến. Tôi hỏi ông ta về t́nh h́nh Huế và Sài G̣n. “Ồ, ở Huế có lắm chuyện lắm!”, ông nói, và tôi mời ông tối đến chỗ tôi, sau bữa cơm chiều. Ông ta là một nhà báo Việt Nam có nguồn tin khắp Đông Dương và đă làm việc cho UPI từ nhiều năm.
Vừa dùng cà phê và rượu mạnh, ông vừa cho biết tin về cuộc chiếm Hà Nội thành công đă lan đi rất nhanh, theo ông th́ hăy c̣n quá sớm để có thể kết luận là Việt Nam đă được tự do và độc lập, nhưng quá rơ ràng là phong trào đă thổi bùng được sức tưởng tượng của quần chúng và không có ǵ ngoài một lực lượng vũ trang có thể khôi phục lại nguyên t́nh trạng cũ. Đă khẳng định được là khởi nghĩa đă thắng lợi ở ít nhất 7 tỉnh lỵ ở Bắc Kỳ và 5 ở Trung Kỳ như Việt Minh đă công bố. Cũng như ở Hà Nội, Việt Minh đă kiểm soát hoàn toàn các bộ máy hành chính ở địa phương. Các “Ủy ban nhân dân” của dân địa phương đă được thành lập ở các thành phố, làng xóm để điều khiển các ngành phục vụ công cộng và ṭa án, duy tŕ trật tự v.v...
Thế c̣n Chính phủ Trần Trọng Kim?”. “Nó đă hoàn toàn bị tan ră”. “Thế c̣n người Nhật? Tại sao họ lại không can thiệp?”.
Ư kiến của ông ta phù hợp với ư kiến ông Tiến, cho rằng sau các vụ nổ bom hạt nhân, Bộ chỉ huy tối cao Nhật ở Đông Nam Á đă tiến hành những biện pháp chuẩn bị cho việc đầu hàng không thể tránh khỏi. Theo ông, Nhật quyết định bàn giao chính quyền lại cho người Việt là do một động cơ phân biệt chủng tộc sai lầm. Từ đầu 1930, người Nhật đă đề xướng ra một chương tŕnh đoàn kết chủng tộc để chống lại người da trắng ở châu Á, chủ yếu dựa vào bọn Sô-vanh hiếu chiến trong quân đội và những phần tử phân biệt chủng tộc trong Hiến binh. Chương tŕnh Liên Á đó chỉ thu được kết quả ít ỏi trong người Việt Nam, nhưng sau thất bại trong chiến tranh, những phần tử cực đoan trong bộ chỉ huy của Thống chế Terauchi lại lặp lại chương tŕnh đó với ư đồ đặt các nước Đồng minh phương Tây trước một vấn đề chủng tộc để nhằm làm phức tạp các vấn đề khác trong việc chiếm đóng sau chiến tranh.
Chính v́ mục đích đó mà người Nhật ở Đông Dương đă chuyển giao phần lớn trách nhiệm chính quyền cho Chính phủ Bảo Đại đang chao đảo ngay sau khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng. Trần Trọng Kim, Thủ tướng của Bảo Đại, đă đưa đơn xin từ chức và lúc đó đang ở Huế chờ được chấp nhận. Viên phó vương Bắc Kỳ, Phan Kế Toại, cũng đă có ư muốn gắn bó với chính quyền lúc đó, nhưng sau cuộc họp cuối cùng của Hội đồng Tư vấn ngày 16-8 (buổi họp mật mà Tiến đă kể), viên Phó vương và hầu hết các phụ tá của ông đă cùng với các quan chức cao cấp chạy trốn vào kinh đô Huế.
Người của UPI cho rằng cái kế hoạch tai quái đó của Nhật đă bị thất bại, ít nhất cũng một phần, v́ Nhật đă không 1ường trước được phải đối phó với một lực lượng thứ ba là Việt Minh. Tuy là người Châu Á, nhưng Việt Minh cũng c̣n là Cộng sản, chống Nhật kiên quyết, và là những người quốc gia vững vàng, và cũng chính vậy mà bọn phân biệt chủng tộc đă thất bại. Theo ông, trong t́nh h́nh đó, người Nhật đă chọn con đường để mặc sự đời, lo giữ an toàn cho bản thân ḿnh và không làm ǵ để chống lại với lực lượng mới.
“Thế c̣n Bảo Đại?, chúng tôi hỏi tiếp, “Có một sự chống đối có tổ chức chống lại Mặt trận Việt Minh không?”.
Nhà báo, ra ngoài đề một chút, đă nhắc lại câu chuyện sau ngày 9-3 người Nhật đă phải t́m những nhân vật khác để quản lư đất nước phục vụ cho bộ máy chiến tranh của Nhật. Họ không muốn bị lên án là tiếp tục duy tŕ chủ nghĩa thực dân Pháp, do đó đă tuyên bố cho Đông Dương độc lập và yêu cầu Bảo Đại hợp tác trong khối thịnh vượng chung Đại Đông Á và pḥng thủ đất nước chống lại Đồng minh.
Theo ông nghĩ, Bảo Đại cũng không mơ tưởng ǵ đối với người Nhật nhưng cũng phải ưng thuận và thành lập một Chính phủ mới mà Tokyo có thể chấp nhận, chỉ định Kim, một trí thức có tuổi, làm Thủ tướng. Chính phủ gồm phần lớn các giáo sư, luật gia và một số quan lại cũ. Một chính phủ ốm yếu và tất phải sụp đổ ngay từ bước đầu. Bốn tháng hoạt động không có kết quả đă đưa Kim đến chỗ phải xin từ chức đúng giữa lúc Việt Minh đă sẵn sàng phải tiến lên.
“Thế Bảo Đại làm thế nào?”, chúng tôi lại hỏi. Ông đáp, Bảo Đại đă yêu cầu Kim ở lại và cuối cùng Kim đă cho ra một thông cáo báo chí nói rơ ư định của ông ta nhằm bảo vệ độc lập của Đông Dương giành lại được từ tay người Nhật ngày 9-3 và nhấn mạnh rằng người Việt Nam không khi nào chịu để cho Pháp nô dịch một lần nữa.
Hai ngày sau, Kim xúc tiến việc thống nhất các nhóm chính trị và tư tưởng khác nhau trong việc ủng hộ cố gắng của Bảo Đại nhằm cứu văn “Vương quốc” bằng cách thành lập ra một “Ủy ban cứu quốc”. Ngày hôm sau Việt Minh chiếm Hà Nội.
Chúng tôi nói chuyện cho đến tận khuya và lúc đó nhiều tin đồn đại về việc Bảo Đại sắp thoái vị và lan tràn ra khắp phía. Triển vọng thành h́nh làm cho người khác chán nản, theo quan điểm của họ th́ một sự kiện như thế có thể sẽ chấm dứt các yêu sách đối với thuộc địa cũ của Pháp. Cảm tưởng của người Việt th́ lẫn lộn. Một số, chấp nhận xu hướng thân Nhật của chính quyền Bảo Đại, lại lập luận rằng ít nhất đó cũng là một chính quyền Việt Nam và không thân Pháp.
Căn cứ vào các nguồn tin tôi có lúc đó, th́ chính quyền Bảo Đại thực sự đă chấm dứt và Việt Minh đă nắm được chính quyền khắp nơi, mặc dù tôi không đánh giá hết được quy mô thắng lợi của họ. Tin tức của chúng tôi từ Sài G̣n gửi đến th́ quá vụn vặt. C̣n các phần tử thân Trung Quốc, đối lập với Việt Minh lúc đó mới bắt đầu ló ra, có thể v́ họ biết tin quân đội chiếm đóng Trung Quốc đă sẵn sàng vượt qua biên giới. Toán của chúng tôi cũng thu lượm được một ít báo cáo về sự khiêu khích của Pháp và hoạt động của đội quân thứ 5 của Nhật.
Về vấn đề t́nh h́nh tù binh chiến tranh và việc đầu hàng của lực lượng Nhật, tôi cũng gặp khó khăn. Một ngày, một đêm rồi mà vẫn không nhận được tin ǵ của tướng Tsuchihashi. Phiền hơn nữa là tôi đă lường trước việc Trùng Khánh sẽ đưa ra các điều kiện và ư kiến của họ về cuộc đầu hàng, ấy thế mà các điện báo của họ vẫn hoàn toàn im lặng về vấn đề này. Thật là một điều lạ lùng đối với tôi, đại diện cho những nước lớn thắng trận mà vẫn bị bất lực chỉ ngay trong việc gặp gỡ với các tù binh chiến tranh.
Chú thích :

(1) lúc đó là Chủ tịch Ủy ban quân sự Cách mạng Hà Nội
(2) tức chính phủ Trần Trọng Kim
(3) Cuộc họp diễn ra ngày 15-8-1945, tại làng Vạn Phúc, ngoại ô Hà Nội
(4) tức Đại Việt Quốc dân đảng
(5) tức Việt Nam Phục quốc Đồng minh hội
(6) súng trường
(7) Ủy viên Ủy ban Quân sự Cách mạng Hà Nội
(8) Cụm Tập đoàn quân Nam của Nhật
(9) tức Bá tước Hisaichi Terauchi, Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Nam của Nhật

 

 

 0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6  - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 -16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28  - 29 - 30 - 31 - 32 - 33

 


 

 

  1. http://www.chinhnghia.com/

  2. http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

  3. http://nguoidalat.informe.com/forum/

  4. http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

  5. http://huongduongtxd.com/internet_links.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: