US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Viet Nam The Real Story Videos
Chiến Tranh Việt Nam Videos
Sức Mạnh Chính Nghĩa Videos
Hải Chiến Hoàng Sa Videos
TẠI SAO VIỆT NAM ?
WHY VIETNAM ?
BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC
MỸ
(Prelude to America’s Albatross)
TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti
Người dịch:
Lê Trọng Nghĩa
Chương 19
Câu
chuyện về hai thành phố
MỘT CUỘC HỌP BÁO
Sự mong đợi của
tôi về tin tức những ǵ xảy ra ở Sài G̣n vẫn là điều
cấp bách. Dù có sự phân chia mới đây ở vĩ tuyến 16,
nhưng chúng tôi trong OSS vẫn coi Việt Nam là một
dân tộc và quan tâm đến các sự kiện ở miền Bắc cũng
như ở miền Nam. Thực may mắn mà tôi đă t́m được một
nguồn thông tin tuyệt vời từ những cơ quan báo chí
địa phương. Tôi không biết ǵ về việc người Sài G̣n
đang tổ chức lễ mừng thắng lợi khá to vào ngày 25-8
khi chúng tôi tiếp một nhóm độ 12 người Việt Nam đại
biểu cho những tờ báo lớn ở Hà Nội.
Họ đă đến gặp “Phái bộ Đồng
minh” để xin ư kiến về việc viết xă luận và kiểm
duyệt tin tức. Chúng tôi mời họ vào pḥng
khách lớn và nói với họ rằng chúng tôi không phải là
“Phái bộ đại diện Đồng minh” và công việc của chúng
tôi chẳng có liên quan ǵ đến vấn đề kiểm duyệt và
chỉ đạo các bài xă luận(1).
Họ tỏ ra lúng túng khi thấy có được một nền báo chí
tự do nhưng vẫn tiếp tục xúc tiến chương tŕnh đă
định. Ông Minh(2), với tư
cách là người phát ngôn và phiên dịch, xin đọc một
bài phát biểu đă chuẩn bị sẵn. Mở đầu bằng nhũng lời
chào đón nồng nhiệt, bài nói sa vào việc kể về những
sự xấu xa của Pháp, rồi quay sang nói về ḷng mong
muốn giành độc lập dân tộc của người Việt Nam, kết
luận là yêu cầu Mỹ, Anh, Liên Xô và Trung Quốc ủng
hộ sự nghiệp của họ.
Tôi cám ơn họ v́ sự đón tiếp
thân mật và mời họ ở lại đến bất cứ lúc nào họ thấy
cần. Nhưng trước việc họ cố coi chúng tôi như
là một phái đoàn đại diện, tôi giải thích về vai tṛ
phi chính trị của chúng tôi và đặc biệt nhắc nhở
rằng mặc dù Mỹ có thiện cảm đối với nguyện vọng của
họ nhưng chính sách của Mỹ vẫn là một chính sách
không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
khác. Dưới ánh sáng những năm chiến tranh sau này
của chúng ta ở Việt Nam, lời phát biểu đó có thể làm
cho người đọc kinh ngạc, nhưng vào 1945 th́ điều đó
hoàn toàn xác thực và phản ảnh một cách rơ ràng
chính sách đă được xác định.
Họ hỏi nhiều về ư đồ của người
Pháp và người Trung Quốc, về thái độ của Đồng minh
đối với Việt Nam và phản ứng của tôi trước những
thành công của Việt Minh ở Sài G̣n. Tôi trả
lời hầu hết các câu hỏi, trừ những ǵ về Sài G̣n và
nói với họ rằng tôi rất cảm ơn về bất cứ một thông
tin nào mà họ có thể cho biết về t́nh h́nh Sài G̣n
và cả Nam Kỳ hiện nay... Người
của các báo hàng ngày th́ bảo nên trích các mẩu tin
từ các báo cáo của họ.
Một số khác lại muốn ngồi tường thuật tỉ mỉ cho
chúng tôi nghe. Tôi đồng ư và cử Robert Knapp
làm việc này(3).
Bắng cách đó, chúng tôi đă có
thể nắm được toàn diện t́nh h́nh miền Nam vào ngày
31-8. Đó là những thông
tin đầu tiên về vùng này mà Côn Minh, Trùng Khánh và
Washington đă nhận được, sau khi Nhật đă đầu hàng 3
tuần lễ. Trong khi Knapp chuẩn bị cho bản báo
cáo, tôi đă có điều kiện để nắm bức tranh toàn cảnh
miền Nam khi chúng chưa kịp bị thời gian làm phai
mờ, và điều đó đă hết sức có ích cho những cố gắng
hàng ngày của chúng tôi nhằm ngăn chặn bùng ra rối
loạn ở miền Bắc.
CUỘC “CÁCH MẠNG” Ở
SÀI G̉N
Năm 1945, cũng như hiện nay, thành phố Sài G̣n,
trung tâm của Nam Bộ, hoàn toàn khác với Hà Nội ở
miền Bắc. Về mặt địa lư, khí hậu, không khí xă hội,
và triết lư chính trị của nó đều khác biệt.
Đầu 1945, khi Việt Minh nắm được
quyền kiểm soát khu giải phóng Bắc Bộ th́ quyền lănh
đạo của phong trào đă được củng cố và không ai có
thể tranh căi được. Và khi ủy ban địa phương
nắm chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8 th́ việc đó không
phải là một hành động hoàn toàn độc lập mà chính là
đi theo đường lối, chủ trương lâu dài của Trung ương
đă vạch ra từ trước. Đối với
miền Nam lại khác hẳn.
Nam Bộ là một lănh địa trù phú riêng của thực dân
Pháp, ít giống với t́nh trạng kém giàu có của Trung
Bộ và Bắc Bộ. Những sự kiện tháng Tám ở Hà Nội và
Huế chỉ có những tiếng vọng xa xôi đối với Sài G̣n.
Không phải v́ ngọn đuốc độc lập không bùng cháy ở
miền Nam, cũng chẳng phải ở đó thiếu các phong trào
dân tộc chủ nghĩa và thiếu các môn đồ hăng hái.
Ngược lại, ở đó đă có quá nhiều
phong trào, và tất cả cố gắng của họ đang hướng một
cách mạnh mẽ vào việc tranh luận về tư tưởng và xă
hội, nên đă dẫn đến những cuộc đấu tranh đảng phái
gay gắt. T́nh trạng đó
vẫn c̣n đang tồn tại.
Ngoài đảng Cộng sản ra, các nhóm quốc gia nổi bật
nhất ở Nam Bộ gồm có những phần tử Troskism, nhóm
thân Nhật Phục quốc và Đại Việt, các giáo phái chính
trị Cao Đài và Ḥa Hảo và Đoàn Thanh niên Tiền
phong, cùng rất nhiều đảng phái nhỏ bé khác.
Tất cả đều chủ trương độc lập
dân tộc với nhiều h́nh thức khác nhau.
Nhưng chỉ có đảng Cộng sản là có
chương tŕnh hành động và tổ chức tốt.
Điểm đáng lưu ư nữa là đặc tính tự trị của đảng Cộng
sản miền Nam(4). Sau cú
9-3, Nhật vẫn tiếp tục duy tŕ sự phân chia về hành
chính và chính trị giữa Nam, Trung, Bắc Bộ được đặt
ra từ thời kỳ Pháp thuộc cho đến ngày 14-8, khi Nhật
cho phép Bảo Đại cử một viên Khâm sai (Phó vương)(5)
để nắm quyền cai trị Nam Kỳ. Do kết quả của sự phân
chia độc đoán về địa lư giũữ các nước ở Đông Dương
như vậy nên đảng Cộng sản miền Nam có sự cách biệt
lớn đối với Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ở
Bắc Kỳ và thiếu những sự chỉ đạo cụ thể cho đến tận
sau Hội nghị Tân Trào của Đảng ngày 13-8.
Ngay sau cú 9-3, người Nhật bị thúc bách phải t́m
những người Việt trung thành để thay thế bộ máy quan
liêu Pháp (lúc đó phần lớn đang ở trong tù) và để
bảo vệ cho tuyến giao thông ở hậu phương chống lại
sự đe dọa phá hoại của Đồng minh. Họ lấy một số
người thân Nhật trong các nhóm quốc gia tập hợp
trong Mặt trận Dân tộc Thống nhất do Nhật đỡ đầu(6)
để cung cấp cho Nhật một số người họ cần trước khi
để cho Mặt trận này tàn lụi dần.
Nhưng khi những người lănh đạo cái Mặt trận đang ngủ
yên này đột nhiên nhận thấy Việt Minh ở Bắc Kỳ,
trong tháng 8, đă xuất hiện để chiếm lấy quyền kiểm
soát của phong trào độc lập trên toàn quốc, họ liền
thúc cho các hội viên hoạt động trở lại.
Ngày 14-8, Ban chấp hành Mặt
trận nhanh chóng tiến vào chiếm các vị trí mà người
Nhật bỏ trống và họ tiếp quản việc kiểm soát Sài G̣n
vào ngày 16-8. Điều đó đă được chào đón như
là một cuộc “Cách mạng ở Sài G̣n”, tuy cũng rất khó
mà được coi là một cuộc tiếp quản. Bộ máy cai trị
thân Nhật vẫn c̣n được giữ nguyên và cũng không một
ai ở Sài G̣n biết đến chuyện một cuộc “cách mạng” đă
nổ ra.
Người Nhật có thời vận động
ngầm, đă giữ một vai tṛ quyết định trong cuộc “cách
mạng” ở Sài G̣n này.
Nguyễn Văn Sâm, Khâm sai của Bảo Đại, đến Sài G̣n
ngày 19-8 (đúng vào ngày Việt Minh cướp chính quyền
ở Hà Nội). Hành động đầu
tiên của ông ta là điều đ́nh với Nhật, nhằm xin một
số lớn vũ khí để tổ chức lực lượng bán vũ trang
thuộc quyền ông ta. Và người Nhật đă cấp vũ
khí cho ông(7).
Mặt trận thống trị ở Sài G̣n
đúng một tuần. Trong thời gian đó, tin Việt
Minh cướp chính quyền ở Hà Nội và Huế cũng như tin
Hoàng đế có thể thoái vị đă lan
tới Sài G̣n.
Tại Huế, Bảo Đại đă được báo tin về những quyết định
ở Tân Trào về việc Việt Minh nắm chính quyền ở Hà
Nội. Với một quyết tâm sắt đá nhằm duy tŕ vị trí
lung lay của ḿnh, ngay
19-8, Bảo Đại ra lời kêu gọi dân chúng ủng hộ.
Đối vớ thế giới, ông ta nói rằng
nhân dân Đông Dương “có khả năng tự quản và đă tập
trung toàn bộ sức lực để củng cố nền tảng độc lập
của họ”. Với nhân dân Việt Nam, ông ta yêu
cầu hợp tác và nói rằng: “Tôi đă sẵn sàng hy sinh
bản thân ḿnh cho mục đích bảo vệ nền độc lập của
vương quốc và các quyền lợi của nhân dân tôi”.
Ông ta đă bắt đầu dao động và đó
cũng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy ông có thể thoái
vị nếu cần thiết.
Bất chấp chức tước, triều đ́nh
và quyền lực của ông trên trường quốc tế, địa vị hợp
pháp của Bảo Đại với tư cách là người đứng đầu Nhà
nước đă được xem xét lại. Sáu tháng trước đó,
ngày 11-3, ông đă công bố nền độc lập của Việt Nam
bằng cách công khai hủy bỏ Hiệp ướv bảo hộ Pháp -
Việt 1884 và chấp nhận sự đỡ đầu của Nhật. Nhưng
Pháp đă không biết tới lời tuyên bố độc lập của Bảo
Đại và coi Nhật đă chiếm đóng thuộc địa của Pháp là
một “sự kiện chiến tranh thuần túy” cần phải được
sửa lại bằng việc đánh bại Nhật. Về pháp lư, đă
chẳng có ǵ thay đổi. Đến khi
Nhật thất bại, địa vị của Bảo Đại là người đứng đầu
nước Việt Nam độc lập bị lâm nguy. Ngày 20-8,
Bảo Đại gửi điện riêng cho Tổng thống Truman, Vua
George VI, Thống chế Tưởng và tướng De Gaulle để
tranh thủ sự đồng t́nh và công nhận chính thức của
các vị này.
Vào lúc đó, ở Hà Nội (hoàn toàn độc lập với các biện
pháp tiến hành ở Tân Trào và không có sự hiệp đồng
với Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương), các sinh
viên Đại học cánh tả đă tổ chức một cuộc mít tinh
quần chúng với danh nghĩa của Tổng hội Sinh
viên(8). Họ đưa ra một
quyết nghị mạnh mẽ kêu gọi Bảo Đại thoái vị và thành
lập một Chính phủ kiểu cộng ḥa dưới sự bảo trợ của
Mật trận Việt Minh, yêu cầu Mặt trận Việt Minh mở
các cuộc thảo luận với tất cả các đảng phái chính
trị để lập ngay một Chính phủ lâm thời, và cuối cùng
là kêu gọi nhân dân và các đảng phái chính trị hăy
ủng hộ Chính phủ lâm thời để thực hiện sự độc lập
của dân tộc. Ngay chiều hôm đó,
họ đă điện quyết nghị trên tới Hoàng cung.
Bảo Đại bị áp lực thúc ép phải
hành động một cách có tính chất quyết định.
Việt Minh đă phát động công nhân thành thị và nông
dân các thôn xă tiến hành cướp chính quyền; trí thức
và sinh viên đại học đấu tranh đ̣i hỏi những cải
cách triệt để trong Chính phủ và những người Quốc
gia th́ yêu cầu đánh đổ tất cả bọn vua chúa ở trong
cũng như ở ngoài nước. Trước
những áp lực đó, Bảo Đại trả lời là không chịu thoái
vị, mà chỉ cố đứng vững ít lâu nữa, bằng cách mời
Mặt trận Việt Minh thành lập một Chính phủ mới thay
cho chính phủ Trần Trọng Kim.
Ông chia xẻ với đồng bào ông
ḷng mong muốn được độc lập, sau khi đă có quá đủ
những sự bảo hộ của nước ngoài.
Ông cũng không có hận thù cá
nhân với Việt Minh và muốn họ tham gia vào Chính phủ
của ông, sau khi họ đă xuất hiện như là một lực
lượng chính trị. Nhưng hành động của ông đă
quá muộn: Tại Huế, Sài G̣n và Hà Nội, các Bộ trưởng
của ông đă từ chúc và do đó, tất nhiên ông không c̣n
có Chính phủ nữa.
Tuy thế, Bảo Đại luôn luôn là người dễ bảo, đă điện
cho các nhà chức trách Việt Minh ở Hà Nội là ông sẵn
sàng thoái vị và mời Mặt trận Việt Minh ra thành lập
một Chính phủ quốc gia. Lời đề
nghị của ông tới Hà Nội ngày 22-8. Nhưng Việt
Minh đă lập xong một Chính phủ lâm thời, đă nắm
quyền kiểm soát ở nhiều thành phố lớn, và tất nhiên
cũng đă yêu cầu Bảo Đại thoái vị để nhường chỗ cho
một nước cộng ḥa mới.
Các đảng phái miền Nam, cả Mặt trận Dân tộc Thống
nhất cũng như các tổ chức đại diện cho Việt Minh đều
cảm thấy áp lực phải thay đổi mạnh. Việc chuyển giao
vũ khí giữa người Nhật và viên Khâm sai không thoát
khỏi được sự chú ư của Trần Văn Giàu, người bạn tin
cậy của Hồ Chí Minh. Điều hiển nhiên đối với Giàu là
một cuộc đối đầu với kẻ địch được vũ trang đầy đủ sẽ
làm cho Việt Minh cực kỳ khó khăn, nếu không nói là
không thể giành được một chỗ đứng chân ở Nam Bộ. Cố
nắm lấy cơ hội mỏng manh, Giàu t́m cách được tŕnh
bày trong hội nghị Mặt trận Dân tộc Thống nhất được
triệu tập vội vă vào ngày 22-8.
Ông khôn khéo nêu ra vấn đề là Mặt trận Dân tộc
Thống nhất sẽ bị Đồng minh, hiện lúc đó đă đến Hà
Nội(9), coi như một phong
trào do Nhật đỡ đầu, và v́ thế sẽ nhanh chóng bị đặt
ra ngoài ṿng pháp luật. Tất nhiên, dù không chỉ
đích danh, Giàu cũng đă đề cập đến các nhóm thân
Nhật như Phục quốc, Đại Việt, Cao Đài, Hoà Hảo, và
các nhóm nhỏ bé khác với tinh thần tương tự như vậy.
Sau đó, ông đề nghị một sự lựa chọn khả dĩ có thể
chấp nhận được là Việt Minh - đă được nổi tiếng về
thái độ chống Pháp của họ, “lại được Đồng minh giúp
đỡ mạnh mẽ bằng vũ khí, trang bị và huấn luyện” và
đă được công nhận là một lực lượng tiền phong của
phong trào dân tộc. Giàu cũng nhắc cho họ hay là
Việt Minh cũng là một liên minh của nhiều đảng phái
khác nhau đấu tranh cho độc lập dân tộc, và ông
khẳng định rằng Mặt trận Dân tộc Thống nhất chắc
chắn sẽ được hoan nghênh và ủng hộ trong Mặt trận
Việt Minh.
Trong khi hội nghị đang tiến triển th́ họ nhận được
tin sửng sốt là Hoàng đế “đă chỉ thị cho đảng Cách
mạng Việt Nam, phái Quốc gia cánh tả, thành lập Nội
các mới... để thay thế cho nội các của Thủ tướng Kim
đă từ chức toàn bộ...”(10). Mặc
dù có sự chỉ định mờ ám đó, họ cũng vẫn tin tưởng
chắc chắn rằng trọng trách đă được giao phó cho Hồ
Chí Minh và Mặt trận Việt Minh của ông gánh vác.
Lập luận của Giàu có thể không hoàn toàn thuyết phục
được mọi người có mặt nhưng điều ông nói rằng Đồng
minh thiên về phía Việt Minh, gắn liền với việc
hoàng đế tỏ ư muốn giao phó số phận đất nước cho
Việt Minh đă làm cho mọi người tin tưởng hơn. Lời
Giàu nói đến lực lượng vũ trang của Việt Minh với ư
nghĩa là được sự ủng hộ của Đồng minh, cũng như
quyết định để cho đội Thanh niên Tiền phong có vũ
trang(11) đứng về phía những người Cộng sản, đều là
những nhân tố thuyết phục mạnh mẽ.
Suốt đêm 22 và ngày 23, các đường dây điện thoại và
điện báo giữa Sài G̣n, Huế và Hà Nội không lúc nào
ngớt các điện ưu tiên. Ngày 23, kinh thành Huế yên
tĩnh đă phải chịu đựng một chấn thương hết sức nặng
nề là quang cảnh một cuộc biểu t́nh “ḥa b́nh” vĩ
đại do Ủy ban Giải phóng tiến hành với sự ủng hộ của
Việt Minh. Họ đưa quần chúng
đông tới hơn 10 vạn người (hơn gấp đôi số dân kinh
thành) ra yêu cầu Bảo Đại chuyển giao chính phủ cho
Việt Minh.
Ngày 23 cũng là ngày Mặt trận Dân tộc Thống nhất họp
lần cuối cùng để quyết định rút lui khỏi sự lănh đạo
cách mạng và nhường chỗ cho một ủy ban chấp hành Nam
Bộ lâm thời mới được thành lập(12)
do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Ủy ban đóng trụ sở
ngay tại Nam Bộ phủ và Ṭa thị chính, và cho phát ra
một bản tuyên bố công khai tự xác định là một bộ
phận phía Nam của Chính phủ Hà Nội và Huế.
Ở Huế, tối hôm đó Hoàng cung cùng nhận được bức điện
của Ủy ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam yêu cầu nhà
vua thoái vị(13). Nếu Bảo
Đại c̣n bất cứ sự dè dặt nào đối với Việt Minh th́
các sự kiện ở Hà Nội, Huế và Sài G̣n cũng đă gạt tan
hết. Nhà vua, cũng như phần lớn nhân dân Việt Nam
lúc đó, tin chắc rằng Việt Minh đă may mắn được sự
ủng hộ của Đồng minh nên cũng chẳng c̣n có lư do ǵ
để chống lại với phong trào “dân chủ” đang lên nữa.
Ngày hôm sau, 24-8, theo lời khuyên của người bí thư
riêng trong triều(14),
Bảo Đại trả lời Ủy ban Giải phóng Dân tộc ở Hà Nộ;
rằng ông ta quyết định thoái vị “để không làm trở
ngại cho công cuộc giải phóng đất nước và giành độc
lập của nhân dân tôi”. Đồng thời, ông ta đề nghị Ủy
ban cử người đại diện được chỉ định tới Huế để hợp
pháp hóa sự chuyển giao quyền lực và trách
nhiệm(15).
THIÊN MỆNH
Một sự ngược đời lớn luôn luôn ám ảnh tôi là h́nh
như chính người Pháp, trong những tháng sắp kết thúc
Thế chiến thứ hai, với những lo toan của họ nhằm phá
vỡ chính sách Mỹ không ủng hộ sự đô hộ của Pháp ở
Đông Dương dẫn đến sự sụp đổ của chính họ, một cách
vô ư thức. Rất nhiều lần họ đă làm thất vọng mọi cố
gắng chân thành của các nhà quân sự Đồng minh yêu
cầu họ cộng tác chống Nhật. Nếu họ thật ḷng muốn
hoạt động để đánh bại Nhật trong khuôn khổ của Đồng
minh, th́ không thể nghi ngờ ǵ là họ phải cần đến
bất cứ mọi hoạt động quân sự phối hợp nào với Việt
Minh. Việc toán “Con Nai” chỉ là một thể nghiệm, một
thử thách mạo hiểm, đẻ ra từ những thất vọng về việc
người Pháp đ́nh công, lăn công rút lui không tham
gia hợp tác.
C̣n ông Hồ đă thành công một cách cực kỳ khéo léo
trước nhân dân của ông, trong việc đề cao nhiệm vụ
nhỏ bé của toán “Con Nai” lên thành một nhân tố tâm
lư kỳ diệu. Trước hết, bằng một chứng cứ mong manh,
ông đă thuyết phục được các lănh tụ các đảng phái
cạnh tranh ở Tân Trào rằng ông được người Mỹ nâng đỡ
và rằng ông ta là một con người cùng với Đảng của
ông, được nhằm để thành lập một Chính phủ lâm
thời... Hơn nữa, trước lập luận của ông Giàu là Mỹ
ủng hộ Việt Minh về mặt quân sự, và việc Bảo Đại
phải mời Việt Minh thành lập Chính phủ, th́ c̣n có
đảng chính trị quốc gia nào ở miền Nam lại không
chấp nhận sự lănh đạo của Việt Minh “được Mỹ nâng
đỡ” nữa?(16)
Khi đám quần chúng chất phác thấy hành động thoái
vị, Việt Minh tiếp nhận quyền lực của Bảo Đại từ
chính tay Nhà vua trao, trật tự hoàn hảo và sự điều
hành tốt trong việc Việt Minh tiếp quản th́ đối với
họ, đó rơ ràng là một vấn đề thuộc về “Thiên mệnh”.
Trong khi thế giói có thể bỏ qua tư tưởng can thiệp
siêu phàm như là một sự mê tín, th́ đó lại là một
mục quan trọng của ḷng trung thành với người nông
dân Việt Nam... Người ta có thể hiểu được t́nh h́nh
trong binh lính và dân chúng các xă ở miền Nam trong
những năm chiến tranh gần đây đối với chế độ Hà Nội,
nếu coi đó như là do có “thiên mệnh” và điều đó đă
mang lại niềm tin vào “Bác Hồ”.
Trong điều kiện của tháng
8-1945, ông Hồ đă biến được những tiềm năng hạn chế
của ḿnh thành thắng lợi trong một câu chuyện thật
giống như thần thoại.
Nhưng chắc chắn ông Hồ sẽ không thể thành công nếu
như Đảng Cộng sản Đông Dương của ông đă không được
tổ chức và chuẩn bị tốt cho việc giành chính quyền.
Nhiều năm chuẩn bị không phải là
vô bổ. Tuy nhiên, nếu không có cái hào quang
giả tạo về sự ủng hộ của người Mỹ, th́ Việt Minh
cũng rất có thể không đạt được việc giành quyền lănh
đạo dân tộc trong bước đường tiến từ hoạt động bí
mật sang nắm quyền thống trị công khai.
Như thế Việt Minh đă phát triển thành một lực lượng
thống nhất vĩ đại và cũng
là một sự báo oán cho người Pháp. Trong khi mà
Sainteny ngồi để cố mà h́nh dung ra sự non yếu của
người Việt Nam và chờ đợi cho các nhà chính trị của
họ lần lượt ngă gục trong sự chia rẽ, th́ cũng chính
ông ta và các bạn cộng sự trong DGER của ông, bằng
một cách gián tiếp kỳ lạ, đang làm động cơ thúc đẩy
sự nổi dậy phi thường của Việt Nam...
“THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH”
Ở Sài G̣n, ngày 25-8 là một ngày hội mở đầu một kỷ
nguyên mới đối với người dân Nam Bộ. Hầu như tất cả
mọi người đều muốn ḿnh có dính phần trong đó. Cờ
Việt Minh tung bay khắp
nơi. Xứ ủy Nam Bộ đă tổ chức một cuộc biểu t́nh quần
chúng chưa từng có với trên 50 vạn người, để chào
mừng việc ra mắt của những người lănh đạo mới.
Với một sự cố gắng hơn hẳn đồng
bào của họ ở Hà Nội và Huế, người Sài G̣n đă diễu
qua các nhà lănh đạo của ḿnh trong 9 giờ liền.
Chỉ trong ṿng 6 ngày mà Việt Minh đă thành công
trong việc nắm chính quyền ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam
Bộ. Ít ra là về bề ngoài th́ cuối cùng Việt Nam cũng
đă thống nhất và độc lập. Đó là
một sự thống nhất ngắn ngủi, như các sự kiện sau này
chứng tỏ, nhưng đó là một sự bắt đầu và người Việt
Nam đă rất phấn chấn.
Trong ngày tiếp theo, người Sài G̣n và dân các tỉnh
lân cận ở phía Nam, lần đầu tiên đă được nghe giọng
nói của Hồ Chí Minh qua đài phát thanh, điều đó đă
khuấy động mạnh mẽ tinh thần độc lập tiềm tàng của
họ. Lần đầu tiên trong lịch sử
hiện đại, họ có ư thức về chủ quyền, ư thức về một
dân tộc lớn và mạnh hơn trước. Để nói lên ảnh
hưởng về mặt tâm lư lời nói của ông Hồ đối với người
Sài G̣n, bộ máy tuyên truyền của Huỳnh Văn Tiểng đă
đặt một tên mới cho Sài G̣n: “Thành phố Hồ Chí
Minh”.
Hai ngày sau khi nắm quyền, Giàu bị thất vọng nghiêm
trọng lần đầu tiên khi gặp J.
Cedile(17) để thảo luận về vai tṛ của Pháp.
Giàu đă sớm thấy người Pháp chỉ
thảo luận về tương lai của Đông Dương với điều kiện
trước hết là chủ quyền người Pháp phải được khôi
phục. Người Việt Nam lại
giữ lập trường là chỉ giải quyết mối quan hệ với
nước Pháp khi Pháp công nhận Việt Nam là một nước
độc lập có chủ quyền.
T́nh h́nh đă nhanh chóng dần đến chỗ bế tắc.
ÔNG HỒ Ở HÀ NỘI
Lê Xuân, người Việt Nam trẻ nói là thay mặt Hồ Chủ
tịch, đang đợi tôi sau cuộc gặp gỡ với các nhà báo
Hà Nội. Xuân nói “Chí sĩ Hồ” đang cùng với bạn bè ở
Hà Nội và mong rằng tôi thu
xếp thời gian gặp gỡ với ông.
Tôi nói tôi sẽ đến, nhưng bao giờ và ở đâu?
Xuân giải thích là “Chí sĩ Hồ” mong rằng chưa để lộ
cho công chúng thấy rơ trước khi ông đă sẵn sàng đảm
nhiệm việc nắm quyền, và ông có thể phái một người
bạn đến đón tôi tới gặp ông. Tôi cho anh ta biết là
tôi có một người Nhật thường xuyên đi
theo bảo vệ và chắc chắn
là có hiến binh Nhật theo dơi.
Xuân cho điều đó không có ǵ trở
ngại. Vấn đề quan trọng là đừng để người
Pháp, bất cứ người Pháp nào, biết tin ông Hồ đă ở
trong thành phố và tôi sẽ gặp ông.
Tôi đảm bảo với anh ta sẽ giữ
kín đáo, và khi ra đi, anh nói sẽ vẫn giữ liên lạc.
IMAI LÀ AI?
Sau khi đi kiểm
tra Thành và Gia Lâm về, viên đại úy bảo vệ người
Nhật đă hỏi xin đến gặp tôi vào tối hôm đó.
Vào lúc đă khuya, anh đến biệt thự tôi ở, mang
theo một chai Johnnie
Walker đỏ. Tôi rất khoái về thái độ lịch duyệt không
b́nh thường này v́ Imai là một viên sĩ quan thận
trọng, không tỏ ra ṭ ṃ nhưng cái ǵ cũng biết, đeo
quân hàm dại úy nhưng luôn luôn được đối xử một cách
tôn kính bởi người Nhật ở một chức vụ cao hơn thế
nhiều.
…Trước ly rượu, đối diện với tôi, với một giọng hối
hận, anh ta nói rằng anh ta lấy làm tiếc v́ người
Nhật đă chọn con đường chiến tranh năm 1941, thay
cho việc làm theo lời khuyên của Hoàng thân
Konoyé(18)... Anh nói
tiếp là có quen biết nhiều người Mỹ ở Tokyo và hy
vọng có một cơ hội nào đó để gặp lại người quen
cũ...
Để chuyển hướng câu chuyện, tôi
hỏi nhiệm vụ của anh ta là ǵ? Không một chút
do dự, anh trả lời: “Để tạo thuận lợi cho sứ mệnh
người Mỹ ở Hà Nội”. Chắc anh ta nhận thấy sự hoài
nghi trên nét mặt của tôi nên giải thích rằng Bộ
Tổng Tham mưu đă đồng ư với tướng Tsuchihashi là sẽ
chẳng có lợi ǵ trong việc chối từ không chịu chấp
nhận ư nguyện đầu hàng Đồng minh của Nhật Hoàng,
nước Nhật đă bị đánh bại trong chiến tranh và người
Nhật sẽ cần phải được tôn trọng trong sự giao tiếp
của họ với kẻ chiến thắng. Tôi không thể tin được
những lời tôi đă nghe và có ư ngờ rằng đây là một
tṛ ǵ chăng...
Imai rót thêm rượu và nói rằng
anh ta có biết về OSS. Mặc dù không hay biết
ǵ về cấp bậc của tôi nhưng anh ta biết tôi là một
sĩ quan OSS trong Cục t́nh báo của tướng Wedemeyer.
Và dĩ nhiên, trước mắt anh ta,
nhiệm vụ của tôi không chỉ giới hạn trong các vấn đề
tù binh chiến tranh và vấn đề đầu hàng sắp tới, mà
c̣n bao trùm nhiều vấn đề có lợi ích rộng lớn khác.
Tôi vẫn thản nhiên, nhưng cũng
thấy trong thông báo của anh ta không có biểu hiện
ǵ của sự thù địch. Khi
tôi rót rượu tiếp, anh ta nhắc lại là được cấp trên
chỉ thị cho anh phải “tạo thuận lợi” cho công tác
của tôi, “bất kể công tác đó là ǵ”. Tiếp đó
anh ta trao cho tôi tấm danh thiếp có in “Ichio
Imai” cùng với địa chỉ cá nhân ở số 7 đường P.
Jabouille, Hà Nội và số điện thoại.
… Tôi hỏi thẳng anh ta muốn ǵ
đây. Imai vui vẻ trả lời trong một hay hai
ngày nữa Việt Minh sẽ được các nhà đương cục Nhật
trao lại cho toàn bộ chính quyền và tôi, chắc chắn
là sẽ muốn có những quan hệ chặt chẽ hơn nữa với họ.
V́ vậy Imai đă được phép phải
giúp đỡ tôi. Anh ta quan tâm đến việc Lê Xuân
đă gặp tôi và báo cho tôi biết tin Xuân là người của
Việt Minh. Xuân được giao làm công tác tuyên truyền
trong quân đội Etsumei (Việt Nam), một nhóm cách
mạng trong Mặt trận Việt Minh cộng tác với Nguyễn Ái
Quốc, c̣n được gọi là Chí sĩ Hồ hay là Hồ Chí Minh.
Tôi cảm ơn Imai và nhờ chuyển đến tướng Tsuchihashi
sự cảm kích của tôi trước mối quan tâm và sự cộng
tác của ông, đồng thời cũng tranh thủ nhắc lại nhiệm
vụ của tôi đă được nêu lên trước đây, vấn đề tù binh
và việc đầu hàng. Tuy nhiên, thấy t́nh h́nh Pháp -
Việt ở địa phương căng thẳng, tôi rất muốn thấy
không ai được châm lửa vào t́nh h́nh chính trị và
gây ra một cuộc tàn sát người Pháp.
Nếu tôi cần giải quyết một việc
ǵ đó với Việt Minh, tôi sẽ làm việc đó thận trọng
và không để lộ cho bên ngoài biết. Imai đồng
ư và nói với tôi được tự do làm bất cứ việc ǵ tôi
thích và anh ta lúc nào cũng sẵn sàng để phục vụ. Ít
phít sau, anh ta ra về…
Lúc đó đă 11 giờ đêm, tôi trao danh thiếp của Imai
cho người phụ trách X2 và yêu cầu cho tôi biết tất
cả những ǵ anh ta có thể t́m được về Imai.
Ngày hôm sau, trước khi tôi đến
gặp ông Hồ, X2 báo cáo.
Tóm tắ: Imai, đại úy hải quân Hoàng gia Nhật, trước
cầm đầu phái đoàn hải quân Nhật tại Hà Nội, phụ
trách nhóm t́nh báo. Hiện nay đang làm nhiệm vụ đặc
biệt đóng vai phiên dịch cho một số tướng Nhật ở
Đông Dương, h́nh như đang được giao nhiệm vụ rất
quan trọng và được tham gia vào tất cả các cuộc họp
bí mật của Bộ Tổng tham mưu.
Tôi cười, khi nhận ra “cái bóng”
của ḿnh lại là con chó đầu đàn trong cái tṛ này.
Dù thế nào đi nữa th́ bọn hiến
binh cũng phải bị loại bỏ.
Họ không có ǵ đáng phải sợ khi
tôi đến thăm ông Hồ và các cố vấn của ông ta.
Người Nhật, họ đă tin vào những đồn đại về việc
người Mỹ đă nâng đỡ Việt Minh.
Chú
thích :
(1) Trước năm 1945, các tin tức bất kỳ dưới dang nào
đều phải chịu kiểm duyệt và được hướng dẫn ở một mức
độ nhất định, đặc biệt trong giai đoạn Toàn quyền
Decoux và Nhật chiếm đóng.
(2) tức Vũ Văn Minh,
thuộc Thành ủy Hà Nội, phụ trách cơ quan thông tin
của Chính phủ Lâm thời.
(3) Chuyên viên dân sự, phụ trách chiến tranh chính
trị thuộc MO
(4) chỉ Xứ ủy Nam Bộ
(5) tức Nguyễn Văn Sâm, một trong các sáng lập viên
Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng, có xu hướng thân
Nhật
(6) Mặt trận Dân tộc Thống nhất thành lập ngày
14-8-1945 gồm các tổ chức Việt Nam Quốc gia Độc lập
Đảng, Thanh niên Tiền phong, Nhóm trí thức, Liên
đoàn Công chức, Tịnh độ Cư sĩ, Phật giáo Ḥa Hảo,
Nhóm Tranh đấu La Lutte, Cao Đài; chịu ảnh hưởng chủ
nghĩa Troskism và tẩy chay những người Việt Minh
Cộng sản.
(7) Phần lớn số vũ khí này lại chuyển về tay các lực
lượng vũ trang của Cào Đài, Ḥa Hảo và sau này đă
được dùng để chống Anh, Pháp, Việt Minh và cũng có
thể đối với Ngô Đ́nh Diệm.
(8) trụ sở ở Việt Nam học
xá Hà Nội, do Phan Anh và Tạ Quang Bửu, hai cựu thủ
lĩnh phong trào thanh niên thời Toàn quyền Decoux
trước 9-3, lănh đạo.
(9) Nguyễn Khang ở Hà Nội đă điện thoại báo cho Giàu
biết có “Ủy ban đ́nh chiến Đồng minh” đang trên
đường đến Hà Nội. Cái được gọi
là “Ủy ban” đó thực sự chỉ là toán Mercy của chúng
tôi.
(10) măi đến khi Bảo Đại tuyên bố ở cuộc mít tinh,
Giàu và người cộng tác thân cận của ông mới biết tin
về hành động của Bảo Đại, v́ Nhật đă cấm báo chí và
tin tức trong 6 ngày, đến 28-8 mới dỡ bỏ.
(11) Thanh niên Tiền phong là lực lượng vũ trang
quan trọng của Mặt trận Dân tộc Thống nhất, cùng với
Cao Đài.
(12) c̣n gọi là Ủy ban Hành chính Lâm thời miền Nam
Cộng ḥa Việt Nam, hay Lâm ủy Nam Bộ. Thành phần Lâm
ủy g̣m Trần Văn Giàu (Cộng sản) - Chủ tịch, bác sĩ
Phạm Ngọc Thạch (Việt Minh) - Ủy viên Ngoại giao,
Nguyễn Văn Tạo (Cộng sản) - Ủy viên Nội vụ, Huỳnh
Văn Tiểng (Dân chủ) - phụ trách Tuyên truyền, Dương
Bạch Mai (Cộng sản) - Ủy viên hành chính và chính
trị miền Đông, Nguyễn Văn Tây (Cộng sản) - Ủy viên
hành chính và chính trị miền Tây, Hoàng Đôn Văn
(Việt Minh) - Ủy viên Lao công, Phạm Văn Bạch (độc
lập) - Ủy viên, Ngô Tấn Nhơn (đảng Độc lập Dân tộc)
- Ủy viên và Huỳnh Thị Oanh (độc lập)- Ủy viên Phụ
nữ.
(13) Điện của Việt Minh yêu cầu Bảo Đại thoái vị gửi
đi ngày 23-8 từ Hà Nội. Công văn
Bảo Đại gửi mời Việt Minh thành lập Chính phủ mới
gửi đi ngày 22-8 từ Huế.
Tuy cùng thời gian chuyển đi nhưng không có sự phối
hợp ǵ giữa 2 văn kiện.
(14) tức Phạm Khắc Ḥe,
Đổng lư Văn pḥng của Bảo Đại
(15) Ngày 25-8, Ủy ban cử Trần Huy Liệu (Phó chủ
tịch) cầm đầu phái đoàn vào tiếp nhận việc thoái vị
của hoàng đế. Trong đoàn c̣n có Nguyễn Lương Bằng và
Cù Huy Cận. Cùng ngày, tại Hội nghị Hội đồng tư vấn
hoàng gia tại điện Kiến Trung, Bảo Đại cho thảo bản
tuyên bố thoái vị.
Phái đoàn đến Huế ngày 28-8 và được Bảo Đại tiếp
kiến riêng – và có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử
Việt Nam, một hoàng đế An Nam đă bắt tay với một
thường dân của ông. Ngày hôm
sau, tại Hoàng cung, Bảo Đại đă trao bản tuyên bố
thoái vị cho Trần Huy Liệu.
Chiều 30-8, Bảo Đại mặc lễ phục,
đọc bản tuyên bố thoái vị trước cửa Ngọ Môn, dưới sự
chứng kiến của rất đông công chúng.
Cờ Hoàng đế hạ xuống và cờ đỏ
sao vàng của nước Việt Nam mới được kéo lên.
Buổi lễ kết thúc với việc trao
lại ấn kiếm Hoàng đế trong khi quần chúng hô to hoan
nghênh công dân Vĩnh Thụy.
(16) Trả lời phỏng vấn của đài BBC, tháng 9-1977,
tướng Trần Văn Đôn, người trong nhóm tướng lĩnh chỉ
huy lật đổ chế độ Diệm tháng 11-1963, đă nói: “Chúng
tôi biết lúc đó, tổ chức này (Việt Minh) được người
Mỹ nâng đỡ…”, “ngay cả Bảo Đại lúc đó cũng cho là
nhóm Hồ CHí Minh lănh đạo, được người Mỹ hỗ trợ”…
Cũng trong một bài phỏng vấn khác của BBC vào năm
1977, tướng E.G. Lansdale, phụ trách CIA ở Bắc Việt
Nam một thời gian năm 1954, đă nói về ảnh hưởng của
các hoạt động của Mỹ năm
1945 ở Việt Nam như sau: “Dân chúng mà tôi đă gặp
nói chuyện ở miền Bắc, đều khẳng định là nhóm Hồ Chí
Minh là hoàn hảo nhất v́ được Mỹ ùng hộ và do đó, có
thể được tín nhiệm hoàn toàn…”
(17) Ủy viên Cộng ḥa Pháp ở Nam kỳ, được bí mật thả
dù xuống vùng lân cận Sài G̣n đêm 22 rạng 23-8.
(18) Hoàng thân Konoyé (1891-1945), 3 lần làm Thủ
tướng Nhật và được nhiều người xem như là ông phản
đối việc Nhật tham gia chiến tranh chống Mỹ.
0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures