US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Viet Nam The Real Story Videos
Chiến Tranh Việt Nam Videos
Sức Mạnh Chính Nghĩa Videos
Hải Chiến Hoàng Sa Videos
TẠI SAO VIỆT NAM ?
WHY VIETNAM ?
BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC
MỸ
(Prelude to America’s Albatross)
TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti
Người dịch:
Lê Trọng Nghĩa
Chương 18
Những lời
kêu gọi và những người kêu gọi
SAINTENY
TRONG “LỒNG VÀNG”
Tôi chú ư đến Sainteny
và nhóm của ông ta sau khi có một báo cáo giả mạo về
việc họ bị bắt. Chúng tôi
thăm nhóm này tại dinh Toàn quyền, không những thấy họ
“khỏe và vui vẻ”, mà c̣n thấy đẻ thêm ra: nhóm có 5
người nay, tăng lên thành 11. Số mới
là từ toán của Blanchard tới, trước họ ở Hải Pḥng nhưng
nhờ sự giúp đỡ của Nhật nên đă nhập vào với Sainteny.
Sáng hôm sau, tôi tới thăm Sainteny
một ḿnh. Ông ta phàn nàn một
cách bi thảm rằng thực tế ông ta là một người tù trong
dinh và tôi không làm ǵ để giúp ông ta cả.
Đoạn ông ta nói đến chuyện đang làm
ông ta giận sôi lên. Một tờ báo địa phương của
Đông Dương đă viết: “Việt Minh đă chiến đấu cùng với
quân Mỹ ở Bắc Kỳ, sẽ nhanh chóng kéo về để đánh đuổi
nhũng kẻ áp bức ngươi Pháp là thủ phạm đă làm cho 2
triệu người chết đói năm ngoái”. Bài báo c̣n làm
Sainteny choáng váng v́ đă nêu đích danh thiếu tá Thomas
trong khi Sainteny vẫn c̣n cay cú về vụ Montfort...
Nhưng chúng tôi đă gác chuyện đó lại
để nhận định t́nh h́nh Pháp ở Hà Nội.
Trước hết, vẫn c̣n tù binh Pháp ở
trong Thành. Tôi hỏi có
trường hợp quan trọng đặc biệt nào cần phóng thích mà
ông ta muốn tôi gây sức ép để thả ra không?
Sainteny vội nói: Có, tất cả những người Pháp đang bị
giam giữ. Tôi không tin là chúng ta có thể làm cho người
Nhật thả ra tất cả, nhưng cũng đồng ư đặt thành một vấn
đề thảo luận với Nhật. Sainteny cho biết ông ta không
thể làm được ǵ cả trong t́nh trạng bị giữ như một người
tù trong dinh, sau này được nói đến như là một một thứ
“lồng vàng”.
Vấn đề thứ hai Sainteny nói tới là
t́nh thế của người Pháp ở Hà Nội.
Có thể làm được ǵ cho họ?
Tôi khuyên rằng cách tốt nhất cho họ
vào thời điểm này là nên lắng lặng để tránh bất cứ sự cố
ǵ có thể dẫn đến việc trả thù phía người Nhật cũng như
người Việt Nam. Theo đánh giá của tôi th́ t́nh
h́nh không ổn định trên tất cả các thành phố Bắc Kỳ sẽ
đặt người Pháp vào t́nh trạng tự sát, nếu họ co ư muốn
đối đầu với Việt Minh. Nhưng
Sainteny lại tỏ ra không b́nh tĩnh trước việc tôi không
tán thành một cuộc biểu dương lực lượng của Pháp.
Tôi cũng mô tả cho Sainteny thấy đang có một xu hướng
thân Trung Quốc nổi lên mạnh mẽ trong một số giới dân
chúng, và toàn thành phố tràn đầy cờ Trung Quốc và những
áp phích ủng hộ Quốc dân đảng. Ông
ta lại cho rằng như vậy là có lợi cho người Pháp v́ nó
cho thấy là Việt Minh không kiểm soát được toàn bộ dân
bản xứ. Tôi phải đồng ư,
nhưng vẫn cho rằng không có dấu hiệu ǵ tỏ ra họ ủng hộ
người Pháp. Sainteny quả quyết nói chúng ta không
thể cho phép người “Annam” tự do cầm cương nẩy mực trên
đất nước này được.
Chúng tôi lại bị kéo lại một vấn đề
cũ, nhưng tôi không có ư định để cho phái đoàn của chúng
tôi bị lôi cuốn vào kế hoạch của Sainteny.
Chẳng một ai tin được rằng một cuộc
đấu sức liều lĩnh của tất cả người Pháp ở Bắc Kỳ lại có
phép thần diệu lật đổ được Việt Minh trong lúc này.
Ngược lại, việc đó sẽ chống lại họ
một cách không thể cưỡng lại được. Cũng có điều
thật đáng ghi nhận là dân chúng Pháp tại Hà Nội, trong
khi tha thiết mong nhóm nhỏ người Mỹ chúng tôi lao vào
tấn công Thành Hà Nội th́ chưa có một lúc họ dám khởi sự
mở một trận đánh của người Pháp vào đó, cả trước và sau
khi Sainteny tới. Trong bất cứ t́nh
huống nào, toán của chúng tôi đến đây không phải là để
tiến hành đánh hộ cho người Pháp.
Sainteny thường xuyên bất đồng với tôi về vấn đề này,
nhưng tôi cũng sẵn sàng để ông giang rộng hai
tay ra và nói: “Thôi được, cả
hai chúng ta hăy cố gắng làm lấy phần việc của ḿnh.
Tôi hiểu lập trường của ông.
Ông làm ơn gửi bức điện này đến tướng Alessandri hộ tôi
có được không? .
Tôi nhận lời. Và đây là bức
điện:
“Tất cả quân nhân Pháp dưới quyền thiếu tá Sainteny đang
bị giam giữ tại tầng một dinh Toàn quyền.
Họ không được phép đi quá đường biên
quy định và cũng không được phép gặp người đến thăm, trừ
Patti”.
Khả năng có thể xảy ra cuộc đụng đầu
nguy hiểm là việc cần phải ngăn chặn trước hết.
Báo chí đă đăng tin Thomas đến đây
và lại được gán cho việc dẫn đầu đạo quân của ông Hồ,
điều đó báo hiệu là sẽ có một cuộc biểu t́nh lớn chống
Pháp. Cho rằng những cuộc biểu t́nh này đôi khi
có thể trở thành những cuộc tàn sát, nên khi trở về
khách sạn, tôi điện cho Côn Minh về bài báo, nhấn mạnh
tầm quan trọng phải thuyết phục toán “Con Nai” của chúng
ta tách khỏi lực lượng Việt Minh và rời Hà Nội trở về
Côn Minh bằng đường hàng không. Tôi cũng báo trước là
rối loạn thật sự có thể nổ ra nếu một quân nhân Pháp
quất hiện trên đường phố của bất cứ thành phố nào ở Bắc
Kỳ và yêu cầu bằng những lời lẽ kiên quyết nhất cho rút
3 toán biệt kích (SO) của chúng tôi đang hoạt động dọc
biên giới phía Bắc, trở lại Côn Minh, trước khi cho họ
đáp máy bay đi Hà Nội, nhưng không được để những đồng
nghiệp người Pháp của họ đi cùng.
Tôi hy vọng bằng cách này sẽ tách được tất cả người Mỹ
chúng tôi ra khỏi hoạt động của Việt Minh cũng như của
người Pháp. Nhưng các toán
biệt kích của chúng tôi rất ngang bướng. Mệnh
lệnh cho họ đến Côn Minh không có hiệu lực ǵ mấy, v́ họ
đang hăng say và muốn tiếp tục theo
đuổi con đường riêng của ḿnh cho tới khi đạt thắng lợi.
Trong khi tôi làm ít nhiều những điều vô bổ này th́
thượng sĩ Altman phải đi đón chiếc máy bay chở đợt thú
hai của toán chúng tôi đến cùng với mấy tạ đồ tiếp tế
khẩn cấp của AGAS gửi cho các tù binh... Đồng thời đoàn
của chúng tôi, để có chỗ rộng răi và
an toàn hơn, cũng chuyển đến nơi ở mới. Grelecki
đă chọn trong số nhà trước đây do người Nhật ở, lấy nhà
Gauthier rộng răi và thanh lịch với vườn hoa và khu đất
đầy quyến rũ cạnh hồ Gươm.
Một việc trọng đại hơn nữa là tôi đuợc báo cho biết
tướng Tsuchihashi đă đồng ư cho tôi đến thăm tù binh
chiến tranh, mặc dù ông ta vẫn từ chối phóng thích các
tù binh đó cho đến khi các lực lượng chiếm đóng tới.
Tôi chuẩn bị
ngay với người Nhật để đến xem xét Thành Hà Nội và trại
tù binh Gia Lâm.
TÙ BINH CHIẾN TRANH
“Thành” là một doanh trại quân đội cũ của người Pháp ở
khu vục bắc Hà Nội, gồm gần 100 nhà lầu đủ các loại…
Trước đây là nhà tù quân sự có tiếng của Pháp, bây giờ
đang giam giữ những người mà người Nhật coi là những tù
nhân phiền nhiễu nhất của họ, trong đó có cả những
“chiến sĩ kháng chiến” của De Langlade - Mordant.... Ở
cổng Thành, chúng tôi(1) được một thiếu tá Nhật đón...
và dẫn chúng tôi tới ban quản lư trại gặp trung tá
Kamiya(2), một sĩ quan Nhật khá lịch sự...
Tôi đề nghị bắt đầu được xem bản danh sách tù binh...
Kamiya nh́n tôi sửng sốt rồi giải thích là có đến hơn
4.000 tù binh và việc làm hồ sơ
về tất cả số đó là một điều cực kỳ khó khăn...
Tôi nói Bộ chỉ huy Đồng minh khẳng
định một cách dứt khoát rằng họ cần phải có bản danh
sách trong ṿng 72 giờ đồng hồ.
Kamiya hứa sẽ cố gắng hết sức ḿnh.
Chúng tôi bắt đầu đi một ṿng quanh khu vực bệnh viện...
Khi chúng tôi vào pḥng đầu, những người gần cửa nhất ḍ
xét những bộ quân phục của chúng tôi rồi ngồi dậy ngay
trên giường của họ, im lặng và hốt hoảng: tất cả cử động
trong pḥng ngừng bặt...
Tôi dừng lại ở một trong những giường đầu, một thân h́nh
nhợt nhạt cố ngồi dậy chào nhưng chỉ đặt được một chân
xuống mép giường. Tôi nắm tay
anh ta và nói chiến tranh đă kết thúc. Đôi mắt anh vụt
sáng lên và hỏi với giọng yếu ớt: “Người Mỹ phải không?”.
“Phải”, tôi trả lời. Tất cả
những ǵ anh ta có thể nói được là “cảm ơn”…
Nơi chúng tôi đến thăm tiếp theo
là một số buồng giam của tù binh, ở đó chúng tôi được
thận trọng giữ một khoảng cách với những người tù. Họ
đứng xếp hàng theo kiểu nhà
binh phía ngoài trại khi chúng tôi đi vào bên trong. Rơ
ràng nhà đương cục Nhật không muốn cho chúng tôi xem
nhiều. Họ cẩn thận chọn những khu vực cho xem và giữ
an ninh chặt chẽ. Cho dù ở
trong điều kiện nghiêm ngặt, tôi vẫn có thể nghe vọng
lại tiếng hô từ xa “Nước Pháp muôn năm!”, “De Gaulle
muôn năm!”.
Cuộc viếng thăm mở đầu của chúng tôi
trong Thành kéo dài khoảng hai giờ rưỡi.
Tôi biết được nhiều điều, nhưng vẫn
chưa đủ.
…Chúng tôi đến trại tù binh Gia Lâm vào giữa cơn mưa bất
chợt...
Trại Gia Lâm tương phản với “Thành” v́ có những tháp
canh, hàng rào kẽm gai cao, đường xá lầy lội, pháo pḥng
không và xe bọc thép, tạo nên vẻ ngoài của một đơn vị
đang hoạt động.
Trên đường đến sở chỉ huy trại, tôi nh́n thấy những hàng
dài tù binh Ấn Độ cầm dụng cụ đựng thức
ăn tập thể, đang chờ được
phát cơm. Khi chúng tôi đến nơi, tôi vẫy họ và trả lời
bằng những tiếng ḥ reo hào hứng, dùng đồ đựng cơm khua
ầm ĩ, nhưng chúng tôi đă vội ngăn họ lại...
Thiếu tá Oshima(3) đứng đón
chúng tôi ở cửa, chỉnh tề trong quân phục với mũ lưỡi
trai, đeo kiếm, giải thắt... Tôi đoán Oshima khoảng 35
tuổi, có vẻ nghiêm nghị và xuất hiện với một tư thế đầy
tự chủ...
Tôi hoàn toàn ngạc nhiên khi thấy, theo yêu cầu của tôi,
Oshima đă trao cho tôi mấy tập giấy ghi danh sách tên,
chức vụ và số phân loại tù binh. Bản
đó do “đại úy phụ trách tù binh chiến tranh Ấn Độ tại
Gia Lâm - Simpson Johnes” chuẩn bị và kư tên, có 287 tù
binh, tất cả đều là người Anh.
Oshima hỏi tôi bao lâu nữa th́ Đồng
minh tiếp quản trại? Tôi trả
lời trong ṿng một tuần hoặc 10 ngày. Anh ta
không vui và nói rằng có một số ít tù binh gặp khó khăn
v́ đă gây ra những chuyện rắc rối từ giữa tháng 8, ảnh
hưởng đến an ninh và an toàn
của trại, của các tù binh khác…
Chiều hôm đó, tôi dă nói chuyện
riêng với Simpson Johnes và nhấn mạnh tầm quan trọng
phải tránh đừng để xảy ra những chuyện rắc rối và tránh
gây bạo lực.
Sau bữa cơm trưa, tù binh xếp hàng
trước các trại của họ. Oshima
gợi ư tôi có thể kiểm tra họ. Tôi đă làm, tranh
thủ cơ hội quan sát họ trực tiếp và nói chuyện với một
số người...
Trong văn pḥng của Oshima, tôi nhận xét điều kiện sinh
hoạt vật chất của tù binh thật tồi tệ…
Tuy vậy, những tù binh Ấn Độ này có
khá hơn những người trong Thành.
Tổ chức và quy mô của trại tù đă
mang lại được một trạng thái tinh thần tốt và những
người tù có thể giúp đỡ lẫn nhau được.
Tôi không thể làm điều ǵ có giá trị
thực tiễn tức thời để cải thiện điều kiện sinh hoạt của
các tù binh, ngoài việc phản kháng với tướng
Tsuchihashi, và ông ta đă hứa sẽ xem xét vấn đề đó.
Tôi cũng thông báo cho Côn Minh và
được nhắc nhở rằng không nên hành động ǵ cho đến khi
nào người Trung Quốc nắm quyền kiểm soát sau khi làm
xong thủ tục giải giáp ở Hà Nội. Câu trả lời đó
cũng cho thấy sẽ không thể làm được điều ǵ nếu không có
sự tán thành và hợp tác của người Nhật.
Trở lại nhà Gauthier, thủ trưởng AGAS muốn gặp riêng
tôi. Chúng tôi đi bách bộ trong vườn
và anh ta cho tôi xem một bản ghi bằng tiếng Pháp tên,
cấp bậc và số phân loại của một người Mỹ trong Thành.
Bản đó đă được một người Pháp chuyển
cho AGAS. Chúng tôi ở trong t́nh thế lúng túng và
không thể hỏi người Nhật v́ họ không thể biết được người
của chúng tôi.... Tôi cho tổ X2(4)
biết họ phải làm ǵ. Ngày hôm sau, một cộng tác
viên của AGAS trước đây ở bệnh xá trong Thành, ông M.
Orthet, đă phát hiện được một người Mỹ tự nhận là công
dân Hungari trong đội lính lê dương Pháp. Anh ta thuộc
đội bay bị hạ năm 1943. Ngày 28-8, người Nhật trao anh
ta cho tôi và mấy ngày sau anh ta đă được bay về nước.
Grelecki có những người khách trong khi tôi đi vắng,
trong đó có Lê Xuân, một người Việt trẻ tuổi, người của
Mặt trận Việt Minh. Anh ta khẩn
khoản đề nghị được nói chuyện trực tiếp với tôi.
Hồ Chủ tịch, anh ta nói, đang trên
đường về Hà Nội và muốn gặp tôi.
Grelecki bảo anh ta nên trở lại vào
ngày hôm sau. Đây là lần đầu tiên, từ khi toán
“Con Nai” rời Tân Trào, chúng tôi mới lại có dịp để tiếp
xúc với nhau, kể cả gián tiếp.
T́nh h́nh của ông Hồ
hiển nhiên là đă thực hiện được một bước nhảy vọt kỳ
diệu, và tôi mong đợi Lê Xuân trở lại với một sự quan
tâm đầy hứng thú.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN XÔ VIẾT
Tối hôm đó, Stéphane
Solosieff, người đại tiện Xô Viết tại Đông Dương đến
thăm tôi.
Ông ta gặp tôi trong những giờ đầu
tiên tôi đến Hà Nội, và lần này tôi đă mời ông đến dùng
rượu. Một con người vui vẻ, ở độ tuổi cuối 40,
với nụ cười cởi mở và trung thực, Solosieff là một người
khách không b́nh thường. Không giống người Pháp bị tổn
thương đang đi t́m kiếm sự đền bù, hoặc người Nhật bại
trận với sự ḱm chế những suy nghĩ thầm kín của họ đằng
sau những bộ mặt nghiêm nghị, hay người Việt Nam đang ra
sức tranh thủ để được thừa nhận; Solosieff đến như một
người chiến thắng, một đồng minh, một người bạn. Ông ta
tự giới thiệu là người liên lạc của Xô Viết với các cơ
quan chính trị của Nhật ở Hà Nội, Huế, Sài G̣n; có trách
nhiệm chăm lo đến các quyền lợi của các công dân Xô Viết
ở Đông Dương mà theo ông th́
có tới 5 hay 6 ngàn người. Vài trăm trong số này nằm
trong đội lính lê dương của Pháp, c̣n một số lớn khác
thuộc dân thường. Chắc chắn là nhiều người đă được đưa
vào tổ hợp thương mại lớn của Nhật đang hoạt động ở Đông
Dương.
Ngay buổi đầu nói chuyện tôi nhận thấy Solosieff là một
người thông minh, thức thời và thông thạo nhiều thứ
tiếng, cả Anh và Pháp và nhất định cũng giỏi tiếng Nhật
nữa. Tôi đă gặp vài người Nga cỡ như ông ta ở châu Âu và
đảm bảo rằng anh ta cũng là một cán bộ chính trị của
Matxcơva. Buổi tối trôi qua, trực
giác của tôi đă chứng minh là đúng và tôi lấy làm vui v́
anh ta không có ư định che giấu vai tṛ của ḿnh.
C̣n tôi, mọi người đều biết tôi là
một sĩ quan OSS.
Chúng tôi đă t́m thấy quan điểm
chung khi b́nh luận về việc Việt Minh giành chính quyền
và suy đoán về những thành tựu mới của họ một khi người
Pháp quay trở lại. Solosieff cho rằng người Pháp
sẽ phải đi theo một đường lối
rút lui dần mà không thể chủ trương quay trở lại nguyên
trạng như trước. Anh ta nghĩ rằng người Việt Nam chưa
hoàn toàn sẵn sàng cho một nền độc lập hoàn toàn và đang
c̣n cần phải có một sự bảo trợ của một nước lớn để ngăn
cản những tham vọng về lănh thổ của người Trung Quốc và
Thái Lan. Tôi lưu ư rằng Tưởng đă đi trước một bước, khi
ông tuyên bố không đ̣i hỏi quyền lợi ǵ ở Đông Dương,
ngoài những phạm vi mà người
Pháp có dính líu vào. Nhưng
Solosieff không tin sẽ lại có thể như vậy.
Solosieff nghĩ rằng Pháp vẫn là nước
được trang bị tốt nhất trong các nước lớn phương Tây để
tái thiết đất nước và đưa nhân dân Việt Nam đến một
chính phủ tự quản.
Solosieff dă được nghe người Pháp nói là Hồ Chí Minh và
Việt Minh được sự “bảo trợ” của người Mỹ và hỏi xem có
đúng như vậy không. Tôi thẳng thắn nói với ông ta rằng
chúng tôi đă chấp nhận sự cộng tác với Việt Minh trong
các hoạt động bí mật chống Nhật, nhưng Mỹ không có cam
kết ǵ trong việc can thiệp vào các vấn đề nội bộ của
Đông Dương.
Tôi hỏi Solosieff về lập trường của người Xô Viết trong
vấn đề Đông Dương, và nhắc đến việc ông Hồ do Liên Xô
đào tạo, đă là một phái viên của Quốc tế Cộng sản trong
nhiều năm và gần đây lại là một đại biểu Cộng sản do
Matxcơva chỉ đạo.
Câu trả lời của Solosieff nghe giống một cách lạ lùng
như tiếng vọng của ảo tưởng Roosevelt: thời đại của chủ
nghĩa thực dân Pháp đă qua, người Đông Dương phải gánh
lấy trách nhiệm dân tộc của ḿnh, cho dù họ có thể chưa
đủ sức nắm quyền cai trị một ḿnh. Có thể với sự giúp đỡ
sáng suốt của người Pháp và sự viện trợ kỹ thuật của
người Mỹ, họ có khả năng thực hiện được nền độc lập dân
tộc trong ṿng ít năm. Ông ta không nói thẳng ra, nhưng
lời b́nh luận của ông ta đă làm tôi nhớ đến khái niệm
quyền ủy trị mà Roosevelt đă nêu ra và ít nhiều cũng đă
được Xtalin tán thành tại Yalta.
“C̣n Liên Xô th́ sao?”, tôi
hỏi. Ông ta không tin rằng Liên Xô sẽ giữ địa vị của một
nước trung gian can thiệp vào Đông Nam Á. Ông ta nói
theo đường lối lúc bấy giờ rằng “Nước mẹ Nga”, sau cuộc
đánh phá ác liệt của bọn Quốc xă, cần phải có thời gian
để xây dựng lại. Đó cũng là quan
điểm của ông Hồ đă từng bày tỏ với tôi. Những
người Cộng sản trên toàn thế giới phải giữ vững đường
lối theo xu hướng này và bảo
tồn lấy lực lượng của họ, trong khi “Nước mẹ Nga” đang
hồi phục. Solosieff c̣n nghĩ xa hơn nữa, rằng sự can
thiệp của người Liên Xô vào Đông Dương sẽ gây ra xung
đột với những quyền lợi truyền thống của Anh và Pháp, mà
điều đó lại không đáp ứng được những quyền lợi tối cao
của Liên Xô trong lúc này.
Chúng tôi nói về các sự kiện ở Sài
G̣n mà tôi không biết ǵ mấy. Theo anh ta, người
Nhật đă chuyển quyền kiểm soát Chính phủ cho một nhóm
nhỏ Cộng sản dưới sự lănh đạo của “bác sĩ” Trần Văn Giàu
và Việt Minh ở Sài G̣n tiến triển rất nhanh; người Anh
sẽ gặp khó khăn ở đó. Solosieff có nhă ư muốn tạo điều
kiện cho tôi tiếp cận với những người am hiển t́nh h́nh
hơn, nhưng tôi đă phanh lại và chỉ giới hạn vào những ǵ
đang quan tâm. Sự thật là tôi cũng
rất thích thú nhưng không muốn tự xác định ḿnh trước sự
nhạy cảm của Solosieff.
Vừa uống vodka, chúng tôi vừa nói
chuyện trong không khí thoải mái của một cuộc viếng thăm
mà tôi tin rằng cả hai chúng tôi đều thú vị.
Khi ra về, Solosieff nhờ tôi chuyển
một bức điện cho sứ quán Liên Xô ở Trùng Khánh.
Bức điện bằng tiếng Pháp, đề nghị sứ quán Liên Xô gửi
sang Hà Nội một người đại diện để giải quyết vấn đề
phóng thích “một số người t́nh nguyện Nga” trong đội Lê
dương bị giam giữ như tù binh chiến tranh và “nhiều việc
khác”.
Cuối cùng, Solosieff hỏi tôi có nghe
nói về một người Nga tên Andrei Voskressensky không?
Tôi không nghe nói. Gia đ́nh
anh ta ở Nga không nhận được tin ǵ của anh ta từ cú
9-3. Khoảng 10 ngày sau, toán X2 của chúng tôi t́nh cờ
đă gặp tên anh này trong khi sưu tầm chứng cứ về các tội
phạm chiến tranh sở Hiến binh Nhật. Hồ sơ của Hiến binh
tiết lộ Voskressensky sống ở Hà Nội và được Hiến binh
Nhật sử dụng từ 9-3. Bố anh ta là
người Nga, mẹ là người Nhật, nhưng sau đó bà đă chuyển
thành công dân Pháp. Người cha đă từng có thời kỳ
làm tùy viên hải quân Liên Xô ở Tokyo, c̣n người con làm
thư kư cho tùy viên Đại sứ
quán Pháp tại Tokyo. Tháng 9-1942, Decoux đă yêu cầu cho
chuyển người con sang Hà Nội và làm việc cho cảnh sát
Pháp cho đến cuộc đảo chính, sau đó anh ta chuyển sang
làm cho Hiến binh Nhật. Tôi đoán được tại sao Solosieff
lại muốn t́m Voskressensky, rơ ràng không phải v́ lư do
nhân đạo, và chúng tôi cũng không để lộ ra câu chuyện
của anh này cho Solosieff rơ.
Tôi đặc biệt chú ư đến lời ám chỉ
của Solosieff tới những “người t́nh nguyện Nga” trong
đội Lê dương. Trước đây, một sĩ quan Pháp ở Tŕnh
Tây đă nói rằng Alessandri có một bản danh sách về những
người lính Lê dương đă bị ṭa án binh xử v́ hoạt động
theo Cộng sản năm 1944, nhưng
tôi coi đó là chuyện tầm phào. Sự
thừa nhận của Solosieff đă đặt lại vấn đề và tôi đă cử
toán X2 tiến hành điều tra hoạt động của những người Xô
Viết trong đội Lê dương. Họ
đă phát hiện ra được ngay một chi bộ Cộng sản được tổ
chức chặt chẽ trong đám lính Lê dương bị giam trong
Thành. Không phải chỉ có
người Nga, mà họ gồm cả những người Cộng sản Đức, Bỉ,
Hungari, những người xă hội Úc và những người cấp tiến
Pháp. Trước 9-3, chi bộ trà
trộn vào phong trào Langlade – Mordant, và có hợp tác
với Việt Minh. Trong thời kỳ người Pháp rút sang
Trung Quốc, một số đă đào ngũ
và gia nhập hàng ngũ của ông Hồ làm nhân viên t́nh báo
và huấn luyện viên về chiến thuật và sử dụng vũ khí.
Qua việc phỏng vấn những người Việt trong đội Tuyên
truyền Giải phóng quân ở Hà Nội và những đảng viên người
Âu trong chi bộ, chúng tôi cũng đă điều tra được lịch sử
của chi bộ. Cuối năm 1944, để che giấu hoạt động của
Đảng Cộng sản Đông Dương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đă cho thành lập Mặt trận dân chủ chống Nhật ở Đông
Dương. Với bề ngoài là chống Nhật và chống phát xít,
người của Mặt trận khó có thể bị phát hiện là Cộng sản
và có nhiều cơ hội để làm việc ngay trong chính quyền
của Decoux. Một trong những mục tiêu
chủ yếu của Mặt trận nhằm phát triển vào các phần tử
ngoại quốc có xu hướng chống phát xít.
Nó đă đặt được liên lạc với đội Lê
dương và tổ chức ở đó một nhóm “Xă hội - Cộng sản”.
Tháng 11-1944, nhóm này đă được mời tham gia hành động
chung chống phát xít Nhật và Pháp ở Bắc Kỳ. Người ta đă
nhất trí để số Lê dương này cộng tác với những người
thuộc phái De Gaulle và sẽ dùng ảnh hưởng của họ đối với
chính quyền Decoux để ngăn chặn hoặc giảm bớt việc trưng
thu thóc gạo, giúp giải thoát tù chính trị và tiếp tế vũ
khí cho Việt Minh. C̣n những người Trung Quốc có cảm
t́nh với Mặt trận th́ làm việc trong quân đội Quốc dân
đảng để giúp Việt Minh ở ngoài lănh thổ Đông Dương.
Những người theo De Gaulle
nhút nhát, đă không làm được ǵ, nhưng các “đồng chí”
Trung Quốc, đă hoạt động có hiệu quả hơn. Nhưng sau cuộc
đảo chính 9-3 th́ chỉ c̣n những hạt nhân cứng rắn trong
đội Lê dương vẫn c̣n trung thành với Việt Minh và gia
nhập hàng ngũ của họ.
Solosieff rơ ràng đang cố gắng để kéo khỏi Thành, và có
thể ra khỏi Đông Dương những nhân viên Xô Viết đă dính
líu vào Mặt trận nói trên, trước khi các lực lượng của
Trung Quốc và Pháp đến. Nhưng chúng tôi cũng được biết
rằng, trong cuộc chiến tranh Pháp - Việt, trong hàng ngũ
quân đội của Giáp, có nhiều người trước đây là lính Lê
dương cũ, đă giữ những vai tṛ như cố vấn và chính ủy.
Trong những ngày cuối tuần ở Hà Nội, tôi có hỏi Hồ Chủ
tịch về ư nghĩa việc chuẩn bị tổ chức các “Đơn vị chiến
đấu ngoại quốc” như đă định trong kế hoạch tháng 4-1945
của Hội nghị Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ. Nửa đùa, nửa
thật, ông nói: “để chăm lo cho những người bạn Mỹ trong
cuộc đấu tranh giành độc lập của chúng tôi”. Với một
thái độ b́nh thản hơn ông giải thích rằng các đơn vị đó
được lập ra từ những người lính Pháp, chủ yếu là lính Lê
dương, “những người đă chán
ngấy chủ nghĩa thực dân Pháp”.
Trong những tuần tôi ở Hà Nội, tôi lấy làm thích thú
được quan sát Solosieff vài lần đánh bạn với các chính
khách Nhật, những người Pháp có thế lực, các nhà lănh
đạo Việt Minh và những người Trung Quốc có tiếng.
Ông ta là người Xô Viết duy nhất có
mặt có thể thấy được lúc đó và ông ta đă đóng vai tṛ
của ḿnh một cách khá kín đáo.
Chú
thích :
(1)
cùng với tôi có nhân viên của AGAS và viên sĩ quan liên
lạc người Nhật
(2) sau này được xác định là thủ trưởng Ban liên lạc
quân đội Nhật ở Hà Nội.
(3) nguyên thủ trưởng sở Hiến
binh Nhật tại Hà Nội
(4) tổ phản gián
0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures