Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẠI SAO VIỆT NAM ?

 

WHY VIETNAM ?

 

BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC MỸ

(Prelude to America’s Albatross)

 

TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti

 

Người dịch: Lê Trọng Nghĩa
 

 

Chương 25
Trước ngày lễ Độc lập


HẾT KHÓ KHĂN NÀY LẠI ĐẾN KHÓ KHĂN KHÁC
Trong một thời gian ngắn ngủi 8 ngày, các sự kiện ở Hà Nội đă phá vỡ các kế hoạch của Đồng minh nhằm chuyển sang một cách có trật tự từ thời chiến sang thời b́nh. Một cuộc tiếp thu đầu hàng về quân sự theo như thường lệ, không có cảnh báo trước, sẽ làm nảy sinh một cơn lốc chính trị có tầm cỡ quốc tế. Những sự xung đột về quyền lợi của nhiều nước đă nhanh chóng bùng ra liên tục và đă đặt ra cho cơ quan OSS chúng tôi nhiệm vụ phải thỉnh thị, hoà giải hay quyết định.
Tôi cho rằng sự thay đổi trong những diễn biến t́nh h́nh này là trực tiếp do sự chậm trễ cố t́nh của Tưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng của ḿnh. Điều đó đă góp phần gây ra t́nh trạng hỗn loạn và vô chính phủ tiếp theo. Nó đă giúp cho người Nhật có thời gian để tung ra trận đấu cuối cùng nhưng vô tích sự để nhằm giành ưu thế về tư tưởng. Nó đă cung cấp cho ông Hồ cơ hội để thiết lập cơ cấu chính trị của ông mà không bị chống đối từ bên ngoài. C̣n đối với người Pháp th́ sự chần chừ của Tưởng chỉ càng làm cho họ dễ bảo hơn nữa trong cuộc thương lượng của Tưởng với Paris.
Hiến binh Nhật đă tiến hành một chiến dịch bỉ ổi chống người da trắng trong người Việt và người Hoa ở Đông Dương, nhằm vào các cường quốc phương Tây ở châu Á. Người Pháp, sau khi đă mất hết quyền kiểm soát thuộc địa cũ của ḿnh, đă rơi vào một t́nh trạng thất vọng tập thể, chửi bới thậm tệ người Việt Nam, Trung Quốc và người Mỹ. Những tin đồn đại về một cuộc chiếm đóng lâu dài của Quốc dân Đảng đă làm cho dân chúng của ông Hồ và thực dân Pháp kinh hoàng. Họ mường tượng ngay đến những tháng năm đầy áp bức độc đoán, cướp đoạt, đói khát và chết chóc.
Vị trí của chúng tôi trong OSS trở thành không thể chịu đựng được nữa. Quyền hạn của tôi bị bó hẹp trong các vấn đề quân sự nhưng phần lớn các sự việc và vấn đề chúng tôi phải đương đầu thực chất lại là chính trị. Tôi báo cho Côn Minh và Trùng Khánh biết rơ t́nh h́nh phức tạp và rất dễ bùng nổ ở đây nhưng h́nh như các nhà chức trách quân sự và ngoại giao đều không quan tâm lắm. Tôi đă đề nghị với Heppner gặp thảo luận với Đại sứ Hurley và giục ông phái một viên chức ngoại giao có thẩm quyền để đến đối phó với cái ḷ lửa Hà Nội đang sôi sục này, nhưng chỉ dược đáp lại “chuyển tất cả mọi vấn đề cho các nhà chức trách đảm nhiệm việc chiếm đóng ngay sau khi họ tới”. Thế là hay, nhưng khi nào th́ người Trung Quốc sẽ tới? Chúng tôi đă biết các đơn vị tiền trạm đă vượt qua biên giới vào ngày 27, nhưng không rơ Lư Hán và cơ quan chính trị của ông ta ở đâu? Thời gian ông ta đến có thể đoán chừng là c̣n phụ thuộc vào sự thành công của Tưởng trong việc vô hiệu hoá được viên thống đốc Vân Nam và những thắng lợi trong cuộc thương lượng của Tưởng với Pháp ở Trùng Khánh và Paris. Điều đó đ̣i hỏi phải có thời gian. Trong khi chờ đợi, chúng tôi làm được ǵ th́ làm để biểu thị sự có mặt của nhà chức trách Đồng minh và duy tŕ một cái có vẻ như là một nền trật tự.
Những yêu cầu khẩn khoản của tôi về chỉ đạo chính trị và sự giúp đỡ để đối phó với t́nh h́nh bấp bênh của Hà Nội đă làm cho Đại sứ quán chúng ta nổi cáu và bức công hàm của ông Hồ gửi Tổng thống Truman lại như đổ dầu thêm. Đại sứ Hurley đă phật ư v́ ông vẫn cho rằng Hồ Chí Minh và Việt Minh của ông Hồ chỉ là một sụ mở rộng của “mối đe doạ đỏ ở phương Đông” của Mao Trạch Đông. Sự bực tức của Đại sứ lại được bồi thêm bằng những lời kết tội của Pháp quy cho đại diện Mỹ ở Hà Nội là “chống Pháp” và có cảm t́nh với “Cộng sản”. Hurley đă điên lên về việc Heppner ngoan cố không chịu gọi tôi về Trung Quốc và cho tôi xuống tàu về Mỹ.
Ở cấp Chiến trường, cơ quan của Wedemeyer đă chất vấn OSS về các “hoạt động chính trị của tôi tại Hà Nội”. Sau này (vào tháng 10), Q. Roosevelt cho tôi hay là Tai Li đă phàn nàn với đại tá Dickey, thủ trưởng G-2(1) Chiến trường Trung Quốc, là tôi đă thân thiện quá với Việt Minh và không hợp tác với nhà đương cục Trung Quốc.
Ngày thứ bảy 1-9, tôi nhận được một bức điện khá nghiêm khắc của Helliwell nhắc nhở tôi rằng hành dinh của Wedemeyer “rất không bằng ḷng về hoạt động của OSS ở Đông Dương”. Trong bức điện có ghi: “ở đây nhận được báo cáo là Patti đă tổ chức các cuộc gặp gỡ và đứng làm môi giới cho người Pháp và An Nam”, như thế là trái với các chỉ thị của Chiến trường và “Chiến trường muốn bằng bất cứ giá nào, tránh các hoạt động chính trị nếu các hoạt động đó đặt Mỹ vào một thế đứng giữa”. Bức điện kết luận bằng một lời cảnh cáo: “Chúng ta có nguy cơ nghiêm trọng là cả phân đội có thể bị gọi về”.
Tôi rất buồn phiền về thái độ của những người chúng ta ở Trung Quốc nhưng cũng không có ǵ phải ngạc nhiên. Tôi biết họ đang phải chịu áp lực của người Pháp và người Trung Quốc, nhưng tôi cũng ư thức được trách nhiệm trong nhiệm vụ của ḿnh. Wedemeyer, Heppner và Helliwell đều biết rơ một cách đầy đủ các mệnh lệnh Donovan chỉ thị cho tôi không được giúp đỡ người Pháp trong mưu đồ của họ trở lại Đông Dương. Họ cũng đă được thông báo đầy đủ về việc lựa chọn tôi để đảm nhiệm công việc này là trên cơ sở tôi thông suốt các chính sách Mỹ đối với “các dân tộc lệ thuộc”, như đă nhiều lần nói đến trước đây. Tôi cảm thấy sâu sắc rằng chính sách Mỹ đă thay đổi, tôi sẽ được khuyên nhủ về vấn đề đó và bị gọi về.
Mặc dù các lư do đưa ra đă được cường điệu lên (một cách khá khéo léo), tôi vẫn muốn tŕnh bày cho OSS - Trung Quốc biết rơ sự việc. Tôi điện báo cho Heppner biết từ khi tôi đến, tôi chỉ thu xếp có được một cuộc gặp gỡ giữa Sainteny và Giáp, và đó là một cuộc gặp gỡ do Sainteny yêu cầu. Không hề có vấn đề làm môi giới chính trị, tuy rằng gần như ngày nào chúng tôi cũng phải can thiệp với các nhà chức trách địa phương về việc đảm bảo an ninh cho người Âu, nhất là đối với người Pháp. Trong nhiều trường hợp chúng tôi đă phải thay mặt người Pháp xin giùm cho một số tay sai đi khiêu khích bị bắt quả tang.
Tôi cũng nhắc lại cho Côn Minh những điều mà tôi đă nêu ra trước đây… Tôi đă yêu cầu Chiến trường và AGAS, ngay từ khi tôi mới tới, cho một nhân viên chuyên môn để phụ trách vấn đề tù binh chiến tranh và để tôi chuyển về công tác của OSS. Một tổ công tác nhỏ dưới quyền đại tá Norlinger(2) đă được đưa tới ngày 28-8. Nhưng thực không may, Norlinger cũng chẳng có ǵ thành công hơn tôi trong công tác đối với người Nhật về vấn đề tù binh.
Chỉ ít lâu sau, Narlinger và toán của ông cũng bị lôi cuốn vào các vấn đề chính trị Pháp - Việt. Norlinger thông thạo tiếng Pháp và là người thân Pháp trong Thế chiến thứ nhất nên đă dễ dàng trở thành một mục tiêu cho Pháp làm áp lực để giải thoát các tù binh người Pháp ra khỏi Thành. Người Pháp đă nắm lấy những “người Mỹ mới”, thuyết phục Norlinger rằng cộng đồng thường dân Pháp tại Hà Nội đang bị bọn Cộng sản Việt Nam “đe doạ giết” và chỉ có việc thả các tù binh Pháp ra để tổ chức một “lực lượng bảo vệ chống lại cuộc tấn công của người An Nam” th́ mới có thể cứu được họ. Tất nhiên, luận điệu đó chỉ là một thứ cặn nước rửa bát dể cho lợn. Chính phủ Lâm thời đă đảm bảo với tôi rằng sẽ tránh dùng bạo lực đối với người Pháp bằng mọi cách, do đó không có lư do ǵ để mà hốt hoảng, mặc dù có những sự khiêu khích của người Pháp.
Tôi thảo luận với Norlinger về cái thế cân bằng mong manh về chính trị, trên cơ sở đó người Nhật và Chính phủ Việt Nam mới đang duy tŕ một nền trật tự công cộng hết sức bấp bênh; và tôi đă mạnh mẽ nhắc nhở ông đừng để mắc mưu vào các vấn đề chính trị. Ông đồng ư t́nh h́nh có độ nhạy cao và rất dễ dàng bùng nổ, nhưng tôi lại thấy ở ông một cảm t́nh ngầm cho những “người Pháp - các đồng minh cũ của chúng ta đang bị đàn áp”. Những người Pháp có quan hệ với ông cũng cảm nhận được điều đó và họ đă khai thác đến cùng, để cho người Mỹ phải trả giá. Trước mắt, người Pháp và người Trung Quốc đang chống đối lại phái đoàn OSS th́ nhóm của Norlinger đă trở thành một lực lượng thứ ba trong vấn đề gây rối. Họ đă không hài ḷng về những điều hạn chế của tôi đối với các hoạt động thân Pháp chống Việt Minh của họ và trong những tháng sau khi tôi c̣n đang phụ trách phái đoàn OSS, th́ những thủ đoạn chia rẽ của họ mặc dù có động cơ tốt, chính là nguồn gốc của nhiều sự trao đổi chẳng hay ho ǵ giữa Hà Nội và Côn Minh.
MỘT NHĂN HIỆU ĐẶC BIỆT CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN
Sáng thứ bảy đó, tôi và Grélecki đi một ṿng thành phố.
Hôm sau, 2 tháng 9 là ngày lễ lớn, Ngày Độc lập, khắp nơi tưng bừng không khí ngày hội. Ai cũng bận rộn, hớn hở, và vội vàng nhưng không ai tỏ ra hấp tấp. Trước cửa nhà, trên ban công, ngoài cổng ra vào đầy các loại cờ đỏ hoa, đèn. Nhiều toán người hăm hở giăng lên ngang trên đường phố, những khẩu hiệu hô hào “Độc lập và Tự do cho Việt Nam”, và hoan nghênh Đồng minh, đặc biệt là Mỹ. Thỉnh thoảng chúng tôi lại phải dừng xe nhường đường cho một toán Scout(3), một đội nữ du kích hoặc một đơn vị vũ trang vượt qua. Giữa một vườn hoa nhỏ, một đội quân nhạc đang biểu diễn.
Người Việt Nam hướng dẫn chúng tôi giải thích một cách trịnh trọng: “Ngày mai Chính phủ mới sẽ ra mắt dân chúng và chế độ của người Pháp đă bị băi bỏ”. Tôi hỏi ai sẽ cầm đầu Chính phủ mới, và anh ta trả lời ngay “Hồ Chí Minh”. Anh ta chưa hề trông thấy ông Hồ, mà cả ảnh cũng không. Anh cũng chẳng rơ ông ở đâu về, ngoài việc chỉ được nghe nói Hồ Chí Minh đă “ở ngoại quốc lâu năm” nhưng cũng không rơ ở đâu, Tôi hỏi anh ta có biết ǵ về xu hướng chính trị của ông Hồ. “Ồ, có chứ, ông Hồ là Việt Minh, một đảng của nhân dân”. Có biết Việt Minh là Cộng sản không? Người hướng dẫn tỏ vẻ lúng túng rồi thú thật rằng anh ta thực sự không hiểu tôi muốn nói ǵ về Cộng sản. Tôi không tiếp tục câu chuyện nhưng cũng nhận thấy ngay được rằng khi nói đến Hồ Chí Minh, giọng anh ta đượm vẻ tự hào cứ như ông Hồ là một người thân thuộc trong gia đ́nh ḿnh vậy. Tôi đă gặp hiện tượng này nhiều lần trong các tuần lễ sống ở Hà Nội.
Trong buổi sáng, tôi cũng có dịp nói chuyện với một số thương gia. Nói chung, họ tỏ ra vui mừng trước triển vọng một Chính phủ gồm toàn người Việt, nhưng một số cũng tỏ ra vô thưởng vô phạt, c̣n một số ít th́ hoài nghi không biết rồi sẽ có ǵ khác trước nhiều không. Tôi cũng thường gợi hỏi xem họ hiểu về Việt Minh và Cộng sản thế nào. Nhưng chỉ có ba hoặc bốn người có thể trả lời, các câu trả lời của họ rất lộn xộn, từ “không tốt” đến “tuyệt vời”, “bây giờ th́ nhân dân sẽ chăm lo mọi việc”.
Trong chiến tranh tôi đă sống với những người kháng chiến Pháp và Ư (trong đó có nhiều người Cộng sản). Giống như người Pháp, người Ư có ít nhiều không giống với các dân tộc khác về động cơ chính trị. Cả hai dân tộc đă đấu tranh để lật đổ một khái niệm tư tưởng mà Hitler và Mussolini đă đặt lên đầu họ, ngoài ra không có ǵ khác hơn. Khi đă đạt được mục đích đó, cả hai nước lại chuẩn bị để quay trở lại nguyên t́nh trạng cũ, chỉ không có khái niệm về chủ nghĩa quốc xă hoặc phát xít mà thôi.
Tôi thấy phải chờ đợi một t́nh huống hoàn toàn khác ở Việt Nam. Người Việt Nam sẽ không thoả măn chỉ với sự đánh bại chế độ phát xít của Vichy và Tokyo. Họ không muốn quay trở lại t́nh trạng trước chiến tranh của họ. Họ muốn có thay đổi. Họ muốn đ̣i lại đất nước họ và làm cho nó tự do và độc lập đối với sự đô hộ của bên ngoài. Đó cũng chính là điều tôi đă thấu hiểu được từ các nhà hoạt động chính trị trong 6 tháng trước đây ở Trung Quốc.
Nhưng sáng nay tôi đă không bắt gặp cái động cơ chính trị đó trong những người dân mà tôi có dịp nói chuyện. Họ đă cũng không phải là người Việt Nam mà mới chỉ hai tuần lễ trước đây đă khuấy động Hà Nội lên để chiếm lấy chính quyền. Không, đây chỉ là những người dân ngụ ở thành thị, số dân đô thị đă được liên kết vào cộng đồng người Pháp, đă quen với sự giàu có và lối sống đầy đủ tiện nghi. Từ những câu trả lời rối rắm của họ, tôi kết luận họ không phản đối thay đổi. Đúng là họ đă không được thực là sung sướng với người Pháp hoặc các chúa tể Nhật, v́ dù sao th́ đó cũng vẫn là người ngoại quốc và không thể tin cậy được. Họ cảm thấy dễ chịu hơn với những người đồng chủng của họ, dù cho nhưng người đó là quan lại hay “chức dịch”, miễn họ là người Việt Nam. Nhưng rơ ràng là số dân chúng thực sự muốn có thay đổi không phải là trong giai cấp tư sản ở Hà Nội.
Tôi nhớ lại điều ông Hồ đă nói với tôi hồi tháng 4 tại một gian buồng nhỏ ở biên giới Trung Quốc: Việt Nam là một nước nông nghiệp, 90% dân chúng sống nhờ vào ruộng đất, họ đă bị một chế độ phong kiến và quan lại đàn áp bóc lột dă man như đối với những người nô lệ; do đó, giống như các nước phương Đông, sự thay đổi kinh tế - xă hội ở Việt Nam phải do nông dân khởi xướng và được sự ủng hộ của công nhân. Nhưng muốn thắng lợi, phải có sự ủng hộ hoàn toàn của nông dân.
Trên đường về biệt thự Gauthier, ngẫm nghĩ về điều ông Hồ nói, cuối cùng tôi đă hiểu sâu sắc rằng: quần chúng tiến hành cuộc cách mạng là từ ở miền thôn quê, các làng xóm và rừng núi - họ là nông dân.
Một vị khách đă đợi tôi tại biệt thự. Đó là ông Bửu(4), một người Việt Nam dáng ưu tú, có thể khoảng gần 30. Tôi nhớ h́nh như đă trông thấy ông ở đâu nhưng không chắc chắn. Tôi và Bernique bắt tay và ông tự giới thiệu là do “Bộ Nội vụ cử tới”, nhưng phát âm tiếng Anh hoàn hảo và giọng Oxford không che lẫn được của ông làm tôi sửng sốt, ngạc nhiên. Ông đưa cho tôi một thư viết tay trên hai mặt tấm danh thiếp của Giáp: Bộ trưởng Bộ nội vụ gửi lời chào v.v… Ông Bửu là đại diện cho cá nhân Bộ trưởng(5) và mong rằng phái đoàn sẽ làm dễ dàng cho công việc của ông.

Bửu nói mục đích cuộc đến thăm là để báo cho tôi biết một “t́nh h́nh nguy hiểm” đang làm cho Hồ Chủ tịch rất không yên tâm. Đó là việc phải đối phó với các hoạt động bí mật của Pháp được điều khiển từ Calcutta. Tôi đă tóm tắt câu chuyện của ông trong bản báo cáo gửi Côn Minh.
Đă nhận được nhiều báo cáo của Việt Minh tại chỗ nói rằng nhiều nhân viên của Pháp đă được thả dù xuống nhiều nơi và đă bị Việt Minh bắt giữ coi như tù binh chiến tranh. Người mới nhất, đại uư Dupré Louis, có mang theo mệnh lệnh do De Raymond kư thay cho tướng De Gaulle, nói rằng người cầm mệnh lệnh được Chính phủ Cộng hoà Lâm thời Pháp uỷ nhiệm hoạt động ở Đông Dương, chỉ thị cho các nhà chức trách dân sự và quân sự hết sức giúp đỡ… và yêu cầu tất cả người thuộc Nhóm Kháng chiến nội địa của Pháp mà chưa bắt được liên lạc với một phái đoàn nào khác, th́ phải tự đặt ḿnh dưới quyền điều khiển của ông ta và phải tuyệt đối tuân theo chỉ thị của ông… Nhiệm vụ là chiếm lấy tất cả các dinh thự và công sở dân sự cũng như quân sự, cả của tư nhân nếu cần. Ông sẽ thay mặt Chính phủ Cộng hoà Lâm thời Pháp để giải quyết mọi vấn đề dân sự, hành chính và quân sự trong ṿng được uỷ nhiệm. Tất nhiên, ông ta sẽ từ bỏ chức trách của ḿnh ngay sau khi có các đại diện chính thức có thẩm quyền của Pháp tới”.
Bửu hỏi xem tôi có được báo cho biết về các hoạt động này của Pháp không và cần giải thích cho ông rơ về ư đồ của người Pháp. Tất nhiên là tôi có biết ư đồ của người Pháp mặc dù không được báo riêng cho biết về kế hoạch cụ thể của họ và tôi đă bảo thẳng Bửu là đă có nhiều quan chức cai trị dân sự được phái tới Việt Nam trong thời gian phái đoàn chúng tôi tới Hà Nội. Tôi giải thích thêm, dựa vào kinh nghiệm trước đây ở châu Âu, người Pháp đă cho xúc tiến một thời kỳ quân dân quản trong các vùng mới được giải phóng và các toán được thả dù xuống Việt Nam h́nh như đúng là những nhân viên cai trị để nhằm thực hiện công việc đó. Tôi nói thêm là đă hỏi Giáp chung quanh vấn đề Messmer nhưng Bửu trả lời không biết ǵ. (Giáp cũng đă không trả lời ǵ khác).
Qua việc cử Bửu tới, Giáp cũng ngầm cho biết Việt Minh đă ở khắp mọi nơi, nắm được chính xác tất cả những ǵ xảy ra ở Việt Nam, và Chính phủ Lâm thời sẽ không ngồi yên một cách vô tích sự trong khi người Pháp âm mưu quay trở lại bằng vũ lực. Tôi cảm ơn Bửu đă thông báo tin tức nhưng cũng không để lộ ra tôi sẽ có làm ǵ hay không. Bửu cũng chẳng hỏi tôi xem có hành động ǵ không, nhưng cho rằng (rất đúng) tôi sẽ báo cho Trùng Khánh. Thực là không may, câu chuyện của Bửu đă chẳng mang lại được điều ǵ để làm yên ḷng cho Sainteny. Tôi cũng chẳng rơ được các toán người Pháp ở đâu và hoàn cảnh của họ bị bắt giữ như thế nào.
Ông Hồ mời Gréleki và tôi đến dự bữa cơm chiều trước ngày Độc lập. Đúng 4 giờ 30, lần đầu tiên chúng tôi vào cổng cuốn Bắc Bộ phủ, trước đây là dinh của Thống sứ Pháp. Người gác chào một cách lịch sự và một sĩ quan trẻ tuổi dẫn chúng tôi đến một pḥng trên tầng hai. Một pḥng rộng, thanh nhă nhưng bày biện đơn sơ, chỉ có một đi văng, một số ghế thông thường và một bàn trà. Rơ ràng trái ngược với nhũng pḥng choáng lộn của Sainteny ở dinh Toàn quyền.
Chủ tịch Hồ, có Giám và Giáp bên cạnh, ra đón chúng tôi một cách sốt sắng như là đă lâu lắm không gặp nhau. V́ rằng chúng tôi chính đă họp với nhau chỉ 2 ngày trước đây trong một ngôi nhà cũ ở phố Hàng Ngang, nhưng đây mới thật là lần đầu tiên gặp nhau trong khung cảnh chính thức. Ông Hồ giới thiệu với tôi những người có mặt khác(6) rồi cũng đi sang pḥng bên cạnh, ở đó đă có bày sẵn bàn ăn. Tôi ngồi bên phải ông Hồ, c̣n Grélecki ở bên trái. Giám ở bên phải tôi và Giáp bên trái Grélecki, đối diện vối tôi. Các món ăn, như thường lệ, cũng giản đơn, ngon và theo kiểu Việt Nam.
Người ta thấy ngay, đây cũng là một dịp mang nhiều ngụ ư chính trị. Ông Hồ mở đầu câu chuyện và nói rằng cuộc đi thăm phố phường của tôi buổi sáng đă gây ra một sự “xôn xao nho nhỏ”. Dân chúng đă vui sướng khi thấy tôi quan tâm đến công việc chuẩn bị của họ cho buổi lễ ngày mai và ông cũng muốn được nghe tôi nói về đdiều đó. Tôi có thoả măn về những điều đă được nghe và thấy không? Ông tỏ ra ṭ ṃ và quan tâm một cách nghiêm chỉnh. Không phải ông không biết những điều đă được phát biểu ra đâu, v́ trong số những người ṭ ṃ ở dọc đường nhất định có nhân viên cảnh sát và chắc rằng họ đă báo cáo lại mọi câu chuyện đă nói. Nhưng chính là ông muốn thấy phản ứng cá nhân của tôi v́ ông biết rằnng những phản ứng đó sẽ được phản ảnh trong báo cáo của tôi gửi về Trung Quốc. Để tránh khỏi dính líu vào các vấn đề chính trị và tư tưởng, tôi phát biểu đă có ấn tượng mạnh mẽ đối với công tác chuẩn bị cho ngày lễ và sự cởi mở của dân chúng mà tôi đă bắt chuyện. Tôi ca tụng tài tổ chúc của nhũng người điều khiển các hoạt động ngày hôm sau và sự hân hoan của quần chúng trong việc thực hiện các nhiệm vụ của họ.
Các vị khách tỏ ra hài ḷng và Giám đă phấn khởi nói xen vào là mặc dù quỹ để tổ chức buổi lễ do Thành phố đài thọ, nhưng hiện nay th́ chính bản thân nhân dân đă bỏ tiền ra thanh toán các chi phí để sửa sang, làm sạch và trang trí cho thành phố. Ông nói thêm là không phải sử dụng đến các quỹ của Chính phủ và thực ra th́ Chính phủ cũng chẳng có. Ngân hàng Đông Dương và các ngân hàng phụ thuộc vẫn c̣n nằm trong tay người Nhật và Chính phủ Lâm thời cũng chẳng có cách nào để có được tiền.
Tôi hỏi xem có chuẩn bị diễu binh không. Với một giọng chán ngán, Giáp trả lời cũng muốn có một số đơn vị đi diễu hành, nhưng bộ đội “vừa mới ở rừng về” không có đủ thời gian luyện tập, nên đành phải bằng ḷng với những đơn vị “sắp hàng đứng tại chỗ” vậy. Ông Hồ ngắt lời và nói điều đó không hề ǵ, bộ đội sẽ đến đó để cho dân chúng xem, và “quân đội nhân dân” cũng có thể xem Chính phủ của họ mới được thành lập.
Chúng tôi trở lại gian pḥng lớn để dùng trà. Trừ ông Hồ, Giáp, và Giám, c̣n những người Việt khác đều rút lui, có thể phải đi chuẩn bị cho ngày mai. Năm người chúng tôi quay quần lại chung quanh bàn trà trong khi ông Hồ rót cà phê nóng của Pháp vào trong những tách nhỏ Trung Quốc xinh xắn. Với một giọng thân mật, ông phát biểu mời chúng tôi dự bữa cơm trước ngày lễ Độc lập của Việt Nam, để tỏ ḷng biết ơn của cá nhân ông và các đồng sự của ông trong Chính phủ đối với Mỹ về sự ủng hộ vật chất và tinh thần mà phong trào của ông đă nhận được trong những năm gần đây. Ông đặc biệt cảm ơn OSS(7), về sự cộng tác từ năm 1943 và mong rằng tinh thần “hợp tác hữu ái” đó sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới. Nhớ lại sự cộng tác trước đây của ông với người Mỹ ở Trung Quốc và sau này tại vùng núi rừng Bắc Kư, ông đă nhắc tới tướng Chennault, đại tá Helliwell, tới Glass với những lời lẽ đầy nhiệt t́nh, và tới cả các “bạn chiến đấu” của ông, các thiếu tá Thomas và Holland cùng với những người khác trong các toán của họ.
Trong một lúc dừng chuyện tṛ, Giám nhận xét rằng qua Hội nghị San Francisco( 8 ) của Liên Hợp Quốc, người ta có thể rút ra kết luận là Mỹ đă không hiểu thấu một cách đầy đủ về cảnh ngộ của người Việt Nam. Ông tự hỏi không hiểu tại sao vấn đề “thực sự” của Đông Dương lại không được nêu lên, ngoại trừ trong những lời lẽ nói về vai tṛ của Pháp như là một cường quốc thực dân. Chẳng phải rơ ràng là người Việt Nam cũng rất thiết tha với cái mà người Mỹ đă đấu tranh cho công cuộc cách mạng của họ, “giải phóng khỏi ách áp bức của ngoại quốc và giành độc lập dân tộc đó sao?”, người Mỹ “từ năm 1776 đă mở đường cho thế giói bước vào một kỷ nguyên độc lập dân tộc”, hơn ai hết, cần phải đánh giá được cái điều mà người Việt Nam đang ra sức làm cho bản thân ḿnh. Và, chắc là để nhắc nhở tôi, ông nói thêm rằng, “ngay cả nước Ư” năm 1848 cũng đă học tập một trang lịch sử của Mỹ.
Trong khi ông Hồ gật đầu tỏ vẻ bằng ḷng, c̣n Giáp vẫn ngồi phớt lạnh th́ Giám làm một tràng phê phán các tội lỗi xấu xa của người Pháp. Người Pháp đă cho họ là những “người cách mạng” và “dân An Nam vô ơn bạc nghĩa”. Đúng, họ là những “người cách mạng”! Họ đă nổi dậy chống thực dân Pháp, các chúa tể ngoại quốc bóc lột họ. C̣n “vô ơn”, th́ họ đă chịu những ân huệ ǵ? Phải chăng là quyền ưu đăi được làm lao động khổ sai, làm những con đường đẹp đẽ dẫn đến các dinh thự nguy nga, những đồn điền trù phú của người Pháp…
Giáp không thể ḱm chế được nữa và nói xen vào là Pháp đă xây dựng nhiều nhà tù hơn trường học, nhiều trại lính hơn nhà ở cho dân… Tất nhiên Pháp cũng lập ra một số trường tốt cho một số ít người Việt Nam được ưu đăi, nhưng chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích thực dân của họ. Nếu có người muốn ra nước ngoài du học, họ cũng không được tự do, ngay cả sang Pháp.
Điều nhận xét trên gợi cho tôi cảm thấy h́nh như ông quá gay gắt và tôi có phần dè dặt trong việc nhận định chính ông cũng đă được sự giáo dục của Pháp, giống như Giám, Phạm Văn Đồng, Tạ Quang Bửu và nhiều người khác nữa; họ đều là sản phẩm của hệ thống giáo dục Pháp. Làm sao có thể dung hoà được điều đó với những lời kết tội của ông đối với Pháp trong lĩnh vực giáo dục? Giáp thừa nhận có ngoại lệ và nói rằng một vài người trong số cộng sự của ông xuất thân từ những tầng lớp giàu sang, nhưng phần lớn th́ không phải thế. Số đông này thường phải chịu đựng những điều sỉ nhục tàn tệ và sự phân biệt đối xử trong học tập…

Ông Hồ nói chắc chắn là tôi đă rất thông thạo về chế độ thuộc địa của Pháp nên cũng không cần bàn luận về dĩ văng làm ǵ, và tốt hơn hết là nên nh́n vào tương lai. Ông nói ư nghĩ của ḿnh về những tháng sắp tới sẽ có tính chất quyết định cho Việt Nam, v́ vậy người Việt Nam có nhiệm vụ phải biểu thị cho các nước Đồng minh biết ḷng tin tưởng sắt đá và quyết tâm không ǵ lay chuyển nổi để tự giải thoát ḿnh khỏi “mọi sự cai trị của bên ngoài dù cho đó là người Pháp, Nhật, Trung Quốc hay bất kỳ ai”, và nhân dân Việt Nam đă đạt tới một “tŕnh độ trung thành về chính trị” cho phép họ có quyền được quản lư lấy ḿnh. Ông Hồ luôn luôn nhắc tới “14 điểm” của Wilson và Hiến chương Đại Tây Dương, và ông trích dẫn lời hứa hẹn riêng cho Việt Nam của Mỹ.
Tiếp đó, ông nêu lên những lời đặt điều xung quanh vấn đề xu hướng chính trị của ông, và tôi chăm chú nghe. Ông nói có được biết nhiều về những lời buộc tội của Pháp, Anh, Trung Quốc cho ông là một “tay sai Xô viết” và Việt Minh là sự bành trướng của “bộ máy Moskva ở Đông Nam Á”. Nhưng Mỹ, dưới “sự lănh đạo sáng suốt của Tổng thống Roosevelt vĩ đại”, đă công nhận quyền của tất cả các đảng phái được cùng tồn tại sẽ không bận tâm ǵ về cái nhăn hiệu Cộng sản được người ra gắn cho phong trào của ông. Ông Hồ giữ vững quan điểm là trong lúc đặc biệt này, Việt Minh là một “phong trào dân tộc, bao gồm một cách dân chủ tất cả các đảng phái cách mạng Việt Nam”. Tất nhiên, ông công nhận, Đảng Cộng sản Đông Dương là một nhân tố lănh đạo trong phong trào giành độc lập dân tộc, nhưng các đảng viên của họ “trước hết phải là người dân tộc chủ nghĩa, sau đó mới là đảng viên của đảng”.
Giáp, thường khó mà im lặng được lâu, đă phát biểu một điều khá bất ngờ “Việt Minh đă làm theo kỹ thuật và chiến thuật tổ chúc của Cộng sản để lập ra các đảng chính trị khác nhau nhằm đấu tranh cho một nền độc lập trong một trật tự xă hội giống như chủ nghĩa Cộng sản, nhưng không phải v́ thế mà nó có ư định thay thế một cường quốc bên ngoài khác vào chỗ của người Pháp của Việt Nam”. Tôi đă có ư muốn hỏi ngay xem ông có ư gồm Liên Xô vào lúc đó không, nhưng cảm thấy khiếm nhă và vô vị, nên thôi. Giáp không phải chỉ là một người Cộng sản mà c̣n là một người Việt Nam trung thực và thẳng thắn.
Ông Hồ tiếp tục nói, riêng ông muốn Mỹ biết các yêu cầu của ông cho nhân dân Việt Nam rất “nhỏ nhặt và giản đơn”. Họ muốn có một nền “độc lập hạn chế”, không có sự cai trị của Pháp, có quyền sống tự do trong gia đ́nh các nước. Ở đây có một sự thay đổi trong đường lối cứng rắn của đảng. Việc ông Hồ nói tới một nền độc lập “hạn chế” chứ không phải hoàn toàn, gợi cho thấy trong suy nghĩ của ông có điều nghi ngờ không biết có thể đạt được mục tiêu cuối cùng ngay trong ṿng đầu này không. Có thể ông cũng đang muốn thoả hiệp với người Pháp, hay cũng có khả năng với người Trung Quốc. Tôi phân vân và chỉ biết nghe.
Ông Hồ nói tiếp, dân chúng Việt Nam khao khát được đi tham quan các nước ngoài, “đặc biệt là sang Mỹ, như tôi đă làm từ lâu”. Họ mong đợi đến ngày mà nước Pháp không c̣n chỉ là nơi duy nhất để học tập, ngày mà học vấn không chỉ hạn chế trong một số người được ưu đăi, ngày mà các sinh viên cũng có thể tới học tập tại nước Mỹ.
Ông Hồ muốn được các chuyên gia kỹ thuật Mỹ giúp thiết lập một số công nghiệp mà Việt Nam có khả năng đảm đương được. Thấy Giám muốn nói, ông Hồ dừng lại. Theo quan điểm của Giám th́ Việt Nam cần và muốn trước hết là quyền tự do buôn bán, các cảng tự do, và vốn của nước ngoài - ngay cả vốn của Pháp, mặc dù ông không tin rằng Pháp có khả năng cung cấp được. Theo ư kiến ông, điều mong muốn trước hết là vốn của Mỹ và việc buôn bán với Mỹ, và khi Việt Nam đă có diều kiện, sẽ mở mang các sân bay và bến tàu để có thể tiếp nhận hàng hoá của Mỹ một cách điều hoà(9). Giám tiếp tục nói dài về vấn đề này, về tương lai của Việt Nam.
Ông Hồ nêu ngay lên một vấn đề hết sức cấp bách, t́nh h́nh nguy ngập về lương thực. Ông nói về nạn đói khủng khiếp năm 1944. T́nh h́nh lương thực năm nay cũng không khá hơn v́ mưa lớn và lụt lội. Thực tế th́ số thóc dự trữ để làm giống cho vụ sau cũng đă mang ra ăn hết. T́nh h́nh lương thực “vào đúng lúc này đă cực kỳ nguy hiểm”. Nếu như quân chiếm đóng Trung Quốc định tiếp tế bằng thị trường địa phương tại chỗ, th́ “mọi người sẽ chết đói”. Những báo cáo mới nhất từ phía bắc gửi về cho ông Hồ đă chỉ ra rằng quân đội Vân Nam “vô kỷ luật và không ai kiểm soát được”. Và ông Hồ e rằng họ tiến về Hà Nội và Huế th́ t́nh h́nh lương thực ở đó đă khó khăn sẽ trở thành không sao chịu nổi. Do đó ông nói tôi cần phải kêu gọi sự chú ư của Chính phủ Mỹ cho tiến hành kiểm tra đối với quân chiếm đóng Trung Quốc và yêu cầu người Trung Quốc mua bán chứ đừng trưng thu các vật phẩm và lương thực trong thời gian họ chiếm đóng “để tránh gây ra” t́nh h́nh người Việt Nam bắt buộc phải tiến hành chiến tranh đối với người Trung Quốc để bảo vệ cuộc sống và gia đ́nh họ. Tôi đồng ư chuyển lời yêu cầu của ông.
Đến 7 giờ 30, chúng tôi cho là đă đến lúc phải cáo lui v́ ngày hôm sau là một ngày nặng nhọc. Ở cầu thang, Giáp nói riêng với tôi về những mưu toan xâm nhập của Pháp bằng cách thả dù một số “viên chức cao cấp”. Tôi hỏi có phải những người mà Bửu đă nói với tôi hôm trước không. “Phải”, ông trả lời và nói thêm là cũng có những người khác nữa. Ông nhắc tới “thiếu tá Messmer từ Calcutta tới” cùng với 2 nhân viên khác thuộc toán của ông. Đến thứ hai, Bửu sẽ mang tới cho tôi một bản báo cáo đầy đủ. Giáp lắc đầu và b́nh: “Không biết đến bao giờ họ mới hiểu được rằng họ không được hoan nghênh ở Việt Nam, trong t́nh huống hiện nay?”.
Chú thích
(1) Ban t́nh báo
(2) S.L. Norlinger, đại tá, thuộc G-5, Bộ tham mưu chiến trường, cầm đầu đơn vị cứu tế xă hội đối với tù b́nh Đồng minh ở Hà Nội.
(3) Hướng đạo sinh
(4) tức Tạ Quang Bửu, một nhà chính trị độc lập
(5) tức Vơ Nguyên Giáp
(6) Tôi không nhớ được tên 3 trong 4 người đă đến.
(7) tức muốn nói về những cố gắng của OSS Trùng Khánh trong những năm 1943-1944 để xin thả ông ra khỏi nhà tù của Trương Phát Khuê
( 8 ) tức Hội nghị Liên Hợp Quốc từ 25-4 đến 26-6-1945.
(9) Câu chuyện được các nhà viết sử (Devillers, B. Fall…) nhắc lại nhiều lần là cả ông Hồ và tôi đă thảo luận về các nhân nhượng kinh tế sau chiến tranh hoặc sự điều đ́nh để đồi lấy việc Mỹ bào đảm nền độc lập của Việt Nam và những câu chuyện đồn đại ra ngoài phạm vi của vấn đề, đều là bịa đặt do các nhà văn Pháp đặt ra, giống như bài của Dessinger đăng trong Le Monde ngày 14-4-1947.

 

 

 0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28  - 29 - 30 - 31 - 32 - 33

 


 

 

  1. http://www.chinhnghia.com/

  2. http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

  3. http://nguoidalat.informe.com/forum/

  4. http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

  5. http://huongduongtxd.com/internet_links.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: