Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẠI SAO VIỆT NAM ?

 

WHY VIETNAM ?

 

BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC MỸ

(Prelude to America’s Albatross)

 

TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti

 

Người dịch: Lê Trọng Nghĩa
 

 

Chương 27
Hậu quả của ngày chủ nhật đen tối


NHỮNG SUY ĐOÁN
Sáng sớm ngày thứ Hai, Hà Nội nhận được các báo cáo thiệt hại đầu tiên qua đài phát thanh Sài G̣n.
Từ các nguồn không được xác nhận, tung ra tin một cuộc “thảm sát lớn” đă xảy ra trong “ngày chủ nhật đen tối” ở khu vực Sài G̣n - Chợ Lớn, có tới “một trăm người chết - hàng ngàn người bị thương”. Nhưng theo tài liệu chính thức ngày hôm sau th́: 3 người Pháp, cộng với Cha Tricoire, và 14 bốn người Việt chết, trong đó có một em gái nhỏ. Cuộc “thảm sát” là như thế đó.
Các câu chuyện xuyên tạc mới và những tin đồn dại lan nhanh ở Hà Nội. Và trong người Pháp người ta nghe thấy những lời bàn tán độc ác về một cuộc trả thù đối với người “An Nam”. Cũng có những sự ức đoán vô căn cứ rằng cảnh sát Việt Minh phối hợp với Hiến binh Nhật đang chuẩn bị một cuộc vây ráp để bắt những người Pháp kháng chiến đă lộ mặt.
Tôi hỏi lại tướng Tsuchihashi, ông cũng nhận được tin về những hoạt động của Pháp, nhưng theo chỗ ông biết th́ không có một hành động bạo lực công khai nào xảy ra và ông cũng không nhận được yêu cầu giúp đỡ từ phía những người cảnh sát Việt Nam. Sài G̣n cũng báo cho ông biết số thiệt hại là 5 người chết, hàng tá người bị thương và một số vụ cướp bóc. Bản doanh thống chế Terauchi(1) cho biết cảnh sát Sài G̣n đă bắt giữ độ 200 người Pháp, đă lộ mặt là “những kẻ gây rối”.
Sau khi trao đổi về phương hướng hoạt động, tôi nêu lại lời căn dặn nhắc nhở trước đây là vấn đề duy tŕ trật tự công cộng vẫn thuộc trách nhiệm của ông ta và nói thêm, mặc dù tôi không có quyền ra lệnh cho các chỉ huy Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16, họ vẫn có trách nhiệm trong khu vực đó giống như ở đây, cho tới khi lực lượng của Anh tới. Tới đây, Tsuchihashi gợi ư là tốt hơn hết, cả hai chúng tôi nên thảo luận t́nh h́nh với Hồ Chí Minh. Trong khi đó, trong chừng mực có thể ông sẽ chuyển ư kiến của tôi cho Bộ chỉ huy Tập đoàn quân Nam và đảm bảo với tôi rằng quân đội của ông ở phía Bắc sẽ làm mọi cách để bảo vệ tính mạng và tài sản của người Âu và Việt Nam.
Từ Hành dinh của Tsuchihashi tôi đi thẳng tới Bắc Bộ phủ. Ông Hồ tiếp tôi ngay và chúng tôi nhận định về t́nh h́nh ở Sài G̣n và các ảnh hưởng có thể của nó tới toàn quốc. Ông Hồ cung cấp thêm một số chi tiết về Sài G̣n nhưng không có ǵ quan trọng, trong khi một số nhân viên tham mưu thân cận của ông tới. Trong số đó có Trần Huy Liệu, Bộ trưởng tuyên truyền và Giáp. Theo gợi ư của ông Hồ, Liệu nói lại cho tôi nghe ư kiến của ông về sự việc đă xảy ra.
Theo Liệu, từ hội nghị ngày 13 - 16 tháng 8 ở Tân Trào, tất cả các đại biểu đă thông suốt và thống nhất ư kiến là cuộc cách mạng sẽ “dân chủ”, cố gắng hết sức tránh không dùng bạo lực và lập ra một mặt trận thống nhất và có kỷ luật của tất cả các đảng phái chính trị đấu tranh cho độc lập để ra mắt với Đồng minh. T́nh h́nh đó đă thực hiện được ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, nhưng “một số đồng bào miền Nam” đă không thấy hết sự quan trọng của việc phải duy tŕ “trật tự xă hội và kinh tế”, đặc biệt trong giai đoạn chuyển tiếp này.
Liệu có ư nói đến tính chất mờ ám của một số phần tử chính trị ở Nam Kỳ và Kampuchia, đặc biệt là các nhóm Quốc gia không Cộng sản. Ông đă đưa ra một thí dụ, đó là “bọn cướp” B́nh Xuyên. Tôi không biết, nên hỏi cho rơ thêm. Nhóm này được mô tả do một tướng cướp nổi tiếng là Bảy Viễn chỉ huy, hoạt động từ làng B́nh Xuyên trong vùng lầy phía nam Chợ Lớn, có khoảng từ 500 đến 1.000 tên cướp, thường đánh phá cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn và các nhà giàu Pháp ở ngoại ô Sài G̣n. Có tin Bảy Viễn đă đi theo với bọn Phục Quốc sau cú 9-3, nhưng chỉ nhằm để xoay tiền và tranh thủ được công nhận công khai hoạt động.
Tôi hỏi xem có phải cuộc rối loạn hôm trước là do Bảy Viễn gây ra không. Có người trả lời “h́nh như không phải”. Bọn B́nh Xuyên đến sau, thủ phạm chính là người Pháp. Sau đó, người ta giải thích thêm là các phần tử khác cũng có nhiều lư do cụ thể để gây rối trật tự và đặc biệt là để làm mất uy tín của Việt Minh mà chính sách ôn hoà đă làm cho họ không đồng t́nh. Nhóm Troskism đang kiểm soát ngành cảnh sát là một trong số những phần tử đó, ngoài ra c̣n có nhóm chính trị tôn giáo Cao Đài và Hoà Hảo, cũng ác cảm đối với Việt Minh.
Thấy tôi lúng túng trong việc phân biệt Việt Minh và mục tiêu của những người Troskism. Liệu giảng giải là cả hai về căn bản đều thống nhất với khái niệm độc lập dân tộc, nhưng đối lập nhau hoàn toàn trong việc xác định các ưu tiên để hoàn thành giai đoạn “dân chủ - xă hội chủ nghĩa”.
Nhóm Troskism chủ trương vũ trang quần chúng, xoá bỏ mọi tàn dư của nền thống trị ngoại quốc, chống lại các cố gắng của Đồng minh nhằm phục hồi chủ quyền của Pháp và cho thi hành ngay các cải cách xă hội. C̣n Việt Minh th́ ít cực đoan hơn, vẫn ít nhiều chấp nhận cơ cấu chính quyền cũ, và sẵn sàng thương lượng với Đồng minh. Việt Minh ủng hộ một sự chuyển tiếp từng bước - từ chế độ dân chủ cộng hoà sang xă hội chủ nghĩa tiến bộ rồi chủ nghĩa cộng sản, v́ thế tránh được va chạm của một sự thay đổi đột ngột về kinh tế xă hội và cuộc đấu tranh giai cấp gắn liền với nó.
Nhũng sự khác biệt này phản ảnh chủ nghĩa thực dụng của Hồ Chí Minh. Dưới ánh sáng một t́nh huống khá tế nhị, trong đó người Việt Nam phải tự khẳng định ḿnh và trong cuộc chiến tranh giành giữa các đảng phái để nắm được quyền lănh đạo chính trị. Thực tế, sự lănh đạo của ông Hồ trong tháng 9-1945, ngoài Bắc Kỳ ra, th́ rất mong manh. Sự kiểm soát của ông đối với khu vực miền Nam có thể nói đúng ra là không vững vàng.
Để làm giảm nhẹ nhược điểm thiếu kỷ luật của Đảng trong sự việc xảy ra ở Sài G̣n, Liệu phát biểu là Chính phủ Hồ ở Hà Nội chưa có dịp thuận lợi để khích lệ chính quyền của Giàu. Nhưng điều đó có nghĩa là những tên quấy rối chưa bị Giàu trừng trị và điều đó làm cho mọi người ở Hà Nội lo lắng. Ông Hồ gật đầu tán thành và nói với một cử chỉ nhẹ nhàng, ra hiệu cho mọi người rút lui, trừ Liệu và Giáp.
Ông Hồ tỏ ra thấm mệt với sự căng thẳng trong những tuần lễ vừa qua. Ông trông già đi và mệt mỏi, với những vết nhăn sâu ở trán. Khi người khác nói, ông hơi nhắm mắt lại và nhẹ nhàng ngả đầu ra thành ghế, không hút thuốc. Khi những người khác đă ra khỏi pḥng, ông ngả người trên ghế, hai tay đan vào nhau, và hỏi ư kiến tôi. Nhớ lại các nhận xét của tôi lúc đó mạnh mẽ và quá tự tin, nhưng điều lo lắng trước mắt của tôi là tránh đổ máu. Tôi nêu ra vấn đề nghiêm trọng của t́nh h́nh (lúc dó chưa biết cụ thể về sự thiệt hại) và tôi sợ sẽ có những ảnh hưởng lớn trong khắp nước, nếu như ông Hồ không làm một cái ǵ đó để trấn an người Pháp, cho họ biết rằng hành động ngày hôm qua không phải do Việt Minh gây nên. Tôi báo cho ông Hồ biết là tôi đă trao đổi với tướng Tsuchihashi và ông này nhận thức rơ ràng được nhiệm vụ bảo đảm trật tự và an ninh công cộng của ḿnh; cơ quan của ông sẽ tiếp xúc với Chính phủ Lâm thời để phối hợp kế hoạch đối phó với những sự bất ngờ. Giáp lại muốn biết có sử dụng quân đội Nhật không, nếu có th́ phải phối hợp kế hoạch với tướng Chu Văn Tấn. Tôi nói tôi không biết nhưng cho rằng điều đó có thể nêu trực tiếp với người Nhật.
Trở lại vấn đề ở Sài G̣n, ông Hồ muốn các nhà chức trách Đồng minh biết rằng, bất chấp việc đảng nào hay nhóm nào đă gây ra cuộc rối loạn, Việt Minh sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo không để cho t́nh h́nh tái diễn trở lại. Tôi đă định hỏi xem ông làm thế nào để giữ được lời hứa, nhưng lại thôi. Ông Hồ lại hỏi tôi có ư kiến ǵ cần nêu nữa không. Tôi gợi ư bước thứ nhất là nên ra lệnh thả “hàng trăm” người Pháp nghe nói đă bị bắt ở Sài G̣n. Sau đó, phải có một chương tŕnh giáo dục cho người Việt Nam về các mục tiêu và mục đích trước mắt của Chính phủ mới. Có như thế th́ mới có thể xua tan được những nghi ngờ và các tin đồn đang lan tràn trong dân chúng. Ông Hồ tỏ ư tán thành, lần đầu tiên trong tối nay ông đă mỉm cười và tuyêu bố đă cho họp phiên đầu tiên của Chính phủ vào sáng nay và Hội đồng Chính phủ đă thông qua một chương tŕnh 6 điểm.
Theo ông Hồ, điểm thứ nhất của chương tŕnh là có kế hoạch tăng gia sản xuất lúa gạo để ngăn chặn nguy cơ nạn đói. Trước mắt, ông đề nghị mỗi gia đ́nh, bắt đầu từ bản thân ông, cứ 10 ngày để dành ra một bát gạo rồi tập trung lại mang chia cho những người thiếu thốn. Các điểm khác trong chương tŕnh gồm có: một cuộc vận động chống nạn mù chữ; tổng tuyển cử; vận động phong trào cần, kiệm, liêm, chính; huỷ bỏ thuế thân, thuế đ̣, thuế chó; cấm hút thuốc phiện; cuối cùng là hoàn toàn tự do tín ngưỡng và đoàn kết tôn giáo.
Có phần nào phấn khởi và cũng vui v́ đă nắm trước được ư của tôi, ông mỉm cười một cách độ lượng và hỏi: “C̣n ǵ nũa không?”. Tôi nêu ra vấn đề nên cử một nhân vật nào nổi tiếng của Việt Minh ở Hà Nội vào làm đại diện cho cá nhân ông, đồng thời có cố vấn chủ chốt cho Giàu trong thời kỳ quá độ này. Tôi cho rằng như thế sẽ tăng thêm được uy tín cho Giàu. Ư kiến của tôi đă được chấp nhận và ông Hồ hứa sẽ xem xét vấn đề những người Pháp bị bắt giữ ở Sài G̣n đă được thả ngay chưa. Quay sang phía Liệu, ông hỏi về phương hướng tuyên truyền cho công chúng. Liệu đáp lại là sáng nay đă cho phép công bố tất cả các pháp lệnh mới trên tờ công báo(2) và ra tuyên bố công khai lên án những người phá rối trật tự ngày hôm qua.
Giáp, Bộ trưởng Nội vụ đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm về an ninh nội địa, tỏ ra lo lắng về giọng bài diễn văn Leclerc đọc trên đài phát thanh Delhi. Ông hỏi xem tôi có thể nói rơ thêm vê câu nói của Mac Arthur với Leclerc cho phép “đưa quân đội” đến Đông Dương. Tôi phân bua không rơ và cho rằng nhận xét của Leclerc không có liên quan ǵ đến vấn đề này hoặc đă bị người ta cố t́nh xuyên tạc đi. Nhưng mọi người đều biết rằng Pháp đang xúc tiến điều đ́nh với người Anh và Anh sắp vào chiếm đóng Nam Việt Nam, và chắc chắn quân đội Leclerc sẽ đi theo cùng. Giáp tỏ ra ngán ngẩm trước sự phân tích của tôi, nhưng cũng nhận ra là ông cũng đồng ư với tôi, ông cảm thấy nếu người Anh cho phép người Pháp tái chiếm lại Đông Dương th́ trước sau rồi cũng sẽ nổ ra một cuộc chiến tranh lâu dài. Ông tin tưởng rằng phong trào độc lập nhất định không thể từ bỏ sự nghiệp của ḿnh mà không có đấu tranh.

CÁC ỦY VIÊN CỘNG H̉A PHÁP
Sau khi tôi từ biệt ông Hồ, Giáp đi cùng tôi sang pḥng lớn và kể cho tôi nghe về t́nh h́nh của Cédile và Messmer. Trong đêm 22 - 23 tháng 8, sau khi toán OSS của chúng tôi tới Hà Nội th́ hai phi cơ C.47 của không lực Hoàng gia Anh (RAF) từ Calcutta tới cũng cho thả dù hai toán người Pháp, mỗi toán 3 người, một toán gần Sài G̣n và một toán ở phía bắc Hà Nội.
Toán vào Sài G̣n rơi xuống một ruộng lúa cạnh Biên Hoà, đă bị nông dân bắt giữ và sau đó được trao trả cho các nhà chức trách Nhật. Phụ trách toán này là một nhân viên dân sự tự xưng là “đại tá” J. Cédile, Uỷ viên Cộng hoà Pháp tại Nam Kỳ. Cédile đă được người Nhật đưa về giữ ở Sài G̣n nhưng đă được thả ra ngày 24-8. Từ đó, ông ta xúc tiến điều đ́nh với Giàu và Lâm uỷ Nam Bộ nhưng không đạt kết quả ǵ nhiều.
Toán thứ hai hạ xuống gần thị trấn Phúc Yên, tây bắc Hà Nội. Thủ trưởng toán này là thiếu tá Pierre Messmer, được chỉ định làm Uỷ viên Cộng hoà Pháp tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Trong toán c̣n có một dược sĩ, đại uư Brancourt, đă sống ở Việt Nam trước cú 9-3, và một nhân viên điện đài, đội Marmot, người đă đi cùng Langlade trong các lần công tác đến gặp Decoux và Mordant trước cuộc đảo chính. Messmer và toán của ông đă bị du kích của Giáp bắt giữ nhiều ngày, sau dó đă được thả ở gần biên giới Trung Quốc để cho về với đồng bào của họ ở bên đó.
Tôi hỏi Giáp tin tức về vụ Dupré; ông cười và cho biết “Dupré” chỉ là bí danh của Messmer. Khi tôi nói lại với Sainteny về những điều Giáp kể về số phận của Messmer, ông không tin và cho đó chỉ là một tṛ đánh lừa độc ác của dân “An nam mít”.
ĐỘI TIỀN TRẠM CỦA LƯ HÁN
Hội nghị Trung - Nhật ở Khai Viễn đă kết thúc vào ngày 2-9 và phái đoàn Nhật, trừ Imai, đă trở về Hà Nội ngày 3. Imai đă được giao mang một bức thư chỉ thị cho tướng Tsuchihashi nên đă đáp trên một phi cơ liên lạc đặc biệt về Hà Nội ngay từ đêm 2-9. Đi cùng với bộ phận c̣n lại của phái đoàn Nhật c̣n có đơn vị tiền trạm của bộ tham mưu Lư Hán. Đây là những người Trung Quốc đầu tiên trong số 150.000 người sẽ đặt chân tới Hà Nội và phải một năm sau mới rời khỏi đất Việt Nam(3). Chiều hôm đó, đại tá Sakai báo cho tôi biết tướng Tsuchihashi đă nhận được bản giác thư về việc đầu hàng và yêu cầu tôi thông báo cho Trùng Khánh biết.
Đến đêm, máy bay chở các sĩ quan Mỹ thuộc cơ quan của tướng Gallagher(4) cũng tới. Họ bắt liên lạc với phái đoàn chúng tôi và thu xếp chỗ ăn ở cho phái đoàn USMAAG(5) của tướng Lư Hán. C̣n tướng Gallagher sẽ đến sau, trong tháng.
Sáng hôm sau, thiếu tá Stevens trong. nhóm tiền trạm, nói với tôi đi t́m trụ sở cho tướng Gallagher và giúp kiếm một biệt thự thích đáng cho tướng Lư Hán. Tôi đề nghị lấy chỗ tôi ở, một toà nhà rộng răi của Bộ Tài chính cũ. Nhưng Stevens, không rơ được ai gợi ư, lại cho rằng phải đóng ở dinh Toàn quyền mới xứng đáng với một sĩ quan cao cấp Mỹ, nên đă định trưng thu nơi đó mà không cho tôi biết.
Sau bữa cơm chiều, Stevens điện cho tướng Gallagher: “Đă đến xem dinh Toàn quyền, định lấy làm trụ sở. Nhưng lại có vấn đề chính trị v́ thiếu tá ở đó nói nhận được lệnh của De Gaulle phải ở lại trong Dinh. Ông nhường lại toà nhà nhưng giữ lại gian buồng đang ở cho đến khi Bộ chỉ huy Tối cao Pháp đến tiếp quản. Tôi có nên cho qua vấn đề này và chấp nhận một vai tṛ thứ yếu không?”.
Tôi có thói quen chỉ kiểm tra điện tín muộn về khuya nên chậm phát hiện sai sót này, nhưng đă thảo luận ngay với Stevens và dứt khoát yêu cầu t́m trú ở nơi khác v́ Sainteny chắc chắn đă phản đối ầm ĩ cái âm mưu nham hiểm của Mỹ và Trung Quốc nhằm đuổi Pháp ra khỏi dinh Toàn quyền.
T̀NH H̀NH CĂNG THẲNG TĂNG THÊM
Trong hai ngày, Hà Nội h́nh như bị nén lại qua sự biểu thị lạc quan ôn hoà của Pháp và sự chịu đựng gắng gượng của người Việt Nam th́ những tin tức từ Sài G̣n tới vẫn c̣n rất đáng lo ngại. Vẫn tiếp tục xảy ra những sự thái quá như ngày 2-9, mặc dù Giàu đă cố gắng ngăn chặn. Những tin phát thanh của Anh, Pháp từ các đài Delhi và Sài G̣n đă loan báo chính quyền Việt Minh đă không c̣n kiểm soát được t́nh h́nh. Trái lại, Imai lại cho tôi hay Tổng hành dinh Nhật ở Sài G̣n cho biết Lâm uỷ Nam Bộ, và đặc biệt là Dương Bạch Mai, viên cảnh sát trưởng địa phương(6) vẫn làm chủ được t́nh thế. Tôi có cảm tưởng như người Nhật muốn lẩn tránh v́ họ hy vọng không bị bắt buộc phải dính líu đến việc giữ ǵn trật tự.
Đài Sài G̣n cũng đă loan tin những người bị bắt v́ phá rối trật tự trong ngày lễ Độc lập đă được thả ra. Nhưng trái với điều mong đợi, người Pháp ở Sài G̣n và Hà Nội lại có thái độ nghi ngờ và sợ sệt. Họ ngại rằng những người được tha có thể sẽ bị người Việt trả thù ngay sau khi ra khỏi nhà tù. Sở dĩ như vậy v́ họ cũng được tin là Dương Bạch Mai cho tước vũ khí các phần tử Cao Đài và Hoà Hảo nhưng không đạt kết quả. Trong trường hợp đó, người Pháp lại cảm thấy ở trong tù được an toàn hơn.
Báo Dân chúng, cơ quan của Việt Minh ở Sài G̣n cũng đưa ra những tin tức gây lộn xộn. Với những đầu đề chữ lớn, tờ báo kêu gọi nhân dân giữ b́nh tĩnh, tái lập lại trật tự, và biểu thị một sự trưởng thành về chính trị. Nhưng nội dung bài th́ lên án những người Quốc gia không phải Việt Minh đă gây rối loạn trong ngày chủ nhật và phá hoại sự nghiệp độc lập bằng cách tấn công vào các “người Việt Nam yêu chuộng hoà b́nh”. Chúng tôi hiểu rằng ở đây họ muốn vạch mặt những người Troskism đă bán rẻ ḿnh cho các phần tử cực đoan.
Các báo chí chống Cộng ở Sài G̣n, được nhóm Troskism tiếp tay, liền phản kích lại, kết tội Giàu và “đồng bọn” là thân Pháp, có mưu đồ khôi phục lại nền cai trị cũ của Pháp và như thế là phản bội sự nghiệp độc lập của dân tộc.
Triển vọng tỏ ra ác liệt. Nếu cái tinh thần sôi sục chống Pháp đó lan ra miền Bắc th́ tôi không dám chắc rằng Chính phủ của ông Hồ đă có đủ khả năng để đối phó được.
Trên đường ra sân bay, tôi dừng lại ở dinh Toàn quyền. Sainteny tiếp tôi một cách rất thân mật và hỏi han về “việc rắc rối ở Sài G̣n”. Tôi đă kể lại nhũng ǵ tôi biết nhưng Sainteny không đặc biệt quan tâm lắm. Quan niệm của ông là Việt Minh đă mất quyền kiểm soát t́nh h́nh và việc cả đất nước sẽ trở nên hỗn loạn chỉ c̣n là một vấn đề thời gian, không nhất thiết v́ chống Pháp mà là giữa những người Việt Nam tranh chấp nhau. Rơ ràng là những “người Pháp khốn khổ” sẽ bị kẹt vào giữa, nhưng biết trách ai được? Chắc chắn không phải là những người Pháp “đă bị bỏ rơi”. T́nh h́nh chỉ có thể cứu văn được nếu như người Anh hoặc người Trung Quốc đến kịp thời.
Thái độ b́nh thản của Sainteny trong lúc này đă gây cho tôi một cảm giác rơ rệt là ông đă biết nhiều hơn những điều ông đă nói với tôi. Phải chăng ông đă lường trước được việc quân đội của Leclerc sắp tới? Hay ông ta có thể đă sẵn sàng chờ thấy cờ tam tài tung bay trong tiếng quân nhạc? Ngay cả đến việc sai sót dự định trưng dụng dinh Toàn quyền, ông cũng bỏ qua cho là nhỏ nhặt. Sự có mặt của người Mỹ sẽ kết thúc chỉ sau vài ngày đi đường nữa, khi quân đội Trung Quốc tới Hà Nội, do đó tôi cũng rất lo lắng và cũng rất ṭ ṃ muốn biết về cuộc rối loạn mà Pháp có thể đang trù tính.
Ở sân bay, tôi đă gặp Imai và thiếu tá Miyoshi đang chờ ở đó. Họ đến để thông báo cho tôi biết kế hoạch của Nhật trong trường hợp có sự bùng nổ tại các đô thị bắc tuyến 16. Bộ tư lệnh Nhật yêu cầu tôi chuyển báo cho các nhà chức trách Trung Quốc biết họ đă hoàn toàn sẵn sàng thi hành trách nhiệm của họ trong việc giữ ǵn an ninh và trật tự công cộng nếu được Chính phủ Lâm thời yêu cầu giúp đỡ, hoặc nếu, theo ư họ, Chính phủ tỏ ra bất lực hay hoạt động không có hiệu quả. Chúng tôi đồng ư là trách nhiệm về vấn đề trật tự vẫn thuộc quyền viên tư lệnh Nhật cho tới khi họ được chính thức thay thế. C̣n về việc Nhật muốn dựa vào khả năng của Chính phủ Lâm thời th́ đó là một vấn đề phải bàn bạc thống nhất với Chính phủ này và không có liên quan ǵ tới Đồng minh. Tôi chỉ nhắc lại là Tưởng thống chế mong rằng tư lệnh Nhật thông hiểu đầy đủ các điều khoản trong bản giác thư về đầu hàng.
Tôi gợi ư cho Imai và Miyoshi là các nhà đương cục Nhật nên chính thức thông báo kế hoạch của ḿnh cho Chính phủ Lâm thời biết. Họ cũng có thể, nếu họ muốn, nói rằng họ đă thảo luận vấn đề này với tôi.
… Chúng tôi lên máy bay vào khoảng 6 giờ 30 và hạ cánh xuống Côn Minh trong đêm. Helliwell dón tôi tại sân bay, với một bộ mặt nhăn nhó. Rơ ràng là Đông Dương đă thu hút được sự chú ư của Trùng Khánh từ khi xảy ra các sự kiện trong “ngày chủ nhật đen tối”.
Chú thích
(1) Thống chế Bá tước Hisaichi Terauchi, Tư lệnh Tập đoàn quân Phương Nam Nhật
(2)  Việt Nam Dân quốc Công báo
(3) Theo Hiệp định Pháp - Hoa 1946 th́ chậm nhất là ngày 31-3-1946, quân Trung Quốc phải rút hết khỏi Việt Nam. Nhưng sự thật th́ đơn vị Trung Quốc cuối cùng (Sư đoàn 2 danh dự) rời Hải Pḥng vào tháng 10-1946
(4) trong chuyến bay có các sĩ quan: trung tá Stodter (t́nh báo), thiếu tá Stevens (hành chính) và trung uư Unger (tuỳ tùng của tướng Gallagher)
(5) US Military Assistance Nhóm Cố vấn Viện trợ Quân sự Mỹ
(6) Một người Cộng sản cựu trào

 

 

 0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6  - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28  - 29 - 30 - 31 - 32 - 33

34 - 35 - 36

 


 

 

  1. http://www.chinhnghia.com/

  2. http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

  3. http://nguoidalat.informe.com/forum/

  4. http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

  5. http://huongduongtxd.com/internet_links.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: