Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẠI SAO VIỆT NAM ?

 

WHY VIETNAM ?

 

BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC MỸ

(Prelude to America’s Albatross)

 

TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti

 

Người dịch: Lê Trọng Nghĩa
 

 

Chương 29
Không ai chịu nghe


QUÁ NHIỀU VIỆC RẮC RỐI
Chuyến đi Trung Quốc của tôi nhằm t́m kiếm một sự chỉ dẫn về chính trị đă thất bại.
Wedemeyer và Hurley đang bận chuẩn bị đi Washington để xin chỉ thị(1) nên không thể hoặc không muốn để th́ giở gặp tôi nữa.
Đáp lại yêu cầu của Heppner, Wedemeyer đă trả lời: “Thấy thế nào tốt nhất th́ cứ làm!” đối với những vấn đề không thuộc phạm vi các chỉ thị hiện hành - trừ phi bị Washington bác bỏ. Thật chẳng khác ǵ nói “Những cái anh làm đều đúng cả, nhưng đừng có vượt qua Washington”. Nhưng lại chẳng có ai nói cho biết là Washington đang làm ǵ. Ba ngày thảo luận, bàn bạc đă chẳng mang lại được một kết luận đáng giá nào.
Một trong các vấn đề cần phải được chú ư là sự có mặt của các lănh tụ Đồng minh Hội trong những người thân cận của Lư Hán. Họ mà vào Việt Nam dưới sai bảo trợ của Quốc đân Đảng th́ chỉ gây ra hỗn loạn và nội chiến. Chúng tôi yêu cầu thiếu tướng R.B. Mac Clure(1) trao đổi vấn đề này với tướng Hà Ứng Khâm và nhấn mạnh đến nguy cơ tiềm tàng trong nhiệm vụ của Lư Hán. Tôi cho rằng nếu nổ ra một cuộc xung đột quy mô lớn giữa Việt Minh và Đồng minh Hội th́ quân lính của Lư Hán có thể phải có nhiệm vụ chẳng hay ho ǵ là đàn áp người Việt Nam bằng vũ lực, do đó sẽ gây ra một tinh thần chống Trung Quốc mạnh mẽ và làm tŕ hoăn công việc giải giáp quân Nhật. Tướng Mac Clure hứa sẽ nói với Hà Ứng Khâm nhưng cũng không tin là sẽ có hành động ǵ được v́ tướng Hà c̣n phải đương đầu với nhiều vấn đề quan trọng khác. Điều quan ngại nổi bật của Quốc dân Đảng lúc bấy giờ là phải đối phó với Cộng sản Trung Quốc đang tiếp quản một cách êm thấm và rất có hệ thống các vùng đất do Nhật chiếm trước đây ở phía bắc. Hà Ứng Khâm và bộ tham mưu của ông ta phải tập trung hết tâm trí vào việc chuyển và điều động các đội quân Quốc dân Đảng trung thành lên phía bắc Trung Quốc. Đồng thời ông ta lại phải ngăn chặn nguy cơ nổi loạn của Long Vân ở phía nam, và chống đỡ với áp lực của người Pháp và Anh đối với Thống chế trong việc chiếm lại Đông Dương.
Trước khi tôi trở về Hà Nội, tướng Mac Clure đă cho tôi biết ông đă đặt vấn đề Đồng minh Hội ra với tướng Hà nhưng không có kết quả. Hà đă không sẵn sàng can thiệp vào các cuộc thu xếp của Lư Hán. Đặc biệt là nếu chúng chống Cộng. Thảo luận với Helliwell và các nhân viên OSS khác, tôi cho rằng đứng về quan điểm của Đồng minh th́ vấn đề này mang tính chất quân sự hơn là chính trị, nếu cuộc nội chiến nổ ra - và các nhân tố để gây ra đă có sẵn - th́ sẽ có bắn giết và hỗn loạn, và có khả năng một số lính Nhật vũ trang nào đó sẽ tham gia. Sẽ là một t́nh trạng hỗn độn! Nhưng tôi cũng thống nhất với các đồng sự là chúng tôi đă làm hết cách để báo động cho các nhà đương cục và cũng không thể làm ǵ khác hơn.
SÀI G̉N -THEO CÁCH THUẬT LẠI CỦA NGƯỜI MỸ
Ngày 7-9, Dewey điện bản tường thuật đầu tiên của Mỹ về những việc đă xảy ra ở Sài G̣n trong ngày Lễ Độc lập. Nạn nhân người Pháp đă được rút xuống chỉ có 3 người chết và nhiều tá bị thương. Về phía Việt Nam th́ khó mà tính được. Theo cảnh sát, tất cả chỉ có 19 người chết và 6 người bị đưa vào bệnh viện v́ nhiều người Việt đă không đến xin thuốc, họ sợ bị nghi có tham gia cùng với các người biểu t́nh và sẽ bị trả thù.
Một báo cáo dễ hiểu của Dewey đă giúp giải thích cho chúng tôi nhiều hoạt động chính trị rối rắm ở miền Nam. Anh ta khẳng định việc Cédile nhảy dù xuống trong đêm 22 - 23 tháng 8, ngày 24 đă gặp một số người Pháp cánh tả lúc đó ở Sài G̣n và đến ngày 27 đă gặp Trần Văn Giàu(3).
Cũng là một sự t́nh cờ mà cuộc gặp gỡ đă trùng thời gian với việc Sainteny gặp Giáp và Hiền ở Hà Nội. Ở Sài G̣n, Cédile có ư định đi tới một cuộc điều đ́nh để cùng tồn tại có thể chấp nhận được. Điều đó không thành. Cũng như ở Hà Nội, cuộc gặp gỡ ở Sài G̣n chỉ cho thấy các quan điểm của Pháp và Việt Nam về tương lai chính trị của Đông Dương hoàn toàn đối lập nhau. Cédile đă nhấn mạnh việc tương lai chính trị của Đông Dương chỉ có thể được đưa ra bàn sau khi người Pháp đă khôi phục lại được quyền hành và phải được đặt trong khuôn khổ của Bản tuyên bố ngày 24-3(4). Giàu và các cộng sự của ông giữ quan điểm là vấn đề quan hệ tương lai với nước Pháp chỉ được thảo luận với điều kiện Pháp trước hết phải công nhận nền độc lập của Việt Nam. Rơ ràng hai bên không đứng trên một lập trường chung.
Những người Troskism đă sớm biết được tin Giàu thương lượng với Cédile và ông đă không thuyết phục được người Pháp chấp nhận Việt Nam “đă độc lập trên thực tế”. Nhóm Troskism thuộc Liên đoàn Quốc tế Cộng sản(5) liền kết tội Giàu bán ḿnh cho Pháp và tố cáo Giàu cùng đồng sự của ông ta là “phản cách mạng”. Trong những ngày tháng 8, nhóm này đă đưa ra một chương tŕnh cách mạng xă hội trong công nhân và nông dân Nam Kỳ. Ở Sài G̣n, trật tự vẫn được duy tŕ cho đến ngày Chủ nhật đen tối, nhưng các vùng nông thôn th́ xáo trộn mạnh mẽ hàng ngày. Nhóm Liên đoàn Quốc tế Cộng sản, kéo theo ở nhiều nơi các nhóm Cao Đài, Hoà Hảo và B́nh Xuyên đă khuyến khích nông dân các vùng quê lật đổ chế độ cũ - hệ thống quan lại, chức dịch địa phương và công chức - và thay vào đó bằng các uỷ ban nhân dân. Nhiều địa chủ đă bị tước đoạt tài sản và ruộng đất được đem chia cho nông dân. Nhiều người đă bị giết.
Sự phiến động này đă bị Việt Minh phản đối, và theo Dewey th́ Nguyễn Văn Tạo đă nói: “Tất cả những người nào đă xúi giục nông dân chiếm tài sản của địa chủ sẽ bị trừng trị nghiêm khắc” và “chúng tôi chưa làm cách mạng Cộng sản chủ nghĩa nhằm giải quyết vấn đề ruộng đất. Chính phủ hiện nay chỉ là một chính phủ dân chủ, v́ thế mà không có nhiệm vụ nói trên. Chính phủ của chúng tôi”, Tạo nhắc lại, “là một chính phủ tư sản dân chủ, mặc dù có những người Cộng sản hiện nay đang giữ chính quyền”.
Sau ngày “chủ nhật đen tối”, tờ Tranh đấu, cơ quan của nhóm Troskism, đă đăng một bài xă luận ngày 7-9, tố cáo Lâm uỷ Nam Bộ đă sai sót trong việc không có những biện pháp bảo đảm an toàn cho cuộc biểu t́nh, mặc dù lúc đó đă thấy có thể xảy ra một vụ hỗn loạn.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, một trong những người tiếp xúc đầu tiên với Dewey ở Sài G̣n, đă cho Dewey xem một bản kêu gọi dân chúng Sài G̣n - Chợ Lớn của Lâm uỷ do Giàu kư, trong lúc đó những kẻ phá trật tự và gây ra chết chóc hôm “chủ nhật đen tối” đă bị vạch mặt là bọn “khiêu khích” và c̣n nói thêm: “Hiện nay, những người này đă tổ chúc một cuộc mít tinh để yêu cầu vũ trang cho quần chúng”. Dewey cho rằng: nói “những người đó” là ám chỉ vào những phần tử Troskism thuộc Liên đoàn Cộng sản Quốc tế và các đảng liên kết với họ. Bản kêu gọi c̣n viết: “Người Nhật và các nhà chức trách Đồng minh được tin đó sợ rằng sẽ xảy ra nhiều chuyện rắc rối đổ máu mới”, và:
“Căn cứ vào sự thoả thuận quốc tế, quân đội Nhật có nhiệm vụ phải đảm bảo trật tự cho tới khi quân đội chiếm đóng Đồng minh tới và mọi người không nên quên rằng mặc dù phải đầu hàng nhưng lực lượng quân đội Nhật vẫn c̣n nguyên vẹn. Do đó Tổng hành dinh Nhật có thể:
1. tước vũ khí quân đội quốc gia,
2. tịch thu các súng máy và các vũ khí khác,
3. cấm chỉ các phong trào chính trị nào làm rối trật tự và an ninh,
4. cấm các cuộc biểu t́nh nếu không được phép trước của Tổng hành dinh Nhật, và
5. tước vũ khí quần chúng”.
Bản kêu gọi kết luận:
“V́ lợi ích của đất nước chúng ta, chúng tôi kêu gọi mọi người hăy tin cậy ở chúng tôi và đừng để bị lôi kéo bởi bọn phản bội Tổ quốc. Chỉ có như thế chúng ta mới có thể làm dễ dàng cho việc giao dịch của chúng ta với các đại diện Đồng minh”.
Ngày hôm sau, 8-9, chúng tôi được Dewey cho biết là bản kêu gọi của Giàu đă đẩy sự tranh căi giữa Việt Minh và phái đối lập phải bật ra công khai. Nhóm Troskism, từ trước vẫn hoạt động một cách ít nhiều hoà hợp, nay ra mặt thách thức Lâm uỷ. Họ dùng cuộc mít tinh để yêu cầu cấp vũ khí cho dân chúng và kích động những người theo họ chống lại quân đội Anh(6). Các uỷ ban nhân dân ủng hộ yêu sách của họ và ở các tỉnh đă xảy ra một số xung đột giữa bộ đội Việt Minh và các đơn vị vũ trang Hoà Hảo và Cao Đài.
Cũng trong khoảng thời gian chúng tôi nhận được tin của Dewey, Quentin Roosevelt đă trao đổi với Helliwell nhiều vấn dề mà người Anh quan tâm và cũng đụng đến nhiệm vụ của chúng tôi ở Đông Dương. Một trong những vấn đề đó là bức điện của huân tước Mounbatten gửi Wedemeyer báo động việc “dân chúng An Nam gây phiến động và chuẩn bị phá rối trật tự”. Ông có ngụ ư sẵn sàng tiếp quản phần việc “trong Chiến trường Trung Quốc”.
Một tin khác có liên quan đến cuộc thương lượng giữa Anh và Pháp đang được tiến hành. đầu tháng 9. Báo chí Pháp đă tiết lộ nhiều chi tiết về cuộc điều đ́nh này và đại sứ Mỹ Caffery đă báo cho Washington biết đó là vấn đề một “Bộ máy cai trị dân sự Pháp” được xem như là chính quyền duy nhất ở phía nam vĩ tuyến 16 của Đông Dương. Sự có mặt nhất thời của quân Anh chỉ là một vấn đề ngoại lệ chủ yếu nhằm xúc tiến việc tiếp nhận đầu hàng của Nhật và đảm bảo cho tù binh và tù thường dân Đồng minh hồi hương. Các nhà chức trách Pháp ở Trùng Khánh và Kandy hy vọng rằng điều thống nhất dă được nêu lên đó sẽ sớm thành một “việc đă rồi” vào tuần lễ đầu tháng 9. Nhưng thực ra th́ đến tận ngày 9-10, điều đó chưa được hai bên thương lượng kư kết.
Những cuộc vận động mờ ám đó của người Anh đă gây ra một bất đồng nguy hiểm giữa Anh và Mỹ, một nguy cơ mà thực ra chúng tôi ở Trung Quốc, không được chuẩn bị để đối phó. Đến thời kỳ kết thúc chiến tranh, Mỹ đă tự đặt ḿnh trên cương vị một người trung gian môi giới giữa Pháp - Trung Quốc, giữa Anh - Trung Quốc và giữa Pháp - Việt Nam. Nếu đó quả thực là vai tṛ của chúng tôi ở Trung Quốc th́ Bộ chỉ huy Chiến trường cũng như Đại sứ quán đều đă không nhận được chỉ thị nào như thế.
V́ vậy mọi nguười đều mong rằng Wedemeyer và Hurley đến dự hội nghị ở Washington dự định vào giữa tháng 9 sẽ giải quyết được bằng cách này hay cách khác các vấn đề nói trên của chúng tôi.

TÀI LIỆU CHO WEDEMEYER
Ở Côn Minh tôi đă chuẩn bị một tập hồ sơ cho “quyển sách đen” của Wedemeyer, một bản báo cáo đánh giá tổng hợp của OSS - Trung Quốc về t́nh h́nh Đông Dương khi kết thúc chiến tranh(7). Theo tôi, bản báo cáo đă nêu lên được nhiều điểm có giá trị trong khuôn khổ các sự kiện và các quyết định đă xảy ra sau đó và dẫn tới sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam…
Sau này tôi được biết là tập hồ sơ đă được trao cho tướng Tổng tham mưu trưởng ngày 10-9 để ông đi Washington. Tôi không rơ ông có đọc hoặc dùng phần nào trong cuộc họp không, nhưng dù cho có một cấp lănh đạo chính trị nào đă ngó tới nó th́ tác dụng của nó cũng đă phải bị gạt bỏ.
KẾ HOẠCH CHO OSS SAU CHIẾN TRANH
Khi tôi c̣n ở Côn Minh, Heppner đă thông báo cho tôi biết về những sự thay đổi có thể có trong cơ cấu tổ chức của OSS. Từ sau hội nghị Potsdam, Donovan đă sang phía Đông để gặp Taylor ở Kandy và Heppner ở Côn Minh, báo trước cho hai thủ trưởng OSS ở Viễn Đông về kế hoạch sau chiến tranh của ngành t́nh báo. Donovan cho biết đă được xúc tiến báo cáo thanh toán với Uỷ ban ngân sách( 8 ) và sẽ kết thúc nhiệm vụ thời chiến vào cuối tháng 12-1945… Đề án cải tổ OSS của ông đề đạt từ 1944 đă không thực hiện được v́ những xung đột chính trị ở trong nước và sự tranh chấp giữa các cơ quan t́nh báo quân sự và dân sự. Nhưng Donovan đă dự định cho OSS ngừng hoạt động ngay sau Ngày Chiến thắng.
Ở Chiến trường Trung Quốc, sẽ có một tổ chức giao thời là Nha T́nh báo(9) bao gồm tất cả cơ sở các tổ chức OSS cũ ở Trung Quốc. Vào cuối tháng 9, cả hai tổng hành dinh OSS và Chiến trường đều chuyển về đóng ở Thượng Hải. Nhân viên c̣n lại ở Trùng Khánh đi theo chính phủ Tưởng về Nam Kinh, tiếp tục công tác t́nh báo chính trị.
Đối với tôi đó là một việc cải tổ tất nhiên và b́nh thường, nhưng người Pháp đă nắm lấy cơ hội đó để tung ra một chiến dịch chống Mỹ mới. Từ Hà Nội, Bernique đă điện cho tôi hay là người Pháp ở đây đă loan báo rộng răi tin tức nói là tôi bị gọi về Washington v́ tội có “hoạt động thân Việt Minh” và toàn bộ OSS ở Đông Dương cũng sắp bị rút về. Helliwell phát cáu lên, tôi nói phải trở lại Hà Nội ngay tức khắc và phải chặn đứng những điều xằng bậy đó.
Do đó, chủ nhật ngày 9-9, tôi đă trở lại Hà Nội mà vẫn chưa nhận được một sự hướng dẫn có tính chất quyết định nào về chính sách của Mỹ nhưng vẫn ấp ủ hy vọng là sự có mặt của Hurley và Wedemeyer ở Washington sẽ giúp giải quyết các nghi ngại và lo lắng của chúng tôi.
Chú thích
(1) Hai người rời Trung Khánh ngày 19-9-1945
(2) tướng Robert B. Mc Clure, tham mưu trưởng quân Mỹ ở Chiến trường Trung Quốc, kiêm Phó tư lệnh của Tổng tư lệnh Hồ Hán Dân.
(3) Trong cuộc gặp cũng có mặt Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Văn Tạo
(4) của Bộ trưởng Thuộc địa, chính phủ lâm thời Pháp, về chính sách đối với Đông Dương, ngày 24-3-1945
(5) Nhóm tả khuynh của Troskism
(6) Trung tá Cass (Anh) đă đổ bộ vào Sài G̣n ngày 6-9 cùng một đơn vị Ấn Độ thuộc sư đoàn Ấn Độ thứ 20 và đội đặc nhiệm 136 của một nhóm nhân viên SLFEO.
(7) R&A của OSS và các nhân viên sứ quán ở Trùng Khánh đă giúp chuẩn bị bản báo cáo này.
( 8 ) Cố vấn kinh tế của Sứ quán Mỹ ở Trùng Khánh đă lập nhóm Kinh tế
(9) trước là Nha Mật vụ SI

 

  0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6  - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28  - 29 - 30 - 31 - 32 - 33

34 - 35 - 36

 


 

 

  1. http://www.chinhnghia.com/

  2. http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

  3. http://nguoidalat.informe.com/forum/

  4. http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

  5. http://huongduongtxd.com/internet_links.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: