Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẠI SAO VIỆT NAM ?

 

WHY VIETNAM ?

 

BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC MỸ

(Prelude to America’s Albatross)

 

TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti

 

Người dịch: Lê Trọng Nghĩa
 

 

Chương 26
Ngày lễ Độc lập


TÔI NÓI ĐỒNG BÀO NGHE RƠ KHÔNG?

Ngày chủ nhật đầu tiên trong tháng 9 là ngày lễ các Thánh tử v́ đạo của riêng hơn một triệu dân Thiên chúa giáo ở Bắc Việt Nam(1). Có thể cũng chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà ông Hồ đă chọn ngày đó làm Ngày lễ Độc lập. Tại các nhà thờ Thiên chúa giáo, cũng như các chùa Phật giáo, buổi lễ vẫn tiến hành long trọng, các bài thuyết pháp có thêm những ư chính trị ủng hộ chính phủ mới thành lập và nền độc lập của Việt Nam.
Từ sớm tinh mơ, dân chúng Hà Nội như các bầy ong, từng đoàn lúc lớn lúc nhỏ, lượt dần dần kéo đến cạnh quảng trường Ba Đ́nh.
Ở nhiều chỗ là cả một khối dân chúng các làng ngoại ô. Đi theo trong biển người đó, có cả toán dân miền núi với y phục địa phương của họ và nông dân trong những bộ khăn áo cổ truyền.
Giữa các khối khác nhau, người ta dễ dàng nhận ra các tổ chức của công nhân, sơ mi trắng, quần dài hoặc quần soóc trắng hoặc xanh. Phụ nữ mặc áo dài trắng hay màu sáng, tay khoác nón.
Cho đến tận trưa, cả toán OSS chúng tôi lăn lộn ở ngoài phố, chụp ảnh, ghi chép về các nhóm người, các sự kiện, các khẩu hiệu, biểu ngữ, áp phích… Có nhiều khẩu hiệu bằng tiếng Pháp, Anh, một số bằng tiếng Việt Nam: “Việt Nam của người Việt Nam”, “Hoan nghênh Đồng minh”, “Hoan nghênh phái đoàn Mỹ”, “Thà chết, không nô lệ”…
Khoảng trưa, Knapp, Bernique, Grelecki và tôi đi về phía quảng trường Ba Đ́nh. Tôi đă quyết định từ chối lời mời của ông Hồ đến khu vực lễ đài dành cho quan khách, để đi xem buổi lễ chỉ như một người quan sát trong quần chúng. Chúng tôi chọn được một điểm thuận lợi ngay trước lễ đài giữa đám viên chức địa phương.
Trong khi chờ đợi ông Hồ và các quan chức tuỳ tùng tới, tôi nh́n thấy một toán cố đạo Thiên chúa giáo mặc áo thầy tu trắng và xanh den, có cả các chức sắc mang khăn quàng và giải viền đỏ.
… Cách họ không xa, là các nhà sư Phật giáo khoác áo cà sa màu da cam, rồi đến các chức sắc Cao Đài, áo dài trắng có tua và khăn quàng sặc sỡ.
Đội danh dự và công tác bảo vệ được giao cho bộ đội của Giáp và Chu Văn Tấn, lực lượng được huấn luyện, trang bị, có kỷ luật nhất của họ. Mũ bấc, đồng phục kaki, quần soóc, tất cao, họ trưng bày các vũ khí mới một cách hănh diện, lúc trong tư thế “đứng nghiêm”, lúc “nghỉ” Ở đó c̣n có các đơn vị “tự vệ”, dân quân mặc áo lẫn lộn quần áo nhà binh Pháp hoặc Nhật hoặc quần áo ngắn xanh hay đen, mang theo một loạt các vũ khí cũng lộn xộn, từ súng kíp, gươm, dao rùa, mă tấu có cán gỗ dài và cả gậy tày… Có thứ h́nh như họ mới lấy từ các đ́nh, chùa ở làng ra. Tất cả dựng lên một cảnh tượng sinh động và kinh hoàng(2).
Mặt trời đă lên cao. Không khí oi bức. Nhưng đôi lúc cũng có cơn gió nhẹ thổi làm phất phới cả cái biển cờ trên quảng trường. Cao trên cột trước lễ đài, lá cờ đỏ với ngôi sao vàng lớn phấp phới bay.
Bất chợt có tiếng c̣i và các hiệu lệnh quân sự phát ra từ các đội h́nh. Đội danh dự và các đơn vị bộ đội đứng thẳng và chăm chú theo dơi có người đă bắt đầu xuất hiện trên lễ đài. Mấy phút sau, nổi lên tiếng hô “bồng súng, chào”, quần chúng bỗng im lặng trong khi các vị chức quyền t́m chỗ đứng vào đằng sau cái bao lơn được trang trí bằng màu trắng và đỏ. Trên lễ đài, mọi người đều bận đồ trắng, thắt cà vạt và để đầu trần, trừ một người nhỏ nhắn, mặc áo kaki màu sẫm và có cái ǵ như là cái khăn trùm đầu - đó là Hồ Chí Minh.
Lê Xuân, nguyên là người liên lạc của chúng tôi, đă đến và sẵn sàng b́nh luận, nhận xét. Anh ta cũng đă đi một ṿng và cho rằng quần chúng hết sức ṭ ṃ và quan tâm đến vị lănh đạo “mới” của Chính phủ. Mọi người đều muốn biết “ông Hồ Chí Minh bí ẩn” này là ai? Ông ở đâu về?
Nhưng không phải chỉ có người Việt Nam mới không quen thuộc với cái tên đó đâu. Ngay cả đến cơ quan Bộ Ngoại giao chúng ta ở Côn Minh và Trùng Khánh cũng không biết ǵ về vấn đề này, mặc dù là đă có nhiều báo cáo cụ thể của tôi. Một tháng sau, khi đọc một công văn của Sprouse, lănh sự ở Côn Minh, tôi ngạc nhiên thấy c̣n nói đến “Ho Chi Minh”. Lúc đó ai cũng nghĩ rằng đă biết tên thật của ông Hồ.
Một tiếng trong loa phóng thanh nổi lên phá vỡ sự im lặng, giới thiệu “ông Hồ là người giải phóng, vị cứu tinh của dân tộc”. Quần chúng được hướng dẫn của các đảng viên, lên tiếng hát và trong mấy phút liền hô vang “Độc lập”. Ông Hồ ngồi yên mỉm cười, nhỏ nhắn trong tầm cỡ, nhưng đại trong sự hoan hô của nhân dân ông. Ông giơ tay ra hiệu im lặng và bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn, nay thành nổi tiếng của ông với những lời:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền b́nh đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Ông Hồ dừng lại đột ngột và hỏi người nghe: “Tôi nói đồng bào nghe rơ không?”. Quần chúng hô vang đáp lại: “Rơ!”. Thực là một nghệ thuật diễn thuyết bậc thầy. Từ lúc đó, quần chúng lắng nghe, nắm lấy từng lời. Chúng tôi không hiểu ông Hồ đă nói ǵ. Lê Xuân phải cố gắng lắm để dịch nhưng cũng rất khó khăn. Nhưng cứ nghe giọng nói của ông Hồ, b́nh tĩnh và rơ ràng, ấm cúng và thân mật, và nghe thấy được quần chúng trả lời th́ chúng tôi không c̣n nghi ngờ ǵ nữa là ông đă thấu tới quần chúng.
Ông Hồ tiếp tục:
“Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ư nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra b́nh đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Sau đó, quay về bản Tuyên ngôn của Cách mạng Pháp năm 1791, nói về quyền con người và quyền công dân, ông Hồ nói:
“Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và b́nh đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và b́nh đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai chối căi được”(3).
Đến khoảng 2 giờ, ông Hồ kết thúc bản Tuyên ngôn. Tiếp sau đó là Vơ Nguyên Giáp nói về vai tṛ của Việt Minh, nhấn mạnh vào công tác của Đảng trong lĩnh vực chính trị - quân sự, phát triển kinh tế xă hội, chương tŕnh giáo dục và văn hoá. Trong các vấn đề quan hệ đối ngoại, Giáp đă vạch ra rằng Mỹ và Trung Quốc là những đồng minh đặc biệt và liên tục ủng hộ đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Điều thú vị là không thấy nói ǵ đến Liên Xô. Tôi không bao giờ bỏ không ghi những lời Giáp nói, nhưng sáng ngày hôm sau, báo chí Hà Nội lạl đăng tin Giáp đă phát biểu “Mỹ đă góp phần lớn nhất cho sự nghiệp giải phóng của Việt Nam và đă cùng với nhân dân Việt Nam đấu tranh chống phát xít Nhật, v́ thế Cộng hoà Mỹ vĩ đại là một đồng minh tốt của chúng ta”.
Sau bài diễn văn, các Bộ trưởng mới được chỉ định, từng người một được giới thiệu ra mắt nhân dân. Buổi lễ kết thúc bằng việc các Bộ trưởng tuyên bố nguyện trung thành và triệt để ủng hộ Chính phủ Dân chủ Lâm thời Việt Nam.
Măi đến tận khuya hôm đó, báo chí địa phương mới cung cấp cho chúng tôi một bản nguyên văn lời tuyên bố của ông Hồ; chúng tôi dịch và chuyển ngay bằng điện đài cho Côn Minh. Tôi cũng gửi kèm theo bằng đường hàng không bài tường thuật và nhận định của tôi…
Sau khi các phần thủ tục kết thúc, chúng tôi cũng phải mất đến 30 phút mới t́m đường ra khỏi được nơi tập trung. Nhờ đi tắt qua khu vực Thành được dành riêng, tránh được những phố đầy người, nên chúng tôi trở về nhà Gauthier đúng vào giờ cơm chiều. Tôi đă mời tất cả các người Mỹ ở Hà Nội đến cơ quan của OSS để tham dự ngày lễ “14-7” lặng lẽ và không pháo hoa của người Việt Nam. Để đề pḥng những chuyện xung đột có thể xảy ra giữa những người Việt Nam vui mừng hớn hở và người Pháp tuyệt vọng, và để giữ cho người Mỹ tránh khỏi các cuộc hỗn loạn, tôi đă yêu cầu đại tá Nordlinger và đại uư Mekay, thủ trưởng toán AGAS cùng với cả nhóm đến ăn cơm cùng với chúng tôi…

MỘT NGÀY CHỦ NHẬT ĐEN TỐI Ở SÀI G̉N
Mọi việc trôi chảy cho đến 9 giờ tối th́ tôi nhận được một bức thư của Imai báo ở Sài G̣n xảy ra rối loạn nghiêm trọng. Ngày Độc lập ở Hà Nội đă biểu thị cho ḷng tự hào dân tộc, danh dự của địa phương, và một sự biết kiềm chế đáng khen, nhưng tại Sài G̣n th́ bạo lực và chết chóc đă kéo dài thêm danh sách những người “Việt Nam hy sinh”. Theo báo cáo của Imai th́ những người lănh đạo Việt Minh ở Sài G̣n, hoặc các chỉ thị của Hà Nội hoặc muốn biểu thị một sự đoàn kết với Hà Nội, đă tổ chức một cuộc biểu t́nh khổng lồ nhân Ngày Độc lập. Những người tổ chức đă mất nhiều công sức để duy tŕ trật tự và tránh các cuộc xô xát với người Pháp. Người ta đă nói với dân chúng rằng các người đại diện Anh và Mỹ sẽ đến Sài G̣n vào ngày hôm ấy(4) và đó cũng là một dịp rất tốt cho người Việt Nam để biểu thị một cách hoà b́nh, trong trật tự sự thống nhất dân tộc trước các nước Đồng minh. Nhưng các lănh tụ Việt Minh đă kinh ngạc khi thấy trong đám quần chúng khoảng 20 vạn người đi diễu hành dọc phố Catinat, các đảng phái chính trị hợp thành liên minh miền Nam, đă trương lên những biểu ngữ, bích trương đầy tính chất tranh giành chia rẽ đảng phái.
Khi những người biểu t́nh tiến đến trước cửa Nhà thờ Lớn th́ nghe có tiếng súng nổ từ phía nhà Câu lạc bộ Pháp ở phố Norodom. Cha Tricoire, một giáo sĩ Thiên chúa giáo trong nhà thờ của trại giam và rất được người Việt mến đă bị bắn gục trong khi đang đứng trên bậc cửa nhà thờ. Nghe nói ông bị thương nặng và nằm gục ở đó nhiều giờ.
Tin đồn người Pháp tấn công lan ra hết sức nhanh chóng và tiếp đó là sự hoảng sợ. Không điều tra xem nguồn phát súng ở đâu, cảnh sát Việt Nam đă có bắt ngay hàng trăm người Âu và những người thân Pháp. Bọn lưu manh địa phương nắm ngay lấy cơ hội lộn xộn, xông vào một số nhà và cửa hàng người Pháp và Hoa, cướp đi mọi thứ mà chúng có thể mang được. Cuộc biểu t́nh có trật tự đă biến thành một sự điên loạn của quần chúng, nghi ngờ lẫn nhau, đưa đến cho đất nước mới sinh một tương lai chính trị không chắc chắn.
Những tin tức mà Hà Nội nhận được qua đài phát thanh Delhi đă khơi cho t́nh h́nh bùng cháy to lên. Tin nói về việc tướng Mac Arthur (trong buổi tiếp nhận Nhật đầu hàng trên chiến hạm Missouri sáng hôm đó) đă khuyến khích đại diện Pháp, tướng Leclerc, sử dụng ảnh hưởng của ḿnh đối với Chính phủ Paris để gửi quân đội sang chiến trường Thái B́nh Dương. Ở Hà Nội người ta được tin rằng, sau khi kư hiệp ước, Mac Arthur đă kéo Leclerc ra một chỗ và nói “Nếu tôi cần phải khuyên ông th́ tôi sẽ nói với ông đưa quân tới, nhiều quân hơn nữa, theo khả năng cao nhất của ông”. Lời của Leclerc trên đài Delhi cộng thêm với sự rối loạn ở Sài G̣n đă nâng niềm hy vọng của người Pháp ở Hà Nội lên điểm cao mới. Quá tin vào một cuộc quay trở lại của quân đội Pháp đang giơ cao ngọn cờ tam tài có Đồng minh hỗ trợ, họ cho là tin tức đă báo hiệu một sự sụp đổ nhanh chóng của Việt Minh.
Một giờ sau, Imai tới để báo cho tôi thêm những tin nhận được từ Bộ ch́ huy tối cao Nhật và cho biết câu chuyện của Leclerc đă khuấy động xôn xao và gây gổ nhỏ ở trong Thành. Nhưng Bộ tư lệnh Nhật vẫn nắm chắc được t́nh h́nh. Trong mấy tuần trước, tướng Mordant, “lănh tụ” của những người “kháng chiến” theo De Gaulle(5) và cũng là một tù binh trong Thành, đă định làm một cuộc nổi dậy, hy vọng để mở màn cho việc quân đội dưới quyền của Leclerc quay trở lại. Chúng tôi đă có tin nhóm Mordant cất những kho lớn vũ khí và đạn dược tại các nhà và cửa hàng của người Pháp, chuẩn bị sẵn sàng cho lúc nổi dậy.
Nhưng không phải chỉ có riêng tôi biết được kế hoạch của Mordant: Giáp cũng có những nguồn tin của ông. Như mọi lần, tin của ông bao giờ cũng chính xác hơn của tôi. Ông biết rơ người Pháp đă cất dấu vũ khí ở đâu và tên tuổi của các người lănh đạo.
Cũng c̣n nguy cơ thực sự là một số Việt Minh nóng đầu nào đó có thể tự động “thủ tiêu” số tù binh Pháp ở trong Thành cùng với những lănh tụ Pháp ở bên ngoài mà người ta đă biết. Tôi trao đổi những mối lo lắng của tôi với Giáp và Imai, tất nhiên là với riêng từng người. Cả hai đều đảm bảo với tôi rằng đă có những biện pháp đề pḥng cẩn thận, ít nhất cũng cho tới khi các lực lượng Đồng minh tới.
Nhưng các sự kiện xảy ra ở Sài G̣n đă cho thấy t́nh h́nh dễ bùng cháy đến chừng nào. Rốt cuộc không có ai là thủ phạm của phát súng đầu tiên - Người Pháp bị kết tội không có chứng cớ, một số kẻ hiếu chiến trong phong trào liên minh Việt Nam cảm thấy bị lợi dụng, chính người Nhật hay những người thân Nhật, hay đơn giản chỉ là một người mất trí. Ai mà biết được? Tôi thực sự không muốn những chuyện tương tự xảy ra ở Hà Nội.
Các rối loạn ở Sài G̣n, sự náo động trong người Pháp tại Hà Nội, và lời công bố khiêu khích của Leclerc, cộng với báo cáo của Bửu và mối lo lắng của Giáp xung quanh vụ xâm nhập bí mật của một số quan chức “cao cấp” Pháp, đ̣i hỏi chính sách Mỹ đối với Pháp phải được làm sáng tỏ rơ ràng. Đêm đó tôi đă điện báo cho Helliwell biết sự quan tâm của tôi đối với t́nh h́nh náo động ở bên ngoài và t́nh h́nh an ninh của chúng tôi. Tôi nói nhiều về nguy cơ hai mặt ở trong Thành và yêu cầu cho phép được thực hiện các biện pháp đề pḥng đặc biệt. Tôi khuyên phải ngăn ngừa việc thả sớm các tù binh Pháp đang chờ hồi hương v́ sợ rằng, được thả ra, họ sẽ xúc tiến thực hiện các kế hoạch “kháng chiến” của Mordant và sẽ làm nổ ra cuộc xung đột trong thường dân. Đồng thời tôi muốn gia tăng bảo vệ cho các quân nhân cũng như các thường dân Pháp trong trường hợp người Việt trả thù lại đối với sự việc đă xảy ra ở Sài G̣n hay khi họ thấy bị đe doạ v́ quân đội Pháp quay trở lại. Đó là những vấn đề sinh tử nhưng lại không thuộc phạm vi nhiệm vụ của tôi và phải được giải quyết ở cấp Chiến trường, v́ vậy tôi đề nghị phải có một cuộc họp bàn ở Côn Minh vào ngày 5-9.
Quá nửa đêm, sự vật mới trở lại yên ắng trong ngôi nhà Gauthier. Nhưng đèn vẫn c̣n cháy sáng cho tới rạng đông trong mái nhà cũ ở phố Hàng Ngang, trong căn buồng của Pháp tại dinh Toàn quyền, và trong nhà một số lănh tụ chính trị Pháp và Việt Nam. Đó quả là một đêm không dễ dàng ở Hà Nội.
Chú thích
(1) Người Thiên chúa giáo ở Bắc Việt Nam có khoảng chừng hơn 1 triệu. Dấu hiệu tính chất quần chúng của ông Hồ thể hiện trong lời kêu gọi của ông đối với các dân tộc thiểu số Việt Nam, trong đó có nhiều nhóm tôn giáo khác nhau. Người ta đồn rằng, năm 1945, ông Hồ v́ kính trọng đối với Thiên chúa giáoViệt Nam nên đă cử một người Công giáo nổi tiếng là Nguyễn Mạnh Hà làm Bộ trưởng Kinh tế trong chính phủ đầu tiên của ông. Thiên chúa giáo Việt Nam đă ủng hộ chủ nghĩa Quốc gia của ông Hồ cho đến tháng 12-1946, khi bắt đầu nổ ra cuộc kháng chiến chống Pháp. Trước đó, vào tháng 3-1946, Giám mục Lê Hữu Từ, vùng Phát Diệm, đă được cử làm Cố vấn Tối cao thay cho Bảo Đại đă bỏ trốn sang Hongkong.
(2) Ước lượng khoảng 50 đến 60 vạn người, theo không ảnh của Mỹ chụp ngày hôm đó.
(3) Đây là một bản dịch lời của ông Hồ do một phiên dịch Việt Nam thông thạo tiếng Anh, có được nghe tại chỗ.
(4) Điều này có liên quan đến toán OSS - AGAS dưới quyền trung uư Mỹ, R. Counasse ngày 2-9 được đưa đến sân bay Sài G̣n để giải phóng các tù binh Đồng minh, trong đó có 214 người Mỹ.
(5) Trong bản tướng thuật này, vẫn giữ lại danh từ “kháng chiến” mà người Pháp đă dùng. Nhưng cũng cần nói rơ là từ khi đă có ngừng chiến với Nhật th́ hoạt động của Pháp chỉ là nhằm mục đích đánh đổ Chính phủ Lâm thời Việt Nam

 

 0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6  - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28  - 29 - 30 - 31 - 32 - 33

34 - 35 - 36

 


 

 

  1. http://www.chinhnghia.com/

  2. http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

  3. http://nguoidalat.informe.com/forum/

  4. http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

  5. http://huongduongtxd.com/internet_links.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: