US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Viet Nam The Real Story Videos
Chiến Tranh Việt Nam Videos
Sức Mạnh Chính Nghĩa Videos
Hải Chiến Hoàng Sa Videos
TẠI SAO VIỆT NAM ?
WHY VIETNAM ?
BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC
MỸ
(Prelude to America’s Albatross)
TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti
Người dịch:
Lê Trọng Nghĩa
Chương 34
Kết
thúc nhiệm vụ
DẬP TẮT CÁC CUỘC XUNG ĐỘT
Tin tức từ
miền Nam làm cho mọi người ở Bắc Kỳ lo ngại, trừ
người Pháp. Họ hy vọng ở cú của Cédile, ở sự ủng
hộ “sáng suốt” chính sách thực dân Pháp của
Gracey, và ở các tin đồn đại về việc Leclerc sắp
tới. Báo chí bí mật(1)
của Sainteny thôi thúc người Pháp về triển vọng
một cuộc giải phóng tức th́. Nó thổi phồng những
tin tức về việc nắm chính quyền của Cédile,
chuyện người Pháp anh dũng lật đổ “bọn cướp Việt
Nam”, báo cáo về các cuộc hành quân thắng lợi
“càn quét các ổ cướp Việt Minh”, và những tin
thất thiệt về “lực lượng quân đội lớn” đang đổ
bộ vào Phnom Penh, Cambodia với ư ngầm là quân
Pháp đă lên đường qua phía cửa sau để giải phóng
Bắc Kỳ. Mặc dù chẳng có lấy một chút sự thật nào
trong đợt tuyên truyền này, nhưng dân Pháp ở Hà
Nội và Hải Pḥng lại rất tin tưởng và phản ứng
bằng cách tỏ ra hết sức tự tin và kiêu ngạo một
cách trắng trợn, nên đă gây ra nhiều vụ xung đột
nhỏ và một số vụ bắt bớ. Trước những hành
vi thái quá của người
Pháp, Chính phủ Hà Nội vẫn muốn t́m mọi cách
tránh không để nổ ra một cuộc đụng độ.
Ông Hồ đă chỉ thị cho Giáp
ra lệnh cảnh cáo dân chúng Pháp.
Sáng ngày 26-9, nhiều biểu
ngữ lớn đă xuất hiện trên các tường trong thành
phố, với đầu đề “Tuyên cáo với dân chúng Pháp”.
Nhiều truyền đơn mang nội dung lời tuyên cáo này
cũng được phân phát cho cộng đồng người Pháp qua
các ḥm thư, đưa tay
hoặc thông qua các cửa hiệu Việt Nam. Đó là lời
tuyên cáo chính thức do Giáp kư với tư cách là
Bộ trưởng Nội vụ, thay mặt Chính phủ Lâm thời.
Với những lời lẽ kiên quyết, tờ tuyên cáo nhắc
lại các sự kiện đă xảy ra ở miền Nam, việc Pháp
và Anh ngược đăi người Việt Nam, quyết tâm của
dân chúng chống lại mọi sự đô hộ của nước ngoài
để bảo vệ nền độc lập của ḿnh và nêu lên nhũng
điểm chủ yếu:
“Một số người Pháp đă lên tiếng tỏ ra lo ngại
cho sự an ninh… của đồng bào họ đang sống ở Bắc
Kỳ. Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
sẽ không tiến hành những biện pháp trả thù đối
với người Pháp ở đây, và đă nhiều lần ra lệnh
cho dân chúng Việt Nam phải b́nh tĩnh. Nhưng
Chính phủ sẽ không dung thứ bất cứ hành động
khiêu khích nào, bất cứ mưu toan nào nhằm làm
hại đến nền an ninh và độc lập của đất nước, và
sẽ không chịu trách nhiệm về những phản ứn sau
này của nhân dân Việt Nam chống lại các hành
động xâm lược của người Pháp ở Bắc Kỳ. V́ vậy,
tôi (Giáp) khuyên những người này phái hết sức
thận trọng trong lời nói cũng như trong hành vi
của họ, và phải nghiêm ngặt tuân thủ các biện
pháp được đưa ra để bảo đảm an ninh cho chính
họ”.
Người Pháp đă coi khinh lời cảnh cáo này.Một số
tù binh Pháp “từ Thành ra” đă xé các biểu ngữ ở
phố Gambetta Jauré Guibéry, Paul Bert, và đă
đánh những người Việt Minh đi phân phát truyền
đơn. Thường dân Pháp đă ùa
theo bắt chước họ và t́nh h́nh có nguy cơ
bùng nổ.
Tôi đă được Tạ Quang Bửu báo
ngay cho biết t́nh h́nh rối ren đó. Ông
phản đối việc người Mỹ thả tù binh Pháp và cho
tôi hay rằng Giáp rất lo lắng và bất b́nh.
Bửu nói rằng việc phá rối
trật tự rất có thể buộc Chính phủ phải có những
biện pháp cứng rắn, có thể dẫn đến đổ máu - một
việc vô cùng đáng tiếc. Tôi trả lời Bửu
là theo chỗ tôi biết
th́ không có lệnh nào của Mỹ cho thả tù binh, và
yêu cầu báo cho Giáp biết là trong ṿng một
tiếng sau tôi sẽ đến gặp ông ta.
Ngay lúc đó, tôi điện cho
đại tá Nordlinger và yêu cầu ông cho tôi gặp ở
cơ quan của Gallagher để thảo luận về t́nh h́nh
đang xảy ra. Đề nghị
của tôi h́nh như có làm phiền ít nhiều cho
Nordlinger nhưng ông ta cũng nhận lời gặp tôi 10
phút sau. Tôi liền
báo cho Gallagher biết là chúng tôi đến gặp.
Trong khi đó, tổ phản gián
X2 của chúng tôi cũng đă nhanh chóng xác định
được nhiều tù binh nói trên là những lănh tụ của
phong trào kháng chiến Mordant.
Tôi đến nơi th́ đă thấy
Gallagher và Nordlinger đang chờ.
Gallagher cũng đă thu
xếp để sẽ gặp và nói chuyện với Lư Hán. Trên
đường đến hành dinh của Lư Hán, tôi ngạc nhiên
được biết trong tuần lễ này, Nordlingher đă ra
lệnh cho các giám ngục Nhật ở trong Thành cho
phép các tù binh được “về một ngày” với gia đ́nh
ở Hà Nội. Tôi hỏi ông cho
biết đă có bao nhiêu lần phép cho tù binh Pháp,
ông ta không biết đích xác nhưng ước lượng có
khoảng chừng từ 200 đến 300 lần phép mỗi ngày.
Cả Gallagher và tôi đều kinh
ngạc nhưng Nordlinger th́ cho đó chỉ là một biện
pháp thông thường trong việc đối xử với các tù
binh Đồng minh.
Lư Hán tiếp chúng tôi ngay.
Ông ta cũng đă được báo cáo
về t́nh h́nh hỗn loạn trên đường phố và đă ra
lệnh cho các đội tuần tra vây bắt đám tù binh và
đưa họ trở về Thành. Lư Hán yêu cầu
Gallagher phải rút hết “phép cho về nhà” cho đến
khi t́nh h́nh trở lại yên tĩnh và từ nay về sau
các lệnh nghỉ phép phải do một sĩ quan Mỹ do
tướng Gallagher chỉ định kư mới có giá trị. Từ
hành dinh của Lư Hán, tôi điện báo cho Bửu và
yêu cầu ông ta nói cho Giáp yên tâm là chúng tôi
sẽ “nắm lại” tất cả tù binh Pháp, c̣n cảnh sát
địa phương sẽ đối phó với các thường dân ngoan
cố. Tiếp sau đó, không c̣n
có nguy cơ bùng nổ nào khác.
Nordlinger đă thực hiện nhiệm vụ nhân đạo của
ḿnh một cách chân thực và ông không h́nh dung
được là ông thường bị người Pháp lợi dụng để
nhằm đạt các mục đích chính trị của họ.
Nhưng cũng không thể xếp ông
vào loại “thân Pháp” như nhiều người Pháp trong
thời kỳ đó đă làm.
Ông là một trong nhiều người Mỹ biết tiếng Pháp
ở Hà Nội, có nhiệm vụ chăm lo đến đời sống của
các tù binh Đồng minh và dân thường trong khu
vực này. Do đó, ông được người Pháp xem
như là một cha tuyên uư, người che chở và phân
phối các bổng lộc của Mỹ. Khi ông rời Hà Nội vào
tháng 10, ông cũng tỏ ra quan tâm đến số phận
của người Việt, và đă cho tiến hành phân phối
một số lương thực cho họ cũng như cho người
Pháp.
Ông trở về Mỹ vào tháng 12, mang theo một bức
thư của Hồ Chí Minh, thay mặt Chính phủ Lâm
thời, gửi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, nêu lên những
khó nhăn ở Đông Dương và yêu cầu công nhận nền
độc lập của Việt Nam. Bộ Ngoại giao đă có một
thái độ lạnh nhạt, cho là Nordlinger hoạt động
như là một đường dây liên lạc với một “Chính
phủ” không được công nhận và bức thư đă được xếp
vào loại “không có hành động tiếp theo”
ÔNG HỒ NẮM LẠI T̀NH H̀NH
Trong khi chúng tôi dập tắt những vụ
xung đột nhỏ ở Hà Nội th́ ông Hồ cũng làm ngọn
lửa đề kháng ở Nam Kỳ dịu bớt đi.
Trong một bài phát thanh cho
toàn quốc, qua Đài Tiếng nói Việt Nam ở Hà Nội,
ông đă khôn khéo trực tiếp kêu gọi người Việt
Nam cung như người Pháp. Ông nói “Đồng
bào miền Nam thân mến!”,
nhưng thực ra bài diễn văn của ông bao trùm tất
cả.
Trước hết, ông chỉ trích
Pháp về thái độ phản phúc, hèn nhát trước đây và
những cố gắng hiện nay của Pháp để “thống trị
nhân dân chúng tôi một lần nữa”. Về vấn
đề người Pháp có ư cho rằng người Nam Bộ muốn
quay trở lại nguyên trạng trước
kia, ông nói “tôi tin
tưởng và đồng bào chúng tôi trong cả nước cùng
tin tưởng ở tinh thần yêu nước mạnh mẽ của đồng
bào miền Nam”. Và, một cách rất thông minh, ông
lái chuyển sang tấn công người Pháp. “Chúng tôi
c̣n nhớ lời nói hùng hồn của một nhà cách mạng
vĩ đại Pháp, “thà chết như một người tự do c̣n
hơn sống như một kẻ nô lệ”. Ca tụng sự ủng hộ
của đất nước đối với “các chiến sĩ và đồng bào
đă hy sinh trong cuộc đấu tranh để giữ ǵn nền
độc lập của dân tộc”, ông Hồ đảm bảo với các
thính giả rằng toàn thế giới có thiện cảm với sự
nghiệp của nhân dân Việt Nam(2).
Tiếp đó, ông nói thẳng với các nhà lănh đạo Pháp
và Việt Nam ở miền Nam, “Tôi muốn nhắc nhở, đồng
bào chúng ta ở miền Nam chỉ có một điều: ngay
đối với những người Pháp bị bắt trong chiến
tranh, chúng ta phải canh giữ họ một cách hết
sức cẩn mật, nhưng chúng ta cũng phải đối xử với
họ một cách rộng lượng. Chúng ta phải tỏ cho thế
giới, và đặc biệt là cho người Pháp, biết là
chúng ta chỉ muốn được độc lập và tự do, chúng
ta không đấu tranh v́ hận thù và chống đối cá
nhân. Chúng ta phải tỏ cho thế giới biết chúng
ta là một dân tộc thông minh, văn minh hơn hẳn
bọn xâm lược giết người”(3).
Đây chắc chắn là những lời
lẽ nhằm để hé cửa cho nối lại những cuộc thương
lượng.
Lúc đó chúng tôi không nắm
được dấu hiệu ǵ chứng tỏ rằng ông Hồ muốn nói
với những người Việt Nam ở miền Nam đang bị bao
vây và bài diễn văn đă đến như một tín hiệu bất
ngờ. Đó cũng là lời
tuyên bố công khai chính thức đầu tiên của ông
Hồ với đồng bào Nam Bộ từ 26-8. Dưới ánh
sáng của các sự kiện mới xảy ra, người ta có thể
coi bài diễn văn như là một lực ép mạnh mẽ về
chính trị trong Đảng.
Giàu và ông Hồ, cả hai đều là sản phẩm của một
trường đào tạo lănh tụ cách mạng Nga, nhưng họ
đă khác nhau khá xa trong các quan điểm về sách
lược và phương pháp lănh đạo.
Ông Hồ nghĩ đến thương
lượng, thuyết phục, thậm chí cả thoả hiệp trước
khi phải sử dụng đến bạo lực. Giàu là một
người Stalinism thâm căn cố đế, một người Cộng
sản chính thống và giữ quan điểm là chỉ có thông
qua sự lănh đạo chính trị duy nhất, kỷ luật đảng
và sự phục tùng mù quáng đối với sự lănh đạo của
Việt Minh th́ nhân dân mới có thể giành thắng
lời trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
Sau vụ rối loạn ngày 2-9, ông Hồ và Uỷ ban Trung
ương ở Hà Nội đă chỉ thị cho Giàu phải hoạt động
có chừng mực, phải tiến hành đối thoại với người
Pháp, những người
Troskism, những đảng phải không Cộng sản và phải
mở rộng cơ sở chính trị của Lâm uỷ. Nhưng Giàu
đă không tự ḿnh chia sẻ lănh đạo với những
người Troskism và chống Cộng. Ông đă nhường lại
ghế của ḿnh cho Phạm Văn Bạch, nhưng vẫn giữ
quyền kiểm soát về quân sự(4).
Ông Hồ thấy không có khả năng tác động được đến
Giàu và đưa các nhà lănh đạo miền Nam đi theo
đúng đường lối, nên bằng bài diễn văn, ông đă
ṿng qua Lâm uỷ để nói trực tiếp với nhân dân
miền Nam. Trong khi dứt khoát ủng hộ cuộc đề
kháng của nhân dân chống lại việc chiếm quyền
của Pháp và Anh, ông Hồ cũng khuyên phải có mức
độ và kiềm chế, mở rộng cửa cho việc điều đ́nh
với những người Pháp có thiện chí.
Bài diễn văn đă đạt được kết
quả mong muốn. Ông Hồ
đă khẳng định lại được quyền lănh đạo toàn quốc
của ḿnh và thiết lập lại được mối quan hệ giữa
miền Nam và Hà Nội. Trong những ngày tiếp
theo, người ta thấy
Bạch đă cố gắng t́m cách thương lượng với
Cédile.
CUỘC ĐẦU HÀNG CỦA
NHẬT
Ngày thứ Năm 28-9. Khi tôi
chuẩn bị đi dự buổi lễ đầu hàng của Nhật th́
nhận được lời chia buồn của cá nhân Hồ Chủ tịch
về “cái chết không may của trung tá Dewey”. Giấy
chia buồn do Nguyễn Văn Lưu(5)
đưa tới. Tôi cảm ơn và nói
sẽ gặp Chủ tịch ở dinh Toàn quyền.
Lưu báo ngay cho tôi biết là
ông Hồ không được khỏe và sẽ không dđến dự buổi
lễ. Tôi ngạc nhiên và
cũng không biết nên hiểu sự vắng mặt này như thế
nào. Chiều hôm trước
tôi có gặp ông Hồ và thấy ông khỏe, tuy vẫn ho
như thường lệ. Tôi
biết rằng ông cũng được mời dự lễ và chắc rằng
ông đă nhận lời, nhưng thực ra tôi chẳng biết rơ
ǵ cả.
Mọi công tác chuẩn bị đă xong, và Sư đoàn danh
dự Vân Nam số 2(6) triển khai canh gác
chung quanh dinh Toàn
quyền. Đó là những đội quân Trung Quốc khá cao
lớn, mặc áo chiến, mũ sắt, súng M.1 Mỹ có cắm lê
được dàn ra dọc đường đá đến tận cổng ra vào
dinh Toàn quyền. Ở phía
ngoài, trên sân có nhiều toán sĩ quan Trung Quốc
đứng, chờ tướng Lư Hán tới. Họ cũng lặng
lẽ trong các bộ quân phục sặc sỡ, thắt lưng Mỹ
mang kiếm đại lễ cán ngà bên lưng.
Đúng 10 giờ, tôi đến cổng
dinh. Trong những trường hợp như lúc này,
các quân cảnh Trung Quốc đă được thay thế bằng
binh lính Sư đoàn Danh dự số 2,
an ninh nghiêm ngặt.
Sĩ quan kiểm tra giấy một
cách cẩn thận, chào và mời tôi vào. Khi
xe tôi tới đỗ ở thềm
cửa, người ta mở cửa và một sĩ quan trẻ khác lại
xem giấy tờ. Với vẻ hài
ḷng, anh ta vời một sĩ quan khác đưa tôi vào
pḥng khách chính và tới chỗ dành riêng cạnh các
bàn dùng cho buổi lễ.
Trong pḥng có hàng trăm đại
diện các nhà chức trách quân sự và dân sự Trung
Quốc và một số ít người Mỹ. Tôi đă giúp cho sĩ
quan của Lư Hán về các thể thức lễ nghi được ghi
tên trong danh sách các vị khách đặc biệt.
Trong danh sách này có tên tướng Gallagher cùng
với các sĩ quan cao cấp bộ tham mưu của ông, có
Hồ Chủ tịch và nội các của ông, tướng Alessandri
và một đại biểu, tôi và 5 sĩ quan OSS khác, và
các vị khách quư của cộng đồng người Hoa ở đây.
Nhưng trong số nói trên,
người Pháp và người Việt đă cố t́nh vắng mặt.
Trong pḥng đă được xếp khoảng 200 ghế ngồi đối
diện với một cái bàn phủ vải xanh lớn, đằng sau
có 3 ghế đệm cao cho người Trung Quốc tiếp nhận
sự đầu hàng của Nhật. Trên tường phía sau có
treo bức ảnh lớn của Tôn Dật Tiên. Trước bàn của
người Trung Quốc là một bàn khác phủ vài trắng
với 5 ghế thấp hơn dành cho người Nhật. Trên
tường treo 4 lá cờ lớn, Mỹ và Liên Xô bên phải,
Trung Quốc và Anh bên trái.
Trên cửa và các cột trong pḥng cũng có những
chùm 4 cờ nhưng nhỏ hơn.
Không có cờ Pháp cũng như cờ
Việt Nam ở trong và ngoài dinh.
Đến 10 giờ 30, tướng Tsuchihashi và 4 sĩ quan
cao cấp Nhật (không mang vũ khí) vào pḥng và
tới trước bàn phủ vải trắng.
Họ coi như không thấy ghế dành cho họ và vẫn
đứng. Tsuchihashi ở
giữa. Với một điệu bộ trịnh trọng, ông
đặt mũ lên trên bàn và chú ư sửa lại cho ngay
ngắn với cả hai tay.
Các sĩ quan khác cầm mũ của ḿnh trong
tay phải.
Từ một cửa vào khác cạnh chiếc bàn xanh, tướng
Lư Hán, tướng Linh(7) và tướng Mă lần lượt vào
pḥng và ngồi vào bàn trước mặt người Nhật.
Những người này khẽ cúi đầu chào.
Người phiên
dịch Trung Quốc đọc cho viên tư lệnh Nhật nghe
các điều khoản đầu hàng của Đồng minh.
Tsuchihashi và các sĩ quan
đứng nghiêm lắng nghe.
Người phiên dịch đưa bản tài
liệu để người Nhật kư.
Tướng Tsuchihashi không đọc,
kư rồi trả lại bàn tài liệu và nghiêng ḿnh cúi
sâu ḿnh hướng về phía Lư Hán.
Người Trung Quốc tiếp nhận
cái chào một cách sơ sài và thản nhiên cho người
Nhật rút lui không một lời b́nh luận.
Người Nhật ra thẳng, không
hề liếc nh́n ra các phía.
Sau khi người Nhật đi khỏi,
Lư Hán đọc Bản tuyên bố nói về các điều khoản
đầu hàng và trách nhiệm của Trung Quốc ở Việt
Nam. Người phiên dịch Trung Quốc liền
dịch Bản tuyên bố đó sang cả tiếng Pháp và tiếng
Việt, mặc dù người Pháp và người Việt đều không
có mặt ở đó, và buổi lễ kết thúc.
Buổi lễ rất quan trọng này
của Lư Hán cũng đă không mang lại được thay đổi
ǵ lớn cho Hà Nội.
Tsuchihasshi vẫn tiếp tục làm vai tṛ của người
sĩ quan cao cấp Nhật để xúc tiến nhiệm vụ giải
giáp và tập trung đội quân bại trận của ông về
các địa điểm chở lên tàu. Lính Nhật vẫn
tiếp tục giúp đỡ cho quân Trung Quốc gác tù binh
Pháp trong Thành và các nhân viên kiểm soát của
Nhật vẫn ở lại vị trí cũ của họ trong Ngân hàng
Đông Dương.
Sau buổi lễ, có tổ chức chiêu đăi ngắn trong
pḥng bên cạnh và tôi cũng có dịp để thảo luận
với tướng Gallagher về sự vắng mặt của người
Pháp. Ông cho biết Alessandri đă yêu cầu Lư Hán
cho treo cờ Pháp cùng với các cờ của Đồng minh,
nhưng Lư Hán từ chối với lư do việc treo cờ Pháp
chắc chắn sẽ gây rắc rối. Alessandri đă yêu cầu
Gallagher can thiệp giúp và nêu ra với Lư Hán là
cờ Pháp đă được treo trong buổi lễ ở Tokyo và
Manila. Nhưng Lư Hán cương quyết không chịu, nói
là ở các nơi đó không có phong trào chống Pháp,
và nhấn mạnh rằng ở Sài G̣n chỉ việc trương cờ
Pháp ra cũng đă đủ là tín hiệu cho quần chúng
nổi dậy và gây ra đổ máu. Hơn nữa, việc
Alessandri là đại diện chính thức của Pháp cũng
“chưa rơ ràng”. Tôi lại nh́n
sự bất đồng như là biểu hiện của việc cá nhân Lư
Hán ác cảm với người Pháp, và ở đây ông chỉ muốn
làm nhục Alessandri.
Ông đă từ chối không để cho Alessandri được ngồi
trong khu vực các quan khách chính thức, mà đă
dành cho ông ta ghế số 115 trong khu vực của các
vị khách không chính thức. Theo tôi, đó
là một điều xúc phạm đến uy tín của Pháp nói
chung và của
Alessandri nói riêng.
Lại c̣n một vấn đề rắc rối
khác nữa. Tại sao ông
Hồ lại không đến?
Trong buổi chiêu đăi, tôi thấy có nhiều người
Việt nhưng h́nh như họ đến dự với tư cách là
người không chính thức. Họ đi cùng với
những Hoa kiều có thế lực ở địa phượng được xác
nhận là thuộc Đồng minh Hội của Nguyễn Hải Thần.
Tôi b́nh luận việc ông Hồ vắng mặt với đại tá
Hsei Chun Yie( 8 ) và
ông ta cho biết ông Hồ được chính cá nhân Lư Hán
mời như là một vị khách đặc biệt.
Nhưng đến phút cuối cùng,
ông Hồ đă chối từ v́ “lư do sức khỏe”.
Hsei giải thích là ông Hồ và Chính phủ của ông
không có quy chế chính thức ở Trùng Khánh nên
không thể nào xếp ông ta trong hàng
ngũ đại diện các nước
Đồng minh.
CUỘC HỢP NHẤT ĐANG H̀NH THÀNH
Sau này tôi mới biết Lư Hán không
thể công khai thừa nhận ông Hồ và không biết tới
các lănh tụ của các nhóm Quốc gia khác, chính v́
lúc đó đang diễn ra các cuộc thương lượng bí mật
để hợp nhất Việt Minh và Đồng minh Hội. Tiêu
Văn, theo chỉ thị của Trùng Khánh, ủng hộ Nguyễn
Hải Thần; nhưng Lư Hán lại không muốn cắt đứt
với ông Hồ, nên đă ép Tiêu phải cho xúc tiến một
cuộc hợp nhất.
Bước đầu tiên để đi tới cuộc hợp nhất được tiến
hành vào buổi sáng sau ngày lễ đầu hàng, qua
cuộc gặp giữa ông Hồ và Thần do Tiêu tổ chức,
tại trụ sở(9) của
Đồng minh Hội. Ở đó, lần đầu
tiên cờ của Đồng minh Hội được trưng ra ở Hà
Nội. Một số đông quần
chúng đă tụ tập chung quanh để hoan hô hai
người. Cũng đă xảy ra
cuộc ẩu đả giữa người của hai phe. Cảnh
sát địa phương và quân đội Trung Quốc phải can
thiệp, nhưng đă không có xô xát nghiêm trọng.
Cuộc gặp kéo dài khoảng 30
phút và cả hai người ra về đều mỉm cười vui vẻ.
Không có tuyên bố công khai, nhưng chỉ một giờ
sau đó, trên dường phố đă thấy
lan ra hai luồng dư
luận khác nhau. Những người
theo Thần vui vẻ cho biết ông Hồ sẽ
“xuống nước” để nhường chỗ cho Thần và chỉ giữ
chức “cố vấn quốc gia”. Những quan hệ Việt Minh
của tôi cho tôi biết là không đạt được quyết
định nào trừ việc ông Hồ mời Đồng minh Hội tham
gia với Việt Minh vào trong một chính phủ mới sẽ
do nhân dân bầu trong cuộc tổng tuyển cử dự định
tiến hành vào ngày 23-12(10). Tin đồn c̣n được
tăng thêm hương vị qua một câu chuyện được
truyền đi rộng răi, chắc là do người của Thần,
rằng Quốc dân Đảng (Trung Quốc) đă chi cho Thần
về vấn đề này 7 triệu đồng, nhưng một nửa số
tiền đă bị Tiêu Văn chiếm lấy để tiêu riêng.
Điều này chỉ làm suy yếu vị
trí của Thần ở chỗ như thể là ông đă được chuẩn
bị để cộng tác với Việt Minh trong việc thành
lập một Chính phủ liên hiệp.
Câu chuyện này thật hư như
thế nào, tôi không rơ. Nhưng biết rằng
vào tháng 10, sau khi tôi rời Hà Nội, giữa các
tướng Lư Hán và Tiêu Văn đă có một sự bất hoà
nghiêm trọng về hoạt động của Đồng minh Hội và
Tiêu Văn nhất thời đă bị rút bớt các nhiệm vụ
chính trị của ông ta. Vào mùa thu 1945, có tin
đồn Lư Hán đă cho bắt giữ Tiêu và đưa ông ta về
Trùng Khánh nghỉ; nhưng theo các bản tin tức của
Mỹ từ Việt Nam và Trung Quốc gửi đi th́ từ tháng
10-1945 đến tháng 10- 1946 Tiêu Văn vẫn c̣n làm
việc.
TIN TỨC LỘN XỘN
Buổi lễ đầu hàng đến thật không đúng
lúc và chỉ được báo chí địa phương thuật lại một
cách b́nh thường. Điều mọi người chú ư
nhiều nhất là các sự kiện ở miền Nam sau cái
chết của “đại tá”(11)
Dewey. Trong 2 ngày, đài phát thanh và báo chí
Sài G̣n, Huế, Singapore, New Delhi, và Trùng
Khánh đưa tin tức rộng răi về vụ ám sát Dewey và
nhữn tin tức này đă gây ra một sự lộn xộn lớn ở
Hà Nội.
Người Pháp công khai lên tiếng chia buồn và tỏ
thiện cảm đối với một người “bạn Đồng minh”,
trong khi trong thâm tâm họ có vẻ hài ḷng về
cái chết. Điều đó có thể lung lạc được t́nh cảm
của công chúng Mỹ đối với “dân
An na mít phản bội”.
Người Việt Nam lại công khai lên
án Anh và Pháp âm mưu
kích động t́nh cảm của người Mỹ chống lại Việt
Minh. Một số người Trung Quốc đứng đắn đồng ư
với luận điểm của người Việt Nam, nhưng cũng rất
nghi ngờ, cho đây là một mưu mô của Anh để gạt
người Mỹ ra khỏi khu vực hoạt động của họ.
Điều làm cho câu chuyện của
Dewey trở nên hấp dẫn đối với dư luận quần chúng
chính là tiềm năng ảnh hưởng quốc tế của nó.
Ở Hà Nội, người ta đặc biệt
chú ư đến một bài phỏng vấn nói là của phóng
viên Phale Thorpe ở Huế. Ngay trong ngày
Dewey bị giết, có tin ông đă lên
án “hành động của Anh
ở Nam Kỳ là trái với luật pháp quốc tế (sic) và
Việt Nam xứng đáng được độc lập”. Ông ta nói,
ông ta sẽ trở về ngay Hà Nội để báo cho phái
đoàn Mỹ ở đây những ǵ đă xảy ra ở miền Nam để
tránh gây ra đổ máu ở Bắc Kỳ “…(và)
cuộc xung dột Pháp - Việt cần phải được hoặc Mỹ
hoặc Trung Quốc ngăn chặn lại”.
Như người ta đă biết, nhận định của Thorpe đă
không bỏ qua vai tṛ của Pháp trong các sự kiện
xảy ra ở Sài G̣n và bộ máy tuyên truyền của Việt
Nam đă không bỏ lỡ cơ hội để tận dụng khai thác
những tin tức này. Người Pháp c̣n đang bị nhức
nhối về việc bị chính thức gạt khỏi buổi lễ đầu
hàng, đă phản tuyên truyền lại: “Pháp không c̣n
được coi như là một nước Đồng minh trong Liên
hợp quốc nữa và người Mỹ đă góp phần làm nhục
người Pháp ở phương Đông cũng như họ đă từng làm
ở phương Tây”. Họ đă khôn ngoan tăng cường luận
điệu tuyên truyền này bằng cách xuyên tạc các
nhận xét của Thorpe làm cho nó giống như là một
lời tuyên bố chính thức của Mỹ.
Đài Singapore đă tường thuật một cách tỉ mỉ việc
Mounbauen bao che cho Gracey trước mặt Tổng
trưởng Chiến tranh Anh, ngài Lawson. Báo chí
Việt Nam và Trung Quốc đă nhắc lại tin của đài
Singapore và đă nhấn mạnh vào lời tuyên bố của
Lawson về chính sách của Anh, “trách nhiệm của
Anh đối với đồng minh của ḿnh sẽ không dẫn đến
cuộc đấu tranh cho người Pháp chống lại nhân dân
Đông Dương”. Rơ ràng lời tuyên bố này đă được
đưa ra do có sự chống đối mạnh mẽ trong nội bộ
chính phủ Công đảng về việc ủng hộ về quân sự
cho người Pháp đàn áp phong trào dân tộc Việt
Nam, đi đôi với sự phản kháng dữ dội của Đảng
Quốc đại Ấn Độ chống lại việc sử dụng binh lính
Ấn phục vụ cho chính sách thực dân của De
Gaulle.
Ngoài ra, sau bản tin của đài Singapore, đài
Delhi lại thông báo Anh đă tung ra 2 sư đoàn Ấn
Độ tấn công du kích Việt Nam ở Nam Bộ. Phản ứng
tức khắc, Lâm uỷ Nam Bộ ra lệnh cho các đơn vị
bộ đội của họ “phải cô lập các lực lượng Anh và
Pháp bằng cách phá hoại cầu và đường”.
VỀ NHÀ
Trong mớ tin tức hỗn độn này, thật
khó mà biết dược chính xác việc ǵ đă xảy ra,
ngoài việc nổi bật lên khá rơ là cuộc chiến
tranh Thái B́nh Dương ác liệt và lâu dài kết
thúc không có nghĩa là đă mang lại hoà b́nh cho
Việt Nam. Đối với họ, một
cuộc chiến tranh mới đă bắt đầu.
Nhưng nó đă không lôi cuốn
chúng tôi vào đó.
Chúng tôi đang trên đường trở về nước.
Chiều ngày 29-9, tôi nhận
được lệnh mà tôi đang chờ đợi. Cục t́nh
báo OSS được “chuyển thuộc Bộ Chiến tranh và
Ngoại giao kể từ 1-10” và ngày đó tôi cũng phải
trở về Côn Minh. Đại uư
Bernique và trung uư Swif sẽ cho đóng cửa cơ
quan. Vào giữa tháng
10, tôi sẽ lên đường về nước.
Helliwell về sau mấy ngày,
c̣n Heppner th́ về Mỹ vào giữa tháng 11.
Bộ chỉ huy Chiến trường
Trung Quốc (CCC) cũng giải thể và tướng
Gallagher và Bộ tham mưu của ông cũng chuyển đi
nơi khác. OSS Trung Quốc chỉ c̣n lại một
số ít cán bộ giao thời. Hoạt động t́nh báo của
chúng ta tại Chiến trường Trung Quốc đă cáo
chung một cách nhanh chóng, mà công chúng Mỹ
cũng chẳng hay biết ǵ, nhưng họ đă phải trả một
giá đắt cho sự lăng quên này.
Tôi dùng ngày cuối cùng ở Hà
Nội, 30-9, để chuẩn bị túi bụi cho cuộc ra đi.
Tôi quyết định việc xử lư các tài liệu và đặt kế
hoạch an ninh, đề
pḥng phải sơ tán trong t́nh huống khẩn cấp. Sau
đó là những cuộc hội họp tiễn biệt với tướng
Gallagher, tướng Lư Hán, tướng Mă… Tướng
Gallagher mời cơm và chia
tay với tôi một cách vui vẻ, trước khi
tôi trở về nhà Gauthier. Ông Hồ mời tôi dự bữa
cơm chiều hôm đó và tôi đă chia sẻ buổi tối cuối
cùng của tôi ở Hà Nội với ông Hồ.
Chú thích:
(1) Báo Entente, lúc đầu do nhóm
Sainteny in bí mật, sau được phép xuất bản công
khai vào năm 1945 do Việt Minh kiểm duyệt.
(2) Hồ Chí Minh Tuyển tập
(3) Hồ Chí Minh Tuyển tập
(4) Cuối cùng, ông bị gọi về Hà Nội tháng
11-1945
(5) Chánh văn pḥng Bộ Ngoại giao, một cộng sự
của Hoàng Minh Giám, Thứ trưởng (Hồ Chí Minh là
Bộ trưởng)
(6) Một đơn vị của quân Long Vân, dưới quyền của
thiếu tướng Chao Yao Ming, tư lệnh Tập đoàn quân
52. Sư đoàn Danh dự số 2 là đơn vị Trung Quốc
cuối cùng rời khỏi Việt Nam tháng 10-1945.
(7) Tư lệnh Tập đoàn quân 60 Trung Quốc
( 8 ) Bí thư và phụ trách lễ tân của Lư Hán
(9) tại số 23, phố Quan Thánh
(10) Tổng tuyển cử đă được tổ chức vào ngày
6-1-1946
(11) Dewey được truy phong Trung tá (Lieutenant
Colonel). Tuy nhiên, trong giao tiếp quân đội
Mỹ, cấp bậc Trung tá (Lieutenant Colonel) và Đại
tá (Colonel) thường được gọi
chung là Colonel. Giống như các cấp tướng
đều được gọi chung là
General.
0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures