US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Viet Nam The Real Story Videos
Chiến Tranh Việt Nam Videos
Sức Mạnh Chính Nghĩa Videos
Hải Chiến Hoàng Sa Videos
TẠI SAO VIỆT NAM ?
WHY VIETNAM ?
BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC
MỸ
(Prelude to America’s Albatross)
TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti
Người dịch:
Lê Trọng Nghĩa
Chương 31
Những
vấn đề của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau khi ra
đời
ÔNG HỒ TIẾN LÊN PHÍA TRƯỚC
Tuy đă có cuộc
ngừng bắn nhưng Sài G̣n và toàn bộ Nam Kỳ, sau
ngày “Chủ nhật đen tối” vẫn ở trong t́nh trạng
náo động. Bửu và Liệu đều cho nguyên nhân cơ bản
gây ra t́nh h́nh đó là do sự cạnh tranh chính
trị và xung đột kinh tế xă hội.
Họ nhấn mạnh vào việc thiếu
thông tin liên lạc và phối hợp giữa miền Nam và
miền Bắc. Nhưng Bửu đă giúp tôi hiểu biết rơ về
vấn đề miền Nam hơn. Sài G̣n và Hà Nội;
theo ông nói, cách xa nhau gần 800 dặm về mặt
địa lư, v́ thế mà họ cũng khác biệt nhau trong
các sách lược và kỹ thuật hành chính.
Mặc dù có sự non kém của miền Nam và nguy cơ đe
doạ của những người Quốc gia thân Trung Quốc ở
Bắc, ông Hồ vẫn quyết định cho xúc tiến chương
tŕnh cải cách của ḿnh. Ông
nói với tôi là đă đến lúc phải thực hiện lời hứa
của ông với người Việt Nam về một cuộc sống tốt
đẹp hơn. Hơn nữa, việc quân đội chiếm
đóng Anh và Trung Quốc tới lại càng thúc ép ông
một cách khẩn cấp phải tiến lên một bước nữa để
tiếp đón Đồng minh với một chế độ thực sự “dân
chủ”. Tuy vậy, ông cũng hết sức thận trọng để
tránh không làm cho quần chúng Việt Nam và các
nước Đồng minh xa ĺa v́ đă đi
theo chủ nghĩa Cộng
sản một cách quá lộ liễu…
Những tin tức về những người Quốc gia thân Trung
Quốc được quân Tưởng cho đi cùng về Việt Nam làm
cho việc cải cách trở nên hết sức cấp bách trước
khi Đồng minh Hội, Việt Nam Quốc dân Đảng, Đại
Việt cùng các đảng phái lưu vong khác tới. Ông
Hồ không muốn để cho “bọn tay sai của Trung
Quốc”, như ông thường gọi, có cớ để lên án ông
là đă không làm ǵ cả, mà trái lại, họ phải chấp
nhận ông dă cho xúc tiến một chương tŕnh hành
động thích đáng của Mặt trận Việt Minh và được
nhân dân cũng như các nước Đồng minh công nhận.
Khi tôi ở Trung Quốc về, ông Hồ và Chính phủ Lâm
thời của ông đă cho xúc tiến một số cải tổ và
thăm ḍ những đường lối mới. Ông Hồ đă để Giàu
mở rộng cơ sở Lâm uỷ Nam Bộ bằng cách thu nạp
thêm những nhân viên thuộc phe đối lập và tiếp
tục các cuộc điều đ́nh với Cédile, hy vọng rằng
người Anh và người Pháp sẽ công nhận Việt Minh
trên thực tế như là một bộ máy chính trị có đầy
đủ khả năng lănh đạo quốc gia và như thế sẽ có
thể tránh được các cuộc đụng độ bằng vũ lực.
Đối với toàn quốc, Chính phủ
ông Hồ xúc tiến và công bố các cải cách ở cấp
cao. Ngày 5-9, ông Hồ giải thể các Hội
đồng Nhân sĩ nổi tiếng và thay bằng các Uỷ ban
Nhân dân do nhân dân địa phương bầu cử.
Chế độ quan lại cũ đă bị thủ
tiêu.
Cuộc cải cách mong chờ từ
lâu cũng được khởi đầu nhưng rất thận trọng để
không gây thù hằn giữa giai cấp trung lưu và các
đại địa chủ. Việc chia lại ruộng đất chỉ
hạn chế trong các công điền, đất bỏ hoang, đất
tịch thu của Pháp và “bọn hợp tác với phát xít”,
để chia cho các nông dân không có ruộng.
Thực tế từ 22-9, các chủ
ruộng đất nhỏ, từ 5 mẫu trở xuống, đều được miễn
thuế ruộng đất. Việc hạn chế buôn bán
thóc gạo và ngũ cốc
của Nhật, Pháp trước đây đă được huỷ bỏ.
Thuế công thương nghiệp và
môn bài cũng chấm dứt từ 14-9.
Việc độc quyền bán thuốc
phiện, rượu và muối cũng bị cấm. Cuộc cải
cách cấm cả đánh bạc và măi dâm, cùng với các
h́nh thức lao động
khổ sai khác. Công nhân được
phép lập nghiệp đoàn và được khuyến khích điều
đ́nh với giới chủ.
Tất cả các công nhân đều được hưởng chế độ ngày
làm 8 giờ.
Theo luật bầu cử mới, các xă và tỉnh sẽ bầu ra
Uỷ ban Nhân dân xă và tỉnh, và đến cuối năm sẽ
bầu Quốc dân Đại hội (Quốc hội Lập hiến).
Luật mới bảo đảm quyền phổ
thông đầu phiến cho mọi công dân nam nữ trên 18
tuổi.
Một trong những điều cải cách có thể nói là cơ
bản nhất, mà ông Hồ rất tha thiết, là công cuộc
xoá nạn mù chữ, nhằm làm cho mọi người đi học để
biết đọc và biết viết. Ông Hồ muốn có một xă hội
có văn hoá, có khả năng quản lư được nền “độc
lập” mới, tiếp thu được các lợi ích của nhà
trường mà nhà nước sẽ mở, và có đầy đủ điều kiện
để đạt tới một nền kỹ thuật hiện đại.
Liệu sẽ sử dụng mọi phương
tiện và biện pháp để tuyên tuyền rộng răi trong
quần chúng các điều cải cách nói trên.
Quảng đại quần chúng, nông
dân cũng như công nhân đă phấn khởi hưởng ứng sự
cố gắng của Chính phủ trong công cuộc cải thiện
đời sống của họ. Việt
Minh được nhiệt liệt hoan nghênh và được tích
cực ủng hộ. Chỉ có
một số nhỏ bị bỏ rơi, nhưng không đáng kể.
Vấn đề là ở chỗ phúc lợi của
nhân dân, thắng lợi của cuộc cách mạng và sự đảm
bảo cho nền độc lập của đất nước. Đây là
lần đầu tiên cả nước đoàn kết thống nhất trong
một mục đích chung và đồng thời cũng là lúc mà
các tranh chấp về chính trị đă bị nhấn ch́m đi -
ít nhất tại miền Bắc.
CHỦ TRƯƠNG ĐỀ KHÁNG THỤ ĐỘNG
Tuy vẫn thể hiện một tinh thần lạc
quan và phấn khởi cao độ, nhưng Chính phủ Hà Nội
vẫn phải lo lắng đối phó với những vấn đề cực kỳ
nghiêm trọng. Các lực lượng ngoại quốc đang từ
hai phía Bắc và Nam tiến vào Việt Nam, với danh
nghĩa thực hiện nhiệm vụ của Đồng minh nhưng
thực ra họ đều mang theo
những động cơ khác. Trong
hai tuần, người Trung Quốc đă tỏ ra quan tâm đến
tước đoạt, cướp bóc nhiều hơn là chú ư đến quân
Nhật mà họ có nhiệm vụ phải giải giáp.
C̣n người Anh ở miền Nam th́ chỉ lo làm sao đập
tan được Chính phủ Việt Minh, dọn đường cho
người Pháp chiếm lại thuộc dịa cũ hơn là thực
hiện nhiệm vụ đă được công bố của họ. Thực sự họ
cũng không biết ǵ về vấn đề lực lượng quân Nhật
vẫn c̣n đầy đủ vũ khí trong
tay.
Ư thức được địa vị gây cấn của ḿnh, cả về
phương diện quân sự và chính trị, nên ông Hồ đă
quyết định theo đuổi
một chính sách đề kháng thụ dộng đối với các thế
lực chiếm đóng. Chính phủ của ông công khai ủng
hộ nhiệm vụ của họ trong việc giải giáp quân
Nhật và sẵn sàng giúp đỡ mọi mặt để hoàn thành
được nhiệm vụ trên. Đă nhiều
lần, ông đă phải để thời giờ để giải thích cho
tôi về chính sách đó.
Đối với người Trung Quốc, phải tránh không để nổ
ra các cuộc xung đột bằng bất cứ giá nào.
Nếu như chủ quyền Việt Nam có bị thử thách th́
cũng không để xảy ra xung đột vũ trang; nhân dân
sẽ đoàn kết trong một mặt trận thống nhất và nếu
cần sẽ không cộng tác với các nhà chức trách
quân sự Trung Quốc, sẽ có băi công, băi thị, và
nhân dân sẽ được phân tán dần về các vùng nông
thôn. Đó sẽ là chiến thuật
của ông ta.
Ở miền Nam th́ không được để cho bất cứ một sự
lộn xộn nào tạo cho người Anh cái cớ để can
thiệp và phá hoại công tác cách mạng của Việt
Minh. Ông Hồ đă ra lệnh cho
Giàu là trong bất cứ trường hợp nào cũng không
được xâm phạm đến thân thể và tài sản người
Pháp, không dùng bạo lực và cũng không để xảy ra
cướp đoạt. Khi người Anh chưa đi khỏi th́
cuộc cách mạng chỉ là “dân chủ”, không phải là
“xă hội chủ nghĩa”, không để xảy ra xung đột với
quân đội Pháp và phải tránh các thường dân Pháp.
Đối với quân Anh, chính sách của Giàu là phải
cộng tác trong việc duy tŕ trật tự công cộng và
các sự vụ hành chính, nếu như họ không can thiệp
vào việc điều hành công tác của Lâm uỷ.
Dewey cho biết, ngày 4-9, Bộ Tư lệnh Đông Nam Á
(SEAC) đă nghiêm khắc phê phán viên chỉ huy
Nhật, Thống chế Terauchi, về sự lơ là trước cuộc
rối loạn ở Sài G̣n và một lần nữa nhắc lại trách
nhiệm duy tŕ trật tự của ông ta cho đến khi
được các nước Đồng minh thay thế.
San đó, Terauchi đă ra lệnh
điều nhiều tiểu đoàn Nhật vào Sài G̣n để tước vũ
khí của người Việt Nam. Điều này nói lên
một cách rơ ràng ư nghĩa bức công điện của
Mountbatten gửi Wedemeyer bảo phải sẵn sàng “nắm
lấy t́nh h́nh trong Chiến trường Trung Quốc”.
Điều đó giải thích tại sao
Giàu báo động và kêu gọi dân chúng phải b́nh
tĩnh.
Khi đại tá Cass đến Sài G̣n, ngày 6-9, theo yêu
cầu của SEAC, Nhật đă tăng cường lực lượng vùng
Sài G̣n - Chợ Lớn lên tới khoảng 7 tiểu đoàn và
đ̣i Lâm uỷ phải tước vũ khí và giải tán các
chiến sĩ Việt Nam. Trong
thực tế, chỉ có Hoà Hảo, Cao Đài và B́nh Xuyên
mới có lực lượng vũ trang có tổ chức.
C̣n Troskism và Việt Minh
chỉ có một số lực lượng tượng trưng. Do
đó, lệnh tược vũ khí chỉ được áp dụng chủ yếu
đối với các nhóm chống Việt Minh.
Theo chính sách đề kháng thụ động và bất bạo
động của ông Hồ, ngày 8-9, Giàu ra lời kêu gọi
nhân dân cộng tác, như đă nói ở trên, những phe
đối lập liền kết tội Việt Ḿnh là phản bội.
Những người chống Cộng được
nhóm Troskism khuyến khích, cũng từ chối không
nộp vũ khí và đ̣i Giàu phải từ chức.
Ngày hôm sau, Việt Minh cho cải tổ và mở rộng cơ
sở Lâm uỷ, Giàu rút lui nhường chỗ cho một người
Quốc gia độc lập là Phạm Văn Bạch. Trong uỷ ban
mới, số Cộng sản rút từ 6 (trong số 9 người)
xuống c̣n 4 (trong số 13 người) và có 1 Cao Đài,
1 Troskism, 1 Hoà Hảo, 3 độc lập, 2 Quốc gia và
nhà sư Huỳnh Phú Sổ, thủ lĩnh tinh thần của Hoà
Hảo. Qua việc nghiên cừu danh sách các uỷ viên,
tôi không tin là Việt Minh đă buông
tay.
Tôi biết Phạm Văn Bạch, tuy
được kêu là độc lập, nhưng là một kẻ thù công
khai của lực lượng phản cách mạng và là một
người bí mật sùng bái ông Hồ. Do đó, nếu
như người Việt Nam phải đương đầu với cuộc chiếm
đóng và đàn áp dân tộc của Pháp th́ những người
Troskism và có thể nhiều người độc lập chắc chắn
sẽ đứng về Việt Minh. Những
cuộc cải tổ đă không mang lại được sự ổn định
cần thiết cho Chính phủ ở miền Nam. Các
cuộc đấu tranh đảng phái, luận điệu phân biệt
chủng tộc, tinh thần chống Pháp, nỗi lo sợ các
“đội danh dự” Việt Minh(1),
tất cả đă đưa đến sự sụp đổ của Uỷ ban mới chỉ
sau chưa đầy 2 tuần lễ.
Ngày 12-9, một đơn vị Gurkhas(2) của tướng
Gracey cùng với một phân đội thuộc trung đoàn 5
RIC(3) Pháp từ Rangoon đến sân bay Tân Sơn Nhất
thực hiện cuộc hành quân “thắng lợi” của Anh -
Pháp vào “Đông Dương thuộc Pháp”.
Thành phố sôi lên với những
tin đồn đại quá mức là quân Pháp “đă đổ bộ'”.
Người Việt Nam th́ náo động,
c̣n người Pháp th́ phấn chấn.
Phản ứng của Dewey là sự có
mặt của người Pháp nhờ vào sự che chở của Anh là
một “điều xấu trong lúc này và đă được khuyên
bảo một cách sai lầm”.
Các nhân viên SLFEO (của Pháp) đến đây từ trước
với lực lượng 136 của Cass, đă đón đơn vị 5 RIC
và dẫn họ thẳng tới các kho đạn dược, bến cảng
và các kho tàng nhà binh.
Pháp đă nhanh chóng thay thế người Nhật và nắm
quyền kiểm soát. Trùm DGER (Pháp) ở Sài
G̣n, đại uư hải quân De Riencourt đă đến hành
dinh của Cass và thuyết phục Cédile ra lệnh cho
viên cai ngục Nhật thả một số nhân viên chủ yếu
trong tổ chức “kháng chiến Pháp” và hàng trăm sĩ
quan và hạ sĩ quan lê dương(4). Số lính này được
phiên thành đơn vị, đưa về các trại lính, nhận
vũ khí và được lệnh toả ra khắp thành phố bắt
liên lạc với các thường dân Pháp và tổ chức họ
để chuẩn bị chiếm lại Sài G̣n.
Cả người Pháp và Việt Nam,
nh́n thấy bọn lê dương vơ trang kiêu căng đi
khệnh khạng trên đường phố Sài G̣n đều có phản
ứng một cách mạnh mẽ. Thích thú trong
niềm vui thắng lợi đầu tiên, người Pháp muốn
nhằm vào lúc này để dạy cho dân “An
nam mít” bội bạc “một bài học”.
Cờ tam tài Pháp đă được
trương lên trên nhiều công sở nhưng không được
lâu. Người Anh đă ra
lệnh hạ xuống ngay trong ngày hôm đó để tránh
kích động t́nh cảm dân địa phương.
Nhưng đă quá
muộn.
CUỘC
CHỐNG ĐỐI Ở MIỀN NAM
Tôi không phải
là người duy nhất ở Hà Nội được biết những ǵ đă
xảy ra ở Sài G̣n.
Ông Hồ cũng có đường dây
liên lạc thẳng với Sài G̣n và tỏ ra rất lo
phiền. Các nhóm Quốc gia thân Trung Quốc
cũng nắm được tin tức và đă lợi dụng câu chuyện
“Pháp đổ bộ” làm một vũ khí tuyên truyền tuyệt
vời để phá hoại uy tín của ông Hồ và Việt Minh
trước công chúng. Họ lớn tiếng ca tụng lập
trường của Tưởng tuân theo
các nguyên tắc Hiến chương Đại Tây Dương và giúp
đỡ cho sự nghiệp độc lập dân tộc của Việt Nam.
Trong khi đó th́ Việt Minh ở
miền Nam lại thương lượng với Pháp và ông Hồ ở
Hà Nội cũng tỏ ra thái độ thiện chí đối với
Pháp.
Việc đả kích về ông Hồ xuất phát từ các bài báo
của hai nhà báo phương Tây đầu tiên mới tới Hà
Nội: Serge de Gunzburg, hăng AFP (Pháp) và Phale
Thorpe của AP (Mỹ) ở Trùng Khánh. Họ đă phỏng
vấn Chủ tịch Hồ và đưa ra một tin được coi là
“giật gân” nói rằng ông Hồ đă tuyên bố “Chính
phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng
chấp nhận cả các cố vấn người Pháp nếu họ tới
Việt Nam với tư cách là những người bạn chứ
không phải là kẻ xâm lược”.
Tôi cho không có ǵ giật gân trong lời tuyên bố
đó cả; ông Hồ đă nhiều lần nhắc tối điều đó với
tôi cũng như với người Pháp ở Hà Nội…
Ở đây, qua nhà báo Pháp,
chắc ông Hồ muốn nói với công chúng Pháp biết
rằng ông đă coi họ như là những người bạn b́nh
đẳng. Nhưng lời tuyên
bố với nhà báo ngoại quốc đó đă được đăng lên
các báo Việt Nam và đă được phe thân Trung Quốc
đối lập với ông Hồ chộp ngay lấy. Mặc dù
một số người Trung Quốc cho đó chỉ là một xu
hướng đi tới thoả hiệp với Pháp nhằm cứu văn
t́nh h́nh, một đề nghị mà nếu có chăng nữa cũng
chẳng làm thay đổi ǵ lập trường chính thức của
Trung Quốc đối với Pháp và đối với Chính phủ của
ông Hồ. Nhưng những người Quốc gia thân Trung
Quốc lại hoảng sợ trước “đề nghị thương lượng”
đó của ông Hồ, v́ rằng một thoả thuận giữa chế
độ của ông Hồ với Pháp sẽ gạt họ ra khỏi mọi sự
dàn xếp sau này.
Tôi có nói chuyện với hai
nhà báo. Họ cho biết đă có cảm tưởng khá
sâu sắc đối với “nhà cách mạng lăo thành” mà họ
cho là một “con người rất trung thực và có khả
năng”. De Gunzburg nghĩ răng Chính phủ Hồ không
thể đạt được cao vọng của ḿnh nếu “không có sự
giúp đỡ”. Tôi hỏi có phải ông định nói tới nước
Pháp không, nhưng được trả lời, “Hay là nước Mỹ?”.
Chiều hôm đó tôi đến gặp ông Hồ ở nhà riêng gần
Bắc Bộ Phủ. Ông trông rất mệt nhọc và
sa sút.
Trời nóng nhưng ông quàng
khăn cổ mỏng và h́nh như thấy lạnh. Có
thể ông đă lại lên cơn sốt nhưng nói không hề
ǵ, chỉ bị mệt và mời tôi ngồi lại.
Ông hút một điếu
Chesterfield, hít sâu và thả khói qua cửa sổ.
Ông nói chung chung
là hoà b́nh rất mong manh, rồi đi về phía bàn
làm việc mà trên vẫn thường để cái máy chữ ọp ẹp
của ông. Ông t́m được một tờ
thông cáo mà ông nói là nhà chức trách quân sự
Trung Quốc đă cho rải khắp Hà Nội ngày hôm
trước. Tờ thông cáo
được in một mặt bằng tiếng Trung Quốc, một mặt
tiếng quốc ngữ. Ông
Hồ trực tiếp dịch cho tôi nghe.
Nó ca tụng sự hy sinh t́nh
cảm của các Việt kiều quốc gia hải ngoại cho sự
nghiệp độc lập dân tộc, cảm ơn Tưởng thống chế
về sự ủng hộ và biểu dương t́nh hữu nghị bất
diệt của Việt Nam và Trung Quốc. Sau đó
nó kết thúc bằng lời kết tội Việt Minh cấu kết
với Pháp và kêu gọi những người Việt Nam yêu
nước trung thành, nếu thực sự muốn độc lập và tự
do, phải từ bỏ “ông
Hồ và bè lũ giết người của ông Hồ”.
Kư tên dưới tờ thông cáo là
Nguyễn Hải Thần, thay mặt cho Đồng minh Hội.
Ông Hồ quay về phía tôi và nói “bây giờ bắt đầu
đấy”. Với một thái độ khinh
miệt, điều mà tôi chưa bao giờ thấy trước đây ở
ông Hồ, ông ném mạnh tờ giấy xuống bàn.
Một lúc sau ông nói “Việt
Minh sẽ c̣n phải đấu tranh lâu dài cả với người
Trung Quốc và người Việt Nam”.
Sau đó ông Hồ hỏi tôi về tin
tức Sài G̣n. Tôi kể lại cho ông những
điều ít ỏi mà tôi biết và chúng tôi đă thẳng
thắn trao đổi về những sự phức tạp gây ra do
việc người Pháp có mặt ở đây. Ông Hồ hết sức lo
lắng và nhận định nếu như các sự kiện xảy ra
trong tuần trước được coi như là một dấu hiệu
nào đó th́ chắc rằng Uỷ ban mới đây của Phạm Văn
Bạch sẽ không tồn tại được lâu.
Đó là một nhận xét sau này
đă được chúng minh là đúng đắn. Ông Hồ
chán ngán v́ việc Anh công khai ủng hộ Pháp và
các nước Đồng minh th́ rơ ràng không quan tâm
đối với sự nghiệp của ông.
Tôi cảm thấy ông thực sự mất tinh thần.
Tôi cố khuyến khích ông bằng
cách ca tụng những cải cách ông đă cho công bố.
Ông mỉm cười nhưng trở lại
nghiêm nghị ngay. Ông
Hồ công nhận việc thực hiện công cuộc cải cách
sẽ rất khó khăn nếu không có sự viện trợ từ bên
ngoài, nhưng cho đến nay th́ chưa có ai công
nhận Việt Nam là một nước độc lập, “ngay cả đến
Liên Xô cũng vậy”.
Cải cách ruộng đất, giảm
thuế, kế hoạch nông nghiệp, phát triển công
nghiệp - tất cả những cái đó đ̣i hỏi không phải
chỉ những ư định hay và nhân công mà ông có rất
dồi dào. Chúng đ̣i hỏi phải có tiền,
nhưng kho bạc của Chính phủ th́ bị phá
sản(5).
Điều kiện kinh tế của đất
nước thực sự đang trong t́nh trạng nguy ngập.
T́nh h́nh lương thực đang bị
đàn “châu chấu Trung Quốc” làm kiệt đi từng giờ.
Thóc gạo vụ mùa cũng không
đủ để nuôi dân Bắc Kỳ quá được 30 ngày.
Và các cán bộ của Lư Hán đ̣i phải nộp lương thực
và dịch vụ tại chỗ để chi cho việc chiếm đóng.
Đó là một bức tranh ảm đạm.
Tôi cũng cảm thấy buồn phiền
nhưng không thể làm ǵ hơn là giúp thông báo
t́nh h́nh Côn Minh như thường lệ.
Nghĩ đến t́nh trạng khó khăn
của ông Hồ, tôi thông cảm với giọng hoà giải
trong lời tuyên bố của ông với các kư giả ngoại
quốc. Ông đă phải
hành động từ một thế yếu và thực tế đă đưa ra
một đề nghị thương lượng dứt khoát với Pháp với
hy vọng sẽ tránh được một cuộc xung đột vơ trang
và tranh thủ thời gian cho Chính phủ của ông.
Sự xuất hiện của người Anh
và người Pháp ở Sài G̣n đă tác động mạnh đến
t́nh h́nh ở Thành (Hà Nội). Người của
Sainteny đă không mất thời gian để báo những tin
tức trên cho nhóm Mordant trong Thành, đồng thời
cũng chuyển cho họ lệnh của tướng Alessanđri từ
Trung Quốc chỉ thị cho các tù binh Pháp ở đây
phải “tổ chức thành các đơn vị bộ đội” và “cấp
vũ khí cho một đại đội lê dương để bảo vệ trật
tự” khi người Trung Quốc đến nhận nhiệm vụ chỉ
huy Thành. Cùng lúc đó, người Nhật chỉ huy trại
cũng tuyên bố nhận được chỉ thị của bản doanh ra
lệnh phải theo gương
Sài G̣n và thả tất cả các tù binh.
Đại tá Norlinger phụ trách
công tác tù binh lúc đó đă hỏi ư kiến tôi.
Tôi đă khuyên ông phải bác bỏ lệnh của
Alessandri và ra lệnh cho Nhật tăng cường canh
gác, cấm không được thả tù binh nào cho đến khi
nhận được lệnh của Bộ chỉ huy tối cao Trung
Quốc. Norlinger tiếp thu
ư kiến của tôi và báo cáo với Côn Minh. Ngày hôm
sau chúng tôi nhận được sự đồng ư của cấp trên
kèm theo ghi chú
Alessandri ở Trùng Khánh cải chính không gửi bất
kỳ lệnh nào cho người Pháp ở Hà Nội.
Miền Bắc Đông Dương quả thực
là một nhà thương điên. Những người Pháp
xấu số, liên tục phải chống lại các “Đồng minh”
“vô tâm” và người Việt “bội bạc”; những người
Quốc gia thân Trung Quốc tích cực hoạt động nhằm
lật đổ chính phủ Việt Minh; quân Quốc dân Đảng
háu ăn đang ra sức tàn phá đất nước; các gián
điệp Nhật đang lén lút tổ chức mạng lưới ngầm
sau chiến tranh của họ.
Trung tâm hoạt động của tất cả các nhóm này vẫn
là Hà Nội.
BỘ MÁY BÍ MẬT CỦA NHẬT
Ngoài những hoạt động công khai của Nhật đă được
mô tả ở trên, tổ phản gián chúng tôi đă khám phá
ra một mạng lưới hoạt động bí mật hết sức phức
tạp được cài một cách chặt chẽ vào các tổ hợp
kinh tế và văn hoá ở Đông Dương và c̣n đang hoạt
dộng. Trung tâm hệ thống t́nh báo và chiến tranh
chính trị Nhật đă được xác định là hai tố chức
hết sức kín đáo: Công ty Thương mại và Kỹ nghệ
Đông Dương có tên là CICEI và Trung tâm Văn hoá
(Bunka Kaikan).
CICEI được h́nh thành từ một
hăng xuất cảng Nhật nhỏ Taikatu, đặt tại Hà Nội
từ trước 1937.
Taikatu có 15 chi nhánh ở khắp Đông Dương với
trụ sở đàng hoàng và nhân viên đầy đủ.
Tháng 9-1937, Doichi Yamane,
cựu đại diện Nhật tại Hội Quốc Liên, mở thêm một
hăng xuất cảng thứ hai bên cạnh Lănh sự Pháp tại
phố Carnot. Sáu tháng
sau, Bunishi Onishi từ Tokyo đến và lập ra
CICEI. Onishi có quyền gắn bó với Ngân
hàng Đài Loan, Ngân hàng Yokohama và Ngân hàng
Đông Dương mà ở đó ông có một số quyền lợi quan
trọng và qua một số biện pháp tài chính ông đă
thống nhất các hăng xuất cảng nhỏ vào CICEI.
CICEI trở thành một phường hội khép kín, không
chịu sự kiểm soát của bên
ngoài(6).
Ban đầu CICEI tập trung vào việc thăm ḍ đất
đai, khai thác mỏ và
quặng sắt. Nhân viên của họ
đi khắp nơi để nghiên cứu, chụp ảnh và vẽ bản
đồ. Họ có thể hỏi thẳng các nhà chức
trách quân sự, dân sự Pháp để lấy các tài liệu
về địa chất, địa lư, bến cảng, đường giao thông,
kho tàng, bờ biển, tàu bè…
Mùa thu 1938, CICEI
mở rộng kinh doanh khai thác quặng sắt cho Nhật
ở Thái Nguyên. Đến 1941, CICEI tiếp quản các mỏ
ở Lào Cai để cung cấp
nguyên liệu cần thiết cho nền kinh tế chiến
tranh Nhật. Họ thu lợi lớn nhưng đồng thời cũng
lượm được những tin t́nh báo quư giá về Pháp và
Trung Quốc.
Nhật rất thiếu crôm và kẽm, CICEI qua Ngân hàng
Đông Dương năm 1 942 tham gia vào một công ty
crôm và kẽm của Pháp và lập ra một liên hợp gọi
là CROMIC. Trong 1 942 - 1943, CICEI phát triển
vào Sài G̣n, Hải Pḥng, Cao Bằng, Hà Giang, Thái
Nguyên và Thai Niên (?). Một
nhân vật cao cấp ở Tokyo đă chỉ đạo về tài chính
cho CICEI chứng tỏ quy mô hoạt động lớn lúc đó.
Sau những cuộc ném bom đánh
phá bằng tàu ngầm của Đồng minh 1944, hoạt động
của CICEI có giảm sút. Nhưng CICEI vẫn
duy tŕ khối lượng nhân viên như cũ để
tung ra hoạt động
suốt khắp Đông Dương dọc bờ biển nam Trung Quốc,
giữa Ấn Độ và Miến Điện. Đồng thời qua các luồng
ngân hàng, nhất là Ngân hàng Đông Dương, cơ quan
CICEI vẫn liên lạc với Tokyo, Berlin, Rome,
Bern, Paris và cả Washington để trao đổi tin
t́nh báo và gián điệp.
Quân Nhật ở Đông Dương cũng có tổ chức bí mật
riêng của ḿnh gọi là Dainan Koosi, chuyên hoạt
động thu thập tin tức Quân đội và Hải quân Nhật.
Dainan Koosi được đặt dưới sự lănh đạo của một
gián điệp nổi tiếng tên là Matsushita(7).
Cơ quan của Dainan Koosi phù trợ cho Hải quân là
Manwa (hay là Van Woo), sưu tầm quặng
kim loại đặc biệt và
cung cấp t́nh báo có liên quan đến công nghiệp
luyện kim. Một khía cạnh hoạt động khác của nó
là trao đổi vật tư và hàng lậu để lấy tiền quan
kim và kim loại để
chi phí cho các hoạt động t́nh báo ở Trung Quốc.
Syotu đóng ở Hà Nội là cơ quan phù trợ cho Quân
đội Nhật. Nó chuyển mua hoặc kiểm soát các ṣng
bạc ở duyên hải Trung Quốc nhằm để chuẩn bị cho
việc đưa đón các gián điệp Nhật có nhiệm vụ thu
thập tiền bạc và t́nh báo ở Trung Quốc. Syotu ở
Hà Nội cho thấy hàng tháng đă
thu được độ 100 tấn
đồng Trung Quốc.
Trong 1944, Dainan Koosi đă thu thập được gần
4.000 tấn đồng pha thiếc, được lọc lại tại Đông
Dương và do CICEI, CATEL chở về Nhật. Qua chợ
đen, Manwa và Syotu c̣n kiếm được một số khá lớn
antimon, ch́, mangan, amiang, mica và
da( 8 )
Bộ máy hoàn bị này chắc là đă bóp nghẹt nền kinh
tế Đông Dương và đă cung cấp cho Nhật ngoại tệ,
tin t́nh báo về Đồng minh và các vật liệu chiến
lược. Nhưng điều quan trọng trước mắt đối với
chúng tôi là ở chỗ nó làm vỏ bọc cho kế hoạch
hoạt động hậu chiến của Khối Thịnh vượng chung
Đại Đông Á. Thua trận trước các nước Đồng minh
hoàn toàn không có nghĩa là Nhật đă thôi không
theo đuổi các kế hoạch trước chiến tranh “Á châu
cho người châu Á” của họ.
Chúng tôi cũng phát hiện được một
cách rơ ràng là Hiến binh Nhật hoạt động từ các
Trung tâm Văn hoá(9)
ở Hà Nội, Huế và Sài G̣n. Số
lớn các nhân viên của họ đă vứt bỏ quân phục và
phân tán vào dân chúng Việt Nam. Chúng
tôi cũng xác định được một số Hiến binh lẩn
trong các nhân viên các hăng buôn Nhật cũ… Những
người Nhật “đào ngũ” này được lệnh phải “biến
đi” để tổ chức thành con buôn, cướp… để sau này
hoạt động bí mật, đặc biệt là trong các công tác
quấy rối và tuyên tuyền trong các phần tử chống
Pháp và chống Việt Minh.
Một trong những điều quan tâm của tôi là t́m bắt
cho được đại sứ Jean Marie Yokoyama(10), người
đứng đầu Trung tâm Văn hoá, cùng với nhiều cộng
tác viên thân cận của ông ta(11).
Ngay từ buổi đầu chiến
tranh, Yokoyama đă là một đối tượng của OSS v́
ông là người lănh đạo lưới t́nh báo gián điệp ở
Đông Nam Á có nhiều đầu mối rộng khắp thế giới.
Vào năm 1943, chúng tôi đă phát hiện được
Yokoyama ở Huế, hoạt động dưới sự bảo trợ của
Ngân hàng Đông Dương. Yokoyama là nhân vật số 2
trong danh sách phải “ưu tiên t́m kiếm” của tôi,
sau Subhas Chandra Bose(12).
Chúng tôi đă chẳng phải lâu
la ǵ t́m ra được các nhân vật này nhưng chúng
tôi không thể bắt giữ họ nếu như không có sự
cộng tác của người Trung Quốc. Nhưng cơ
quan an ninh của Lư
Hán và bản thân ông ta tỏ ra không phấn khởi
trong việc phải gặp lại những người cộng tác cũ.
Yokoyama và Long Vân trước
đây đă không xa lạ nhau. Trong lời cung
khai của các viên chỉ huy Nhật ở nam Trung Quốc,
họ xác nhận một cách dễ dàng đă có những tiếp
xúc từ lâu giữa họ và các “quân phiệt và sĩ quan
cao cấp Trung Quốc” trước giữa những năm 1930.
Những cuộc tiếp xúc đă được tổ chức thông qua
Yoshio Minoda, Tổng lănh sự Nhật tại Hà Nội, cho
đến 1939 và sau th́ Yokoyama đảm nhận nhiệm vụ
này.
Trước khi người Nhật vào nắm quyền ở Đông Dương,
hoạt động t́nh báo và chính trị của Nhật nhiều
lúc đă lộ liễu đến mức bắt buộc người Pháp trong
nhiều trường hợp phải trục xuất các nhà ngoại
giao và kỹ nghệ Nhật như Matsushita. Song chính
những người này năm 1940 đă quay trở lại những
nơi họ đă phải bỏ ra đi, nhưng với nhiều quyền
hành và năng nổ hơn trước v́ Nhật đă chiếm được
một vai tṛ trội hơn ở châu Á.
Vào năm 1940, khi Nhật chuẩn bị bước vào một
cuộc chiến tranh Thái B́nh Dương và Đức đă chiếm
Pháp,các nhà vạch kế hoạch ở Tokyo đă nhằm tiến
lên xa hơn. Để thực hiện mục tiêu lâu dài của họ
trong việc kết thúc nền đô hộ của người da
trắng, họ trông mong vào việc đuổi người Anh ra
khỏi Miến Điện và Mă Lai, người Hà Lan ra khỏi
Indonesia và người Pháp khỏi Đông Dương và họ ra
sức thuyết phục Tnmg Quốc tốt hơn hết là phải
cộng tác với Nhật. Đồng thời, thuộc địa Anh, Hà
Lan, Trung Quốc lại gần sát với Nhật nên Đông
Dương sẽ phải là một bàn đạp thích hợp cho các
cuộc hành quân của họ tiến vào Đông Nam Á.
Ngay trước khi có thoả hiệp quân sự tháng 8-1940
với chính phủ Vichy về quyền được ưu đăi ở Đông
Dương, Nhật đă cử đại sứ Yokohama lănh đạo Trung
tâm Văn hoá Hà Nội dưới vỏ bọc là viên lănh sự,
có người phó giúp việc là Komaki Omiya(13) và
Komatsu phụ trách về tuyên truyền(14).
… Mục tiêu lâu dài của Nhật
đ̣i hỏi phải từng bước gạt bỏ ảnh hưởng và chủ
quyền Pháp ra khỏi Đông Dương. Đó là những điều
Matsushita đă làm từ những năm 1930.
Và sau khi bị Pháp trục xuất
vào 1938, Matsushita đă trở lại Đông Dương làm
giám đốc Dainan Koosi.
Yokoyama và Matsushita trở
thành những người cộng tác với nhau từ 1941.
Ban đầu, chương tŕnh của Yokoyama hướng vào
việc tuyên truyền cho nền văn hoá Nhật, nhưng
sau đó đă chuyển sang công khai cổ vũ cho thuyết
phân biệt chủng tộc trong cái gọi là triết lư
của Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Điều đó
cũng đă được một bộ phận rộng răi quần chúng
Việt Nam tiếp thu, đặc biệt trong các giáo phái
Cao Đài và Hoà Hảo. Nhưng sau cú 9-3 và các trận
thất bại ở Thái B́nh Dương, Tokyo mất hào hứng
trong chính sách phân biệt chủng tộc, lệnh cho
Yokoyama tập trung vào công tác tuyên truyền
trực tiếp và làm t́nh báo. Matsushita và một số
thuộc cánh “Châu Á cho người châu Á” liền cho đó
là một sự phản bội của các phần tử thân châu Âu
ở Tokyo và cũng nghi ngờ đối với Yokoyama mà mẹ
và vợ đều là người Pháp và
theo đạo Thiên Chúa.
Trong khi điều tra về tổ hợp thương mại, chính
trị và t́nh báo Nhật ở Đông Dương, người ta thấy
tay chân Matsushita trong Phục Quốc và Đại Việt
dă tiến hành tuyên truyền thân Nhật với sự bảo
trợ và giúp đỡ của Hiến binh ở những cấp cao
trong quân đội Nhật. Và hoạt động của họ c̣n
tiếp tục cho đến tận 1946.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Hiến b́nh Nhật đảm
nhận việc lănh đạo phong trào chống người Âu và
cũng dă gộp Cộng sản Việt Minh vào bản danh sách
căm thù của họ.
Trong t́nh h́nh đó, tôi t́m sự giúp đỡ của Trung
Quốc, gặp tướng Mă, tham mưu trưởng của Lư Hán
và đề nghị Trung Quốc cho cơ quan an ninh bắt
giữ bọn gián điệp Nhật đă được phát hiện và thu
thập nhiều tài liệu có giá trị c̣n trong Lănh sự
quán Nhật, các Hành dinh quân đội và tại các
Trung tâm t́nh báo. Mă tỏ ra
không chú ư, đặc biệt khi tôi nói tới Yokoyama
và Matsushita. Ông lịch sự đáp lại là Lư
Hán đă “không nhận được chỉ thị của Trùng Khánh
về vấn đề công tác phản gián” và nhân viên của
ông ta không thông thạo trong loại công việc
này. Kết quả không thể tránh khỏi là người Nhật
vẫn được thoải mái đi theo
con đường của họ.
Mấy tháng sau, tôi đă báo cáo về Bộ Chiến tranh
và Bộ Ngoại giao về những sự cấu kết của Nhật
trong quan hệ trong thời kỳ chiến tranh của họ
với các phần tử Pháp, Trung Quốc và Việt Nam…
cùng những mưu toan hợp tác của các phần tử địa
phương trong việc nhằm thực hiện các nhiệm vụ
trước mắt cũng như lâu dài của Nhật.
Một h́nh ảnh nổi bật của các thủ đoạn tài nghệ
này thể hiện trong vai tṛ của Ngân hàng Đông
Dương Pháp trong các vụ đầu cơ về t́nh báo và
thương mại của Nhật. Thành công của các vụ này
gắn liền một cách không thể chối căi được với sự
cộng tác có ư thức của nhiều quan chức cao cấp
Pháp trên lĩnh vực tài chính và chính trị, ở
Đông Dương và ở chính quốc Pháp. Trong 6 năm
tṛn, những người theo Pétain và De Gaulle đều
cùng với các nhà chức trách Nhật hoạt động một
cách không thân thiện đối với Đồng minh và làm
thiệt hại đến những lợi ích tối cao của Đông
Dương.
… Trong những năm
chiến tranh, nhiều người Tnmg Quốc cũng buôn bán
lương thực và đồ quân dụng với Nhật để kiếm lời.
Cũng như người Nhật, họ phải lợi dụng Ngân hàng
Đông Dương và yêu cầu Nhật tiếp tục kiểm soát
các tài sản của ngân hàng trong khi Quốc dân
Đảng thương lượng với Pháp về vấn đề đặc quyền
ngoại giao ở Trung Quốc và quyền lợi đặc biệt ở
Đông Dương.
Một cái vốn có ích khác là những người Việt Nam
thân Nhật. Họ đă được khuyến khích chống lại
thực dân Pháp và ủng hộ Khối thịnh vượng chung
Đại Đông Á của Nhật. Nhưng trong năm 1940 và sau
đó là 1945, khi họ mất hết khả năng và miếng mồi
đă mất, họ đă bị Nhật bỏ rơi để cho Pháp khủng
bố và Việt Minh trừng trị.
Qua công tác điều tra của cơ quan phản gián, bấy
giờ tôi mới rơ tại sao chỉ có ngôi nhà Ngân hàng
Đông Dương mới được gác cẩn thận như thế ở Hà
Nội; tại sao nó lại là một phương tiện duy nhất
mà Nhật c̣n kiểm soát một cách chặt chẽ cho tới
giữa tháng 10 và tại sao người Nhật đă vội vàng
rút những khoản tiền lớn trước khi người Trung
Quốc tới, để cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà của
ông Hồ một tài khoản phá sản. Vai tṛ ghê tởm
của số người nhúng tay
vào các hoạt động phá hoại này trong Thế chiến
thứ hai đă rất ít trong số họ đă bị trừng trị.
Chú thích
(1) các đội ám sát
(2) Một tiểu đoàn của trung đoàn kỵ binh 16, sư
đoàn 20 Ấn Độ (Gurkhas)
(3) Một đại đội của trung đoàn thuộc địa số 5 (5
RIC). Đây là một đơn vị được phục hồi lại từ các
lực lượng cũ của Pháp được tập hợp lại và huấn
luyện ở Bắc Phi trong đội quân ứng chiến để
chiếm lại Đông Dương của tướng Blaizot.
(4) các tù b́nh Hà
Lan, Úc và Anh đang chờ được hồi hương.
Tù binh Mỹ đă được toán
Dewey chuyển đi từ trước.
(5) Phạm Văn Đồng nói với tôi ngày 3-9-1945 là
Chính phủ mới chỉ thấy trong ngân khố lúc đó
không quá 1,5 triệu đồng
(6) Masumi Yaghiou là con của Giám đốc ngân hàng
Đài Loan, được chính phủ Nhật giao cho nhiệm vụ
kiểm soát tất cả các hoạt động tài chính của tổ
hợp công thương nghiệp có liên qan đến các hoạt
động bí mật ở Đông Dương. Ông là nhà chức trách
duy nhất giữ liên lạc giữa các tổ chức dân sự và
quân sự, và là một công chức cao cấp của Nhật ở
mọi nơi.
(7) C̣n gọi là Matusita
( 8 ) Năm 1944, chính phủ Trung Quốc đă ra sắc
lệnh xử tử tất cả người nào có “những số lớn
tiền bạc hoặc vải vóc không sản xuất tại Trung
Quốc”. Nhưng qua sự chất vấn các quan chức
Dainan Koosi sau chiến tranh đă cho thấy một sự
buôn bán rất lớn tiền tệ và vải vóc đă được xúc
tiến bởi “một số quân phiệt” ở Vân Nam, Quảng
Tây và Quảng Đông.
(9) J.M. Yokohama đă tổ chức
được một trung tâm chiến tranh chính trị có quy
mộ toàn quốc ở Hà Nội.
Trung tâm này phụ trách một
hệ thống các trường học Nhật cho các gia đ́nh
người Nhật ở Đông Dương và tổ chức các buổi
thuyết tŕnh lư luận chính trị và văn hoá Nhật
cho các thanh niên Việt Nam.
Nhưng đó cũng là một trung
tâm tuyển mộ những người Quốc gia chống Pháp và
chống Việt Minh.
Trung tâm hoạt động phối hợp với CICEI.
(10) Yokohama là một nhà ngoại giao chuyên
nghiệp, từng là Bộ trưởng ở Tây Ban Nha cho đến
khi được chuyển về Đông Dương 1939.
Nhiệm vụ của ông là tổ chức,
điều khiển hoạt động t́nh báo và chính trị, đồng
thời là cố vấn cho triều đ́nh Huế.
Mẹ và vợ đều là người Pháp
Công giáo đă giúp nhiều cho ông quan hệ với các
giới Pháp ở Sài G̣n, Huế, Hà Nội.
Ông cộng tác với người bạn
đồng nghiệp trong giới kỹ nghệ là Matsushita.
Ngày 10-3-1945, chính Yokohama đă vào điện Kiến
Trung để khuuyên Bảo Đại hợp tác với Nhật trong
Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á và đă thuyết
phục được Bảo Đại chấp nhận kế hoạch phân biệt
chủng tộc bằng cách tuyên bố để “giữ thể diện”
là Việt Nam “không lệ thuộc vào nước ngoài” và
sẵn sàng hợp tác với Nhật để củng cố nển “độc
lập” của Việt Nam.
(11) Komaki Omiya, Doichi Yamane, Komatsu và
Matsushita
(12) Lănh tụ phe Quốc gia Ấn Độ
(13) Đến Đông Dương năm 1939 nhờ sự bảo trợ của
Doichi Yamane, cựu đại diện Nhật ở Hội Quốc Liên
và là một nhân viên cơ quan t́nh báo Nhật.
Komaki Omiya được cử vào ban quản trị CIDIM, một
chi nhánh của CICEI. Omiya đă có một thời gian
ngắn (1942-1943) cộng tác với Việt
Minh(?) để nhằm lôi
kéo người Việt chống lại người da trắng nhưng
đạt ít kết quả v́ Việt Minh có tinh thần chống
Nhật.
(14) Một cựu thông tín viên của tờ báo quân đội
Nhật Yomiwu, phụ trách công tác văn hoá quân
chúng trong trung tâm văn hoá
0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures