US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Viet Nam The Real Story Videos
Chiến Tranh Việt Nam Videos
Sức Mạnh Chính Nghĩa Videos
Hải Chiến Hoàng Sa Videos
TẠI SAO VIỆT NAM ?
WHY VIETNAM ?
BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC
MỸ
(Prelude to America’s Albatross)
TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti
Người dịch:
Lê Trọng Nghĩa
Chương 23
Những cuộc
đàm luận
ÔNG HỒ DỰ LIỆU TRƯỚC
Trên tờ danh thiếp
cá nhân, ông Hồ ghi nguệch ngoạc mấy chữ ngắn gọn
nhưng có vẻ thúc ép: “Nếu có thể được, cần đến gặp
chúng tôi trước 12 giờ hôm nay.
Hồ”. Tôi không nghĩ ra
được ông muốn gặp tôi về vấn đề ǵ.
Từ cuộc viếng thăm đầu tiên của
chúng tôi đến ba ngày trước đó, có dư luận rất xôn
xao chung quanh việc thành lập Chính phủ mới.
Bản công bố chính thức chỉ nói giản đơn là ông Hồ sẽ
đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng(1)
và Bộ trưởng Ngoại giao. Hồ Chí Minh?
Ai vậy?
Một số dân kỳ cựu nghi ông là
“Nhà Cộng sản lăo thành Nguyễn Ái Quốc” nhưng cũng
không chắc chắn. Các nhà báo có trực tiếp hỏi
ông, nhưng ông Hồ chỉ làm tăng thêm điều bí ẩn khi
ông trả ḷi ông là một “nhà cách mạng” yêu nước và
mong muốn cho nước nhà được tự do độc lập, thoát
khỏi ách đô hộ của nước ngoài. Các nhân viên khác
trong Chính phủ cũng được công chúng rất chú ư. Một
số người đă được nghe nói về Vơ Nguyên Giáp, Bộ
trưởng Nội vụ và Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Tài
chính(2).
Trước khi cử hành lễ thoái vị của nhà vua, dự định
vào ngày hôm sau 30-8, đài phát thanh Hà Nội đă đề
cao vai tṛ của Bảo Đại là “Cố vấn tối cao” cho
Chính phủ mới và tả ông là “người công dân b́nh
thường Vĩnh Thuỵ” hoặc là ông Nguyễn Vĩnh Thuỵ.
Người dân trung lưu Việt Nam
thường có quan niệm Hoàng đế là “biểu tượng siêu
phàm của sự hợp pháp” đối với Chính phủ mà họ ủng
hộ. Ông Hồ nắm được đặc
điểm này và khai thác nó một cách rất khéo.
Do đó, ông đă hướng dẫn cho Bộ trưởng Tuyên truyền
Trần Huy Liệu trong công tác chính trị tâm lư phức
tạp nhằm đáp ứng những yêu cầu t́nh cảm của mỗi giới
xă hội, chính trị và tôn giáo trong xă hội Việt Nam.
Điều đó lại càng thể hiện rơ trong việc Chính phủ
Lâm thời bao gồm những người Công giáo, Xă hội, ôn
hoà, và chỉ có một thiểu số đảng viên Đảng Cộng sản
Đông Dương. Rơ ràng là Chính phủ mới đại diện cho
một mặt trận dân chúng thực sự và lúc đó họ được
nhân dân ủng hộ hoàn toàn. Hơn
nữa, sự lănh đạo cũng đă tự khẳng định được qua việc
trật tự công cộng và các công cụ đều được duy tŕ
tốt. Không có gián đoạn
trong các ngành phục vụ công cộng và giao thông vận
tải, buôn bán vẫn tiếp tục như thường lệ.
Những cuộc biểu t́nh xảy ra gần
như hàng ngày, không có bạo lực và cũng không trở
ngại cho đời sống thành phố. Mọi người đều tỏ
rất sung sướng trước sự chuyển biến của thời cuộc,
cả nhiều người Pháp và đặc biệt là các nhà chức
trách Nhật cũng thế. Nhưng tin tức
lan truyền nói người
Trung Quốc vượt qua biên giới đă gây ra lo sợ.
Có lẽ chính v́ thế mà ông Hồ có
ư định muốn trao đổi với tôi.
Ông Hồ đă cho một xe đón
tôi đến ngôi nhà Hàng Ngang vào lúc 10 giờ 30.
Trường Chinh dẫn tôi đến chỗ ông
Hồ, ở đó thấy có nhiều người ra vào với một vẻ rất
hân hoan và bận rộn tấp nập. Ông Hồ vào, vẫn
ung dung và mỉm cười, ông giơ bàn
tay gầy g̣ ra bắt chặt
tay tôi và nói: “Tôi sợ có khi ông không nhận được
thư của tôi. Tôi rất muốn trao
đổi với ông về một số chủ trương và các kế hoạch
tương lai của chúng tôi”.
Trường Chinh kéo mấy cái ghế lại gần bàn và chúng
tôi ngồi xuống đó. Ngoài
cái dáng mảnh khảnh, ông Hồ có vẻ hoàn toàn mạnh
khỏe, sôi nổi và thích nói nên đă kể ngay cho tôi
nghe những tin tức mới về Huế.
Ông đă nghe Trần Huy Liệu báo
cáo về việc ông được Bảo Đại tiếp và đưa ra bản
Tuyên bố thoái vị. Ngày
hôm sau, Bảo Đại đă dọc bản Tuyên bố trước công
chúng và trao ấn kiếm nhà vua cho phái đoàn của
Chính phủ Lâm thời. Ông
Hồ rất phấn khởi. Ông coi
hành động cuối cùng này của nhà vua cũng là tàn dư
cuối cùng của chủ nghĩa thực dân và sụ mở đầu của
một thời đại mới. Nhưng ông nói thêm, như tự
nói với ḿnh, có thể cuộc đấu tranh chưa phải đă
hoàn toàn kết thúc, người Trung Quốc đang tới và
người Pháp đă ở sẵn đây.
“Ô, đúng, người Trung Quốc”, ông
nhắc lại. Đă có báo cáo nói có xung đột nhỏ
giữa người Trung Quốc và dân chúng ở Lào
Cai và Hà Giang. Điều đó
có thể cho ông biết được con đường mà người Trung
Quốc sẽ đi chăng? Ông sẽ phái các đại diện của Chính
phủ đến đón trước các đoàn quân Trung Quốc đang tiến
để kiềm chế dân chúng địa phương nếu người Trung
Quốc “ngỗ ngược” hay “quá hăm hở” để thu vét chiến
lợi phẩm. Tôi nói với ông là
người Nhật đă được báo tin và tôi đă chất vấn các
nhà chức trách Trung Quốc nhưng họ chưa trả lời.
Nết tôi nhận được tin ǵ mới, tôi sẽ vui ḷng chuyển
cho ông ngay.
“Thế bao giờ th́ Trương Phát Khuê tới?”,
ông Hồ hỏi. “Tôi không rơ”, tôi đáp, “Trương đă phái
tướng Tiêu Văn đi cùng với quân đội Quốc dân Đảng,
nhưng người chỉ huy cao cấp nhất lại là tướng Lư Hán
và ông này sẽ tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật”.
Ông Hồ không tỏ vẻ ǵ là ngạc
nhiên, và sau một lúc trầm ngâm, ông cười nói, “Đây
chỉ là một thủ đoạn của Tưởng Giới Thạch muốn điệu
hổ ly sơn thôi. Không có
quân đội của Lư Hán ở Vân Nam th́ Long Vân sẽ dễ
dàng bị quật đổ”. Với một
vẻ suy tư sâu sắc, ông tỏ ra lo lắng về việc quân
Vân Nam kéo vào sẽ gây ra nhiều vấn đề không thể
khắc phục được. Chúng
không phải là một đội quân có kỷ luật như của Trương
và ông Hồ phán đoán là sẽ có rối loạn.
Ông Hồ cũng có nói về những Việt kiều sẽ được Quốc
dân Đảng kéo theo. Ông
cho họ là bọn “quốc gia giả hiệu”, “đầy tớ Quốc dân
Đảng”, không mảy may có liên hệ với nhân dân Việt
Nam. Bàn về ảnh hưởng của những người này có thể có
đối với Chính phủ Lâm thời, ông tả họ như là những
người không có tổ chức, một nhóm cơ hội tranh giành
nhau, tàn dư của các đảng quốc gia cũ, không có
chương tŕnh hành động cơ bản nhưng lại có quá nhiều
lănh tụ. Theo ư ông th́ điều nguy hiểm là ở cho họ
có thể gây ra một sự hỗn loạn nếu như người Trung
Quốc áp đặt họ lên đầu người Việt Nam như là một
chính phủ bù nh́n, một khả năng mà ông không thể gạt
bỏ một cách nhẹ nhàng.
Ông Hồ nhắc cho tôi hay động cơ của Trung Quốc đối
với nền độc lập của Việt Nam chẳng có ǵ thật thà và
mang tính chất vị tha. Tuy có lời tuyên bố “cao
thượng” của Tưởng(3) “không có yêu sách về đất đai ở
Đông Dương”, và sự ủng hộ “rộng răi” của ông ta đối
với các phong trào quốc gia Việt Nam ở Trung Quốc; ư
đồ của họ rơ ràng không phải là tốt nhất cho người
Việt Nam. Theo quan niệm của ông Hồ th́ Quốc dân
Đảng muốn làm thất bại ư đồ của Pháp định khôi phục
lại địa vị ở Đông Dương và muốn ngăn chặn sự liên
minh của người Việt Nam với các lực lượng Cộng sản
Trung Quốc trong phạm vi quyền lợi của Trung Quốc.
Để nói rơ ư ḿnh, ông Hồ nhận xét Quốc dân Đảng đă
chọn Lư Hán và Tiêu Văn thay mặt cho Long Vân và
Trương Phát Khuê. Những người này rất có ư nghĩa đối
với ông Hồ. Trong 15 năm qua, tuy Thống đốc Long Vân
và Lư Hán, cháu ông ta, đă chứa chấp những người
Việt Nam Quốc gia thân Nhật và thân Trung Quốc trong
tỉnh của họ, nhưng ông Hồ coi cả hai như là những
tên tướng cướp, đă bỏ tù và giết hại nhiều người
Việt Nam vô tội để che đậy cho việc buôn bán bất
chính của họ ở biên giới Đông Dương.
Đối với Trương Phát Khuê và Tiêu Văn, ông Hồ tỏ ra
có độ lượng hơn. Họ không thô bỉ
bằng người Vân Nam nhưng cũng rất ích kỷ.
Trương tiêu biểu cho tinh thần chống Cộng của Quốc
dân Đảng và ông Hồ c̣n nhớ sâu sắc những đau khổ,
nhục nhă đă phải chịu đựng suốt 15 tháng trong nhà
tù Quảng Tây của Trương. Nhưng ông Hồ cũng nhớ đến
thế lực của Tiêu Văn trong việc giải thoát cho ông
khỏi tù đày và đă mang lại cho ông một địa vị quan
trọng trong mặt trận quốc gia những người Quốc dân
Đảng chống Pháp ở Trung Quốc. Sự cộng tác nhất thời
này không phải do v́ Trương và Tiêu có cảm t́nh đối
với ông Hồ hay phong trào của ông, mà chính là họ hy
vọng có thể lợi dụng và kiểm soát được ông và tổ
chức của ông. Song lại chính ông
Hồ và Việt Minh đă tận dụng được sự cộng tác ngắn
ngủi đó.
Nhưng ông Hồ cho biết ông mời tôi đến không phải để
bàn luận chuyện người Trung Quốc, ông muốn cho tôi
hay về những kế hoạch hoạt động trong những ngày sắp
tới của ông. Ông muốn tôi là
người đầu tiên được biết.
Lúc đầu tôi hơi nghi ngại nên cứ nghe và không b́nh
luận. Ông kể nội các của ông đă họp phiên đầu
tiên ngày 27-8 ở Bắc Bộ phủ, đă có quyết định chính
thức hoá Chính phủ Lâm thời và lấy ngày 2-9 là Ngày
Độc lập. Trong dịp này, ông sẽ công bố nền độc lập
của dân tộc, sẽ giới thiệu các thành viên trong
Chính phủ Lâm thời với nhân dân và sẽ vạch ra chương
tŕnh hoạt động của Chính phủ cho mọi người dều
biết.
Sự hoàn hảo của ông đă làm tôi
phải ngạc nhiên và xúc động.
Tôi khen ngợi và chúc ông thành
công. Ông khiêm tốn đáp
lại là đă phải làm quá nhiều việc trong một thời
gian rất ngắn. Đă có một uỷ ban để soạn thảo
lời tuyên thệ nhận chức của ông và các bộ trưởng,
nhưng bản thảo bản Tuyên ngôn Độc lập c̣n cần phải
được làm xong gấp. Theo ông, chính đó là một trong
những lư do ông muốn gặp tôi.
Ông gọi một người ở buồng bên mang bản thảo tới và
đưa cho tôi với một dáng thoả măn. Rơ ràng
trong việc khởi thảo bản này đă có bàn
tay già dặn của ông.
Bản tài liệu đánh máy bằng tiếng
Việt Nam, có nhiều chữ bị xoá đi và được viết đè lên
bằng bút mực, với nhiều ghi chú bên lề.
Tôi ngay ra, và ông Hồ thấy ngay
là tôi không thể đọc được.
Ông Hồ cho gọi một người trẻ
tuổi vào để dịch và tôi chăm chú nghe.
Trong mấy câu đầu, người phiên
dịch đă nói lên một số danh từ rất đỗi quen thuộc và
giống lạ lùng như bản Tuyên ngôn của chúng ta.
Câu tiếp sau là “Lời bất hủ ấy ở
trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ”.
Tôi chặn người phiên dịch lại, kinh ngạc quay sang
hỏi ông Hồ có thực ông có ư định sử dụng câu đó
trong bản Tuyên ngôn của ông không. Tôi không hiểu
sao điều đó lại đập mạnh vào tôi, cứ như là có cảm
giác khi quyền sở hữu bị đụng chạm, hay là khi làm
một việc ngớ ngẩn nào đó. Tuy
vậy tôi cứ hỏi. Ông Hồ ngồi dựa vào ghế, hai
tay úp vào nhau, ngón tay
sát vào môi một cách nhẹ nhàng và đang như suy
tưởng. Với một nụ cười nhă nhặn, ông hỏi lại tôi một
cách dịu dàng, “Tôi không thể dùng được câu ấy à?”.
Tôi cảm thấy ngượng ngập và lúng
túng. “Tất nhiên”, tôi trả lời, “tại sao lại
không?”.
B́nh tĩnh lại, tôi nói người
phiên dịch đọc lại đoạn đó từ đầu một lần nữa.
Anh ta đọc, “Tất cả mọi người
sinh ra đều b́nh đẳng. Họ đă được Tạo hoá
trao cho những quyền không thể chuyển nhượng lại
được; trong đó có quyền tự do, quyền sống và được
hưởng hạnh phúc”. Cố sức nhớ lại, tôi mới thấy các
danh từ đă được chuyển vị và nhận xét là trật tự các
chữ “quyền tự do” (Liberty) và “quyền sống” (Life)
đă bị thay đổi(4). Ông Hồ
nắm ngay lấy và nói: “Đúng! Không thể có tự do mà
không có quyền sống, cũng như không thể có hạnh phúc
mà không có tự do”. Ông muốn nài
tôi phát biểu thêm. Tôi
đă phải tŕnh bày là không biết ǵ hơn và đúng là
như vậy. Tôi không thể dễ
nhớ được lời lẽ trong bản Tuyên ngôn của chúng tôi.
Và tôi cũng cảm thấy bất tiện
khi nhận thấy ḿnh đă tham gia - dù rằng rất ít -
vào việc đưa ra công thúc cho một thực thể chính trị
và tôi cũng không muốn tạo ra một cái cảm giác là có
ḿnh tham gia vào đó. Khi người phiên dịch
tiếp tục, tôi nhận thấy, ông Trường Chinh ra khỏi
pḥng và tôi tưởng là lúc đó tôi đă phát hiện được,
nhưng có lẽ nhầm, có sự khác biệt ư kiến giữa những
người Việt Nam.
Tôi đặc biệt chú ư đến “chương tŕnh quốc hữu hoá”
của ông Hồ. Giáp viện vào “t́nh h́nh của đất nước”,
nói bắt buộc phải “quốc hữu hoá” một số dịch vụ công
cộng và công nghiệp. Với tư cách là “Bộ trưởng Nội
vụ mới được đề cử”, Giáp thấy tuyệt đối cần thiết
không để công việc gián đoạn trong các lĩnh vực cung
cấp điện, nước, lương thực, giao thông, vận tải,
đường xá và cảnh sát… Khi nhận
chức, ông có ư định đặt tất cả các dịch vụ nói trên
thuộc quyền kiểm soát trực tiếp của Chính phủ và
phục vụ cho dân chúng với một giá tối thiểu.
Tôi nói với Giáp rằng muốn thế
th́ phải có kỹ thuật và tiền.
Ông đồng ư nhưng cũng không t́m
được cách nào để giải quyết vấn đề trong khi các
nguồn tài nguyên của Pháp và Nhật đă cạn.
Theo ư kiến ông, người Việt Nam
sẽ phải tự làm lấy một ḿnh một cách tốt nhất.
Trong khi bàn luận về chương tŕnh với ông Hồ, tôi
nêu lại ư đây không phải chỉ đơn thuần là vấn đề
nhân công, mà ở đây đă có dồi dào, mà c̣n là việc
phải có trong những thứ chủ yếu cho máy phát điện,
dây cáp, máy móc, thiết bị nặng,
xe cộ, ống thép… Phần lớn
những thứ này, trước đây, phải nhập của Pháp và
Nhật. Do đó đ̣i hỏi phải có ngoại tệ và ngân
sách quốc gia để buôn bán với nhà sản xuất trên thế
giới. Ông Hồ đồng ư, đó cũng là
điều ông quan tâm lo lắng nhất.
Ông tỏ vẻ tiếc và nhận xét là
cuộc chiến tranh đă kết thúc quá sớm và cuộc cách
mạng đă nổ ra quá nhanh. Nếu như ông đă thực
hiện được một điều cơ bản của chủ nghĩa Marxism -
nắm được trung tâm thần kinh của chủ nghĩa tư bản,
tức là cơ cấu tài chính, và ở đây là Ngân hàng Đông
Dương - th́ có lẽ những khó khăn về kinh tế ban đầu
đă có thể tránh được. Nhưng nhà
Ngân hàng vẫn c̣n thuộc quyền người Pháp, lại có
Nhật vũ trang bảo vệ. Ở trong
tay Pháp, Nhật, rồi Trung
Quốc, Nhà băng nhất định sẽ bị tước đoạt hết mọi tài
sản. C̣n như việc đặt ra thuế khoá để tăng
thu nhập th́ Chính phủ
Lâm thời cũng không có ư định làm và nhân dân cũng
không có tiền. Họ cũng không thể
rút các tài khoản của họ ở nhà băng.
Nhưng, ông Hồ cho rằng lúc này
cũng chưa phải là lúc phải chú ư quá đến vấn đề kinh
tế. Sau khi Chính phủ
được thành lập và hoạt động, ông tin rằng mọi việc
sẽ có thể giải quyết được.
Khi tôi sắp rút lui ông Hồ hỏi
tôi có muốn mang lại cho ông một cái vinh dự có tôi
cùng dự với ông trong buổi lễ ngắn gọn Ngày Độc lập.
Tôi ướm nhận lời nhưng ông nói
ông hiểu rằng tôi sẽ không đến tham dự. Chúng
tôi từ biệt nhau theo
cách đó.
PARIS
KHÔNG BIẾT ĐẾN SAINTENY
Chiều hôm đó tôi
đến gặp Sainteny. Vượt
qua khoảng cách nhỏ giữa ngôi nhà phố Hàng Ngang và
dinh Toàn quyền chẳng khác nào như đi từ đầu này đến
bên kia quả đất.
Cảnh trái ngược ngày hôm đó thực
quá rơ rệt. Đi từ những hân hoan của việc
khai trương một nước tự do đến những mối lo âu nhằm
duy tŕ một đế quốc không ai cần đến và đang hấp hối
là cả một chặng đường dài.
Tôi nghe Bernique báo cáo là
người Pháp trong Dinh gặp khá nhiều khó khăn.
Người Nhật vẫn từ chối, không
công nhận một “sự có mặt của Pháp” và giữ Sainteny
cùng nhóm ông ta trong cái lồng vàng có lính canh
gác. Trong khi đại diện
của De Gaulle hội đàm với người Trung Quốc ở Paris
và Trùng Khánh th́ trưởng đoàn M.5 ở Hà Nội, không
có quy chế chính thúc, đă chẳng có quyền nói chuyện
với bất cứ ai. Ngay đến “người
An-nam-mít”(ông Hồ) cũng đă cả gan chỉ cho một người
dưới quyền đến làm việc với vị “đại diện nước Pháp”,
mà cũng chỉ là để vứt bỏ lời mời chào hào hiệp của
ông về những “quyền tự do vĩ đại”.
Hai ngày trôi qua và tính lạc
quan trước đây của Sainteny đă biến dần trước sự yên
lặng đáng ngại của Hồ Chí Minh.
Sainteny tiếp tôi một cách niềm
nở. Sự tiếp khách cũng
như phong thái của ông là một điều khó đoán.
Nó tuỳ thuộc vào sự biến chuyển
của t́nh h́nh, cũng như sự mong muốn tôi làm một cái
ǵ đó cho ông. Chiều hôm đó đă trở thành một
cuộc viếng thăm vui vẻ…
Đài phát thanh và báo chí địa
phương đă đưa tin về việc thành lập chính phủ mới.
Sainteny và ban tham mưu của ông đặc biệt chú ư
theo dơi thành phần của
Chính phủ. Sainteny chẳng biết
ai, ngoài Giáp và Hiền mà ông đă gặp lần đầu tiên
hai hôm trước. Vừa rót cà
phê từ một cái ấm bạc rất đẹp, ông hỏi xem tôi có
biết ai trong số những người đó không.
Có, tôi biết ông Hồ mà tôi đă
gặp lần đầu tiên vào tháng 4 và từ đó đến nay vẫn
giữ liên lạc đều. Chu Văn
Tấn đă làm việc với Thomas và toán “Con Nai”.
Phạm Văn Đồng th́ đă cộng tác
với dân AGAS của chúng tôi.
Và, tất nhiên tôi biết Dương Đức
Hiền, bạn của Giáp.
Sainteny nhận định một cách bi
quan về ảnh hưởng của Chính phủ mới đối với mối quan
hệ “Pháp - An Nam” sau này.
Theo ư kiến ông, đó là Cộng sản,
trong cấu tạo cũng như trong lư thuyết. Sự
lănh đạo của họ đặc sệt theo
Mátxcơva và sẽ không có khả năng đối phó với nhiệm
vụ quản lư đất nước. Hơn nữa,
nếu như Pháp rút cơ sở kinh tế của họ đi, th́ ai sẽ
đến để thay thế? Dù có
muốn Liên Xô trong lúc này cũng không có khả năng
cáng đáng được. Cũng như
Trung Quốc, họ chỉ sẽ ḅn rút cho khánh kiệt.
Ư kiến của Sainteny là sớm hay muộn th́ rồi Pháp
cũng phải tiếp quản lại Đông Dương, nếu như Mỹ không
có ư định muốn thay thế Pháp.
Tôi đă tránh để không bị rơi vào bẫy khiêu khích.
Thẳng thắn một cách khác thường,
Sainteny chiều đó công nhận với tôi là ông không
nhận được một sự khuyến khích nào từ Paris hoặc
Calcutta. Ông cho biết đă
gửi một bức điện lời lẽ mạnh mẽ về vho Chính phủ
Paris của ông để nói về việc nước Pháp có thể để mất
Đông Dương nếu như không chịu xúc tiến những bước
vận động ngoại giao tích cực ở cấp quốc tế.
Tôi hỏi Paris có thể làm được
ǵ. “Phải bắt người Trung
Quốc thực hiện lời cam kết của họ và giải toả cho
quân đội Pháp ở Vân Nam”.
Sainteny đă biết tin Trung Quốc vượt biên giới mà
không có người Pháp đi cùng; ông coi đó là một sự
“phản bội của Trung Quốc”.
Nếu như ông ta có 1.000 lính có
đầy dủ vũ khí khi ở Hà Nội th́ t́nh h́nh sẽ khác.
Tôi nhận xét là điều đó có thể
làm nổ ra một cuộc chiến tranh đẫm máu. Câu
trả lời của ông là tôi không biết ǵ về dân “An
nam mít”. Họ sẽ không bao giờ
tấn công vào một người Pháp mặc quân phục; họ rất
kính phục nhà chức trách Pháp.
Tôi không b́nh luận ǵ thêm.
Tất cả những ǵ tôi có thể nghĩ được lúc đó là quyết
tâm cao của Giáp và những người đi theo ông nhằm
chống lại mọi tàn tích c̣n lại của nền cai trị Pháp,
và lời thách thức luôn luôn được nhắc đi nhắc lại
của ông Hồ là ông sẽ chiến đấu đến cùng cho Việt Nam
độc lập.
Sainteny thấy khó mà chấp nhận
được sự hờ hững bề ngoài của Paris trong việc giúp
đỡ ông. Trong điện gửi về Paris, ông yêu cầu
phái đoàn của ông phải chính thức được thừa nhận,
thông qua con đường ngoại giao ở Tokyo và có như thế
ông mới có thể làm việc trực tiếp với Nhật ở Hà Nội.
Nhưng ông chờ măi mà vẫn không
nhận được tin tức ǵ về bức điện của ông.
Giống như hồi tháng 7 ở Paris, khi Sainteny cố gắng
làm cho De Gaulle chú ư đến tương lai của Đông Dương
mà không có kết quả, th́ nay t́nh h́nh cũng giống
như vậy. “Họ vẫn chưa hiểu được
t́nh h́nh”. Ông nói riêng với tôi: nếu như
Paris muốn cử một người nào đó đến thay th́ ông sẵn
sàng nhường bước. Đó cũng là lần
đầu tiên tôi nghi hoặc cho rằng có thể Sainteny
không được các nhà chức trách Paris tín nhiệm hoàn
toàn. Song Sainteny đă
không bị thay thế mà cũng chẳng nhận được quy chế
chính thức cho tới tháng 10-1945.
Trước khi tôi ra về, Sainteny đề
cập đến hai yêu cầu khác. Ông muốn biết,
theo tôi th́ Hồ Chí Minh
có muốn xúc tiến một cuộc đối thoại với người Pháp
không. Tôi suy nghĩ một lát rồi đưa ra ư kiến là,
theo tôi, ông Hồ không
phải là một nhà cách mạng cuồng nhiệt.
Trái lại, tôi thấy ông là một
người ôn hoà và là một trong số ít người có đầu óc
thực dụng trong các lănh tụ quốc gia.
Qua nhiều cuộc nói chuyện với
ông, tôi suy ra rằng ông hoàn toàn ư thúc được những
điều hạn chế và các khả năng của ông. Tỷ dụ
như ông công nhận là sẽ phải tiếp quản một đất nước
đang bị phá sản, ông không được đảm bảo có sự hỗ trợ
của nước ngoài, nhân dân của ông thiếu kinh nghiệm
chuyên môn trong việc quản lư đất nước và xây dựng
cơ sở nền kinh tế. Về mặt khác,
ông Hồ cũng có ư thức về những ưu thế của ông.
Những người đi theo ông có kỷ luật; ông có một tổ
chức chính trị vững vàng trong giai cấp nông dân,
công nhân và trí thức, có động có đấu tranh cho mục
đích chung; và phong trào giải phóng bao gồm tới 90%
dân chúng mà đa số đều sợ, không muốn có việc quay
trở lại nguyên trạng cũ. Sau khi đă giành được một
thắng lợi cực kỳ to lớn về tâm lư và chính trị một
cách tương đối dễ dàng, mới 10 ngày trước đây và có
được một kho vũ khí khá quan trọng, chắc chắn là ông
Hồ sẽ ra sức đẩy mạnh phong trào cách mạng tiến lên.
Nhưng tôi cũng thấy ở ông Hồ một con người yêu hoà
b́nh, sẽ mong muốn thượng lượng hơn là đánh nhau,
mặc dù tôi vẫn tin rằng nếu không có lối thoát, ông
sẽ chiến đấu.
Sainteny lắng nghe những nhận xét của tôi, và với
một vẻ suy nghĩ, ông gợi ư muốn được nói chuyện trực
tiếp thẳng với ông Hồ. Có thể một cuộc tiếp xúc cá
nhân cũng có khả năng đưa đến một sự đồng ư cụ thể
nào đó cho một cuộc ngừng bắn. Tuy vậy, tôi cũng rất
hoài nghi về kết quả của một cuộc gặp gỡ giữa hai
người, v́ Sainteny không những không có quy chế
chính thức mà cũng chẳng có quyền lực ǵ để có thể
làm thay đổi được chính sách cứng rắn của Paris về
“chủ quyền tuyệt đối của Pháp”.
Tôi đồng ư là một cuộc gặp gỡ như thế cũng chẳng có
hại ǵ. Sainteny hỏi tôi có muốn giúp
thu xếp không.
Tôi hứa sẽ cố thử, nhưng nêu lên
ư kiến là cuộc gặp của ông ta với Giáp và Hiền trước
đây đă chẳng đạt được ǵ.
Sainteny ngạc nhiên hỏi tại sao?
Tôi nói thẳng là v́ không những
ông ta đă có thái độ gia trưởng mà c̣n rất mập mờ
trong đề nghị hợp tác của ông.
Sainteny không đồng ư nên tôi
cũng thôi không tiếp tục vấn đề.
… Đề nghị khác của Sainteny có liên quan đến một số
bạn đồng sự của ông thuộc SLFEO ở Calcutta, mà
theo ông th́ đă được thả
dù ngày 23-8 xuống khu vực phía bắc Hà Nội. Ông báo
tin cho tôi và sợ rằng nhiều người trong số đó đă bị
giết hoặc bị Nhật hay Việt Minh bắt.
Hai ngày trước đó, ông đă được nhận tin từ Calcutta
cho hay P. Messmer và cả toán của ông đă bị Việt
Minh bắt giữ. Như vậy ông ta c̣n
sống, nhưng ở đâu? Tôi có
thể t́m được họ không?
Tôi trả lời ông là tất nhiên có thể làm được nhưng
phải có thời gian. Ông kể tiếp là SLFEO đă
phái nhiều toán sĩ quan chính trị, mà Messmer là
một, cũng nhiều t́nh báo viên của DGER đến bắt liên
lạc với du kích ở Đông Dương. Nhiều toán đă không
tới được mục tiêu. Và chỉ mới biết tin tức của một
số ít. Như đối với toán Messmer,
Sainteny cho biết Messmer đă được cử làm Uỷ viên
Cộng hoà Pháp tại Bắc Kỳ, trong toán có một nhân
viên y tế và một cơ công điện đài.
Phải mất nhiều ngày sau tôi mới
nắm được manh mối của toán Messmer. Trong khi
đó th́ Sainteny vẫn c̣n là người cầm đầu M.5 phụ
trách việc liên lạc của Pháp cho SLFEO, nhưng h́nh
như ông đă bỏ nhiệm vụ chính của ông, công tác t́nh
báo, để lao vào những cuộc đấu tranh chính trị mù
mờ. Ông không nhận thức được những công tác cần ưu
tiên và say sưa với những vụ khiêu khích vô tích sự.
Chú thích
(1) Khi ấy gọi là Chủ tịch Chính phủ
(2) Những thành viên khác trong Chính phủ Lâm thời
- Bộ trưởng Tuyên truyền: Trần Huy Liệu (Cộng sản)
- Bộ trưởng Quân chính: Chu Văn Tấn (Việt Minh)
- Bộ trưởng Thanh niên: Dương Đức Hiền (Dân chủ)
- Bộ trưởng Kinh tế: Nguyễn Mạnh Hà (Dân chủ)
- Bộ trưởng Cứu tế: Nguyễn Văn Tố (nhân sĩ)
- Bộ trưởng Tư pháp: Vũ Trọng Khánh (Dân chủ)
- Bộ trưởng Y tế: Phạm Ngọc Thạch (Việt Minh)
- Bộ trưởng Giao thông: Đào Trọng Kim (nhân sĩ)
- Bộ trưởng Lao động: Lê Văn Hiến (Việt Minh)
- Bộ trưởng Giáo dục: Vũ Đ́nh Ḥe (Dân chủ)
- Bộ trưởng Canh nông: Cù Huy Cận (Dân chủ)
- Bộ trưởng không bộ: Nguyễn Văn Xuân (Việt Minh)
(thiếu Bộ trưởng Quân huấn Trương Trung Phụng)
(3) Ông Hồ trích dẫn diễn văn của Tưởng Giới Thạch
ngày 24-8 trước hội nghị liên tịch Hội đồng Quốc
pḥng Tối cao và Uỷ ban Thường vụ Quốc dân Đảng.
(4) Nguyên văn của đoạn đó như sau: “All men are
created equal that they are endowed by the Creator
with certain inalienable Rights, among these are
Life, Liberty and the persuit of Happiness” (Tuyên
ngôn Độc lập nước Mỹ 1776). Tuy nhiên, sau này, Hồ
Chủ tịch đă trích lại nguyên văn này: “Tất cả mọi
người đều sinh ra có quyền b́nh đẳng.
Tạo hoá cho họ những quyền không
ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc”.
(Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam 1945).
0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 - 33
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures