Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẠI SAO VIỆT NAM ?

 

WHY VIETNAM ?

 

BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC MỸ

(Prelude to America’s Albatross)

 

TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti

 

Người dịch: Lê Trọng Nghĩa
 

 

Chương 33
Những cảnh trái ngược


Ở miền Bắc người Việt Nam đang cho thí nghiệm một cuộc cách mạng đổi đời dựa trên cơ sở một sự thay đổi về chính quyền, không ǵ khác hơn là một sự chuyển biến từ chế dộ thực dân sang chế độ tự quản, và không thông qua bạo lực. Như ông Hồ thường nhắc mọi người, đây là lúc để điều chỉnh, cải tổ và xây dựng lại. Cuộc cách mạng kinh tế xă hội sẽ tới sau.
Cuộc chiếm đóng hoà b́nh của Trung Quốc ở phía bắc vĩ tuyến 16 hoàn toàn trái ngược với việc tiếp quản bằng vũ lực của Anh ở Nam Kỳ. Khác với người Anh đă trục xuất thẳng tay Lâm uỷ Nam Bộ khỏi dinh Toàn quyền ở Sài G̣n, người Trung Quốc chấp nhận để Chính phủ của ông Hồ đóng tại Bắc Bộ Phủ và cộng tác với họ suốt trong thời gian chiếm đóng. Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, họ cũng không cần phải yêu cầu người Nhật đàn áp những người Quốc gia và dọn đường cho Pháp quay trở lại. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chịu trách nhiệm về mọi việc. Cảnh trái ngược đập ngay vào mắt.
Tuy vậy, t́nh h́nh Sài G̣n đă gây ra nhiều đợt phản úng ở Hà Nội. Những tin tức về cuộc tiếp quản trịch thượng của Gracey tới Hà Nội vào trưa ngày 13-9 và nhiều tin đồn đại được loan truyền: “Quân Anh dẫn đầu cho quân xâm lược của Leclerc!”, “Trung Quốc đă đồng ư cho người Pháp ở Trung Quốc kéo về Bắc Kỳ để phối hợp với quân của Leclerc”. Khắp nơi người ta bàn tán về “kháng chiến”.
Chiều hôm đó, tôi gặp ông Hồ và ông cũng nói với tôi: “Tất cả các đường thông tin liên lạc từ Trung Quốc tới đă từng bước bị phá hoại, và như vậy là nếu có xâm lược th́ nhất định sẽ có chống cự bằng vũ lực”.
Sáng và chiều nào, đài phát thanh Delhi và Sài G̣n cũng sa sả nói về việc quân Anh và Gracey tới. Tất nhiên điều đó chỉ khích lệ người Pháp và làm cho người Việt hoảng sợ. Đài Delhi đă mở dầu bằng câu chuyện về sự có mặt quân Ấn để “giải giáp quân Nhật”, nhưng lại kết thúc với tin về Gracey và chỉ trích ông trong việc sử dụng quân Ấn để “dập tắt phong trào Quốc gia Việt Minh”. Công phẫn trước thái độ của Anh, ông Hồ đă gửi một bức điện phản đối cho Atlee về “thái độ không dân chủ của Mounbatten ở Sài G̣n” và đă chỉ thị cho Bộ trưởng tuyên truyền của ông tổ chức một cuộc biểu tinh chống Anh vào ngày hôm sau.
Sáng sớm hôm đó, trên đường phố Hà Nội đă đầy người xếp hàng chuẩn bị diễu hành. Họ bắt đầu vào lúc 8 giờ, mang theo cờ Việt Minh và hô khẩu hiệu chống Anh, vác áp phích vẽ John Bull như một chúa tể ở Đông Nam Á đang chinh phục Việt Nam. Cờ Anh đă biến khỏi rừng cờ. Có khoảng 5 hoặc 6 ngàn người từ Nhà hát Thành phố tiến về quảng trường Ba Đ́nh hô to phản đối “sự tàn bạo” và thái độ “không dân chủ” của Anh. Tại quảng trường, một số diễn giả lên tiếng nhưng không có ǵ tỏ ra muốn kích động sự phẫn nộ lên quá múc. Mọi việc đều được điều phối tốt. Cuộc biểu t́nh đạt tới đỉnh cao vào buổi trưa, với một bức điện của ông Hồ gửi qua đài Hà Nội cho Thủ tướng Anh Atlee. Nhân danh “nhân dân Việt Nam tự do”, ông Hồ phản đối phái đoàn Anh ở Nam Kỳ đă dùng vũ lực gạt bỏ “Chính phủ hợp pháp” ra khỏi trụ sở của họ ở dinh Toàn quyền. Ông Hồ yêu cầu Thủ tướng Anh ra lệnh cho phái đoàn phải “tôn trọng quyền và nền độc lập của nhân dân Việt Nam”, kèm theo một lời đe doạ úp mở nói “để tránh xảy ra những điều đáng tiếc trong tương lai”. Trong khi mọi người c̣n đang vui mừng với “việc biểu thị hoà b́nh và dân chủ của sự trưởng thành về chính trị này”, th́ phía người Pháp lại mắc phải một hành động thiếu suy xét nhỏ. Đám trẻ ngỗ ngược theo De Gaulle trong Thành (Hà Nội) đă t́m cách trèo lên cắm cờ tam tài (Pháp) trên một bao lơn cao. Do có sự can thiệp của đại tá Norlingher nên lá cờ đă được hạ xuống một cách khó nhọc, nhưng không phải là trước khi tin đó đă bay tói “những người biểu t́nh địa phương”. Tôi cho sự việc không có ǵ quan trọng mà nó chỉ phơi bày một cách ngô nghê món láu cá của Pháp. Nhưng những người hoạt động Việt Nam th́ lại cái đó là “một sự thách thức hết sức khiêu khích”. Sainteny đă cải chính không biết ǵ về việc này nhưng lại tỏ ra hài ḷng với “cánh trẻ ở trong Thành”.
Tôi đă định cho qua vấn đề, nhưng đột nhiên có tin phản ứng của địa phương trở nên gây gắt, và trên đường phố người ta bàn tán việc “đánh vào Thành và cho Pháp một bài học”. Nhưng sau đó đă không có ǵ xảy ra, chủ yếu có thể v́ tôi đă khẩn khoản với ông Hồ rằng tôi sẽ không thể ngăn chặn được các biện pháp pḥng vệ của Trung Quốc và Nhật, thậm chí ngay cả khi người Việt Nam bị đổ máu. Đó cũng là lần đầu tiên và độc nhất, tôi đă ngăn ông Hồ và chống lại những biện pháp chống Pháp mà Việt Minh đă dự định. Sau này, ông Hồ đă cảm ơn tôi về lời khuyên nhưng đă hỏi khéo léo tôi không biết ông c̣n phải chịu đựng “sự kiêu căng của Pháp” cho đến mức nào nữa.
BÓP MÉO SỰ THẬT
T́nh trạng hỗn loạn do công tác tuyên truyền của Pháp gây ra ở Hà Nội, sau khi Gracey tới Sài G̣n, thể hiện rơ qua các luận điệu và thủ đoạn tuyên truyền của họ.
Ngày 13-9, tôi nhận được tin từ Côn Minh là hành dinh của OSS sẽ chuyển về Thượng Hải. Chỉ vài giờ sau, người của Saniteny đă tung tin OSS đang rút khỏi Trung Quốc và cá nhân tôi cũng sẽ bị gọi về Washington v́ tội không phục tùng và có khuyết điểm trong việc không giúp đỡ cho Pháp ở Đông Dương “theo đúng mệnh lệnh của Đồng minh”. Ngày hôm sau, Sainteny đến hỏi tôi để biết khi nào th́ OSS chuyển về Washington. Tôi đáp không có kế hoạch, th́ ông nói, theo nguồn tin của ông, chỉ trong ṿng từ 30 đến 60 ngày nữa.
Việc khác là việc cảnh sát địa phương đă bắt được hai tù binh Pháp, trốn ở Thành ra, mặc quân phục Mỹ và đi phá một hiệu kim hoàn người Việt… Quân cảnh Trung Quốc lại bắt được hai hạ sĩ người Việt thuộc quân đội thực dân Pháp, cũng từ Thành ra, ăn mặc quần áo Trung Quốc và vào kho ăn cắp xe ô tô của Trung Quốc để nhằm gây mâu thuẫn giữa người Trung Quốc và Việt Nam.
… Họ c̣n tung tin Mỹ đă phản bội Đồng minh; tư bản Mỹ để mua được Hồ Chí Minh bằng máu của người Pháp… Tin đồn nguy hại nhất là Côn Minh đă ra lệnh cho người Trung Quốc thả các tù binh Pháp trong Thành và cấp vũ khí cho chúng để làm nhiệm vụ cảnh sát… Tin này đă tác động đến một số người Việt và được những người Quốc gia chống Cộng nắm lấy sử dụng để chia rẽ quan hệ Việt - Mỹ.
Tướng Tiêu Văn cũng yêu cầu tôi xác nhận tin Trùng Khánh đă cho phép Alessandri ra lệnh cho người Nhật chỉ huy nhà tù Hà Nội tổ chức các tù binh thành đơn vị chiến đấu để giúp Trung Quốc giữ ǵn trật tự.
Đại tá Stephens trong Bộ chỉ huy Chiến trường Trung Quốc (CCC) lại muốn biết có cơ sở ǵ để xác định Trung Quốc đă bố trí cho Sainteny đến ở nhà Ngân hàng Đông Dương là một bộ phận trong “mưu đồ” Pháp - Hoa.
Bộ trưởng Tuyên truyền Liệu th́ hỏi tôi tin tức t́nh h́nh Sài G̣n xung quanh việc Hoa kiều ở Chợ Lớn ủng hộ người Pháp đánh chiếng lại miền Nam. Ông cũng rất quan tâm đến vai tṛ của OSS đối với Phái đoàn Sainteny và cái gọi là kế hoạch của Mỹ rút lui khỏi Đông Dương.
Bộ máy tuyên truyền của Pháp c̣n hoạt động mạnh mẽ ở các nước khác, từ Pháp, châu Phi và Ấn Độ. Điển h́nh là việc có một bản tin nói là phát đi từ San Francisco nghe được ở Hà Nội ngày 17-9. Bản tin bằng tiếng Việt báo “quân đội Trung Quốc và Anh có mặt ở Đông Dương là để duy tŕ luật pháp và trật tự trong khi chờ cho quân đội Pháp và các quan chức hành chính tới”. Tôi hỏi Côn Minh và được trả lời: bản tin phát đi từ một đài bí mật của Pháp (đài Brazzaville 2 ở châu Phi) và đó là một tin hoàn toàn bịa…
Các tin đồn đại này tác động không chỉ đến người Việt mà tới cả một số người Pháp trước đây rất thân thiện với tôi và các người Mỹ khác ở Hà Nội. Trong bầu không khí đă thay đổi đó, tôi điện về Côn Minh: “từ khi chúng tôi tới đây, người Pháp đă thay đổi thái độ đối với Mỹ… từ rất thân thiện đến lănh đạm. Đặc biệt đối với tôi, rất lạnh nhạt”.
Mỗi việc rất nhỏ nhặt cũng được sử dụng để chống lại người Mỹ. Sáng ngày 18-9, Sainteny lại đến gặp tôi về việc “mất sữa khô”. Và đến chiều lại có tin đồn là lương thực của người Pháp gửi để cứu đói cho người Việt Nam bằng máy bay Mỹ đă được Mỹ trao cho người Trung Quốc để bán ra chợ đen ở Hà Nội.
Nhưng không phải chỉ có người Pháp tuyên truyền chống Mỹ. C̣n có người Nhật, và Matsushita vẫn sử dụng được bộ máy tuyên truyền của Trung tâm Văn hoá Hà Nội, Huế và Sài G̣n và cũng đạt được ít nhiều kết quả trong một bộ phận dân chúng chống Việt Minh…
Chiến dịch tuyên truyền của Nhật, kết hợp với của Pháp đă gặm nhấm dần h́nh ảnh Mỹ, gây ra một bầu không khí không lành mạnh đến mức tôi đă phải yêu cầu OSS Côn Minh cho tiến hành những biện pháp chống trả lại. Nhưng tôi đă bị đánh bại bởi những phần tử thân Pháp khá mạnh trong ngành Điều tra và Nghiên cứu (R&A) của chúng ta. Họ cho là tôi quá khắt khe đối với lập trường của Pháp. Ở R&A, người ta cho rằng Pháp đă bị tước bỏ quyền chính đáng đ̣i lại Đông Dương một cánh bất công và người Mỹ chúng ta phải tỏ ra thông cảm với Pháp hơn nữa về vấn đề này. Cả Heppner và Helliwell đều không đồng ư và đă chuyển thẳng các báo cáo của tôi về OSS Washington và tướng Wedemeyer mà không thêm bớt ǵ.
“GIỐNG NHƯ CON BỌ CHÉT TRÊN M̀NH CHÓ”
Trong khi t́nh trạng rối loạn ở Sài G̣n trầm trọng hơn và chiến dịch phao tin đồn đạt tới những đỉnh cao mới th́ những người Việt lưu vong ở Trung Quốc kéo về nước. Họ mang theo cao vọng là sẽ nắm trọn quyền lănh đạo đất nước nhưng lại quá kém về tổ chức và không có được một chương tŕnh hành động ra hồn. Họ đă sống tập trung nhiều năm ở Quảng Tây dưới sự che chở của Trương Phát Khuê và ngẫu nhiên trở nên chống Pháp. Họ hy vọng dựng lên một nước Việt Nam độc lập với sự giúp đỡ của Trung Quốc. Khi chiến tranh kết thúc, ai cũng đinh ninh là việc chiếm đóng Đông Dương sẽ được trao cho Trương, nên việc chuyển nhiệm vụ đó vào phút chót cho Lư Hán, đă làm cho người lưu vong vô cùng bối rối. Liên minh Đồng minh Hội đầy tham vọng và rạn nứt, đă bị lạc lơng. Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt cũng tách khỏi liên minh và t́m cách giành cho ḿnh quyền lănh đạo.
Sự tan vỡ đă làm cho những người lưu vong được Trung Quốc nâng đỡ mất hết hiệu lực, và họ phải chia làm hai phe. Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt đi theo viên tướng Vân Nam Lư Hán, những người c̣n lại của Đồng minh Hội th́ ở lại dưới quyền lănh đạo của Tiêu Văn, phục vu cho Trương Phát Khuê và Quốc dân Đảng (Trung Quốc). Sự chia rẽ đă làm lợi cho Việt Nam suốt trong 6 tháng sau và những người Quốc gia thân Trung Quốc đă tự ḿnh cô lập khỏi đông đảo quần chúng, đúng như ông Hồ đă dự đoán.
Vào cuối tháng 8, quân đội Trung Quốc đă vượt qua biên giới theo hai cánh. Các tập đoàn quân 62 và 53 của Trương Phát Khuê, dưới quyền chỉ huy của tướng Tiêu Văn, tiến từ Quảng Tây vào chiếm Cao Bằng, Lạng Sơn và các cứ điểm chủ chốt dọc bờ biển Đông Bắc đến Hải Pḥng. C̣n các tập đoàn quân 93 và 60 của Lư Hán từ Vân Nam tiến vào Lào Cai và đi dọc theo thung lũng sông Hồng tới Hả Nội - Vinh - Đà Nẵng.
Dưới sự lănh đạo nhu nhược của Nguyễn Hải Thần, Đồng minh Hội đi theo quân Quảng Tây vào Cao Bằng và Móng Cái. V́ muốn giành cho ḿnh một địa vị lănh đạo trong chính phủ mà ông cho rằng Trung Quốc có thể dựng lên ở Hà Nội, nên ông đă lao đi trước quân đội để về thủ đô gặp người đỡ đầu là tướng Tiêu Văn. Khi Thần đang trên đường về Hà Nội th́ Vũ Kim Thành, một phụ tá tin cậy của ông đă từng tập hợp được một đội quân vài trăm người cho Đồng minh Hội, đă thành lập một “Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời” ở Móng Cái và “bầu” Thần làm thủ tướng. Trong khi Thần vắng mặt th́ Thành nắm quyền thay.
Ngày 13-9, Thần tới Lạng Sơn với một số quân do Nông Quốc Long dẫn đầu(1). Quân Đồng minh Hội hạ cờ Việt Minh và kéo cờ của họ thay vào đó. Thần cho họp mít tinh quần chúng có khoảng 3 hay 4 trăm người và nói với quần chúng “rằng họ phải theo sự lănh đạo và chính sách của Trung Quốc ngay cả khi phải trả giá bằng nền độc lập của ḿnh”. Nghe thấy thế, “quần chúng” liền bỏ đi, kéo cờ Đồng minh Hội xuống và trương cờ Việt Minh lên. Chắc chắn là đă có cán bộ Việt Minh lănh đạo quần chúng trong cuộc loạn đả sau đó. Quần chúng được đội tự vệ hỗ trợ, đă tấn công vào đám bộ hạ của Thần cho tới khi quân Trung Quốc đến lập lại trật tự. Thần và bọn tay sai liền rút khỏi Lạng Sơn về Kỳ Lừa và ra lệnh cho “quân đội” của Vũ Kim Thành xúc tiến một cuộc hành quân trừng phạt trong vùng từ Lạng Sơn tới Chữ, ở phía bắc Kép.
Cùng ngày đó, tôi lại được tin là tất cả dân chúng Việt Nam dọc đường xe lửa từ Lạng Sơn tới Kép đă phải bỏ nhà cửa, ruộng đất ra đi sau những ngày bị binh lính Tập đoàn quân 62 và bọn “thổ phỉ” tay chân Trung Quốc cướp phá. Bọn thổ phỉ này chính là quân của Vũ Kim Thành. Đây không phải là một bước đầu đă làm được cho “quần chúng nhân dân” “quư chuộng” các lănh tụ đă xuất ngoại và cái chính phủ ma ở Móng Cái chỉ tồn tại được tới cuối tháng 10, khi Tiêu Văn ép được Nguyễn Hải Thần hợp tác với chính phủ ông Hồ trong một mặt trận thống nhất chống Pháp.

Trong lúc Đồng minh Hội gây ra sự tàn phá suốt dọc miền đông bắc Bắc Kỳ, th́ lực lượng của Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc dân Đảng) và của Nguyễn Tường Tam (Đại Việt) đi theo tập đoàn quân 93 Vân Nam, cũng tiến hành những bài bản cướp bóc tương tự, dọc theo hành làng tây bắc từ Lào Cai đến Yên Bái, Phú Thọ.
Giữa lúc ông Hồ đang tính toán đối với những người Quốc gia lưu vong từ Trung Quốc về th́ tôi nhận được công văn phản đối của Bạch từ Sài G̣n gửi tới và đă mang ra thảo luận với ông Hồ. Ông đồng ư với nội dung công văn của Bạch và với một vẻ đau khổ và nhịn nhục, ông nhận xét thêm là những nỗi lo sợ xấu nhất của ông nay đă thành hiện thực. Ông ngẫm nghĩ “Giá mà có được một cách nào để chặn được cuộc tấn công dữ dội không thể tránh khỏi”. Ông nói riêng với tôi là đă có nhiều người của Giàu, đêm trước đă tới gặp, mang theo nhưng tin tức làm nản ḷng. Sự việc ông đưa ra, về căn bản không khác ǵ mấy đối với các báo cáo của Dewey, nhưng tôi nghĩ các quan điểm và sự sáng suốt của ông th́ thực đáng chú ư đặc biệt.
Ông Hồ đă chỉ trích mạnh mẽ quyết định của Gracey về việc thả tù binh Pháp lúc ban đầu. Ông Hồ nghĩ rằng các tù binh Pháp đó ngoài việc tức tối đối với người Nhật đă cầm tù họ, họ c̣n khinh miệt người Việt Nam trước đây đă coi họ như những ông chủ và chúa tể. Ông Hồ thấy những người Pháp này, cũng như các đồng hương của họ ở Đông Dương, đang phải chịu đựng một t́nh trạng gây cấn về tâm lư. Trong 4 năm, họ đă phục vụ cho Nhật và Vichy, rồi lại trở thành tù nhân của ngay những ông chủ mới này, trong khi đồng bào của họ ở miền Bắc đă chiến đấu (ít nhất th́ cũng trong dư luận của tù binh) oanh liệt cho nước Pháp của De Gaulle. V́ vậy, theo ông Hồ phân tích, chỉ có một cách duy nhất dể làm cho lương tâm họ được thanh thản là phải làm được một cái ǵ gây xúc động cực kỳ mạnh mẽ, như cuộc đảo chính ở Nam Kỳ. Đó sẽ là một điều rất dáng tiếc, ông Hồ nói thêm. Người Pháp sẽ không bao giờ trở lại được Việt Nam, trước khi “nhân dân sẽ tiêu huỷ đất nước này và hy sinh cho đến người đàn ông, đàn bà và trẻ con cuối cùng”.
Ông Hồ nhận định việc Mounbatten giao cho Gracey đảm nhiệm công việc ở miền Nam là một sự lựa chọn kém cỏi. Gracey là một sĩ quan thực dân thâm căn cố đế, chỉ biết phục vụ cho sự tồn tại của nền trật tự cũ. Có nổi loạn, ông Hồ nói, và chỉ có người Pháp và “những người bạn thực dân” của họ đă không chịu chấp nhân một sự thực là Việt Nam đă là một nước độc lập, người Pháp là những người ngoại quốc; và từ năm 1940, người Việt Nam đă sống qua được một cách đàng hoàng không có họ.
Với một thái độ trầm ngâm, ông Hồ nhận xét, “Tôi mong rằng Đồng minh sẽ giải thích cho những người mới tới (chỉ những người theo De Gaulle) mục đích của Hiến chương Đại Tây Dương”… Điều mà ông muốn nói đúng là “… tôn trọng quyền của tất cả các dân tộc được sự lựa chọn h́nh thức chính quyền mà họ muốn…” Đó là điều… mà ông chắc chắn Mỹ đă nắm được nhưng c̣n Anh?… Nhưng rồi với một vẻ thất vọng, ông nói thêm chỉ có đấu tranh vũ trang của nhân dân Việt Nam chống kẻ thù của họ mới có thể giải quyết được số phận tương lai của đất nước ông.
Suốt trong tuần lễ trước, mỗi một lần gặp ông Hồ, tôi lại mất đi cái cảm giác ông không c̣n kiểm soát được trọn vẹn t́nh h́nh nữa. Ông đă để lại cho tôi một ấn tượng là nắm rất chắc các sự kiện đang bao vây lấy ông: trước hết là người Pháp ở miền Nam, rồi người Trung Quốc ở phía Bắc, sự ly khai về chính trị và chia rẽ nội bộ, và thường xuyên là t́nh h́nh kinh tế nguy ngập. Mọi sự đều không phải là tốt đẹp cho Việt Minh cũng như cho Việt Nam. V́ vậy, trong “ông già” là cả một mớ các cuộc đấu tranh. Mắt ông lóe sáng v́ thích thú và v́ giận dữ. Nhưng bao giờ ông cũng giữ được chủ động một cách thích đáng.
T́nh h́nh miền Nam xấu đi đă kéo theo một sự xói ṃn về cơ sỏ chính trị của ông Hồ ở miền Bắc. Một tuần sau khi Tam và Thần về tới Hà Nội, một số các báo chí tiếng Việt đại diện các người quốc gia thân Trung Quốc đă đưa ra những bài với tít lớn - “NGƯỜI PHÁP CHIẾM LẠI NAM KỲ”. Các bài tường thuật của họ, c̣n xa mới đúng sự thực, nhưng cũng đạt được mục đích mô tả Việt Minh là bất lực và có khi là phản bội. Cũng ngày hôm đó, 20-9, tờ nhật báo tiếng Hoa, lần đầu tiên đăng tin Tam và Thần về tới Hà Nội, cùng với một lời khẩn cầu Quốc dân Đảng (Trung Quốc) ra tay “cứu văn” nền độc lập của Việt Nam.
Tôi không ngạc nhiên về việc những tin tức trên lại không làm cho ông Hồ mất vẻ b́nh thản gần như thụ động trước cuộc tuyên chiến công khai của người Quốc gia thân Trung Quốc. Ông đă có lần nói với tôi về “một kế hoạch đối phó với bọn tay sai này”, nhưng tôi không rơ ông đă cho tiến hành chưa? Tại sao ông lại dung thứ cho các hoạt động phá hoại của họ trong khi ông có đủ quyền hành và lực lượng để tiêu diệt họ? Ngoài cái lợi thế được Trung Quốc đỡ đầu, điều ǵ đă làm cho những người thân Trung Quốc tỏ ra liều lĩnh như vậy? Tôi đề ra các thắc mắc này với ông Hồ.
Ông Hồ trả lời: chúng chỉ là một sự quấy rầy chứ không phải là một mối đe doạ, giống như “con bọ chét bám vào lưng chó” mà người ta phải chịu đựng nếu không phải v́ lư do nào khác hơn là v́ phải coi họ như những miếng mồi để đút lót các viên tướng Trung Hoa. Ông Hồ cho rằng mục tiêu trước mắt cao nnất của Quốc dân Đảng (Trung Quốc) là nhằm giữ người Pháp đứng ngoài Đông Dương, và ủng hộ cho phong trào quốc gia cho đến khi Trung Quốc giành được thắng lợi trong cuộc điều đ́nh với Paris. Ông đă cuộc rằng khi nào mà Việt Nam hoặc một chế độ thân Trung Quốc c̣n nắm được chính quyền th́ Pháp không thể mưu tính một cuộc lật đổ ở miền Bắc.
Từ những ngày mới tới Trung Quốc, tôi đă dược biết những người Việt lưu vong là một nhóm người xuất dương đi t́m đường giải phóng dân tộc. Nhưng ngoài Việt Minh ra th́ họ thiếu sự liên kết về chính trị và thiếu lănh đạo. Họ chống Cộng quyết liệt, dựa hẳn vào sự ủng hộ của Trung Quốc hoặc Nhật và sự đồng t́nh của Mỹ. Trong số hội viên Đồng minh Hội và Quốc dân Đảng mà tôi đă tiếp chuyện, tôi thấy họ hoàn toàn không có các chương tŕnh kinh tế xă hội để giải quyết các nhu cầu của quần chúng. Họ nói đến “nắm chính quyền”, nhưng thực tế không ai biết chắc là sẽ để làm ǵ. Họ đă mất phương hướng một cách đáng thương hại trong lĩnh vực chính trị, v́ nhiều người được coi là lănh tụ, như Nguyễn Hải Thần, người đă sống xa đất nước quá lâu ngày ở Trung Quốc… Tôi đă phải kết luận rằng… họ chỉ có động cơ v́ quyền hành và lợi ích cá nhân. Đă nhiều lần, tôi nghe họ nói: “Chúng tôi sẽ nắm chính quyền v́ chúng tôi có nhân dân và chúng tôi sẽ phục vụ nhân dân”. Nhưng không phải chỉ có họ đă quên, mà cả người Pháp, cũng như người Mỹ sau này, đă thất bại trong việc tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
Ông Hồ vững vàng hơn, ông đă nhắc cho tôi biết nhiều lần là chỉ có Việt Minh mới có một chương tŕnh hành động có thể thực hiện được và được nhân dân Việt Nam ủng hộ. Theo nhận xét của riêng tôi, tôi đồng t́nh với niềm kiêu hănh đó. Tuy vậy, ông vẫn coi như c̣n có vấn đề, v́ trong một số giới, đặc biệt là trong tầng lớp trung lưu Việt Nam, người ta vẫn gán cho ông và đảng ông cái chiêu bài “Cộng sản”. Những người Quốc gia thân Trung Quốc lại không bị như vậy, do đó ông đă phải làm mọi cách có thể được để gạt bỏ tất nhiên không phải là triết lư mà là cái nhăn hiệu nói trên.
Trong tháng 8 trước đây ở Tân Trào, mọi người đă thống nhất ư kiến là phải bằng mọi giá tránh cho được, không để nổ ra xung đột vũ trang với quân Tưởng hoặc những người Quốc gia lưu vong. Để đạt được mục đích đó, Việt Minh muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ của người Trung Quốc chỉ là giải giáp quân Nhật, và nếu cần th́ Việt Minh sẽ phát động quần chúng để tiến hành một cuộc phản đối không vũ trang để vẫn duy tŕ được quyền kiểm soát của Chính phủ trong khi hợp tác với người Trung Quốc để giúp họ làm nhiệm vụ trên.
Kế hoạch của ông Hồ đă đặc biệt nhằm cô lập Việt Nam Quốc dân Đảng và Đồng minh Hội, và dùng áp lực của quần chúng để chống lại họ. Tiến hành đấu tranh vũ trang với họ chỉ là phương sách cuối cùng. Nếu như các viên tướng Trung Hoa lại ra mặt ủng hộ phe đối lập, th́ ông Hồ sẵn sàng thoả hiệp để bảo toàn được các mục tiêu của cách mạng.
Cơ hội đă đến gần. Tôi biết đă có một cuộc họp bí mật vào đêm 19-9 giữa ông Hồ và Nguyễn Tường Tam và ông này đă đề nghị hợp nhất Đại Việt của ông với Việt Minh. Một ngày trước đó, Nguyễn Hải Thần cũng có một đề nghị tương tự cho Đồng minh Hội. Họ đă bất ngờ chuyển quyết tâm sang cộng tác với Việt Minh chỉ v́ họ thấy ông Hồ đă nắm được chính quyền, c̣n họ đă bị gạt ra ngoài. Ông Hồ có được một bộ máy chính trị tổ chức hoàn hảo, một chính phủ đang c̣n tồn tại và được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân, kể cả những người không phải là Cộng sản. Con đường duy nhất mở ra trước mắt họ là hợp tác cho tới khi ông Hồ và Việt Minh bị mất uy tín và họ nắm được chính quyền nhờ vào sự giúp đỡ của Trung Quốc. Họ đề nghị đánh đổi cho ông Hồ sự ủng hộ về tài chính cùng với sụ hỗ trợ của Trung Quốc để nắm lấy tổ chức của ông và sự đồng t́nh của quần chúng.
Khi tôi đưa những đề nghị đó ra thảo luận với Giáp, ông dứt khoát không đồng ư. Theo ông, những đề nghị đó không có giá trị và không thật thà. Nó chẳng khác ǵ thay thế chủ nghĩa thực dân Pháp bằng ách thống trị của Trung Quốc. Về mặt tài chính, nhân dân sẽ tiêu dùng với cái mà họ có và sẽ tiêu dùng ít đi nếu như điều đó là cần thiết để giữ ǵn nền độc lập của họ. Nhân dân sẽ “chẳng bao giờ chịu bán rẻ sự nghiệp chính nghĩa của họ để đổi lấy đollar Trung Quốc”.
Hoàng Minh Giám, một nhà ngoại giao xă hội thực dụng, lại có một quan điểm thực tế hơn. Ông nghĩ rằng những đề nghị đó cũng có thể được coi như là một phương sách nhất thời. Một sự hợp nhất của tất cả các nhóm Quốc gia có thể sẽ làm giảm bớt sự đối lập và tăng cường thế lực cho Việt Minh, làm yên tâm người Trung Quốc, c̣n người Pháp sẽ phải lo nghĩ. Nhưng điều quan trọng hơn cả, sẽ là việc Việt Nam ra mặt được với Đồng minh, và đặc biệt là đối với Mỹ, dưới h́nh ảnh của một chính phủ thực sự “dân chủ”.
Bản thân tôi cho rằng, ở đây, ông Hồ sẽ sử dụng đến cái chiến thuật thắng lợi thường dùng nhằm điều đ́nh, tŕ hoăn, tranh thủ thời gian, chờ thời cơ thuận lợi sẽ đánh trả, để giành lại những mục tiêu cơ bản của ông.
Tạ Quang Bửu, người thanh niên thông thạo tiếng Anh của Giáp, thỉnh thoảng cũng góp thêm sự hiểu biết về các sắc thái của cuộc rối rắm ở Trung Quốc. Bửu có ư kiến là mặc dù Tưởng thừa nhận là đứng trung lập, nhưng ở Trung Quốc vẫn có hai lực lượng đấu tranh với nhau và cả hai đều mong muốn làm chậm lại việc người Pháp quay trở lại Việt Nam càng lâu càng tốt. Quốc dân Đảng Trung Quốc cho việc chiếm đóng là một cơ hội để ép Paris phải nhân nhượng. Các tướng địa phương, đặc biệt là Lư Hán, lại coi việc chiếm đóng là một dịp cổ truyền để cướp đoạt, gây dựng một nguồn và thị trường lâu dài để buôn lậu, và mở rộng quyền sở hữu của họ ra vùng ngoài biên giới Trung Quốc.
Ngay sau khi vào Việt Nam, cả hai lực lượng Trung Quốc nói trên đă xung đột với người Pháp cũng như người Việt. Người Pháp đă cộng tác với Trùng Khánh từ đầu tháng 8, nhưng lại thấy Lư Hán ngoan cố và thực tế chống đối lại họ. C̣n ông Hồ, ông cũng đương đầu lại với mối đe doạ có thể bị đánh đổ bởi các đối thủ chính trị do Trung Quốc nuôi dưỡng, nhưng cũng may mà phe đối lập của ông lại đang bị ở trong một t́nh trạng chia rẽ nghiêm trọng.
Theo Bửu, t́nh trạng chia rẽ đó sẽ tác động đến những nhà chính trị quốc gia Việt Nam v́ các viên tướng Trung Hoa ở Việt Nam cũng xung đột nhau về chính sách chiếm đóng. Tiêu Văn, đại diện Quốc dân Đảng, ủng hộ chính sách 14 điểm về chiếm đóng. Nhưng trong 14 điểm đó th́ ít nhất cũng có tới 4 điểm là nguồn thường xuyên gây bực bội cả cho tướng Lư Hán và cho Pháp:

1- mời một đại diện Pháp tham gia buổi lễ tiếp nhận đầu hàng,

2- duy tŕ cơ cấu công nghiệp và việc điều hành công tác chính phủ cho tới khi thực hiện xong việc thương lượng giữa nhà chức trách chiếm đóng và người Pháp;

3- đ̣i hỏi người Pháp ở Hà Nội phải yêu cầu “người Việt Nam” cung cấp lương thực và vận chuyển cho các lực lượng chiếm đóng (Bộ Ngoại giao Trung Quốc sẽ điều đ́nh về các hiệp định thanh toán); và

4- giữ một thái độ trung lập đối với các mối qua hệ Pháp - Việt.
Các điểm này, Bửu nói, không có ǵ phù hợp với lời tuyên bố cao thượng gán cho Tưởng rằng “người Việt Nam sẽ dần dần đạt tới độc lập phù hợp với những nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương”. Tôi nói với Bửu rằng không có ǵ chứng thực là Tưởng đă phát ra bản tuyên bố đó. Theo tôi hiểu th́ đó là việc của Tiêu Văn chỉ nhằm để tuyên truyền, không được Trung Khánh thông qua. Tôi nói cho Bửu hay là chúng tôi có được tờ thông báo của Đồng minh Hội phân phát rộng răi ngày 10-9, bốn ngày trước khi Lư Hán tới Hà Nội. Nội dung nói đại diện cho chính sách của Quốc dân Đảng (Trung Quốc) và từ dó có thể hiểu là của Tưởng. Bửu đọc tờ thông báo và cũng cho rằng đó mới là chính sách của Trung Quốc, trong dó có đoạn viết:
“… Người Trung Quốc ủng hộ Hiến chương Đại Tây Dương,… và các cường quốc Đồng minh không hề có tham vọng đất đai (ở Đông Dương)… Các nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương sẽ là cơ sở cho một chế độ quản lư tự trị trong lúc này, để rồi có thể đưa đến một nền độc lập của dân tộc, và các nguyên tắc đó của Hiến chương Đại Tây Dương sẽ là phương châm chỉ đạo (sic) cho người Trung Quốc ở Đông Dương”.
Đại sứ quán chúng ta ở Trùng Khánh cũng bị tuyên truyền của Đồng minh Hội làm cho mê muội và đă bắt tôi phải xác định một lời tuyên bố trong báo chí ở Côn Minh, nói là của tướng Lư Hán, mà người ta cho rằng: “ông đă tuyên bố trong một cuộc họp báo chính thức ở Hà Nội ngày 5-9 là ông có thiện cảm với phong trào độc lập dân tộc của người An Nam và với cuộc biểu t́nh của họ chống lại hành động của người Anh trong việc “xúi giục người Pháp đă kéo cờ Pháp lên và dùng vũ lực chiếm các cơ quan của người An Nam(2).
Cũng trong buổi họp đó, tướng Lư Hán đă tuyên bố là Trung Quốc không tham vọng đất đai ở Đông Dương và mệnh lệnh của Tổng thống Tưởng Giới Thạch chỉ nhằm mục đích giúp đỡ cho các dân tộc nhỏ yếu thực hiện được nền độc lập và tự trị của nước ḿnh”.

Trả lời của tôi cho Trùng Khánh đă vạch ra sự thật. Không thể có cuộc họp báo nào của Lư Hán vào ngày 5-9 ở Hà Nội được v́ lúc đó ông ta đang ở Trung Quốc và cho tới ngày 14-9 vẫn chưa tới Hà Nội. Nhưng Tiêu Văn th́ ở Hà Nội lúc đó và đă có gặp nhiều đại diện báo chí. Và nếu như Tiêu Văn đă đưa ra bản tuyên bố nói là của Lư Hán, th́ cũng có thể hiểu là Tiêu Văn có ư định muốn tranh thủ sự bảo đảm của Lư Hán đối với kế hoạch của Trùng Khánh nhằm nhanh chóng kết thúc thắng lợi cuộc thương lượng Pháp - Hoa và nhanh chóng chuyển quân đội Lư Hán trở về nội địa Trung Quốc.
Khi đi sâu vào lập trường 14 điểm của Tưởng, rơ ràng ông ta không có ư định để cho ḿnh bị dính líu vào cuộc đấu tranh giữa Pháp - Việt. Tưởng vẫn coi Pháp là một cường quốc thế giới có thế lực trong các nước Đồng minh và không muốn cho vai tṛ Pháp ở Đông Dương bị thử thách. Từ khi Roosevelt chết, chủ nghĩa chống thực dân Mỹ đă phải chuyển theo ư kiến của Anh và Pháp là muốn cho Đông Nam Á trở lại nguyên trạng cũ và Tưởng thấy đứng về phía những người cách mạng Việt Nam chống lại liên minh thực dân phương Tây là một điều vô chính trị.
Lư Hán đă mạnh mẽ gạt bỏ 14 điểm của Quốc dân Đảng và quở trách Tiêu Văn, ông quan niệm chính sách Quốc dân Đảng là thiển cận và chủ trương huỷ bỏ lập trường lâu năm của Trung Quốc đi theo các nguyên tắc Hiến chương Đại Tây Dương. Cố gắng của Tiêu Văn để lừa khéo Lư Hán vào lập trường của Quốc dân Đảng trong thực tế đă mang lại những kết quả ngược lại. Lư Hán chủ trương chiếm đóng lâu dài Đông Dương, đặt Việt Nam dưới quyền bảo trợ của Trung Quốc, và phải lâu dài Việt Nam mới được độc lập mà không cần đến sự giúp đỡ của người Pháp. Sự ác cảm của ông ta đối với người Pháp mà ông cho không phải v́ họ là người da trắng mà c̣n là chống Trung Quốc, là một nguyên nhân thường xuyên làm cho Quốc dân Đảng bực bội. Suốt trong thời gian Trung Quốc chiếm đóng, cá nhân Lư Hán với tất cả khả năng của ḿnh, đă làm thất bại mọi kế hoạch của Pháp nhằm giành lại quyền kiểm soát ở miền bắc Đông Dương. Vào đầu tháng 8, tướng Alessandri đă được Hà Ứng Khâm cho phép đi cùng với người Trung Quốc vào Việt Nam, nhưng sau đó Lư Hán đă chặn ông lại cho tới tận ngày 19-9.
Sự chia rẽ giữa Lư Hán và Tiêu Văn đă phản ánh trực tiếp tới những người Quốc gia Việt Nam đi theo họ: Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt bám lấy quan điểm của Lư Hán về chiếm đóng lâu dài và đặt quan hệ hữu nghị với các tướng quân phiệt Vân Nam; Đồng minh Hội lại đi theo chiến thuật của Tiêu Văn, muốn cho Nhật nhanh chóng rút lui và quân Lư Hán cũng thoái triệt về Trung Quốc để Nguyễn Hải Thần lănh đạo toàn quốc với sự bảo trợ của Quốc dân Đảng (Trung Quốc). Người ta sớm thấy cả hai phái đă phải đấu tranh vối Hồ Chí Minh và Việt Minh, bất chấp cả đường lối chính trị chung và sách lược.
QUỸ MUA VŨ KHÍ
Ông Hồ không phải chỉ có những vấn đề chính trị phải giải quyết. Trước hết là người Nhật, sau đó là người Trung Quốc, đă đ̣i hỏi phải nộp những món tiền lớn để “chi tiêu cho việc duy tŕ trật tự và pháp luật cùng các công việc chính khác”. Từ ngày 1-9, mọi thuế khoá đă dược băi bỏ, và thực tế không c̣n một khoản thu nào cho ngân sách Nhà nước. Trong khi dó th́ Ngân hàng Đông Dương đă đóng các tài khoản của Chính phủ và tuyên bố Chính phủ “phá sản”. Các khoản chi tiêu hàng ngày th́ c̣n có thể giải quyết được từ nguồn này nguồn kia. Nhưng trong t́nh h́nh đó th́ không sao có thể đề xuất ra được những chương tŕnh dài hạn. Thực tế phần lớn các cơ quan hành chính sự vụ đều do các người lao động của Đảng phục vụ dựa trên nguồn sinh sống nhỏ nhặt của ḿnh và dựa vào sự ủng hộ của một số người Việt có cảm t́nh. Đó chủ yếu là một Chính phủ của những người t́nh nguyện không ăn lương.
Nhưng có một chương tŕnh quan trọng bậc nhất đối với Chính phủ ông Hồ lúc đó là việc kiếm vũ khí và đạn dược. Nguồn cung cấp chủ yếu trước đây vẫn là các kho tàng của Pháp và Nhật. Nhưng quân đội Trung Quốc đă tịch thu những kho này, và người Trung Quốc đă nhanh chóng báo cho Việt Minh biết là họ có thể có đủ vũ khí Nhật, Pháp và cả Mỹ(3) thông qua những người Trung Quốc, nếu như họ đồng ư các “điều kiện”: giá cả phải chăng, trả tiền ngay, và có thái độ cộng tác với người Quốc gia thân Trung Quốc.
Đứng trước 2 mối đe doạ: của người Pháp ở miền Nam và những người Quốc gia thân Trung Quốc ở miền Bắc, ông Hồ cảm thấy việc cung cấp cho nhu cầu quốc pḥng phải là việc ưu tiên bậc nhất. Sau khi để hết tâm trí suy nghĩ và dựa theo ư kiến của những người trợ thủ gần gũi của ông, Vơ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng, ông Hồ đồng ư cho thi hành một biện pháp dựa vào sự đóng góp tự nguyện của nhân dân. Ngày 4-9, Chính phủ cho đặt ra quỹ Độc lập do Bộ trưởng tài chính Phạm Văn Đồng chủ tŕ. Tuần lễ 16 đến 22 tháng 9 được mệnh danh là Tuần lễ Vàng, để cho tất cả những người công dân yêu nước, kể cả những người không phải gốc Việt Nam, cũng sẽ quyên góp cho quỹ chi tiêu về quốc pḥng. Hai tuần lễ sau khi quốc gia mới ra đời, Chính phủ đă kêu gọi quyên góp lập lại quỹ để giúp cho đất nước có thể tồn tại.
Phạm Văn Đồng đă mở đầu Tuần lễ Vàng bằng một lời kêu gọi về một sự đóng góp cá nhân… Buổi quyên tiền đă được tổ chức chu đáo trước toà nhà Chính phủ… Với nhiều bàn phủ trắng… micro.. âm nhạc… và thỉnh thoảng có người lên kêu gọi… Nhiều người Việt Nam khá giả, một số mặc áo dài quan chức, tiến lên các bàn và đặc đồ quyên góp lên trên… Nhưng ngày đầu thực không đáng phấn khởi. Số đông quần chúng chỉ đến xem mà không có quyên góp ǵ. Cả ngày chỉ thu được một khoản nhỏ mọn 100 kư vàng và khoảng 5 vạn đồng bạc.
Ông Hồ vốn không hào hứng với ư kiến bắt nhân dân phải đóng góp phần của cải nghèo nàn của họ, đặc biệt là đối với những người nghèo, để mua vũ khí; nhưng đây là v́ đất nước đang ở trong một t́nh trạng tuyệt vọng, và các cố vấn của ông đă đảm bảo rằng đó là biện pháp duy nhất. Sau buổi lễ nghèo nàn đó, Đồng và Giáp đă thuyết phục được ông Hồ là chỉ có lời kêu gọi của ông mới phát động được quần chúng nhân dân. Ông Hồ đồng ư, nhưng với điều kiện là ông sẽ không trực tiếp ra mắt, và cử Đồng thay mặt đọc lời kêu gọi.
Thứ hai, 17-9, Đồng đọc lời kêu gọi của ông Hồ, bắt dầu bằng câu “V́ mắc bận không thể tới được, nên tôi gửi lời kêu gọi đồng bào toàn quốc…”. Giải thích việc quyên góp là cần thiết “để chống lại những mưu mô xâm lược của đế quốc Pháp”, ông Hồ nhấn mạnh ông kêu gọi chủ yếu… các gia đ́nh khá giả. Về ư nghĩa của Tuần lễ Vàng, ông nói “đây không phải chỉ có nghĩa của một cuộc quyên góp để phục vụ cho việc bảo vệ đất nước, mà c̣n mang theo một ư nghĩa chính trị quan trọng(4). Có thể ông cũng ngầm muốn nói rằng một khoản lớn của quỹ này sẽ được dùng để thoả măn ḷng tham của Trung Quốc.
Bức thông điệp của ông Hồ thế mà ăn tiền. Suốt trong 6 ngày tiếp theo, hàng đoàn những người khá giả và nông dân b́nh thường đă lũ lượt đến đặt lên trên bàn các đồ quư giá gia truyền của gia đ́nh họ: dây chuyền, đồng hồ, ṿng, nhẫn, hoa tai bằng vàng bạc và đá quư… Một tuần lễ sau, báo chí địa phương công bố đă quyên góp được 129 kư vàng và 1,5 triệu đồng. Báo chí đánh giá đó là kết quả của một cuộc quyên góp “hết sức hào hiệp”, nhưng tôi cho là c̣n khiêm tốn nếu so với tiền của những nhà giàu Việt Nam. Tôi không có điều kiện để xác định số tiền quyên góp được là bao nhiêu và cũng chẳng biết được Trung Quốc đă “lấy” bao nhiêu.
Về sau ông Hồ nói với tôi, “Tôi cảm thấy như là một kẻ phản bội” trong khi cho phép “diễn cái tṛ này”, khi thấy “mỗi đồng xu” chạy vào túi người Tnmg Quốc, và mặc dù ông kêu gọi những gia đ́nh “khá giả”, nhưng thực tế đồ vàng bạc, của tế nhuyễn… đều do những người nghèo khó mang đến, c̣n các thương gia, địa chủ giàu người Việt và Hoa lại chẳng góp được bao nhiêu.
Sau khi rời Việt Nam, tôi được toán của chúng tôi báo cho biết là khoản tiền thu được lớn hơn rất nhiều so với khoản tiền đă được công bố, và ít nhất cũng có tới 2/3 số đó đă chạy vào túi người Trung Quốc qua con đường mua bán súng ống và chạy chọt về chính trị. Điều đó đă được Vơ Nguyên Giáp xác nhận vào năm 1975, khi ông viết số tiền quyên được là “20 triệu đồng và 370 kư vàng”(5).
Vấn đề tài chính của ông Hồ c̣n bị những t́nh h́nh khó khăn làm cho phức tạp thêm. Quân Trung Quốc tới, đầu tiên đă làm nảy nở nạn chợ đen về thuốc lá Mỹ, bánh kẹo, quân trang, vũ khí ngày càng bành trướng, đặc biệt trong cộng đồng người Hoa. Một bao thuốc lá Mỹ giá 16 đồng… Giá hối đoái 1 dollar Mỹ ăn 14 kim viên nhưng giá chợ đen phải là 20 kim viên. Người Trung Quốc mua 1 dollar bằng 200 kim viên. Giá chính thức ở Trùng Khánh là 100 kim viên, ở Côn Minh là 150 đến 175 kim viên.
Điều nổi bật ở thị trường tài chính tháng 9 ở Hà Nội là t́m đổi tiền kim viên Trung Quốc để lấy dollar Mỹ và đồng bạc Đông Dương. Tuy rằng hành dinh của tướng Lư Hán tỏ ra như không quan tâm ǵ làm đến việc đổi chác tiền Trung Quốc này nhưng Trùng Khánh th́ rất lo lắng. Đă có lệnh cấm các nhân viên người Mỹ không được đổi tiền kim viên, trừ trường hợp được cơ quan tài chính Trung ương cho phép, và tất cả người Mỹ trước khi rời Trung Quốc bắt buộc phải kê khai và gửi lại tiền dollar ở Trung Quốc. Điều hạn chế này, cùng với tin đồn đại là Trung Quốc sẽ quy định lại giá hối đoái đă làm cho những người buôn tiền cảnh giác và làm cho thị trường tiền tệ phải chững lại, ít hoạt động trong một thời gian.
Tuần lễ Vàng cũng đă ảnh hưởng đến việc kinh doanh tiền tệ, nhất là giá vàng đă hạ từ 1.900 xuống 1.500 một lạng. Người ta cho rằng vàng mất giá là do người Trung Quốc tung ra tin đồn Chính phủ Việt Nam sẽ tịch thu vàng, hoặc để Chính phủ chi tiêu, hoặc mệnh lệnh của Lư Hán để cung phụng cho Thống đốc Long Vân.
Những đ̣i hỏi về tiền của người Trung Quốc và Nhật, việc buôn bạc, và sự biến động trong giá cả tiền tệ; tất cả những cái đó đă tác động tai hại đến nền kinh tế và tài chính Việt Nam.
Nhưng Chính phủ của ông Hồ chỉ loạng choạng mà không sụp đổ, chủ yếu nhờ cái quyết tâm của nhiều người đă phục vụ sự nghiệp công cộng mà không đ̣i hỏi tiền lương.

TẠI SAO NGƯỜI PHÁP LẠI BỊ LOẠI TRỪ?
Vào ngày 13-9, Sainteny lại đến kêu ca với tôi. Ông không bằng ḷng về “mối quan hệ hữu nghị không cần thiết giữa người Nhật và người Trung Quốc”. Điều làm ông không chịu là việc Pháp bị gạt ra ngoài cuộc thương lượng Trung - Nhật về vấn đề đầu hàng. Cũng khá lạ là cuối ngày hôm đó, tôi cũng nhận được một yêu sách tương tự của ông Hồ. Một cảm giác nghi ngờ đă nảy sinh một sách vô t́nh trong các mối giao tiếp b́nh thường giữa người đại diện các nước Đồng minh và Nhật.
Đúng là Sainteny đă không thể chấp nhận sự việc là trong các điều khoản của Hội nghị Postdam đă không ghi nhận có Pháp trong cuộc thương lượng đầu hàng. C̣n về phía ông Hồ, ông có ư kiến là “Chính phủ thực tế” của ông cũng cần phải biết tương lai của Việt Nam sẽ ra sao và người Trung Quốc sẽ bày vẽ ra cái ǵ.
Theo ông Hồ, người Trung Quốc không những gian lận mà c̣n phạm tội ác trong việc nẫng tay trên các tài sản của Nhật, mà ở đây tôi hiểu là vũ khí và các đồ quân dụng, và đồng thời đă cho chở một số lớn các kho lương thục và vật phẩm về Trung Quốc.
Hai ngày sau, Salnteny đến gặp tôi lần nữa để thảo luận việc tướng Lư Hán đến trong ngày hôm trước và lại nêu vấn đề Pháp tham gia vào việc đầu hàng của Nhật. Tôi đă nói thẳng ra rằng tôi biết không có kế hoạch cho người Pháp tham gia vào việc giải giáp cũng như hồi hương Nhật và cũng nhắc lại cho Sainteny hay là trước khi chúng tôi rồi Côn Minh, tôi đă được báo cho biết rơ là nhiệm vụ nói trên đă chỉ được giao cho người Anh ở miền Nam và người Trung Quốc ở miền Bắc.
Sainteny tiếp tục nêu vấn đề và chất vấn là người Pháp có c̣n được coi như là một nước thành viên trong Đồng minh nữa không. Tôi khẳng định là c̣n, nhưng nhận xét là rơ ràng v́ lư do tiếp tế hậu cần mà Pháp đă không tham gia vào chiến tranh Thái B́nh Dương và tức là cũng đă không tích cực tham gia vào cuộc chiến tranh chống Nhật. Hơn nữa, theo hiệp định Postdam, mà tướng De Gaulle và Bộ Tổng tham mưu Pháp đă biết, th́ nhiệm vụ giải quyết với Nhật ở Bắc Đông Dương đă được đặc cách giao riêng cho Tưởng. Đúng là người Pháp đă bị gạt ra ngoài, nhưng cả người Mỹ, Anh và Hà Lan cũng thế.
Lời đáp thẳng thắn và trung thực này đối với một câu hỏi đầy tính khiêu khích của Sainteny đă bị nhiều nhà văn xuyên tạc đi cho là người Mỹ đă “nhẫn tâm” và “chống đối” và cũng đă có những hậu quả lâu dài trong mối quan hệ Mỹ - Pháp(6).
Tôi biết rằng Sainteny chẳng thích thú ǵ câu trả lời của tôi, và ông đă gây cho tôi cái cảm giác là ông cho rằng việc Pháp bị gạt ra ngoài là do lỗi tại người Mỹ, và đặc biệt là do tôi. Tôi đă không thể nào làm khác được trong khi cả Paris, Calcutta và Trùng Khánh cũng không tán thành vai tṛ tự đặt cho ḿnh là đại diện của nước Pháp ở Đông Dương của ông ta. Đă nhiều lần ông ta thú nhận với tôi, điều mà sau này ông đă viết trong hồi kư(7) - rằng ông hoàn toàn không nhận được nhiệm vụ chính thức hoặc chỉ thị về Đông Dương, và mặc dù ông đă nhiều lần kêu gọi Trùng Khánh, Calcutta và Paris xác định quy chế chính thức của ông ở Hà Nội, nhưng ông đă chẳng bao giờ nhận được trả lời và chức quyền mà ông mong muốn.
Rơ ràng là Sainteny và bộ tham mưu của ông đă nuôi dưỡng những t́nh cảm đối lập mạnh mẽ đối với OSS và nước Mỹ, những t́nh cảm mà từ 1945 đến 1954, qua những ẩn ư và những lời nói cạnh, được truyền tới các giới quan chức Paris (De Gaulle, Messmer, Massu, Hoppenot…) như là một sự “phản bội của Mỹ” đối với một “đồng minh trung thành”( 8 ). Trong một số nhận xét của cơ quan tham mưu của ông gửi cho người Pháp ở Hà Nội, nhóm t́nh báo DGER đă gán tất cả những sự rối ren của người Pháp ở Đông Dương cho một âm mưu của Đồng minh nhằm gạt Pháp ra khỏi Đông Dương. Những lời giải thích ngược lại của tôi đều không có giá trị.
Nhân việc có mặt Lư Hán ở Hà Nội, Sainteny hỏi tôi Mỹ sẽ có phản ứng ǵ trước cuộc điều đ́nh Pháp - Hoa để cho quân đội của Alessandri trở lại Bắc Kỳ. Tôi bảo ông rằng Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không có ǵ phản đối. Đó là một vấn đề của Trung Quốc. Tưởng có toàn quyền hành động, c̣n người Mỹ, theo quy định, thuộc quyền chỉ huy quân sự của ông. Tôi đảm bảo với Sainteny rằng nếu Tưởng cho phép Wedemeyer dùng máy bay Mỹ chở quân Pháp sang Bắc Kỳ, th́ Bộ chỉ huy Mỹ sẽ thi hành. Nhưng tôi nhấn mạnh đây phải là một sự thoả thuận Pháp - Hoa giữa những người cầm đầu các nước ở Paris, Washington và Trùng Khánh. Theo ư tôi, những cuộc dàn xếp ở địa phương chỉ đầy cạm bẫy và trắc trở. Sainteny không phải không đồng ư với sự phân tích của tôi, nhưng vẫn hy vọng cứu văn được sự rút lui nhanh chóng một ḿnh của Pháp ở miền Bắc, một công tác không có khả năng thực hiện được.
Như là một thủ thuật của ông gần đây, Sainteny kết thúc cuộc viếng thăm bằng cách nêu thêm một khó khăn. Ông ta nói nhỏ cho biết, ông lo ngại người Trung Quốc, nhất là người của Lư Hán, xúi người Việt “bắt cóc” ông. Lư do nêu ra là v́ ông đă hoạt động chống Trung Quốc. Tôi cho ông đă quá cường điệu, nhưng chúng tôi cũng sẽ để ư giúp ông.
Đi sâu vào vấn đề nhận xét của Sainteny chung quanh cuộc thoả hiệp Pháp - Hoa, th́ ư kiến của Sainteny về vấn đề bắt cóc tỏ ra là phi lư.
Tôi xem nó chỉ như là một mưu mô nhằm làm áp lực đối với chúng tôi để đưa thêm quân Pháp tới, nhưng tôi cũng báo cáo nỗi lo ngại của Sainteny với Côn Minh và gợi ư cũng không nên coi trọng vấn đề này cho đến khi có được chứng cứ mới.

CUỘC ĐẤU ĐÁ - LƯ HÁN CHỐNG LẠI QUỐC DÂN ĐẢNG TRUNG QUỐC
Nhiều vấn đề nổi lên san khi Lư Hán tới đă làm cho tôi gặp rất nhiều khó khăn trong vị trí một sĩ quan chính trị cao cấp nhất ở đây. Người Trung Quốc đến để giải giáp quân Nhật, nhưng cho đến ngày 16-9 tôi vẫn chưa moi được ở Lư Hán hay bộ tham mưu của ông kế hoạch và thời hạn đế xúc tiến việc đó. Trong khi người Nhật tiếp tục giữ thái độ “bàng quan” của những khán giả đă bị chinh phục, chờ đợi hảo tâm của Đồng minh, th́ ba hoặc bốn ngàn trong số họ đă biến đi theo phong trào bí mật Liên Á. Những tin tức từ Sài G̣n đă kích động mạnh tinh thần chiến đấu của người Pháp, nhưng Lư Hán vẫn từ chối đến cả việc nói chuyện với họ. Người Việt Nam đang đấu tranh đă đưa tất cả những sự tranh chấp của họ lên sân khấu chính trị địa phương. Mọi vấn đề càng trở thành phức tạp ở Hà Nội.
Tôi nhẹ người khi được tin tướng Gallegher đă lên đường sang Hà Nội. Không phải v́ ông ta có thẩm quyền về các vấn dề chính trị, nhưng v́ ít ra th́ ông cũng có cấp bậc để công tác thuận lợi hơn với người Trung Quốc và người Nhật. Nhiệm vụ của ông ta thuần tuư chỉ là giúp cho tướng Lư Hán trong việc chấp nhận sự đầu hàng và hồi hương quân Nhật đă bị tước vũ khí.
Chiều 16-9, tôi đón ông ở sân bay, nhưng ông đă làm tôi ngạc nhiên khi ông cho hay là Trùng Khánh hỏi về việc tổ chức buổi lễ tiếp nhận đầu hàng chính thức ở Hà Nội. Vấn đề rắc rối là ở chỗ vai tṛ của người Pháp và sự có mặt của người đại diện ngoại giao cấp cao nhất của Nhật, Thống chế bá tước Terauchi lại ở Sài G̣n. Quốc dân Đảng (Trung Quốc) rất nhạy cảm với địa vị của Pháp trong khối các nước Đồng minh và sự có mặt của họ ở châu Á là việc Trung Quốc hoàn toàn không thể không đếm xỉa tới. Tổ chức ngày lễ đầu hàng chính thức ở Hà Nội mà không có mặt người Pháp tham dự có thể bị Paris coi như là một sự xúc phạm và Tưởng rất không muốn hứng chịu lấy điều nguy hiểm đó.
Cũng c̣n có vấn đề Tổng hành dinh Tập đoàn quân phương Nam của Nhật ở Sài G̣n. Tưởng c̣n đang bị nhức nhối về vấn đề người Anh ở Hongkong nên không muốn bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp khác về pháp lư với người Anh. Đúng ra, việc đầu hàng của quân Nhật ở Đông Dương sẽ phải được Térauchi, với tư cách Tư lệnh tối cao của Nhật tiến hành, nhưng ông lại ở trong chiến trường thuộc Mounbatten. Đă có gợi ư là Téranchi đầu hàng với người Anh theo đúng như quy định trong bản Mệnh lệnh chung số 1 và cho phép Tsuchihashi ở miền Bắc giao nộp vũ khí cho người Trung Quốc và người Trung Quốc sẽ phụ trách cả việc hồi hương quân Nhật thuộc quyền Tsuchihashi ở phía bắc vĩ tuyến 16. Về nguyên tắc th́ việc thu xếp như thế cũng có thể chấp nhận được đối với Trùng Khánh; Tưởng cũng có thể phải thoả măn với một cuộc đầu hàng về mặt “hành chính” và để cho Mounbatten tiến hành buổi lễ chính thức của ông ta ở Sài G̣n, mà ở đó th́ người Pháp chắc chắn sẽ được tham dự. Nếu như thế, bản bị vong lục của Trung Quốc gửi cho phái đoàn Nhật ở Khai Viễn ngày 2-9 cũng đủ làm cơ sở để cho xúc tiến công việc.
Nhưng Lư Hán bất măn. Ông cảm thấy ḿnh bị xếp xuống vai tṛ của một người “quản lư hành chính” so với Trương Phát Khuê, vốn được giao nhiệm vụ quân sự tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật một cách ầm ĩ ở Quảng Đông. Lư Hán bị mất mặt. Ông phản đối với tướng Hà Ứng Khâm và khẩn khoản yêu cầu phải tổ chức một buổi lễ chính thức ở Hà Nội. Tướng Hà đồng ư nhận sẽ xem xét đề nghị của Lư Hán nhằm để tránh không phải xáo trộn kế hoạch nhằm gạt bỏ Thống đốc Long Vân khỏi căn cứ địa của ông ta ở Vân Nam. Nhưng cho đến ngày 17-9, Hà Nội vẫn không nhận được quyết định ǵ về vấn đề này.
Thêm một vấn đề gay cấn khác. Tướng Gallagher nhận được chỉ thị của Hành dinh Chiến trường, yêu cầu Lư Hán cho máy bay chở tướng Alessandri tới Hà Nội. Lư Hán lại cực lực phản đối để cho Trùng Khánh thấy rằng Alessandri chỉ có thể tới Hà Nội nếu như buổi lễ tiếp nhận đầu hàng được tổ chức tại đó. Lư Hán chưa nhận được chỉ thị tổ chức buổi lễ nên ông cho rằng không có lư do chính đáng để Alessandri có mặt tại Hà Nội, nếu không th́ việc đó chỉ kích động rối loạn.
Gallagher báo cho Lư Hán biết là mệnh lệnh của Trùng Khánh là dứt khoát phải tôn trọng. Lư Hán vẫn không lay chuyển. Nhưng về sau, Gallagher đă cho tôi hay là cũng đă thu xếp được cho Alessandri và một người Pháp khác được đi tới Hà Nội vào ngày 19-9.
Gallagher và tôi đă thảo luận về việc Alessandri có mặt ở Hà Nội và tôi đồng ư với Lư Hán là việc đó gây ra nhiều vấn đề, nhưng không phải như Lư Hán quan niệm. Tôi nêu ra mối thâm thù đă có từ lâu giữa Lư Hán và Alessandri, và lư do để nghĩ rằng người Trung Quốc muốn ở lại lâu dài chẳng qua cũng chỉ nhằm để cướp đoạt đất nước này một cách triệt để và có lợi nhất cho Long Vân. Nếu Alessandri về trong lúc này, ông ta có thể kéo theo số quân Pháp ở Trung Quốc đi cùng hoặc từ Sài G̣n ra, nhưng ông ta cũng có thể có ư đồ xin giải thoát cho số tù binh hiện c̣n ở trong Thành. Là một thủ lĩnh theo phái De Gaulle, chắc chắn Alessandri sẽ có mưu đồ cho xúc tiến nhanh việc Pháp chiếm đóng lại Việt Nam và người Trung Quốc phải rút sớm về nước, và như vậy là trực tiếp chống đối lại với kế hoạch của Lư Hán. Gallagher cảm ơn về những nhận xét của tôi và nói ông sẽ cảnh giác đối với các cuộc vận động của Pháp.
Gallagher có hỏi về vai tṛ của Sainteny, và tôi dă kể lại các hoạt động của nhóm t́nh báo Pháp từ khi chúng tôi tới Hà Nội. Sainteny cũng đă yêu cầu được gặp Gallagher và tôi đă khuyên Gallagher không nên nhận lời trong lúc này, tốt nhất nên chờ cho đến khi Alessandri tới, tuy ông ta cũng chẳng có chức vụ chính thức hoặc một chỉ thị chính trị cơ bản nào của Paris. Gallagher đă đồng ư.
MỘT CUỘC TRAO ĐỔI VÔ VỊ
Tôi báo cho Sainteny biết tin Alessandri sẽ đáp máy bay tới Hà Nội, và cơ quan DGER có được 2 ngày để chuẩn bị bố trí đón. Đoàn thể cộng đồng người Pháp trong một trạng thái hết sức phấn chấn v́ họ biết là tướng Alessandri sẽ đến để “nắm lại t́nh h́nh”. Alessandri và Leon Pignon(9) tới sân bay Gia Lâm, đúng vào giữa lúc cuộc thương lượng ở miền Nam tan vỡ, và Cédile đă có một cuộc họp báo với một đường lối cứng rắn. Họ đă được đưa nhanh chóng về hành dinh của Sainteny mà không ai hay.
Nhờ có việc Alessandri và Pignon tới nên hoạt động của nhóm Sainteny trước đây ở mức thấp nay đă có một quy mô mới. Thái độ ngoan cố của Cédile và Gracey ở Sài G̣n đă gợi cho Sainteny biết đây là lúc thuận lợi để mở cuộc nói chuyện với Hồ Chí Minh. Ông ta báo cho ông Hồ biết Pháp hoan nghênh một cuộc hội nghị giữa ông Hồ và một đại diện Pháp ở Ấn Độ. Ông Hồ đă từ chối: ông không muốn gặp một người trung gian mà phải là De Gaulle. Alessandri đành phải gác vấn đề đó lại sau. Ông thuyết phục Đô đốc Thierry D'Argenlieu(10), Cao uỷ Pháp đă được chỉ định cho Đông Dương, lúc đó ở Calcutta, nên gặp một đại diện của ông Hồ. Nhưng ông Hồ không được hỏi ư kiến trước! Nên khi Alessandri báo cho ông Hồ biết một lần nữa là D'Argenlieu muốn gặp ông, ông Hồ vẫn cho rằng đó chỉ là một cuộc hội nghị giữa Pháp và đại diện của ông nên đă yêu cầu Cựu hoàng Bảo Đại thay mặt cho ông.
Ngày 22-9, tôi cùng với tướng Gallagher đến gặp ông Hồ v́ ông muốn hỏi ư kiến chúng tôi về đề nghị gặp gỡ của Pháp. Chúng tôi phát biểu, tốt hơn hết là hai bên nên có một cuộc nói chuyện trực tiếp với nhau, nếu ông không đồng ư với những ǵ mà người Pháp đề nghị th́ ông có quyền không chấp nhận. Ông Hồ cho biết ông cũng đă có trao đổi vấn đề này với tướng Lư Hán, v́ cuộc gặp có liên quan đến việc đi lại bằng máy bay mà chỉ Trung Quốc mới có khả năng giải quyết vấn đề. Lư Hán tránh mặt trong lúc này, nhưng cho biết ông ta có thể thu xếp cho một máy bay trong ṿng 10 hay 12 ngày. Gallagher và tôi cho rằng cuộc gặp gỡ cũng chẳng có hại ǵ và chắc ông Hồ sẽ chấp nhận. Tôi nói thêm, nếu Pháp thực hiện được lời mời đă được đưa ra th́ điều đó cũng có thể coi như là một dấu hiệu tỏ ra Pháp có ư định công nhận chính phủ độc lập của Việt Nam. Ông Hồ nắm lấy ư này và quyết định thôi không cử người thay mặt mà tự ḿnh sẽ đến hội nghị. Nhưng ông sẽ chỉ tới gặp nếu như người Pháp đồng ư hội họp ở Trung Quốc và có một quan chức Mỹ tham gia như quan sát viên.
Sau này, khi có những tin tức dữ dội về vụ giết hại Dewey, tôi đến gặp ông Hồ, và Hoàng Minh Giám đă kéo tôi ra một nói để nói cho biết về câu chuyện Pháp mời và cuộc gặp gỡ đă xảy ra. Giám, với danh nghĩa Bộ trưởng Ngoại giao, đă nhận dược một giác thư của Alessandri nói về một cuộc gặp gỡ giữa “Pháp và dân An Nam do đảng Quốc gia Cách mạng đại diện”. Bản giác thư đă chẳng nói ǵ đến cuộc gặp gỡ giữa ông Hồ và D'Argenlieu, mà chỉ có hàm ư nói đến việc ông Hồ được mời.
Giám rất lo lắng trước sự mê muội không thể tưởng được này của người Pháp. Ông cho rằng người Pháp nếu không phải là láo xược th́ cũng là đần độn, nên trong các tầng lớp nhân dân, mới chọn một phần tử Việt Nam Quốc dân Đảng đă chết rồi làm người đại diện cho nhân dân Việt Nam. Nhưng dù sao đi nữa th́ điều đó chỉ biểu thị sự ngoan cố của Pháp trong việc từ chối không chịu công nhận nền độc lập của Việt Nam, khi họ đă không mời ông Hồ với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Cộng hoà Việt Nam tới dự họp.
Cuộc trao đổi vô vị này đă làm cho ông Hồ, hơn bao giờ hết, hoài nghi về sự thành thật và các ư đồ của Pháp. Nó cho ông thấy Pháp chỉ muốn lợi dụng ông, chứ không quan tâm điều đ́nh một cách có thiện chí. Ông Hồ đă coi như không biết đến bản giác thư, và mọi kiểu điều đ́nh của Alessandri đă không mang lại kết quả.

NHỮNG BỨC THƯ ỦY NHIỆM KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐUỢC
Những tin tức về bản tuyên bố số 1 của Gracey lan tới Hà Nội một cách hết sức nhanh chóng và đă khuấy động t́nh cảm dân chúng Pháp đến cao độ. Chỉ có lời kêu gọi mạnh mẽ của Alessandri với cộng đồng người Pháp và tù binh ở trong Thành mới có thể duy tŕ được t́nh h́nh không để cho bùng nổ. Tướng Lư Hán bực dọc và đă báo cho người Pháp, tuy chưa được chính thức công nhận là ông ta sẽ không cho phép người Pháp biểu dương sự đồng t́nh với các đồng bào của họ ở miền Nam. Người Việt Nam, Cộng sản cũng như chống Cộng vẫn giữ được thái độ b́nh tĩnh đáng khen, nhưng cũng rất cảnh giác. Riêng chỉ có người Nhật tỏ vẻ trung lập một cách trơ tráo.
Tối hôm đó, tôi gặp cán bộ của ông Hồ, và cùng nhau kiểm lại t́nh h́nh trong ngày. Qua câu chuyện, tôi được biết ngày hôm trước ông Hồ có nhận được một thông báo của hành dinh tướng Mounbatten yêu cầu báo cáo về quân số và vũ khí của quân đội Việt Nam. Đối với yêu cầu phi lư và xấc xược này, ông Hồ đă chỉ thị cho Chu Văn Tấn(11) từ chối không báo cáo và chỉ thị cho Giám gửi một bản phản đối chính thức với danh nghĩa của Chính phủ Việt Nam cho Mounbatten. Đêm đó, 21 - 22 tháng 9, cũng là một đêm vô cùng khó khăn. Trong ngày, Gracey đă tuyên bố thiết quân luật ở miền Nam, và suốt đêm đă diễn ra những hoạt động không b́nh thường ở Hà Nội. Không xảy ra bạo lực, nhưng đă có một loạt các hoạt động khẩn trương chuẩn bị, hội họp và, ánh đèn thâu đêm ở Bắc Bộ Phủ. Người Âu th́ đi lại giữa các nhà thủ lĩnh Pháp. Cảnh sát Việt Nam được báo động, đă chặn hỏi một số người Âu và người Việt, nhưng cũng không có ai bị bắt giữ.
Sáng hôm sau, tướng Alessandri đến gặp tướng Lư Hán để yêu cầu được công nhận là đại diện của Ge Gaulle ở Hà Nội. Lư Nán tiếp ông ta ở nơi trước đây là dinh của vị Toàn quyền Pháp, nhưng gần như chỉ một phút sau, ông đă rút lui, để cho Tham mưu trưởng của ông, tướng Mă, làm việc với Alessandri. Tướng Mă giải thích là người đại diện duy nhất được uỷ nhiệm đối với Chính phủ Trung Quốc và người duy nhất được tướng Lư Hán công nhận là người phát ngôn của Chính phủ Pháp và viên Đại sứ Pháp ở Trùng Khánh. Để xoa dịu Alessandri, Mă báo cho ông biết nhiệm vụ của Lư Hán là giải giáp quân Nhật và các công tác có liên quan. Ông sẽ không dính líu ǵ tới các vấn đề chính trị cũng như các cuộc xung đột Pháp - Việt. C̣n đối với người Pháp ở Việt Nam, trong thời gian chiếm đóng, họ sẽ được đối xử như những người ngoại quốc khác.
Sự từ chối này là một điều thất vọng cay đắng nhất cho Alessandri, v́ ông vẫn bám lấy ư nghĩ rằng người Pháp phải được coi như là Đồng minh, chứ không phải là người nước ngoài. Ngón trả thù của Lư Hán thực sự là ngọt đậm.
Trong hoàn cảnh nhục nhằn như vậy, Alessandri lại phải chịu đựng một sự hạ ḿnh hơn nữa. Một sĩ quan của Sainteny đă t́m gặp một sĩ quan tham mưu Trung Quốc để yêu cầu cung cấp nhà ở, nơi làm việc, máy chữ… Yêu cầu đă bị khước từ v́ “không được phép”. Alessandri phản đối. Người Trung Quốc trả lời là tướng Lư Hán coi những yêu cầu đó là “không cần thiết cho người Pháp ở Việt Nam”.
Sau việc người Trung Quốc ở Hà Nội từ chối, không công nhận Alessandri và Sainteny là quan chức đại diện của Pháp; cả hai đă t́m gặp Gallagher. Ông này rất có thiện cảm nhưng cũng chẳng giúp đỡ được ǵ. Một lần nữa, Alessandri lại thất vọng v́ ông vẫn mong đợi một sự ủng hộ nào đó của Mỹ. Sau cùng, Sainteny lại t́m đến tôi để nhờ giúp đỡ về các mặt quản trị hành chính. Nhưng tôi cũng chịu thua v́ không có chỉ thị nói phải giúp cho Pháp thiết lập một hành dinh của Pháp ở Việt Nam.
Sau này, Gallagher cho biết Sainteny yêu cầu cho một chuyến bay để ông ta về Côn Minh và Gallagher đă hứa giải quyết. Ông hỏi ư kiến tôi. Tôi nói rằng, mặc dù chiến dịch chống Mỹ của Sainteny đă gây ra tai hại cho chúng ta, tôi vẫn muốn khuyên ông ta ở Hà Nội hơn là ở Trùng Khánh hay Calcutta; v́ ở đó nhất định ông ta sẽ tiếp tục báo cáo láo về t́nh h́nh Hà Nội và phá hoại uy tín của Mỹ. Nhưng nếu như Gallagher tán thành đề nghị của ông ta và để ông ta đi, th́ ông ta cũng sẽ không đặt ra vấn đề ǵ phản đối với OSS Côn Minh.
MỘT SỰ THỎA THUẬN NGẦM
Ngày nhục nhă cho Alessandri và Sainteny cũng là một ngày đầy rẫy lo phiền cho người Việt Nam: điện báo từ Sài G̣n đưa ra tin Gracey đă cho chiếm Khám Lớn và thả bọn lính dù của Cedile; sau đó lại có tin số tù binh được thả ra tấn công bừa băi vào người Việt Nam, trên các đường phố Sài G̣n.
Ông Hồ sợ rằng người Trung Quốc có thể theo gương của Gracey ở Sài G̣n, nên ngay chiều hôm đó ông đă gặp tướng Lư Hán. Cuộc gặp gỡ tỏ ra hết sức hữu nghị. Lư Hán nói với ông Hồ về cuộc viếng thăm trước đó của Alessandri và lời từ chối của cá nhân ông không công nhận những người Pháp ở Việt Nam làm đại diện chính thức cho nước Pháp và đă không ấn định quy chế chính thức cho họ.
Ông Hồ nêu vấn đề bản Tuyên bố số 1 của Gracey và tŕnh bày mong muốn của ông thấy không cần thiết phải áp dụng những biện pháp tương tự ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Lư Hán đảm bảo với ông không có ǵ phải lo ngại đối với việc người Trung Quốc can thiệp vào việc điều hành công tác chính quyền, nhưng chỉ với một điều kiện: Trung Quốc sẽ phải can thiệp nếu như chính quyền của ông Hồ tỏ ra có dấu hiệu yếu đuối hoặc bất lực, không đối phó được với việc duy tŕ trật tự trên mọi lĩnh vực. Ông Hồ đảm bảo với Lư Hán là ông có thể nắm chắc được t́nh h́nh, dù cho có thể có những trở ngại nhỏ của một số ít người Việt “Quốc gia quá hăng hái”. Tất nhiên ở đây, có thể mỗi người hiểu theo một phách. Lư Hán đồng ư sẽ cho xúc tiến sự ủng hộ “nhiều hơn nữa”.
Tối hôm đó, ông Hồ khẳng định với tôi là ông đă yên tâm nhiều qua lời đảm bảo không can thiệp của Lư Hán. Tuy vậy, ông vẫn c̣n rất lo ngại đối với t́nh h́nh Nam Kỳ. Ông được biết Leclerc đang trên đường sang Việt Nam cùng với tàu bè và vũ khí của Đồng minh. Ông hỏi tôi tin tức đó có xác thực không. Tôi nói tôi không rơ. Nhưng có một việc theo quan điểm của tôi th́ hành động của người Anh và thái độ tự tin của người Pháp ở Sài G̣n cho thấy có khả năng có lực lượng viễn chinh Pháp đang đổ bộ vào vùng đồng bằng (Nam Bộ). Rơ ràng trong khi chúng tôi nói chuyện với nhau, chẳng một ai đă h́nh dung dược việc Cédile cho làm cú đảo chính và chỉ ngày hôm sau đă thấy Chính phủ Việt Nam bị bật ra khỏi Sài G̣n, dân chúng bị tấn công ác liệt trên đường phố và nhiều nạn nhân bị bắt bớ hàng loạt.
Trong t́nh trạng báo động về những sụ việc đang tiến triển đó, Côn Minh cũng chẳng báo cho tôi biết chút tiến bộ ǵ trong kế hoạch chuẩn bị cho việc đầu hàng, nên tôi lại phải đến bàn với Gallagher. Ông cũng chẳng được tin ǵ của Trùng Khánh, nhưng cho rằng cuộc điều đ́nh Pháp - Hoa c̣n đang tiếp diễn và Trùng Khánh chưa muốn cho xúc tiến ngay việc chiếm đóng của Trung Quốc cho đến khi lừa được người Pháp phải chấp nhận các vấn đề đă được đặt ra.
Lư Hán th́ lại không hài ḷng về việc Trùng Khanh cứ tiếp tục im lặng và đă báo cho Gallagher biết: nếu đến ngày 25-9 mà ông không nhận được chỉ thị ǵ th́ ông ta sẽ tự hành động theo ư kiến riêng của ḿnh. Ông không quên việc tướng Tsuchihashi cùng với các điều khoản về đầu hàng đă được ấn định ở Khai Viễn, người Nhật đă kư vào đó trước sự hiện diện của người Mỹ, cho nên chỉ c̣n có việc cho xúc tiến thi hành các điều khoản nói trên.
Nhưng cuối cùng, ngày 24, tôi đă được Gallagher cho biết Lư Hán đă được tướng Hà Ứng Khâm cho chính thức tổ chức buổi lễ đầu hàng. Cùng ngày, tôi cũng nhận được một thiếp bằng chữ Trung Quốc mời tới dự buổi lễ, với tư cách là một “vị khách đặc biệt của Chính phủ Trung Quốc”.
KẾ HOẠCH ĐỀ PH̉NG BẤT TRẮC CỦA ÔNG HỒ
Cú của Cédile ở Sài G̣n đă làm bật ra một tinh thần đoàn kết dân tộc mới giữa những người Việt Nam. Mọi phe phái đă nhất loạt gạt các bất đồng sang một bên để đi theo Việt Minh trong cuộc đấu tranh chống lại người Pháp. Những người Thiên Chúa giáo ở Hà Nội có kế hoạch tổ chức một cuộc mít ting để ủng hộ chương tŕnh giành độc lập dân tộc của Việt Minh vào ngày 23-9, nhưng t́nh cờ cũng đúng vào ngày hôm đó, tin tức về cú của Cédile lan tới Hà Nội. Cuộc mít ting tự nhiên đă chuyển thành cuộc biểu t́nh của người Công giáo phản đối sự ngoan cố của Anh - Pháp và ủng hộ nền độc lập của Việt Nam. Giám mục người Việt J.B. Ṭng(12) thay mặt những người Công giáo Việt Nam gửi một bức thủ cho Giáo hoàng yêu cầu ban phúc lành và đọc kinh cầu nguyện cho nền độc lập dân tộc của Việt Nam.
Tôi thực không thể xác định được cuộc biểu t́nh của Công giáo ủng hộ những người Cộng sản đó là chân thật hay chỉ là một sụ bày đặt. Nhưng rơ ràng là tôi không thể t́m thấy một dấu hiệu ǵ là họ chống lại ông Hồ. Tôi xúc động sâu sắc trước thái độ biểu thị sự ủng hộ của họ đối với sự nghiệp độc lập dân tộc, và đặc biệt là sự trung thành tuyệt đối của họ đối với ông Hồ. Trong những người Công giáo đang xuống đường, không có vấn đề bàn căi về chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa Xă hội, hay một “chủ nghĩa” nào khác. Vấn đề là độc lập dân tộc và tự do thoát khỏi ách thống trị nước ngoài. Qua việc ủng hộ phong trào Việt Minh, lănh đạo Giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam muốn tách ḿnh và giáo hội ra khỏi một thực tế lịch sử là họ đă làm công cụ cho việc thiết lập và nuôi dưỡng chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương.
Việt Minh đă hoan nghênh sự ủng hộ đó, tất nhiên không phải v́ triết lư tôn giáo, mà v́ 2 triệu giáo dân cùng với 1.500 cha cố của họ, trong lúc này ít ra th́ cũng không phải là một lực lượng đối lập. Ông Hồ đă hết sức thận trọng tránh không để xảy ra có bè phái về chính trị và bao giờ cũng nhấn mạnh vào tính chất mặt trận dân tộc rộng răi của Chính phủ. Ông đă đặt một người Công giáo, Nguyễn Mạnh Hà, làm Bộ trưởng Kinh tế trong chính phủ đầu tiên của ông, và ông đă hoan nghênh sự ủng hộ cá nhân của những người Công giáo nổi tiếng như Ngô Tử Hạ, một chủ nhà in lớn giàu có, và Giám mục Ngô Đ́nh Thục, anh của Ngô Đ́nh Diệm.
Khi tin tức về những sự việc tồi tệ ở Sài G̣n lan đến Hà Nội, người ta đă vây kín cả phái đoàn OSS chúng tôi; nào là các phóng viên báo chí địa phương và ngoại quốc, nào là các viên chức của chính phủ ông Hồ, của cơ quan tham mưu Lư Hán và người của nhóm Alessandri, Sainteny. Ai cũng muốn biết tin tức về những ǵ đă xảy ra hoặc xác định các tin tức do đài phát thanh đưa ra.
Knapp nghe được một tin đồn là ông Hồ đă có ư định nghiêm chỉnh đưa những người Quốc gia thân Trung Quốc vào Chính phủ. Chúng tôi đă phỏng đoán nhiều về điều đó và được báo cáo là các đảng phái thân Trung Quốc đă thu được nhiều thắng lợi ở các địa phương khác ở miền Bắc, nhờ vào sự giúp đỡ mạnh mẽ của Trung Quốc như ở Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và Hải Pḥng. Tin đồn quan trọng nhất là ông Hồ đă chịu xuống nước để nhường chỗ cho Nguyễn Hải Thần, người được Tiêu Văn đỡ đầu. Các nguồn tin thân cận với ông Hồ lại cho rằng Việt Minh sẽ không phản đối Thần, và chỉ giữ lại những Bộ quan trọng trong nội các và ông Hồ sẽ đồng ư làm Phó chủ tịch. Tôi đă đoán rằng Việt Minh cũng có thể chấp nhận một sự hợp nhất như vậy cốt để tên lănh tụ bù nh́n Trung Quốc có thể cứu trợ về tài chính cho Chính phủ đang bị phá sản và Nguyễn Hải Thần bất lúc cũng có thể là một kẻ kém nhất trong số bọn đang quấy nhiễu ông Hồ. Hơn nữa, một sự thoả hiệp như vậy, chắc chắn sẽ làm thoả măn được những yêu sách của các viên tướng Trung Quốc đối với số tay chân Việt Nam của họ. Nhưng, lập luận của tôi đă hoàn toàn sai.
Chiều hôm đó, ông Hồ báo cho tôi biết ông muốn mời tôi đến dùng cơm tối, khá trễ, khoảng 9 giờ. Tôi biết ông bận rộn suốt ngày nên cái giờ muộn mằn không b́nh thường này làm tôi ngạc nhiên, Và tôi đoán trước rằng ông có vấn đề quan trọng ǵ muốn nói. Tôi đến ngay và thấy ở đấy đă có nhiều người trong ban tham mưu thân tín của ông, có cả viên giám đốc cảnh sát. Họ cũng đến ăn cơm cùng chúng tôi.
Tất nhiên, câu chuyện chính vẫn là t́nh h́nh Nam Bộ và ảnh hưởng của nó. Lần đầu tiên người Việt Nam tiết lộ cho tôi biết mối quan tâm của họ đối với các cuộc hành quân xâm lược của Anh - Pháp vào đất Lào, ở Vientiane và Savanakhet. Qua hoạt động của OSS chúng tôi(13), tôi biết đó là hoạt động của lực lượng hỗn hợp Anh - Pháp 136 thuộc cơ quan t́nh báo Anh SOE. Ông Hồ rất quan tâm và nêu ra ư kiến là quân đội Pháp của Leclerc có ư đồ muốn xâm nhập vào miền Bắc Việt Nam thông qua vùng cạnh sườn này. Ông đă ra lệnh cho tướng Chu Văn Tấn tăng thêm lực lượng cho khu vực phía nam dọc theo sông Mekong và xử tử tất cả những người Việt nào ăn tiền để làm tay sai cho Pháp. Có lúc, ông Hồ đă đến mức phải nói là một “cuộc chiến tranh không tuyên bố” đă bắt đầu giữa Pháp và Việt Nam, và “cuộc xung đột công khai cũng không c̣n xa xôi nữa”.
Dần dần trong bữa ăn, tôi mới biết được những tin tức khá sửng sốt. Với một giọng kín đáo, ông Hồ tiết lộ cho biết nhân dân ông đang “triển khai kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lâu dài chống người Pháp”. Một cách b́nh thường, ông nêu ra ư kiến là một “chính phủ bù nh́n Trung Quốc tạm quyền” cũng có thể chấp nhận được. Điều đó sẽ cho phép ông và Các trợ thủ chủ yếu của ông “rút lui vào bưng biền để lănh đạo cuộc đấu tranh”, trong khi đó th́ một người, như Thần chẳng hạn, cùng một số ít Việt Minh tiêu biểu sẽ ở lại trong một chính phủ do Trung Quốc đỡ đầu ở Hà Nội.
Kế hoạch của ông một tên trúng hai đích. Nó vừa có thể duy tŕ được sự ủng hộ của người Trung Quốc và tức là của Đồng minh; vừa lại cho phép ông Hồ và Việt Minh được tự do hành động để đánh Pháp mà không gây thiệt hại cho công cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Minh. Tôi mạnh dạn hỏi xem việc ông vắng mặt ở Hà Nội có lànm cho dân chúng mất tinh thần và làm suy yếu phong trào quần chúng theo ông không? Lần đầu tiên trong tối hôm đó ông mỉm cười, trả lời không có ǵ phải sợ. Ông đảm bảo với tôi rằng ông được nhân dân tín nhiệm tuyệt đối, bất kỳ họ có xu hướng chính trị nào, và ông chắc rằng họ sẽ hoàn toàn đi theo ông v́ nguyện vọng độc lập dân tộc. Bất chợt, với một chút hài hước, ông thêm “ngay cả người Công giáo”; lúc đó tôi cũng phải cười. Phải chăng điều đó có nghĩa là Chính phủ mới đă từ bỏ chương tŕnh cải tạo xă hội chủ nghĩa của họ, cũng như về mặt h́nh thức của Chính phủ?
Ông Hồ cho rằng mọi người sẽ vui ḷng chờ đợi cho đến khi người Nhật, Trung Quốc và người Pháp rời khỏi đất nước.

Câu chuyện lại chuyển sang về vấn đề người Pháp, và ông đưa ra ư kiến muốn kiểm soát chặt chẽ hơn nữa số dân chúng Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Ông hỏi ư kiến tôi về biện pháp cho tập trung người Pháp lại trong những khu vục xa các điểm dân cư đông đúc. Tôi không ngờ ông đă có ư nghĩ này và cho rằng ông muốn dùng người Pháp làm con tin nếu như Leclerc tiến quân ra Bắc. Tôi nói đó sẽ là một biện pháp quyết liệt, không phải chỉ về mặt chính trị, mà c̣n cả về mặt tổ chức hậu cần. Sẽ đẻ ra vấn đề tập trung người, vận chuyển, lán trại, tiếp tế và canh gác. Mà điều này lại phải giải quyết cho không những chỉ đàn ông mà c̣n đàn bà, trẻ em, trẻ và già. “Đúng như vậy”, ông nói, “người Pháp đă làm những cái đó cho người Việt trong nhiều năm rồi, và chúng tôi cũng học tập được họ”. Tôi đưa ra lư do là người Pháp sẽ không chấp nhận bất kỳ một h́nh thức tập trung nào một cách tự nguyện và do đó sẽ phải cần đến lực lượng quân sự. Ông đồng ư, nhưng nói thêm một cách gượng gạo: “chúng tôi cũng có đủ nhân lực cần thiết cho việc bảo vệ họ”.
Điều làm cho tôi lo ngại là h́nh như ông Hồ nói về kế hoạch tập trung của ông một cách hoàn toàn nghiêm chỉnh. Tôi gợi ư ông nên xem lại kế hoạch đó và có thể cần phải trao đổi với tướng Lư Hán và tướng Gallagher để tranh thủ ư kiến của Trùng Khánh. Tôi nói tôi không đồng ư vấn đề này v́ tôi chắc chắn rằng nó sẽ chỉ mang lại sự chống đối về chính trị và ngoại giao có hại cho sự nghiệp của Việt Nam. Ông Hồ hứa sẽ xem xét lại.
Những lời đảm bảo cá nhân của Lư Hán cũng như sự thống nhất đoàn kết về chính trị mới đạt được đă cổ vũ rất nhiều cho ông Hồ, nhưng ông vẫn trao đổi với tôi điều làm ông lo lắng rất nhiều là việc thiếu giao thông liên lạc giữa Tổng hành dinh của ông và Lâm uỷ Nam Bộ, Giàu, Bạch và Việt(14), đại diện của Trung ương, hoặc đă không nhận đọc chỉ thị của ông.
Dù sao đi nữa, ông Hồ cảm thấy ḿnh bất lực trong việc tác động đến t́nh h́nh của miền Nam. Cả ngày hôm đó, ông Hồ và Ban thường vụ bị mắc vào các cuộc hội nghị với người Trung Quốc và với các lănh tụ Quốc gia thân Trung Quốc. Các chỉ thị về kháng chiến, quan trọng hơn nữa là các chỉ thị cá nhân của Trung ương gửi cho Lâm uỷ Nam Bộ chỉ được gửi tới chỗ Giàu và Bạch kèm theo những chỉ dẫn riêng của ông Hồ.
Trước khi tôi ra về, ông Hồ kéo tôi ra bên cạnh và hỏi tôi xem có đúng là có tin tôi sắp phải rời khỏi Hà Nội không. Tôi trả lời đúng và giải thích là phái đoàn t́nh báo của chúng tôi sắp hết nhiệm vụ và tôi không c̣n lư do ǵ để ở lại. Ông muốn biết xem có những người Mỹ khác đến tiếp với OSS không. Tôi cho ông hay là chắc Bộ ngoại giao sẽ đặt một toà lănh sự và một tổ chức ngoại giao nào đó. Ông tỏ ư tiếc thấy đoàn OSS phải ra đi, nói trắng ông rất hiểu và thực tế, đă dự kiến trước sự kết thúc mối quan hệ giữa chúng tôi.
Khi chúng tôi tiến ra cửa, ông Hồ nói, “Tôi có thư chính thức muốn gửi đến Tổng thống Truman”. Tôi không nhận và nhă nhặn gợi ư ông nên chuyển cho tướng Gallagher cho hợp thức hơn. Ông Hồ mỉm cười, “đường nghi thức ngoại giao đă bắt đầu rồi đấy”. Chúng tôi chào tạm biệt và tôi trở lại biệt thự. Tôi hỏi không rơ ông Hồ có chuyển bức thư cho Gallagher không.
Tôi được báo cáo là Giám và Giáp đă gặp Tiêu Văn và Nguyễn Hải Thần, bàn về việc có thể hợp nhất tổ chức với các đảng phái Quốc gia, một nước đi hoàn toàn theo đường lối của ông Hồ mà ông đă tiết lộ ra là mong muốn lập ra một Chính phủ bù nh́n dưới sự bảo trợ của Trung Quốc. Nhưng dù sao th́ hoạt động không b́nh thường ở Bắc Bộ phủ và dinh Toàn quyền cũng đă kéo đến khuya, rất khuya trong đêm đó, sau khi tôi đă trở về nhà Ganthier.
Trưa ngày hôm sau, Gallagher mang thư của ông Hồ gửi Truman đến gặp tôi và nhờ tôi chuyển cho Bộ ngoại giao. Tôi bảo với Gallagher là tôi không thể gửi thẳng bức thư cho Washington, mà phải qua Đại sứ Hurley ở Trùng Khánh. Gallagher nhắc tôi là đại sứ Hurley đă về Washington từ hôm trước. Tôi nói viên đại biện có thể phụ trách việc này và chúng tôi đă điện cho Trùng Khánh.
Bức thư viết:
“Chủ tịch Chính phủ Lâm thời, Cộng hoà Việt Nam
Gửi Tổng thống Hoa Kỳ, Washington
Chúng tôi xin trân trọng báo để cho Ngài rơ về những biện pháp sau đây của Tổng tư lệnh vác lực lượng quân Anh đă tiến hành ở miền Nam Việt Nam:
Một, cấm các báo chí;
Hai, cung cấp vũ khí và đạn dược cho dân chúng Pháp;
Ba, tước vũ khí các lực lượng cảnh sát Việt Nam;
Các biện pháp này là một sự vi phạm rơ ràng đến những quyền tự nhiên của nhân dân Việt Nam, đe doạ trực tiếp nền an ninh trong nước, và là nhân tố làm mất ổn định và hoà b́nh ở Đông Nam Á.
Chính phủ Lâm thời Cộng hoà Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Ngài can thiệp với các nhà chức trách Anh băi bỏ các biện pháp nói trên.
Chúng tôi sẽ rất biết ơn Ngài thuyết phục người Anh đứng vững trên cơ sở các nguyên tắc tự do và tự quyết do Hiến chương Đại Tây Dương đề ra.
Kính
Hồ Chí Minh”
HÀ NỘI - CỬA NGƠ CỦA PHƯƠNG ĐÔNG
Bây giờ Sainteny “t́m được” tướng Gallagher nên đă “bỏ rơi” tôi, nhưng Gallagher lại chỉ làm việc với ông ta qua cơ quan tham mưu của ông. Sáng hôm đó, Sainteny đến cơ quan của Gallagher với câu chuyện một “cuộc nổi loạn của dân An Nam chống Pháp đang đe doạ nổ ra”. Ông rất lo lắng v́ chỉ “đêm nay hay ngày mai”, “bọn đầy tớ bản xứ có thể bỏ thuốc độc hoặc tấn công người Pháp tại nhà”; và Việt Minh đă chỉ thị cho nhân viên của họ “chuẩn bị sẵn sàng để tiêu diệt tất cả người Pháp”.
Tôi kể lại cho Gallagher nghe nội dung của cuộc gặp gỡ của tôi với ông Hồ tối hôm trườc, và ư kiến của tôi cho rằng, mặc dù kế hoạch của ông Hồ vẫn c̣n giữ kín, sự lo sợ của Sainteny, như thường lệ, tuy gây xúc động mạnh, nhưng vẫn không có căn cứ. Tôi cho rằng nếu như người Pháp không chủ động gây hấn trước th́ Việt Minh ở miền Bắc chắc sẽ không có hành động chống lại họ. Kết luận của tôi có căn cứ vững vàng dựa trên mong muốn của ông Hồ muốn ngăn ngừa đổ máu và ra mắt Đồng minh với h́nh ảnh của một Chính phủ có trách nhiệm. Tôi nghĩ rằng ông Hồ muốn duy tŕ sự kiểm soát của chính phủ ở Hà Nội càng lâu càng tốt, ngay cả khi phải có một cái “b́nh phong thân Trung Quốc”. Nếu Việt Minh xúc tiến một hành động chặn trước, ông Hồ biết rằng Lư Hán sẽ không ngồi yên, mà sẽ dùng lực lượng quân sự để đàn áp mọi cuộc gây rối trật tự, và như thế, địa vị người quản lư chủ yếu ở miền Bắc của ông Hồ sẽ bị sụp đổ.
Buổi sáng c̣n thanh thản, nhưng buổi chiều th́ tin tức từ Sài G̣n đến tới tấp qua các báo cáo khẩn cấp, thông báo đặc biệt: “cháy lớn”, “nổi loạn”, “bắn súng”, “bắt bớ”, “bắt cóc”…; nên ở Hà Nội đă có một số triệu chứng hoang mang. Một vài gia đ́nh Pháp sơ tán, nhiều hàng hoá quư giá biến khỏi cửa hiệu,… Các Bộ Quốc pḥng và Tuyên truyền cho chuyển hồ sơ tài liệu và khí tài thông tin về các địa điểm bí mật. Các cơ quan khác của Chính phủ cũng nhanh chóng chuyển đồ đạc trên những xe riêng hoặc xe tải chạy bằng dầu. Cuối buổi chiều hôm đó, chúng tôi cho rằng tuy có những chuyện hốt hoảng, nhưng thực sụ chưa phải là hoang mang hoặc đă có cuộc sơ tán lớn. Đến nửa đêm, t́nh h́nh trở lại yên tĩnh, và hôm sau thành phố lại có vẻ như b́nh thường.
Việc đầu tiên tôi phải làm ngay sáng sớm hôm sau, 25-9, là xác định xem Chính phủ của ông Hồ c̣n có ở Bắc Bộ phủ không. Chính phủ vẫn c̣n đó. Người đầu tiên tôi gặp là Trần Huy Liệu. Tôi chưa kịp hỏi th́ ông đă cho tôi hay là Bạch ra lệnh Tổng băi công ở Sài G̣n và Trần Văn Giàu sẽ phong toả Sài G̣n cho đến khi người Anh phải trao trả lại chính quyền cho Lâm uỷ. Nhưng ông ngừng, và với cái nh́n hóm hỉnh, ông chuyển sang hỏi có phải tôi đă thu xếp “giấy đi đường” cho Sainteny không. Ông mới được biết tin người đồng nghiệp Pháp của chúng ta đang trên đường về Côn Minh. Quả là như vậy, Sainteny đă có kế hoạch rời Hà Nội vào chuyến bay 9 giờ, nói là đă kết thúc công tác của M.5 ở đây.
Liệu và tôi cùng đến cơ quan của Giảm. Ở đó đă nhận được các tin tức về cuộc thảm sát ở khu cư xá Cité Hérault. Giám hết sức kinh hoàng. Lúc đó tôi chưa được biết tin ǵ, v́ chưa tới 8 giờ sáng, mà tôi cũng chưa xem các điện báo ban đêm.
Liệu đă nhanh chóng báo cáo tóm tắt. Giám đảm bảo với tôi là Hồ Chủ tịch rất xúc động và giận dữ, và mong tôi hiểu rằng Việt Minh đă không hề chỉ đạo, cũng như không hề tham gia vào hành động tàn ác đó. Liệu nghi đó có thể là hành dộng của một trong các phái chống Việt Minh nhằm làm mất uy tín chính quyền Phạm Văn Bạch và gây khó khăn cho những người Cộng sản. Người đọc chắc c̣n nhớ là sau lúc đó mới biết B́nh Xuyên đă gây ra vụ này, mà động cơ chính là “tội ác cướp bóc” và không bao giờ t́m thấy được những lư do chính trị dù là nhỏ nhất. Nhưng sau này, người ta cũng không sao có thể biết được ai đă xúi giục gây ra cuộc thảm sát này hoặc nên kết tội ai.
Trong ngày, t́nh h́nh căng thẳng thêm. Sainteny đă đi, nhưng toán “tuyên truyền” của ông ta đă xuất hiện, ra sức động viên tinh thần người Pháp, với những tin Leclerc chỉ vài ngày nữa sẽ tới bờ biển Đông Dương; Pháp đă tranh thủ được sự đồng t́nh của chính phủ Trung Quốc cho hạm đội Pháp đổ bộ vào Hải Pḥng; ở miền Nam, Anh đă ra lệnh cho Nhật quét sạch du kích Việt Nam ở Nam Kỳ, đặc biệt trong vùng Sài G̣n - Chợ Lớn. Cộng đồng người Pháp ở đây đă tin những câu chuyện này hoàn toàn là thật. Người Việt Nam, ngoài giới chính quyền tuy không chấp nhận hoàn toàn, nhưng cũng thấy đầy nguy hiểm. Người Trung Quốc nghe ngóng và cố muốn biết sự thật đến đâu và Pháp bịa đặt ra đến đâu. Những người bạn Pháp của chúng rơ ràng cũng không lơ là trong cuộc vận động chống Mỹ của họ, và có khi c̣n gia tăng thêm sau cú của Cédile. Tôi đă điện cho Heppner ngay trong buổi Sainteny đi Côn Minh để Heppner biết và bàn với Sainteny xem có thể làm việc ǵ không để kiềm chế bớt những người của họ lại.
Hà Nội đă trở thành một cái ǵ giống như một trung tâm của những cuộc vận động quốc tế ngầm và bí ẩn. Các nhà báo Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Hà Lan, Ấn Độ và Liên Xô đua nhau kéo tới thành phố. Một cuộc chiến tranh mới đang h́nh thành ở miền Nam và Hà Nội là địa điểm khá yên ổn mà ở đó người ta có thể quan sát và thu nhặt được nhiều tin tức và dư luận. Nhưng đó cũng là một trung tâm quyền lực của người Pháp, Trung Quốc, Việt, Nhật, Nga và Mỹ.
Khi đài Sài G̣n phát đi những tin tức về mệnh lệnh của Gracey cho người Nhật “bắn vào người Việt Nam” th́ ai cũng căm phẫn, và người Việt ở tất cả các xu hướng chính trị đều cảm thấy bị de doạ. Người Nhật nhận thấy ngay một làn sóng căm thù họ trỗi dậy ở người Việt, và họ cho là họ bị oan trong vai tṛ của những người đao phủ mới. Người Pháp lại mưu toan hợp lư hoá bản mệnh lệnh của Anh và nói đó chỉ là một lời đe doạ chứ không phải là điều để thi hành. Những người Nga tôi quen th́ cho đó thực sự là vô nhân đạo và dồn dập nhờ tôi chuyển các điện phản đối cho Trùng Khánh, Moskva và London. Ngay cả người Trung Quốc cũng bị báo động. Tướng Lư Hán cho người tới hỏi tôi xem báo cáo có thật không, và tôi đă trả lời ông là OSS Sài G̣n đă xác định.
Imai, người cận vệ cũ của tôi, cũng khẳng định là có những chỉ thị của Anh cho người Nhật ở miền Nam, nhưng lại nói thêm điều rất đáng ngờ là người Nhật sẽ thi hành lệnh của Gracey một cách đến cùng. Imai cho tôi hay là Thống chế Bá tước Terauchi đang ốm, và viên Tham mưu tưởng của ông, sau khi đă hỏi ư kiến của Tsuchihashi, đă đồng ư thực hiện các chỉ thị của Đồng minh “trong chừng mực” không có ǵ trái với những điều Tokyo đă chỉ dẫn.
Không nói ra một cách rơ ràng, nhưng Imai đă cố gắng làm cho tôi hiểu rằng Nhật sẽ làm mọi cách để duy tŕ trật tự công cộng nhưng sẽ không giúp cho người Pháp “tiêu diệt” đối phương. Anh ta miêu tả quan niệm của Bộ chỉ huy tối cao Nhật qua việc lập luận là quy chế tương lai của Đông Dương không rơ ràng. Không một nước Đồng minh nào ở “cấp chính thức” đă ra lệnh cho Nhật phải trả lại Đông Dương cho người Pháp, hay cho một nước nào khác. V́ vậy để cho bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp giữa người Pháp và người Việt là một điều không đúng với phương hướng các chỉ thị nhận được từ Tokyo.
Điều Imai đă không nói thẳng ra là người Nhật, hay ít nhất là một số phần tử Liên Á có thế lực ở Tokyo cũng như ở Đông Dương vẫn c̣n ư nghĩ là ảnh hưởng của người Âu ở châu Á là đáng nguyền rủa. Họ muốn Việt Nam phải được trả lại cho người Việt Nam, và cũng có thể cho người Trong Quốc cho đến khi nào ảnh hưởng của người da trắng bị loại trừ. Cuộc vận động chống Mỹ của Nhật mà tôi đă chứng kiến đă hỗ trợ cho lư lẽ của tôi.
Tôi đă không thể làm được ǵ hơn ngoài việc báo cho OSS Côn Minh biết. Sự thật là đúng vào ngày xảy ra cuộc thảm sát ở khu cư xá Cité Hérault, cả Dewey và tôi đều nhận được thông báo là Tổng thống Truman ngày 20-9 đă kư mệnh lệnh 9620 cho giải thể Cục t́nh báo Chiến lược OSS kể từ ngày 1-10-1945.

LẠI ĐẤU ĐÁ NHAU - LƯ HÁN CHỐNG LẠI QUỐC DÂN ĐẢNG
Chiều tối 26-9, Gallagher báo cho tôi biết là t́nh h́nh đă có những bước phát triển hoàn toàn mới.
Ông nhận được chỉ thị của hành dinh Chiến trường phải t́m hiểu việc Lư Hán và cơ quan tham mưu Trung Quốc giúp người Pháp thiết lập một chính quyền Pháp ở Hà Nội. Chỉ thị không nêu rơ khi nào và bằng cách ǵ công việc đó phải được hoàn thành. Gallagher đă cho thảo luận với Lư Hán nhưng ông này kêu là không nhận được chỉ thị nào như vậy mà cũng chẳng dự kiến sẽ có việc như vậy. Ư kiến của Gallagher cho rằng Lư Hán sẽ không chấp hành, dù đích thân Tưởng ra lệnh. Trong trường hợp đó, Tưởng sẽ phải đối phó với sự chống đối của Thống dốc Long Vân ở Vân Nam và cả của Lư Hán ở Hà Nội. Gallagher yêu cầu tôi xác minh t́nh h́nh qua các nguồn tin của tôi ở OSS và Đại sứ quán. Tôi đă điện cho Helliwell và Heppner, nhưng không được trả lời.
Sau này, ở Côn Minh, tôi được biết Lư Hán cũng có nhận được chỉ thị phải giúp cho người Pháp đặt bộ máy cai trị dân sự. Và ông cũng đă gửi một phái đoàn(15) đến Trùng Khánh để thuyết phục Quốc dân Đảng chuyển chính sách từ thân Pháp sang thân Việt Minh. Nhưng trước khi phái đoàn của Lư Hán trở về Hà Nội th́ chính tướng Hà Ứng Khâm cũng bay đến Gia Lâm, t́nh cờ đúng ngay vào ngày máy bay của tôi đi Côn Minh, 1-10. Tướng Hà đến Hà Nội là để trực tiếp “khép quân đội Trung Quốc vào kỷ luật”, và đối với người Pháp và người Việt, th́ điều dó lại có nghĩa là “để thuyết phục Lư Hán giúp đỡ người Pháp”.
Với phong cách đặc biệt Á Đông, Lư Hán đă đóng vai tṛ của một chủ nhân ông thành thạo. Ngay chiều hôm tướng Hà tới, ông ta đă tổ chức một bữa tiệc lớn để chào mừng tướng Hà, cả Hồ Chí Minh và tướng Alessandri đều đă được mời như những vị khách đặc biệt. Đây cũng là lần đầu tiên ông Hồ và tướng Alessandri đă ở trong cùng một pḥng.
Tướng Hà lưu lại Hà Nội vài ngày và đă gặp riêng người Trung Quốc, người Pháp và người Việt. Lư Hán vẫn tỏ ra không lay chuyển đối với vấn đề có mặt của người Pháp, doạ sẽ rút quân của ông về Vân Nam. Nhưng cuối cùng, ngày 4-10, giữa 2 viên tướng đă đạt được một sự thoả hiệp; trong đó Lư Hán đă đồng ư:
- Hoàn thành việc giải giáp quân Nhật vào ngày 31-10.
- Tập trung tất cả quân Nhật để hồi hương vào các địa điểm đă quy định vào ngày 10- 11.
- Tiếp tục những cuộc điều đ́nh không chính thức với Hồ Chí Minh nhưng tránh đặt mọi quan hệ chính thức với Hồ Chí Minh và Chính phủ Lâm thời, đừng để xem đó là một sự công nhận chính thúc.
Lư Hán tỏ ra không hài ḷng với cái cách mà Quốc dân Đảng đối xử với người Việt Nam. Rơ ràng ông thích có một nước Việt Nam độc lập dưới sự bảo trợ của Trung Quốc. Nhưng đúng ngày hôm sau (5-10), Tưởng đă cho bung ra “sự cố Côn Minh” và cử Lư Hán làm Thống đốc Vân Nam thay cho Long Vân, c̣n Long Vân th́ lại được “đề bạt lên” làm Viện trưởng Viện Cố vấn Quân sự, một chức vụ gần như không có quyền hành và bị Tưởng kiểm soát chặt chẽ ở Trùng Khánh. Từ đó, sự quan tâm của Lư Hán đối cới Việt Nam đă giảm sút đi rơ rệt v́ ông ta phải tập trung vào các vấn đề của Vân Nam, nên đă uỷ nhiệm cho thuộc cấp giải quyết các công tác chiếm đóng ở Việt Nam.
Ngày 8-10, Long Chi’i Han, một trong những phái viên của Lư Hán gửi đi Trùng Khánh, đă trở về Hà Nội, mang theo một chỉ thị mới. Nội dung chỉ yếu của nó là: không được can thiệp vào cơ cấu chính trị và quản lư của Việt Minh, nhưng phải nắm chắc con đường xe lửa Vân Nam phủ và các thiết bị hải cảng; cho rút tất cả quân đội Trung Quốc về Trung Quốc ngay sau khi đă cho hồi hương quân Nhật; không được chiếm đóng (tiếp quản) bất kỳ cơ quan dân sự nào của Việt Nam; không được tiếp quản nhà Ngân hàng Đông Dương.
Tôi nhận xét là những quyền lợi của Trung Quốc ở Việt Nam vẫn là vấn đề quan trọng hơn hết và Ngân hàng Đông Dương vẫn là bất khả xâm phạm.
Nhưng tất cả các chi tiết đó là dành cho về sau. Đêm ấy tôi nghĩ ǵ về buổi lễ tiếp nhận đầu hàng ở Hà Nội sắp được tổ chức, sau khi Tokyo đầu hàng đă 8 tuần. Thật khó mà thông cảm và chấp nhận được rằng kẻ thù trước kia của chúng ta lại được người Anh ở miền Nam thúc giục đi tấn công và giết hại người Việt Nam ngay trên đất nước họ. Đêm đó Sài G̣n đang bị phong toả. Tôi nhó lại lúc chúng tôi tới Hà Nội với những mong ước cao xa của một thời đại hoà b́nh sau chiến tranh. Tôi đă hân hoan v́ lúc đó chưa biết tin Peter Dewey đă chết trong một cái mương nước ngay sáng hôm sau ở Nam Kỳ.
Chú thích
(1) Con của Nông Kinh Du, một lănh tụ của Đồng minh Hội, bạn thân của Nguyễn Hải Thần
(2) Đơn vị Anh đầu tiên do đại tá Cass chỉ huy, chưa tới Sài G̣n ngày 6-9-1945 nên thực tế không có việc có hành động của người Pháp chống lại người Việt được Anh cho phép cho tới ngày 22-9-1945.
(3) Quân đội Quốc dân Đảng Trung Quốc phần lớn được trang bị bằng vũ khí Mỹ trong thời kỳ chiến tranh nên rất thuận lợi cho việc “buôn bán đổi chác”.
(4) Hồ Chí Minh Tuyển tập
(5) Vơ Nguyên Giáp, “Những năm tháng không bao giờ quên”
(6) B. Fall, “Con đường không vui”
(7) Sainteny, “Lịch sử”
( 8 ) B. Fall, “Con đường không vui”
(9) Quan chức thực dân, cố vấn chính trị của tướng Alessandri
(10) Đô đốc G.L.M. Thierry D'Argenlieu (1889-1964). Gia nhập hải quân từ 1909; từ 1912 đến 1914, tham gia chiến dịch ở Maloc dưới quyền Thống chế Lyautey; năm 1919 thuyền trưởng tàu tuần tiễu Tourterelle; sau Thế chiến thứ nhất, giải ngũ, chuyển sang ngạch dự bị, rồi đi tu, thuộc ḍng Carmelite Thiên Chúa giáo.
Tháng 8-1939, tái ngũ, làm sĩ quan hải quân tham mưu ở Cherbourg. Bị quân Đức bắt làm tù binh tháng 6-1940; vượt ngục sang Anh tham gia Hải quân Pháp tự do của De Gaulle làm sĩ quan tuyên uư.
D'Argenlieu đă tham gia thắng lợi chiến dịch chống lại Gabon và giành lại châu Phi xích đạo thuộc Pháp cho phe De Gaulle, được thưởng công và được thăng cấp rất nhanh, có chân trong Uỷ ban Quốc gia Pḥng thủ Đế quốc Pháp. Năm 1941, được đưa về London làm nhiệm vụ.
Ngày 5-8-1941, được cử làm Cao uỷ nước Pháp tự do ở Thái B́nh Dương, đóng ở Nouméa, Tahiti, với hàm Hạm trưởng. Ở đây, ông đă xung đột với Bộ tư lệnh Hải quân và Lục quân Mỹ ở New Calédonia v́ muốn duy tŕ chủ quyền Pháp chống lại nỗ lực của Đồng minh chống Nhật - ông cũng gây rắc rối cho người Anh nhưng đă bị dân Calédonia cầm giữ. Bị gọi về London, nhưng được đề bạt Phó Đô dốc tháng 6-1942.
Tháng 5-1943, ông được cử chỉ huy Lực lượng Hải quân chiến đấu Pháp, đóng ở London trong khi hạm đội Pháp lại do Bộ chỉ huy của tướng Giraud cai quản ở Alger, do đó có sự rạn nứt trong Hải quân Pháp.
Khi nước Pháp giải phóng (1944), D'Argenlieu được cử làm Phó Tổng Tham mưu trưởng Hải quân và theo De Gaulle vào Paris, dưới quyền đô đốc Lemonnier. Đầu năm 1945, De Gaulle cử D'Argenlieu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Cao cấp Hải quân Pháp.
Ngày 17-8-1945, được cử làm Cao uỷ Pháp tại Đông Dương, “đại diện ở Đông Dương cho Chính phú Cộng hoà Lâm thời; có quyền hành như Toàn quyền Đông Dương và Tổng tư lệnh các lực lượng trên đất, biển và trên không có căn cứ ở Đông Dương”.
Ông được mô tả là một người lạnh lùng, thô bạo, kiêu kỳ và cũng rất độc đoán. Có người cho ông là “một nhà ngoại giao tuyệt vời, xuất sắc”, nhưng cũng có người cho là “con gấu đáng tởm và là một người quỷ quyệt nhất” - Nguồn ALUSNA, Paris.
(11) Bộ trưởng Quốc pḥng
(12) tức Giám mục Jean Baptiste Nguyễn Bá Ṭng, giám mục tiên khởi Việt Nam
(13) Đại tá Daron Bank lúc đó đang ở trong vùng này để điều tra về tội phạm chiến tranh và đă báo cáo về các hoạt động của đội 136 (SOI) của Anh - Pháp.
(14) tức Hoàng Quốc Việt
(15) gồm Shao Pai Chang (Quân quản) và Ling Ch’i Han (Ngoại vụ)

 

 

 0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6  - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28  - 29 - 30 - 31 - 32 - 33

34 - 35 - 36

 

 


 

 

  1. http://www.chinhnghia.com/

  2. http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

  3. http://nguoidalat.informe.com/forum/

  4. http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

  5. http://huongduongtxd.com/internet_links.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: