at Capitol.  June 19.1996

 

 

with Sen. JohnMc Cain

 

with Congressman Bob Barr

with General John K Singlaub

CNBC .Fox .FoxAtl .. CFR. CBS .CNN .VTV.

.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank

.Fed Register .Congr Record .History .CBO

.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState

.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee

.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate

.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive

.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect

.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND

-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost

.SourceIntel .Intelnews .QZ .NewAme

.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics

.Infowar .TownHall .Commieblaster .EXAMINER

.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL

.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters

.Diplomat .NEWSLINK .Newsweek .Salon

.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .

.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite

.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale

.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider 

.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above

.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen

.Online Books .BREIBART.INTERCEIPT.PRWatch

.AmFreePress .Politico .Atlantic .PBS .WSWS

.NPRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes

.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign

.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media  

.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty

.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway. DeepState

.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity

.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua

.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị

.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen

.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại

.BảoTàngLS.NghiênCứuLS .Nhân Quyền.Sài Gòn Báo

.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu  

.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc

.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn

.Viễn Đông .Người Việt.Việt Báo.Quán Văn

.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng

.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu.ChúngTa .Eurasia.

 CaliToday .NVR .Phê Bình . TriThucVN

.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism

.Tiền Phong .Xã Luận .VTV .HTV .Trí Thức

.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương

.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG

.Echo .Sài Gòn .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT

.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN

.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa

.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .Bình Dân

.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử *.Trái Chiều

.Tác Phẩm * Khào  Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *

THÁNG 07-2023

 

US DEBT CLOCK . WORLDOMETERS . TRÍ TUỆ MỸ . SCHOLARSCIRCLE. CENSUS - SCIENTIFIC - COVERTACTION

EPOCH - ĐKN - REALVOICE - JUSTNEWS - NEWSMAX - BREIBART - WARROOM - REDSTATE - PJMEDIA - EPV - REUTERS

 AP - NTD - REPUBLIC - VIỆT NAM - BBC - VOA - RFI - RFA - HOUSE - TỬ VI - VTV - HTV - PLUTO - BLAZE - INTERNET - SONY - CHINA - SINHUA - FOXNATION - FOXNEWS - NBC - ESPN - SPORT - ABC- LEARNING - IMEDIA - NEWSLINK - WHITEHOUSE- CONGRESS - FED REGISTER - OAN - DIỄN ĐÀN - UPI - IRAN - DUTCH - FRANCE 24 - MOSCOW - INDIA - NEWSNOW  NEEDTOKNOW - REDVOICE - NEWSPUNCH - CDC - WHO - BLOOMBERG - WORLDTRIBUNE - WND - MSNBC- REALCLEAR

POPULIST PRESS - PBS - SCIENCE - HUMAN EVENT - REPUBLIC BRIEF - AWAKENER - TABLET - AMAC - LAW - WSWS - PROPUBICA -INVESTOPI-CONVERSATION - BALANCE - QUORA - FIREPOWER - GLOBAL- NDTV- ALJAZEER- TASS- DAWN

NATURAL- PEOPLE- BRIGHTEON - CITY JOURNAL - XINHUA

   

NHẬN ĐỊNH - QUAN ĐIỂM

 

 

 

THEO ĐẠO PHẬT BẠN ĐƯỢC GÌ?

 

 

 

            Thế giới bây giờ đang trải qua thời kỳ đa tôn giáo, tức là thời kỳ độc quyền tôn giáo đã chấm dứt. Vì đa tôn giáo như thế cho nên một số tôn giáo đang cạnh tranh ráo riết để tăng trưởng số tín đồ của mình giống như các công ty thương mại cạnh tranh ráo riết để bán hàng. Nếu chúng ta chịu khó vào trang tin (website) của một vài tôn giáo chúng ta sẽ thấy thống kê số tín đồ tân tòng mỗi năm được đưa ra như một bằng chứng cụ thể chứng tỏ tôn giáo của mình là tôn giáo tốt đẹp, mỗi ngày mỗi đựơc nhiều người tin theo, giống như các công ty thương mại trình bày số thương vụ mỗi năm để chứng tỏ công ty của họ thành công và càng ngày càng được công chúng ưa chuộng.

            Tuy nhiên thời đại bây giờ trí tuệ con người mở mang rất nhiều. Cuộc cách mạng về thông tin và phương tiện giao thông tiến bộ làm cho thế giới nhỏ lại và con người hiểu biết nhau nhiều hơn. Quyền thông tin, trao đổi tư tưởng, trình bày sự thực của lịch sử, quyền tự do tư tưởng không một quyền lựcnào có thể ngăn cản được. Sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, sự độc lập của các quốc gia – dù là quốc gia nhỏ bé khiến cho tiếng nói nào cũng được mọi người lắng nghe hoặc phải lắng nghe. Mọi người đều bình đẳng, mọi quốc gia đều bình đẳng, mọi tôn giáo đều bình đẳng. Đã qua rồi thời kỳ áp đặt, khống chế, lừa mị, che dấu.

            Đạo Phật ra đời cách đây hơn 2500 năm giữa lúc Bà La Môn hay Ấn Độ Giáo cực thịnh tại Ấn Độ. Khi Đức Phật tại thế và sau khi Đức Phật nhập diệt một thời gian ngắn – là thời kỳ vàng son của Phật Giáo do chủ trương bình đẳng xã hội, muôn loài chúng sinh đều bình đẳng, không van vái thần linh mà dùng Trí Tuệ và Từ Bi – thông qua Thập Thiện, Bát Chánh Đạo, Lục Hòa v.v.. để giải quyết mọi vấn đề của xã hội và con người. Sau đó Đạo Phật lan rộng, về phía Bắc tới Tây Tạng. Về phía Nam tới Tích Lan, về Đông Á tới Pakistan, A Phú Hãn (Afghanistan) về phía đông tới Mông Cổ, Trung Hoa rồi Triều Tiên, Nhật Bản. Về Đông Nam Á tới Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam. Tại Việt Nam, theo Kiêm Đạt trong Đạo Phật Ngày Nay “Thành Luy Lâu là toà thành đầu tiên tại Tỉnh Bắc Ninh mà Phật Giáo từ Ấn Độ đã truyền bá sang trên phần đất Giao Chỉ. Vào thế kỷ thứ II trước Tây Lịch, những đoàn buôn Ấn Độđầu tiên đã đến buôn bán tại Luy Lâu; đi theo họ còn có những tăng lữ Phật Giáo”.

            Có thể nói Đạo Phật từ Ấn Độ truyền bá đi khắp nơi bằng con đường hòa bình. Điều đó có nghĩa là Phật Giáo không đến các xứ bằng con đường chinh phạt hoặc lùng kiếm thuộc địa. Chúng ta không thể tìm thấy trong bất kỳ giáo hội Phật Giáo của các quốc gia theo Phật Giáo nào một tổ chức gọi là “Phái Bộ Truyền Giáo” để thiết lập kế hoạch đem Phật Giáo ra nước ngoài. Phật Giáo cũng không liên kết với bất cứ một đế quốc nào, một siêu cường nào, một quốc gia hùng mạnh nào để bành trướng. Phật Giáo truyền đến các nơi khác nhờ một số thương buôn Ấn Độ hoặc một số vị sa môn “xuất dương” đến tu hành tại một quốc gia nào đó. Do đức độ tỏa sáng, lâu rồi vua, quan, dân chúng địa phương tin theo vị sa môn này rồi họ tự động truyền bá Phật Giáo hoặc cho phép truyền bá trong quốc gia họ. 

            Tuy nhiênsau khi Đức Phât nhập diệt, Phật Giáo từ từ suy tàn ngay trên quê hương mình. Theo một số học giả nghiên cứu về Phật Giáo thì chính Ấn Độ Giáo và những cuộc xâm lăng của Hồi Giáo sau này đã là nguyên ủy nói trên. Hồi Giáo khi tiến vào Ấn Độ đã triệt hủy cả Ấn Độ Giáo lẫn Phật Giáo. Rồi sau khi Đức Phật nhập diệt, Phật Giáo không còn được các vua quan Ấn Độ ưa chuộng nữa bởi vì nó làm chướng ngại cho chủ trương phân chia giai cấp. Theo kinh điển Ấn Độ Giáo, giai cấp cùng khổ/tiện dân/dalit (Untouchables) sinh ra từ chân Thượng Đế (Brahma) không thể nào bình đẳng với các giai cấp khác sinh ra từ vai Thượng Đế . Cho tới ngày hôm nay, mặc dù thế giới tiến bộ như thế, việc nâng cao thân phận xã hội của tầng lớp tiện dân Ấn Độ vẫn gặp phải những chống đối mãnh liệt, ngay cả trong các đại học là nơi được giảng dạy những tư tưởng tiến bộ nhất.

            Còn tại những nơi khác trên thế giới, số phận của Phật Giáo cũng thật hẩm hiu. Sự bột phát của Chủ NghĩaThực Dân, chủ nghĩa đem pháo thuyền đi xâm lăng, săn lùng thuộc địa để làm giàu cho “mẫu quốc” để “khai sáng văn minh” của các đế quốc hùng mạnh Âu Châu đã là một thảm họa cho nhân loại trong đó có Phật Giáo. Hầu như không một quốc gia “phi Âu Châu” nào thoát khỏi thân phận nô lệ! Tại các quốc gia nô lệ, văn hóa bản địa bị triệt hủy. Tôn giáo bản địa nếu còn sống sót thì cũng phải nép mình vào làng quê, hang cùng ngõ hẹp, thôn xóm hẻo lánh để tồn tại. Ít ra trong một thế kỷ, tại Việt Nam, Đạo Phật đã bị những ông bà thực dân miệt thị như là một thứ “mê tín dị đoan, thờ cúng Quỷ Thần” và dĩ nhiên là rất “lạc hậu” và cần phải đào thải.

            Thế nhưng với thời gian, theo Luật Vô Thường, dòng đời đã biến đổi. Giờ đây rất nhiều trí thức Âu Châu đã tôn sùng Đạo Phật. Liên Hiệp Quốc cũng đã công nhận Lễ Vesak – kỷ niệm cùng lúc ngày Đản Sanh/Thành Đạo/ và Nhập Diệt của Đức Phật là ngày lễ quốc tế (Vesak Day). Ngày 15 tháng 7 năm 2009, Tribune de Geneve (Diễn Đàn Geneve) Hội Liên Minh Quốc Tế Tiến Bộ Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) tại Geneve đã ban tặng Cộng Đồng Phật Giáo năm nay “Giải Thưởng Tôn Giáo Tốt Nhất Thế Giới”. Tại Hoa Kỳ, nếu bạn đến Thành Phố Berkeley – California, bạn sẽ gặp rất nhiều các giáo sư các nhà trí thức tiêu biểu cho trí thức Hoa Kỳ mà họ là đệ tử của Đức Phật. Một số tài tử nổi tiếng của Holywood, ca sĩ nổi tiếng của Hoa Kỳ, ngôi sao bóng tròn của như Baggio của Ý, Beckham của Anh, Richard Gere, Olive Stone,  nhà thơ Alice Walker v.v… họ cũng đều là Phật Tử. Mới đây nhất nhà sư Thomas Dyer – một cựu truyền giáo Baptist đã trở thành sĩ quan Tuyên Úy Phật Giáo lần đầu tiên trong Quân Đội Hoa Kỳ và sẽ được cử sang Iraq để phục vụ nhu cầu tâm linh cho binh lính Hoa Kỳ vốn là Phật tử tại đây. Dĩ nhiên các nhà trí thức này, các siêu sao màn bạc, các ca sĩ nổi danh tiền kiếm bạc triệu và cả nhà truyền giáo Baptist kia …họ không theo Đạo Phật vì cơm áo, mà họ đi tìm sự giải thoát tâm linh hoặc một đời sống thoải mái hơn về tâm hồn mà họ không tìm thấy nơi tôn giáo cũ mà họ đã theo.

            Nói Giải Thoát Tâm Linh là nói chung chung, khái quát vậy thôi. Nội dung của nó còn bao hàm rất nhiều những đức tính cao quý, những phẩm hạnh tốt đẹp, những tư tưởng tốt lành, những hành vi nhân đạo, những suy nghĩ hiền hòa, chân thật, những hành vi lợi lạc cho mình cho người, những an vui của tâm hồn mà con người lúc nào cũng mong vươn tới, khắc khoải vươn tới từ mấy ngàn năm nay. Chắc chắn khi theo Đạo Phật bạn sẽ có. Tất cả những tình cảm, tư tưởng tốt lành đó sẽ hằng trụ trong bạn, sẽ đi theo thần thức của bạn khi bạn qua đời. Vĩnh viễn không thể nào mất được. Đó là các điều tốt lành dưới đây:

            1) Tư tưởng của bạn được giải phóng: Tư tưởng được giải phóng có nghĩa là bạn không bị trói buộc bởi bất cứ tín điều, tư tưởng, quan điểm, chủ nghĩa và sự cấm kỵ nào. Không có một tư tưởng nào là tư tưởng cấm kỵ trong Đạo Phật. Nếu vũ trụ rộng lớn như thế nào thì tư tưởng của bạn bao la (vô biên xứ) như thế. Nếu chim và mây trên trời có thể bay lượn tự do thì sự tự do tư tưởng của bạn cũng như thế. Phật Giáo không buộc bạn phải tôn thờ bất cứ lời răn dậy nào. Phật Giáo từ chối đầu óc cuồng tín và giáo điều cực đoan. Lời Phật dạy giống như một viên thuốc, một bài thuốc, một phương thuốc hay. Nếu bạn không uống thì uổng phí vì BỆNH không hết. Chỉ có thế. Nếu bạn không tin Phật, bạn chẳng bị trừng phạt hay bị đày xuống hỏa ngục. Nhưng nếu bạn làm điều xấu hoặc điều ác thì chính tâm hồn bạn đang bị vây hãm trong Hỏa Ngục mà bạn không biết. Quan niệm Phá Chấp là quan niệm độc đáo của Đạo Phật. Ngay trong cuộc sống hằng ngày nếu bạn chịu khó “Phá Chấp” một chút thì cuộc đời bạn cũng thanh thản, bớt phiền não đi rất nhiều. Chấp trước, mê chấp, chấp thủ là một trong những gông cùm làm khổ con người. Chính vì hiểu được nỗi khổ này mà Đức Phật luôn dạy các hàng đệ tử là phải phá chấp. Mà phá chấp tức là phá mê. Phá mê (tức ra khỏi cơn mê) là sáng suốt. Mà sáng suốt là giải thoát. Ý nghĩa giải thoát là như thế. Những ai đã từng ở tù hẳn biết ngục tù khổ đau như thế nào. Thế nhưng ngục tù tư tưởng còn khổ đau gấp bội. Theo tinh thần của Phật Giáo thì tẩy não, nhồi sọ, nhồi nhét tư tưởng là nô lệ hóa con người và biến con người thành tù nhân để sai khiến. Nếu muốn tìm hiểutinh thần phá chấp bạn có thể tìm đọc hai bộ kinh Kim Cang và Bát Nhã.

            2) Bạn không còn phải sợ hãi Thần Linh nữa: Như đã nói ở trên Đạo Phật là đạo của trí tuệ. Khi dùng trí tuệ soi rọi thì vũ trụ này là do nhân duyên tạo thành. Thân xác của chúng ta đây cũng là sự hòa hợp của Ngũ Uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Những việc làm đang diễn ra hằng ngày là do chính chúng ta quyết định. Khổ đau và hạnh phúc của chúng ta do chính ta hoặc tha nhân gây tạo chứ Quỷ Thần không thể can dự vào được. Cái chết là luật tự nhiên không phải do quỷ thần hoặc Nam Tào, Bắc Đẩu xóa sổ. Nếu bạn không đồng ý với những gì nói ở trên và cho rằng tất cả những khổ đau và hạnh phúc này là do Thần Linh gây tạo hoặc ban phát thì tại sao bạn tha thiết cầu nguyện Thần Linh suốt cả cuộc đời mà khổ đau của bạn vẫn không hết? Cầu nguyện tới bao giờ mới vừa lòng Thần Linh? Bao nhiêu thiên tai, bao tai nạn khủng khiếp, bao cuộc chiến tranh tàn bạo do ai gây ra? Do con người hay do một đấng thần linh nào đó vì phẫn nộ với loài người gây ra? Sự cầu nguyện có làm bớt thiên tai, dịch họa, chiến tranh, khổ đau của con người không? Phật Giáo phủ nhận sự hiện hữu của thần linh trong cuộc sống của con người. Phật Giáo chủ trương chính Con Người phải giải quyết những vấn đề như chiến tranh hay hòa bình, hạnh phúc hay khổ đau của chính mình. Khi hiểu được như thế, khi đã liễu ngộ được như thế bạn không còn phải sợ hãi Thần Linh, tôn thờ Thần Linh, van vái và cầu xin ở Thần Linh nữa. Trong hầu hết các cuộc thuyết pháp, Đức Phật đề cập rất nhiều đến Trời, Quỷ, Thần, Thiên Long Bát Bộ v.v..Tuy nhiên, theo Kinh Phật thì Trời, Quỷ, Quỷ Thần, Thiên Long Bát Bộ không liên hệ chi đến cuộc sống của con người. Họ không phải là thần linh tối thượng quyết định vận mạng của con người. Trời, Quỷ, Thần, Thiên Long Bát Bộ cũng quay đảo trong vòng luân hồi, cũng đầy rẫy phiền não, cũng bị quy luật Sinh, Lão, Bệnh, Tử chi phối. Còn về Phạm Thiên (Brahma) là vị mà người đời lúc bấy giờ coi như “bậc Toàn Thắng, Toàn Tri, Nguời Cầm Quyền Đinh Đoạt, là Giáo Chủ, là người Sáng Tạo, là Tạo Hóa, là Chúa Tể, là Cha của những chúng sanh đã, đang và sẽ ra đời.” (*) Đức Phật đã giảng dạy như sau “Như vậy, chính do ý muốn và sự tạo tác của đấng Tối Cao mà con người trở thành sát nhân, trộm cắp, tà dâm, giả dối, phỉ báng, thô lỗ, nhảm nhí, thèm thuồng, khao khát, hiểm độc, tinh quái, và hiểu biết sai lầm. Do đó đối với người chủ trương thần linh là nguyên nhân chính yếu của tất cả những điều ấy thì con người sẽ không còn ý muốn, hoặc cố gắng, cũng không thấy sự cần thiết để làm, hoặc tránh không làm những hành động ấy.” (*) Và trong Túc Sanh Truyện (Maha Bodhi Jataka), Đại Bồ Đề, Bố Tát phê bìnhgiáo lý chủ trương rằng mọi việc đều do đấng Tối Cao tạo nên như sau: “Nếu có một thần linh toàn quyền ban phước hay gieo họa cho tạo vật đã được chính ngài tạo ra, và cho chúng nó những hành động tốt hay xấu, vị thần linh ấy quả thật đầy tội lỗi. Con người chỉ thừa hành ý muốn của ngài.” (*)

            3) Khi phát huy hết năng lực của Trí Tuệ, không còn bi lụy, khóc than, cầu xin, van vái, qụy lụy ai, bạn là người Tự Lập và Độc Lập: Khi đó bạn trở về với tự ngã, phát huy hết tiềm năng của nội tâm. Lúc đó bạn sẽ thấy thấu suốt bản thể của Vũ Trụ, Sự Sống, Sự Chết, Hạnh Phúc và Khổ Đau và lòng bạn lắng yên như bể cả. Khi tâm hồn của bạn đã lắng yên tức đi vào trạng thái Định. Trạng thái này sẽ khiến bạn cảm thấy thơ thới, hân hoan tức là cảnh giới an nghỉ tuyệt đối của tâm hồn gọi là Niết Bàn (Nirvana). Tuy nhiên có hai loại niết bàn – đó là Hữu Dư Niết Bàn và Vô Dư Niết Bàn. Chỉ có các chư Phật mới có thể chứng tới Vô Dư Niết Bàn. Còn như chúng ta thì chỉ có thể chứng tới Hữu Dư Niết Bàn bởi vì còn có những phiền não rất vi tế mà chúng ta chưa đoạn diệt hết.

            4) Bạn bình đẳng với muôn loài. Thể tính của bạn là thể tính Phật, bạn có thể trở thành Phật. Tôi có thể cam đoan với các bạn rằng không có một tôn giáo nào mà vị giáo chủ lại nói rằng thể tính của vị giáo chủ ngang bằng với thể tính của tín đồ và nếu chịu tu tập thì tín đồ cũng đạt được ngôi vị của giáo chủ. Đây là tính độc đáo và hi hữu của Phật Giáo. Chính vì thế khi ứng dụng quan niệm này vào xã hội thì trong một xã hội thuấn nhuần tinh thần Phật Giáo sẽ không có giai cấp, không có nạn kỳ thị chủng tộc, không có Phật tử giàu sang và Phật tử nghèo hèn. Cũng không có Phật tử thông minh và Phật tử ngu độn. Từ vua quan đến thứ dân, tiện dân, Phật đều đối xử như nhau. Tất cả đều bình đẳng trước mắt Phật. Khi bạn lễ Phật là lễ lạy, cung kính cái Phật Tánh trong con người mình, là bạn cung kính tất cả những phẩm hạnh cao quý vốn có trong con người bạn nếu được phát huy. Nó không phải là sự quỳ lạy thần linh bình thường như nhiều người không biết hoặc hiểu lầm. Khi chúng ta gặp nhau, chúng ta chắp tay xá và miệng nói “A Di Đà Phật” là chúng ta kính trọng những đức tính tốt lành trong con người của nhau, chúng ta cầu chúc cho nhau được sống ở Đất Thanh Tịnh, Quốc Độ Thanh Tịnh (Tịnh Độ) của Phật A Di Đà.

            5) Bạn sẽ là quán quân trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ thú vật do lòng Từ Bi: Tôi có thể thưa với bạn rằng không có kinh điển của một tôn giáo nào trên thế giới lại nói nhiều về loài vật như kinh Phật. Thảng hoặc nếu có đề cập tới thì chỉ coi loài vật như một thứ do Thần Linh tạo ra để làm thực phẩm cho loài người trong các bữa ăn và cúng tế Thần Linh. Nhưng Đức Phật thì không thế. Ngay trong thời kỳ còn ở trong cung vàng điện ngọc, Thái Tử Sĩ Đạt Ta đã có lòng từ tâm đối với những loài thú vật đáng thương. Truyện kể rằng Hoàng Tử Đề Bà Đạt Đa đưa cây cung lên bắn một con chim. Con chim không chết mà chỉ bị thương và sa xuống sân của thái tử. Thái Tử Sĩ Đạt Ta đã chạy ra, ôm con chim vào lòng và chữa vết thương cho nó. Lúc đó vị hoàng tử chạy tới và đòi lại con chim nhưng Thái Tử Sĩ Đạt Ta nhất quyết không trả lại. Hai bên tranh cãi và sự việc tới tai Đức Vua Tịnh Phạn. Hoàng Tử Đề Bà Đạt Đa nói rằng con chim do hoàng tử bắn cho nên nó phải thuộc về hoàng tử. Còn thái tử thì cho rằng vị hoàng tử khi giương cây cung bắn con chim là muốn một con chim chết. Nay con chim vẫn còn sống và thái tử lại bảo vệ mạng sống cho nó cho nên con chim phải thuộc về thái tử. Đức vua nghe nói động lòng từ tâm và phán quyết là con chim thuộc về Thái Tử Sĩ Đạt Ta. 

            Trong suốt cuộc đời hành đạo, Đức Phật thường dùng những truyện kể về đời sống của những loại thú vật để làm chuyện ngụ ngôn giảng dạy đạo đức và tình thương. Nếu quý vị và nhất là các em nhỏ muốn biết những chuyện hấp dẫn và đầy ý nghĩa đạo đức này có thể đọc cuốn Prince Goodspeaker (Hoàng Tử Thiện Ngôn) do Todd Anderson sưu tầm và dịch ra Anh Ngữ xuất bản bởi Amitabha Buddhist Society of NY Inc. năm 1995. Chính vì lòng xót thương loài vật như thế mà Đức Phật chủ trương ăn chay, không ngoài mục đích đề cao “đức hiếu sinh”. Cấm sát hại sinh linh là một trong những giới luật hàng đầu của Đạo Phật. Tuy nhiên một số vị sa môn đã ăn mặn, nguyên do là vì xưa kia trong khi đi khất thực, thí chủ cho đồ mặn. Để tôn trọng thí chủ, các vị đã theo nguyên tắc “cho gì ăn nấy”. Tuy nhiên việc ăn mặn này không làm tổn hại đến phẩm chất đạo đức bởi vì các vị không bao giờ nhúng tay vào việc nuôi súc vật cũng như giết súc vật để làm thực phẩm. Ngày nay vấn đề Ăn Chay để bảo vệ súc vật đã trở thành một trào lưu lan rộng khắp thế giới. Có thể những vị này không phải là Phật tử, nhưng khi hành động như thế, các vị đã đi đúng con đường mà Đức Phật giảng dạy cách đây hơn 2500 năm. Mới đây Brigitte Bardot – cô đào hở hang lừng danh Pháp của thập niên 1950 cũng đã kêu gọi tổng thống Pháp công nhận một Ngày Ăn Chay để bảo vệ súc vật. Bà Brigitte Bardot còn công kích cô đào văm Sophia Loren là đã mặc áo lông thú tức là cổ vũ cho sự giết hại loài vật để làm trang phục cho phụ nữ.   Còn vấn đề môi trường. Trước hết Đức Phật sinh ra dưới cây Vô Ưu của Vườn Lâm Tỳ Ni. Khi đắc đạo, ngài ngồi dưới cội bồ đề. Trong suốt thời gian 45 năm hành đạo, Đức Phật thuờng thuyết pháp tại những khu rừng, vườn, như Lộc Uyển (Vườn Nai), Trúc Lâm (Vườn Trúc), Kỳ Viên, Núi Linh Thứu v.v.. Nơi nhập diệt của ngài là rừng Sa La Song Thụ. Trong những bài thuyết pháp Đức Phật đề cập rất nhiều đến chim muông, cây cỏ, hoa trái, tán dương núi rừng là nơi ẩn tu lý tưởng cho các vị A La Hán cho nên có thể nói cả cuộc đời của ngài gần gũi với thiên nhiên. Trong đời sống của chính mình và của chư tăng, ngài chủ trương tiết kiệm và quý trọng vật cho của thí chủ. Do đó nếu theo Phật, lòng Từ Bi của các bạn sẽ dễ dàng được thể hiện qua lòng yêu mến thú vật và môi trường thiên nhiên và đây đang là một trong những giá trị của thời đại.

            6) Giàu có bạn cũng sung sướng. Nghèo túng bạn vẫn vui. Nghĩa là bạn sẽ vui vẻ trong mọi hoàn cảnh: Thưa bạn: Một trong những nguyên nhân làm khổ còn người là lòng Tham: Tham của, tham tiền, tham sắc, tham quyền, tham danh vọng. Vì có lòng Tham cho nên không khi nào thấy đủ, không thỏa mãn với những gì mình đang có. Một ông triệu phú mà có lòng tham thì thấy bạc triệu vẫn chưa đủ và phải kiếm nhiều hơn nữa. Mà khi tham như thế thì đầu óc không còn sáng suốt, dễ dàng làm điều phi pháp, phi đạo đức để đưa đến tù tội. Có thể nói một phần không nhỏ những người đang phải chịu cảnh tù đày ngày hôm nay, nguyên do chính là vì lòng tham. Cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2008 tại Hoa Kỳ không phải do người Mỹ quản trị kém mà một trong nguyên nhân chính là lòng Tham. Vì tham cho nên các công ty tài chánh, công ty đầu tư, các công ty bán cổ phần đã tìm cách lường đảo khách hàng khiến cho tổng thống Hoa Kỳ khi ban bố biện pháp cứu nguy đã phải thốt lên “Shame of you!” (Thật xấu hổ cho các ông). Lòng tham còn đưa tới nhiều đau khổ, tội lỗi khác và còn kéo dài kiếp này sang kiếp khác. Chính vì nhìn thấu rõ Tập Đế (Nguyên Do Của Khổ Đau) của con người là Tham-Sân-Si cho nên Đức Phật đã giáo huấn đệ tử là phải nỗ lực diệt trừ nguồn Tam Độc này. 

            Tuy nhiên tới đây bạn có thể hỏi: Tham-Sân-Si vốn gắn chặt với bản chất của con người. Chính vì có Tham-Sân-Si mà con người mới tiến bộ như thế này. Diệt trừ Tham-Sân-Si có nghĩa là con người trở nên ù lì, không làm gì cả sao? Thưa bạn, xin bạn đừng lo, chỉ có chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, Thánh Tăng mới có thể đoạn trừ hết Tham-Sân-Si. Còn bình thường như bạn và tôi thì kiềm chế được Tham-Sân-Si đã là giỏi lắm rồi. Trong suốt thời gian 45 hành đạo, Đức Phật đã hóa độ cho tất cả mọi thành phần xã hội, từ vua, quan, quan đại thần, binh sĩ, trí thức, thương buôn giàu có, tiện dân và kể cả những băng đảng giết người. Tà ma ngoại đạo đến quy phục ngài không thiếu. Đức Phật không bao giờ khuyên họ cứ ù lì, chấp nhận thân phận hiện tại. Dĩ nhiên chúng ta không thể chuyển nghiệp tức là chuyển hóa thân phận của mình bằng con đường phi đạo đức. Đức Phật cũng thế, ngài dạy chúng ta phải chuyển nghiệp bằng con đường tốt lành chẳng hạn phải thực hành Bát Chánh Đạo hoặc Thập Thiện, chứ có bao giờ Đức Phật bảo một người ăn mày cứ tiếp tục chấp nhận thân phận của một kẻ ăn mày đâu? Thưa bạn trong lúc bạn thất vọng não nề, chán nản cùng cực hoặc căng thẳng đầu óc để toan tính một việc làm nguy hiểm gì đó khiến bạn muốn điên lên. Nếu bạn chợt dừng lại và truy cứu xem nguyên do của những cái nói trên (Phật Giáo gọi là Khổ Đau & Phiền Não) có phải là Tham-Sân-Si không? Nếu bạn quán xét được như thế thì tự nhiên đầu óc bạn bớt căng thẳng, lòng bạn trùng xuống, hơi thở bạn trở nên điều hòa. Bạn như người đang nóng bức, khát nước được uống một ly nước dừa tươi mát mà Phật Giáo gọi là Cam Lồ Giải Thoát tức là (nước uống ngọt ngào làm tiêu đi mọi phiền não). Lúc đó bạn có cảm tưởng vừa ra khỏi cơn ác mộng từ đó lòng bạn thơ thới hân hoan, đầy đủ sáng suốt, thanh thản để giải quyết chuyện đời trong điều kiện tốt lành, cho chính bạn, gia đình bạn và cho người. Bạn cứ thử xem sao.

            7) Bạn không xâm hại ai, chiếm đoạt của ai, sống an vui với tất cả mọi người. Bạn là quán quân góp phần vào việc giữ gìn hòa bình thế giới: Thưa bạn: Đạo Phật không phải là đạo chú tâm vào cầu nguyện, van vái. Tụng kinh, niệm Phật, ăn chay là một trong những phương tiện/trợ duyên để giúp người ta làm lành, lánh dữ, tu sửa tính tình, khiến tâm địa bình ổn, gieo trồng căn lành rồi từ từ chuyển hóa tâm thức. Hằng hà sa số chư vị bồ tát, thánh tăng, thiền sư với trí tuệ dũng mãnh thông qua Thiền Định cũng đã chuyển hóa tâm thức nhanh chóng và chứng quả vị mà không cần tụng kinh niệm Phật. Tuy nhiên dù là cư sĩ, tu sĩ, thánh tăng, bồ tát, a la hán muốn chứng đựơc quả vị nói trên tức muốn giải thoát cũng phải thực hành Bát Chánh Đạo, Thập Thiện và Lục Hòa. Bát Chánh Đạo (Eightfold Path) gồm có: Right View (Chánh Kiến), Right Thought (Chánh Tư Duy), Right Speech (Chánh Ngữ), Right Action (Chánh Nghiệp), Right Livehood (Chánh Mệnh), Right Effort (Chánh Tinh Tấn), Right Mindfullness (Chánh Niệm) và Right Contemplation (Chánh Định). Rồi Thập Thiện thì gồm có: KhôngSát Sinh, Không Trộm Cắp, Không Nói Dối, Không Nói Lời Thêu Dệt, Không Nói Lời Hai Chiều (đâm thọc, lúc rày lúc khác), Không Nói Lời Hung Ác, Không Tham Muốn, Không Nóng Giận và Không Si Mê.Còn Lục Hòa thì gồm có: Thân Hòa Đồng Trú, Khẩu Hòa Vô Tranh, Ý Hòa Đồng Duyệt, Giới Hòa Đồng Tu, Kiến Hòa Đồng Giải và Lợi Hòa Đồng Quân. Thưa bạn trong cuộc sống rất phiền phức và căng thẳng ngày hôm nay, chỉ cần chúng ta ứng dụng ba chỉ dẫn Chánh Kiến, Chánh Ngữ và Kiến Hòa Đồng Giải không thôi – thì xã hội sẽ bớt đi rất nhiều những lời lăng nhục, chửi bới, bóp méo, chụp mũ đang diễn ra hằng ngày và thế giới sẽ trở thành một diễn đàn hòa bình để cùng nhau thảo luận trong tương kính những vấn đề bức thiết của con người. Nếu bạn có giải pháp nào tốt lành hơn, xin bạn cứ nói ra.

            8) Bạn không thấy cuộc đời này là nhàm chán, vô vị. Chắc chắn bạn yêu mến cuộc sống, nhưng cũng không sợ Chết: Thưa bạn: Buồn chán (boring/depressed) là một trong những căn bệnh tệ hại của kiếp người. Không phải chỉ những người nghèo khổ mới buồn chán mà cả hàng quí tộc, vương tôn công tử, vua quan, trí thức, văn nghệ sĩ, tỉ phú cũng buồn chán. Kể cả lứa tuổi hoa niên cũng buồn chán và đưa tới việc tự sát. Bản nhạc Bonjour Tristesse (Buồn Ơi Chào Mi) chứng tỏ điều này. Thật lạ lùng khi thấy tài tử ci-nê, ca sĩ nhạc Pop nổi danh khắp hoàn vũ, hình ảnh được hằng triệu người mua, thêu trên áo và tôn thờ như thần tượng, những celebrities này sống sung sướng trong những dinh thự tráng lệ, kẻ hầu người hạ, người tình (boy friend/girl friend) không thiếu, thế mà họ cũng buồn chán. Cái chết của cô đào Marilyn Monroe và ca sĩ Michael Jackson mới đây cho thấy những vị này đã chết là vì buồn chán, vì thấy cuộc đời vô vị. Nhưng cũng thật lạ lùng là những vị sư, ni cô, thiền sư, đời sống đạm bạc, ẩn dật trong những ngôi chùa, tu viện thì họ chẳng bao giờ phải uống thuốc ngủ, hoặc tự tử vì buồn chán cả. Tạo sao thế? Bởi vì những vị này, qua lời giáo huấn của Đức Phật và do chứng ngộ bản thân, họ đã thấy tiện nghi, vật chất, của cải không phải là cứu cánh của hạnh phúc. Hơn thế nữa họ biết cách sống: Sống Trong Tỉnh Thức. Sống trong tỉnh thức là sống mà biết quý trọng sự sống, biết mình đang sống. Xin bạn hãy thử mở hết các giác quan ra, hãy lắng đọng tâm tư, hãy để cho lòng mình trùng xuống, thật nhẹ nhàng, thật êm dịu, bạn sẽ thấy:

- Tiếng gió vi vu là lúc ta chẳng phiền chẳng não.

- Trời rộng bao la là trí tuệ ta siêu việt.

- Đất dày là nghị lực và ý chí của ta chẳng thể hao mòn.

- Tiếng suối reo là tiếng lòng ta đó.

- Đại dương xanh thẳm là tấm lòng ta trải rộng với lòng quảng đại nhân từ.

- Đám mây lững lờ bay là những giấc mộng trong đời của ta chợt thành, chợt biến không ngừng.

- Chú thỏ non ngơ ngác chạy tung tăng trên thảm cỏ là những ngày thơ ấu của ta.

- Cánh chim bay lượn trên vòm trời xanh là khát vọng tự do của ta đó.

- Bão tố là lúc lòng ta sân hận.

- Tiếng sóng vỗ bờ rì rào của biển là lời ta nỉ non tâm sự với đời.

- Đàn ngựa nhởn nhơ trên cánh đồng là tinh thần ta bất khuất.

- Cả tiếng rống của loài sư tử cũng là lòng kiêu hãnh của ta ngang bằng trời đất. Ta sống ung dung tự tạivà không bao giờ biết sợ sệt.

- Khi cảm nghiệm được như thế thì cái Tiểu Ngã của chúng ta đã hòa mình vào Đại Ngã.

            Bạn ơi, khi bước vào Đạo Phật, khi thực hành thiền quán bạn sẽ cảm nghiệm và tận hưởng được những  điều thi vị nói trên. Bởi vì khi đó, bên cạnh cuộc sống vật chất này bạn còn có tâm hồn của thiền sư. Chính vì thế mà các Meditation Center đã mọc lên khắp nơi trên thế giới. Bạn hãy thử thực hành như thế một thời gian xem sao. Rồi 100 năm qua đi rất nhanh, rồi bạn sẽ từ giã cõi đời, từ giã cõi Diêm Phù Đề này. Nhưng xin bạn đừng thắc mắc nhiều. Bạn hãy theo lời chỉ dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma: Sống Hạnh Phúc, Chết Bình An (The Joy of Living and Dying in Peace). Vì trí tuệ của bạn đã mở bung ra khắp vũ trụ này, vì thần thức của bạn đã tự do, vì tâm hồn của bạn đã thể nhập vào thiên nhiên, cho nên bạn muốn vào Cung Trời nào, muốn đầu thai vào đâu, hoặc muốn trở lại đây thêm một kiếp nữa là tùy ý. Bạn khỏi phải bận tâm về cái chết.

            9) Bạn là người cao thượng trong tinh thần biết giúp đỡ và an ủi người khác: Trong suốt thời gian 45 năm hành đạo, Đức Phật không nói gì hơn là giáo huấn đệ tử và chúng sinh xây dựng Tâm Lành, Trí Tuệ Sáng Suốt và thực hiện Hạnh Bố Thí giúp đời. Ngài luôn luôn cất lời ca ngợi tất cả mọi người – từ phàm phu, kẻ nghèo khó, đến ông trưởng giả, đến các bậc đế vương, những vị ở khắp cõi Trời, Thiên Long Bát Bộ đã có công trong việc độ sinh. Có những vị do lời Đức Phật kể lại mà đã sống bất tử với thời gian như ngài Quán Tự Tại Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát và Mục Kiền Liên Bồ Tát. Ngài Quán Tự Tại đã phát lời nguyện giúp chúng sinh vượt qua nỗi sợ hãi (Vô Úy). Nếu có chúng sinh nào đang lâm vào vòng nguy biến, binh đao, nước lửa, ngục hình, tra tấn, khủng bố v.v..nếu thành tâm niệm danh hiệu ngài, thì ngài sẽ thị hiện qua hình ảnh của Phật Bà Quan Âm mà cứu độ. Còn ngài Địa TạngVương Bồ Tát đã phát lời nguyện thật ghê gớm: Địa Ngục Giai Không tức là là nếu thế giới này mà còn một người ở tù thì ngài không thành Phật. Vậy những ai đang mắc vòng lao lý hãy thành tâm niệm “Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát”, chắc chắn sẽ ứng nghiệm. Còn ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát thì nhờ tâm chí thành cứu giúp mẹ đang bị khổ sở trong thế giới của loài quỷ đói (Ngạ Quỷ) mà được thế gian xưng tụng như biểu tượng của lòng hiếu thảo. Nếu bạn vốn sẵn lòng từ tâm, lòng hy sinh cứu đời, hạnh nguyện san sẻ tình thương với người khác, xin bạn thử bước vào Đạo Phật. Chắc chắn bạn sẽ được thỏa mãn.

Tạm Kết Luận:

            Dĩ nhiên những gì tôi chia xẻ với bạn ở đây còn rất thiếu sót, thô sơ. Sau khi đã đọc xong tất cả những gì nói ở trên, dù bạn có thể đã đồng ý một phần nhưng bạn có thể còn hỏi “Tôi theo Đạo Phật, tôi theo Phật thì tôi có cơm ăn áo mặc, có thể trúng số, có thể thăng quan tiến chức, nghèo có thể trở thành giàu không?” Xin thưa: Bạn không phải là một đứa trẻ đang khóc (ẩn dụ cho khổ đau) cần phải cần cho kẹo (dụ dỗ) mới nín (tức mới hết khổ đau). Bạn đang đói, dù bạn theo Phật, nhưng chắc chắn bát cơm không hiện ra trước mắt bạn. Nhưng vì theo Phật bạn sẽ làm lành, gieo nhân lành như thế chắc chắn bạn sẽ gặt hái được Quả Lành tức là những điều tốt đẹp trong tương lai – kiếp này hay kiếp sau. Điều này đúng chắng sai.

            Cuối cùng điều bạn cần nhớ là Đạo Phật không phải là đạo đổi chác, không phải là đạo ban bố phép mầu, không phải là đạo hứa hẹn. Sự giải thoát, nguồn hạnh phúc do Đạo Phật – thực ra do chính bạn đem lại - có thể thực chứng ngay kiếp này, ngay bây giờ (here now), không phải đợi chết đi mới có. Nó là đạo của Trí Tuệ, Từ Bi và Lòng Dũng Cảm. Đó là ba trụ cột giúp cho chúng ta thoát khỏi thân phận nghiệt ngã, cay đắng của kiếp người rồi vươn lên sống ung dung tự tại, và có ý nghĩa. Nếu bạn không tin vào Lòng Từ Bi, Lòng Dũng Cảm mà mình vốn có, không tin vào Trí Tuệ sáng suốt của mình, mà chỉ muốn cầu xin, van vái Thần Linh để đạt hạnh phúc trong cõi đời này, bạn có thể đi tìm một tôn giáo khác.

 Đào Văn Bình

(Trích sách Đạo Phật: Đất Nước, Cuộc Sống và Tâm Linh vừa xb do Amazon phát hành)

Cước chú: 

Dấu (*) là lời trích dẫn từ Đức Phật và Phật Pháp của Đại Sư Narada Maha Thera (Tích Lan) do Phạm Kim Khánh dịch ra Việt Ngữ, xuất bản ở Hoa Kỳ năm 2545 (Phật Lịch) tức năm 2001 (TâyLịch)

 

 

 Đạo Phật Và Tuổi Hoa Niên

 

 

 

Tuổi hoa niên, tuổi hoa, tuổi trẻ, hay thanh niên, thiếu nữ đều là đối tượng của bài viết này. Thực ra đề tài Đạo Phật Và Tuổi Trẻ, có lẽ đã được cả ngàn các vị thánh tăng, đại sư, các học giả, trí thức Phật Giáo trên thế giới viết ra cho nên bài của tôi không có gì mới lạ, chỉ là một hạt cát trong số cát của Sông Hằng.

 

Nếu nói thế thì tại sao tôi lại viết? Theo tôi, mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau, kinh qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, đối diện với những khổ đau, hạnh phúc khác nhau cho nên “tâm tình” dàn trải có thể khác nhau và đến với Đạo Phật trong những cảnh ngộ khác nhau.

 

Cùng chung với số phận của dân tộc, Phật Giáo bị miệt thị, dày xéo trong suốt 80 đô hộ của Thực Dân Pháp. Rồi sau Thế Chiến II chấm dứt vào năm 1945, Việt Nam lại triền miên khói lửa. Chiến tranh chỉ chấm dứt năm 1975. Thử hỏi trong bối cảnh dân tộc tan tác, chùa chiền đổ nát, nhân tâm ly tán, thế lực ngoại bang đổ vào xâu xé đất nước, kéo dài thêm 30 năm, truyền thống, văn hóa dân tộc và Đạo Phật không tiêu vong kể cũng là chuyện lạ lùng. Chúng ta hãy nghe Hòa Thượng Thích Đức Nhuận, trong Đạo Phật và Dòng Sử Việt viết  “ Và, sau 83 năm Pháp cai trị nước ta, Đạo Phật quốc gia Việt Nam chỉ được coi như một “tôn giáo bản địa”, bị gạt ra ngoài mọi sinh hoạt tập thể của quốc gia này. Chính quyền bảo hộ của người Pháp ra mặt nâng đỡ Thiên Chúa giáo và kỳ thị, đàn áp Phật giáo, không cho phát triển. Như việc kiểm tra tăng chúng, việc dựng chùa phải có giấy phép, có được mới được xây cất; việc hạn chế nhà chùa, không được tạo mãi đất đai hay nhận của cải của thập phương hỷ cúng. Với chính sách hủ hóa dân tộc ta, thực dân Pháp đã rất rộng rãi với những gì là mê tín dị đoan, hạn chế giáo dục, cốt làm cho dân ta ngu dốt để chúng bảo sao tin vậy; Đạo Phật cũng bị đồng hóa với những tà thuyết ngoại đạo… Rồi từ chỗ xa lìa chính pháp, Đạo Phật nghiễm nhiên trở thành như một thần đạo không hơn không kém. Mục đích của thực dân, như đã thấy, là sự thống trị đất nước này và không muốn cho dân tộc trở mình để lớn mạnh. Nhưng, sau gần một thế kỷ bị trị, và sau trận thế chiến thứ hai chấm dứt, dân tộc Việt cùng với các dân tộc nhược tiểu khác trên thế giới đã bừng tỉnh đứng dậy, giải phóng ách nô lệ cho con người và giành quyền độc lập tự chủ cho quốc gia, chấm dứt một chế độ lạc hậu, lỗi thời. “ (1) Trong bối cảnh tang thương của đất nước và dân tộc như thế, tại sao “gốc Phật Giáo” trong tôi không bị bứng đi mà lại có thể “gặp lại” Phật... và trong hoàn cảnh như thế nào ?

 

Tôi sinh ra ở Hải Phòng năm 1942. Năm 1945 khi Nhật chiếm đóng Việt Nam, hằng ngày, vào mỗi buổi sáng mẹ tôi phải cõng tôi chạy vào hầm trú ẩn khi tiếng còi báo động vang lên để tránh máy bay của Mỹ (Đồng Minh) từ Vịnh Bắc Bộ bay vào oanh tạc. Khi Nhật đầu hàng, dù mới ba tuổi tôi còn nhớ hình dáng của đoàn quân Lư Hán lôi thôi lếch thếch tiến vào đất nước ta giải giới quân đội Nhật. Rồi khi quân Lư Hán rút lui, Pháp trở lại tái chiếm Đông Dương năm 1946, cùng với toàn dân, cha mẹ tôi nghe theo tiếng gọi  “tiêu thổ kháng chiến ” bỏ cả nhà cửa, chạy ra vùng “hậu phương kháng chiến” và năm 1950 quay trở lại Hải Phòng trước cảnh căn nhà cũ chỉ còn là một đống hoang tàn đổ nát. Đây là lần đầu tiên tôi thấu hiểu câu “màn trời chiếu đất”. Bố mẹ tôi và anh chị em phải nhặt lại từng cục gạch, hái từng cọng rau muống mọc dại trên nền nhà nấu ăn trong những ngày túng thiếu lúc ban đầu. Rồi cuộc sống từ từ ổn định, tôi được cắp sách đến trường.

 

Về cuộc sống tâm linh, phải nói, bố mẹ tôi không hề biết Đạo Phật là gì. Bàn thờ chỉ để cúng giỗ ông nội tôi, chứ không thờ Phật. Bà nội tôi, theo Tứ Phủ tức Đồng Bóng hay Đạo Mẫu. Trên điện thì thờ các quan lớn, mẫu, ông hoàng rồi đến các cô, cậu, dưới là ngũ hổ. Tuy nhiên trên cao nhất, may mắn vẫn thờ Phật. Dĩ nhiên bà nội tôi không phải là tín đồ Phật Giáo hoặc là một Phật tử hiểu theo đúng nghĩa ngày nay. Thế nhưng có lẽ để cầu phúc, thỉnh thoảng bà nội bảo tôi tụng Kinh A Di Đà. Như vậy tôi đã có dịp “gieo duyên” với Phật pháp từ lúc 8,9,10 tuổi. Nhưng thực ra tôi có ngồi tụng kinh, gõ mõ cũng chỉ mong bà nội cho oản, chuối chứ thật tình tôi chẳng hiểu Kinh A Di Đà nói gì. Thật lạ lùng, trong chương trình Tiểu Học lúc bấy giờ, dù môn lịch sử được giảng dạy nhưng không có môn nào nói đến lịch sử các tôn giáo có mặt tại Việt Nam, nhất là Phật Giáo đã hiện diện trên đất nước này trên 1500 năm với một quá khứ huy hoàng. Tất cả kiến thức về Đạo Phật mà tôi biết được lúc bấy giờ là nhờ lúc rảnh rỗi bà nội kể chuyện đi Chùa Hương lúc bà nội còn trẻ, chuyện Bà Công Chúa Ba tức Quan Âm Diệu Thiện, chuyện Quan Âm Thị Kính với hai câu thơ bà nội đọc cho mà tôi còn nhớ:

 

Tiểu Kính  Tâm lấy chồng Thiện Sĩ.

 

Tỉa râu chồng mang tiếng bội phu.

 

 và nhất là  Tây Du Ký kể chuyện Tam Tạng đi thỉnh kinh mà bọn trẻ chúng tôi phải  “thuê truyện” để đọc, dĩ nhiên đọc say mê.

 

            Năm 1954 khi đất nước chia đôi, gia đình tôi vào Nam. Sau một vài năm thì cuộc sống của người “di cư” cũng ổn định. Từ một người không hề biết thần thánh là gì - mẹ tôi - không hiểu do một phúc duyên nào, cùng với một bà bạn hàng xóm thường xuyên đi lễ Chùa Phổ Quang - Phú Nhuận. Sau một thời gian hết sức kiên nhẫn thuyết phục bố tôi đi chùa, bàn thờ Phật được thiết lập trang nghiêm ở nhà. Tuy nhiên kiến thức Phật Giáo của tôi lúc này hoàn toàn là con số không cho đến ngày 1/11/1963.

 

Sau khi quân đội đứng lên làm cuộc đảo chính lật đổ chế độ độc tài gia đình trị, đàn áp tôn giáo của Ngô Triều, Phật Giáo như một thân cây khô héo sau mùa đông dài hiu hắt, được kích thích bởi nắng xuân ấm áp bỗng đâm chồi nảy lộc. “Ý  thức Phật Giáo” tưởng chừng như đã tàn lụi trong lòng dân tộc, bỗng bừng lên trong lòng mọi người, nhất là tầng lớp thanh niên, sinh viên. Gia đình tôi nghèo, cư ngụ tại khu lao động, nhà tôn vách ván cho nên buổi trưa nóng nực, vả lại tiếng máy thu thanh (radio) của hàng xóm lúc nào cũng oang oang cho nên ngoài thời gian ở giảng đường Luật Khoa, tôi thường vào các thư viện, dưới những tàng cây ở công viên hoặc sân chùa để có một nơi yên tĩnh học bài. Chính tại sân Chùa Xá Lợi (Sài Gòn) tôi đã gặp một “báu vật” khai mở trí tuệ cho tôi, đó là bài pháp của Đại Đức Narada Maha Thera (2). Sau Pháp Nạn 1963, tăm tiếng của Phật Giáo Việt Nam vang xa. Thế giới Tây Phương nhất là người Mỹ mới chưng hửng, tưởng đâu xứ sở này là Thiên Chúa Giáo, ngờ đâu 90% là Phật Giáo. Quý hòa thượng, thượng tọa lãnh đạo Phật Giáo Miền Nam lúc bấy giờ đã cho mời một số cao tăng trên thế giới tới thuyết giảng, trong đó có Đại Đức Narada đến từ Tích Lan. Chính tại ngôi Chùa Xá Lợi này, tôi nhặt được một cuốn sách nhỏ (booklet) nhan đề Cốt Tủy Của Đạo Phật của Ngài. Nội dung cuốn sách thật ngắn gọn nhưng đầy đủ và thuyết phục trong đó có một câu nói của Đức Phật, “Kinh giáo của ta như ngón tay chỉ mặt trăng”. Vừa đọc xong câu này, tôi vội xếp cuốn sách lại và trong tôi bừng vỡ một niềm sung sướng và cảm phục, “Trời ơi, sao ông Phật này chân thật quá!”

 

            Với kiến thức về tôn giáo của tôi - một sinh viên sắp bước lên năm thứ hai của Đại Học Luật Khoa Sài Gòn lúc bấy giờ thì...đối với các đạo thờ thần (God), không có một thứ gì không thuộc về vị giáo chủ. Vũ trụ này do Ta sáng tạo. Ánh sáng này do Ta mà có. Bóng tối cũng thuộc về Ta. Cả cái trí khôn hay trí tuệ của loài người cũng do Ta mà có. Nếu không có Ta thì đầu óc loài người cũng như đầu óc thú vật mà thôi. Chân lý ở trong Ta. Ta là hiện thân của công lý. Miếng cơm manh áo mà các người đang ăn, đang mặc kia cũng do Ta mà có. Vợ con nhà ngươi cũng do Ta sắp đặt hết. Ta bảo chết là chết, bảo sống là sống. Nói tóm lại, loài người trần trụi, không có một thứ gì hết. Tất cả thuộc về thần linh giáo chủ. Trong khi đó thì ngược lại, Đức Phật không “vơ vào” những gì không phải của mình. Luật Vô Thường không phải của Đức Phật. Sinh-Lão-Bệnh-Tử không do Phật bày ra. Cái Chết không do Phật thiết kế. Niết Bàn không phải là đặc hữu của Phật mà bất cứ chúng sinh nào, nếu chịu nương theo giáo lý của Chư Phật (nương theo ngón tay) thì cũng đạt được Niết Bàn (tức thấy mặt trăng). Cuộc sống vui, buồn, sướng, khổ của thế giới này không phải do Phật hóa phép, mà do nghiệp lực vận chuyển từ vô thủy của chúng sinh. Trước khi Phật ra đời con chim ăn con sâu. Khi Đức Phật ra đời con chim tiếp tục ăn con sâu. Khi Đức Phật thành đạo con chim vẫn ăn con sâu. Khi Đức Phật nhập diệt con chim vẫn ăn con sâu. Tất cả đều Như Thị và Như Thị. Đức Phật không thể thay đổi được thế giới vật lý này. Đức Phật không dạy cách “di sơn đảo hải”, biến cát thành cơm, biến người chết thành người sống, biến tội ác thành thánh, biến kẻ đui mù thành mắt sáng, biến kẻ què cụt thành lành lặn…mà Đức Phật chỉ dạy phương pháp khiến con người thoát khỏi khổ đau và sống một cuộc đời thánh thiện. Cái gì của Phật A Di Đà thì Phật nói đó là của Phật Di Đà, cái gì của Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát thì Phật nói của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Cái gì của Ngài Quán Tự Tại Bố Tát thì Đức Phật nói của Ngài Quán Tự Tại. Đức Phật cũng không chủ trương đời đời độc quyền thống ngự thế giới. Trong quá khứ đã có nhiều vị Phật thuyết pháp độ sinh, trong tương lai sẽ có Phật Di Lặc ra đời. Đức Phật luôn luôn nói lời chánh ngữ, nói lời chân thật (quảng trường thiệt). Đức Phật không bao giờ nói lời lừa mị, nói lời gian dối, nói lời hoang tưởng, nói lời không thể kiểm chứng, và cũng không nói lời tiên tri phỏng đoán vu vơ. Đức Phật không bao giờ nói hai lời, lúc rày lúc khác. Đức Phật không bao giờ nói lời mâu thuẫn trái-chống nhau. Đức Phật không bao giờ tự phong mình là quan tòa để phán xử ai. Ngài chỉ nói về Nhân Quả chứ không bao giờ đe dọa trừng phạt ai. Kinh giáo của Đức Phật dù trải qua hơn 2500 năm không bao giờ phải sửa chữa, thay đổi cho hợp thời thế. Các giáo hội Phật Giáo trên toàn thế giới cũng chẳng bao giờ phải tạ lỗi với nhân loại về những tội ác hoặc những sai lầm gây tạo trong quá khứ.

 

Thưa các bạn,

 

            Vậy thì yếu tố đầu tiên tôi đến với Đạo Phật là vì thấy “Ông Phật” là con người thành thật. Giáo lý của Ngài là giáo lý chân thật. Ý nghĩ của Ngài là ý nghĩ thành thật. Theo tôi, Chân Thật (honesty) là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất. Thiếu thành thật, xa rời sự thật, phản lại sự thật, che dấu sự thật  thì mọi giá trị đều sụp đổ kể cả những gì gọi là linh thiêng, thánh thiện.

 

            Với lời phi lộ như thế tôi xin mời quý bạn tiến vào ngôi nhà Phật Giáo. Dĩ nhiên khi tiến sâu vào Đạo Phật các bạn sẽ thấy Chân Thật không phải là đức tính duy nhất của Đức Phật, mà Ngài còn có bao nhiêu đức tính tốt đẹp khác (Minh Hạnh Túc) mà thế gian này không một ai có thể đạt được. Trong một rừng giáo lý của Đức Phật dày gấp 11 lần cuốn Kinh Thánh của Ky Tô Giáo, tôi phải lựa chọn cái gì để tâm tình với các bạn đây?

 

            Noi gương các bậc thiện tri thức và thánh tăng chẳng hạn như Ngài Narada và Đức Đạt Lai Lạt Ma, thường nói chuyện với các bạn trẻ về Bát Chánh Đạo, tôi cũng dùng Bát Chánh Đạo để thưa chuyện với các bạn. Tiêu chuẩn của tôi là:  Nếu Bát Chánh Đạo làm cản trở, hoặc chướng ngại hoặc không giúp ích gì cho các bạn trên con đường học hành, tiến thân, tạo lập sự nghiệp và hạnh phúc gia đình...thì xin các bạn đừng nghe và đừng tin theo Đạo Phật. Tôi sẽ dùng ngay xã hội Hoa Kỳ là nơi mà hầu hết các bạn trẻ trên thế giới ngưỡng mộ, mong muốn và thèm khát (ngoại trừ các bạn trẻ ở Bắc Âu) để ứng dụng Bát Chánh Đạo chứ không phải chỉ gò bó các bạn trong khuôn khổ của các quốc gia chậm tiến, nghèo khổ để quảng cáo về Bát Chánh Đạo. Vậy Bát Chánh Đạo là gì ?

 

            Bát Chánh Đạo là tám con đường tốt lành, chân chính, đúng đắn nhầt để con người sống hạnh phúc và cao thượng. Bát Chánh Đạo gồm có: Chánh Mệnh, Chánh Nghiệp, Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định.

 

1. Chánh Mệnh:

 

            Chánh Mệnh là yêu mến mạng sống của mình, yêu mến cuộc sống của mình. Do đó tự tử, hủy hoại thân thể, ép xác, để thân hình bệnh tật, yếu đuối, đầu óc thiếu minh mẫn không phải là Chánh Mệnh. Nhưng yêu mến cuộc sống không có nghĩa là bồi đắp quá đáng cho thân mình như ăn mặc diêm dúa, quần áo đắt tiền, trưng diện kim cương, ngọc thạch, vàng bạc, ăn nhậu, chè chén, chơi bời trác táng để thỏa mãn xác thân. Những thứ đó không phải là Chánh Mệnh. Các bạn có biết rằng nước Mỹ là một nước ăn mặc giản dị nhất thế giới không? Các bạn có biết rằng hầu như cả nước Mỹ, dù già dù trẻ, mỗi ngày đều tới phòng tập thể dục khoảng tiếng đồng hồ, hoặc chạy bộ ngoài công viên, hoặc đạp đạp xe...để giữ gìn sức khỏe không ? Các bạn có biết rằng kỹ nghệ giúp người ta Diet (kiêng khem) ăn uống bớt đường, bớt mỡ để tránh bệnh cao huyết áp là kỹ nghệ hái ra tiền không ? Ngay nay, do ảnh hưởng của Đạo Phật, Hoa Kỳ và Tây Phương đang tiến dần đến chế độ ăn chay để bảo vệ sức khỏe và cũng là để tránh giết hại thú vật. Như vậy Chánh Mệnh có gì làm cản trở cuộc sống tươi đẹp của bạn ? Hay chính nó lại giúp cho cuộc đời của bạn tươi đẹp hơn ?

 

2.Chánh Nghiệp :

 

            Chánh Nghiệp là chọn lựa một nghề nghiệp chính đáng để sinh sống. Tại thế giới Tây Phương, ngoại trừ những nghề như trộm cướp, mãi dâm, buôn người, làm bạc giả...thì không có nghề gì gọi là xấu. Cảnh sát lo an ninh trật tự cho xã hội, giám thị trại giam thi hành luật pháp để giam giữ phạm nhân... đều là những nghề cao quý. Những công ty cung cấp thịt cá, các lò sát sinh cũng không phải là nghiệp xấu vì họ cung cấp thực phẩm cần thiết cho dân chúng chứ bản thân họ cũng không muốn giết hại thú vật. Nhưng mới đây Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phản đối kỹ nghệ nuôi gà quá tàn ác tại Hoa Kỳ, vì cách nuôi phản lại thiên nhiên và hành hạ thú vật quá mức. Tuy nhiên ý nghĩa của Chánh Nghiệp còn đi xa hơn nữa. Chánh Nghiệp còn có nghĩa là chúng ta phải hành xử nghề nghiệp của chúng ta một cách lương hảo, không lường gạt, gian trá, luôn luôn phải lấy chữ Tín làm đầu. Tại Hoa Kỳ, bất cứ ai làm một nghề gì cũng phải tuân thủ quy tắc đạo đức gọi là Code of Ethics, từ phóng viên báo chí đến tòa án, luật sư, bác sĩ, ngân hàng, người sửa xe, bán hàng siêu thị...nếu vi phạm vào lương năng chức nghiệp, lập tức bị công luận lên án và đưa ra tòa xét xử. Như vậy phải chăng Chánh Nghiệp chính là ngọn đuốc soi đường cho chúng ta chọn một nghề nghiệp chân chánh, rồi hành nghề trong tinh thần trọng pháp, vừa sinh sống vừa phục vụ nhân quần xã hội, trong tinh thần đạo đức. Xin bạn nhớ cho, con người không phải chỉ bị hủy diệt bởi chiến tranh, thiên tai, bệnh tật mà còn bị hủy diệt bởi sự thiếu chân chính mà con người dùng để đối xử với nhau.

 

3.Chánh Kiến :

 

            Chánh Kiến là nhìn sự vật một cách ngay thẳng và không thiên lệch. Từ ngàn xưa đến giờ, sự ghét bỏ, sự kỳ thị, sự ngăn cách và thù hận đều gây ra bởi cái nhìn thiên lệch. Chính các yếu tố như chủ nghĩa, tôn giáo, mầu da, chủng tộc, đảng phái, quyền lợi và kể cả tình yêu... đã làm người ta không còn nhìn sự vật một cách khách quan nữa. Khi đã có cái nhìn thiên lệch thì hành động thiên lệch. Hành động thiên lệch đưa đến bất công. Từ bất công đưa đến chia rẽ, thù hận. Nếu bạn là thanh niên sinh viên tại các nước Á Châu và mong mỏi du học hoặc sinh sống ở Hoa Kỳ hoặc các quốc gia Âu Châu, xin bạn ngay từ bây giờ hãy tự trang bị cho mình quan điểm Chánh Kiến. Nếu không, bạn sẽ cảm thấy lạc lõng hoặc lạ kỳ trong một xã hội mà những nhận xét thiếu vô tư, thiên lệch, định kiến... hầu như đang bị loại trừ và không còn chỗ đứng. Vì muốn tạo bình an cho nhân loại, muốn chân lý được thể hiện mà Đức Phật luôn luôn giáo hóa hàng đệ tử là phải luôn luôn quán xét sự vật một cách thận trọng, quán xét một cách công minh và xa hơn nữa quán xét với tâm Từ Bi (Từ Bi Quán) để không gây khổ lụy cho người và giữ gìn phẩm hạnh đạo đức của chính mình. Quan điểm đúng đắn - tức Chánh Kiến -  về mọi vấn đề của xã hội luôn luôn được trân trọng và mọi người lắng nghe.

 

4.Chánh Tư Duy :

 

            Chánh Tư Duy là suy nghĩ một cách chân chính. Thế nào là suy nghĩ chân chính ? Không suy nghĩ về những điều ác, không suy nghĩ về những gì tổn hại cho mình và cho người. Không suy nghĩ về những gì làm tổn hại đến hạnh phúc của người khác. Không suy nghĩ về những gì gian trá, thiếu lương thiện, thiếu thành thật, thiếu bao dung, thiếu Từ Bi, thiếu nhân đạo...như thế gọi là Chánh Tư Duy. Để có Chánh Tư Duy chắc chắn là phải có Chánh Kiến bởi vì nếu đã có Tà Kiến thì chắc chắn sẽ đẻ ra suy nghĩ thiếu chân chính. Tuy nhiên Phật Giáo không dừng ở chỗ đó. Chánh Tư Duy còn nhìn vào bản thể sự thật của vũ trụ và nhân sinh. Sự suy nghĩ cho rằng tất cả những gì đang xảy ra trước mắt đây đều do sự an bài của Đấng Thần Linh (God), suy nghĩ cho rằng Thần Linh có thể rửa sạch những tội ác kinh khiếp và biến nó thành phước, suy nghĩ cho rằng không có Quả Báo gì hết, làm ác vẫn được sung sướng...những suy nghĩ như thế đều không phải là suy nghĩ chân chính. Vậy thì dưới góc cạnh khoa học, Chánh Tư Duy chính là sự suy nghĩ cẩn trọng, thấu đáo về mọi sự kiện xảy ra chung quanh mình trong tinh thần khách quan, vô tư không ngoài mục đích mở mang trí tuệ và đem lại lợi ích cho mình và cho người. Chánh Tư Duy chính là khởi đầu của phương pháp khoa học.

 

5.Chánh Ngữ :

 

            Qua ngôn ngữ, qua cách ăn nói chúng ta có thể nhìn thấy tình cảm, phẩm hạnh và trí tuệ một người. Chánh Ngữ có nghĩa là :

 

-Nói lời ngay thẳng mà không nói lời gian dối.

 

-Nói lời êm ái mà không nói lời hung bạo.

 

-Nói lời chân thật mà không nói lời lừa mị.

 

-Nói lời đạo đức mà không nói lời gian tà.

 

-Nói lời giải oan mà không nói lời kết tội.

 

-Nói lời dịu êm mà không nói lời xỉ vả.

 

-Nói lời nâng đỡ mà không nói lời ghét bỏ.

 

-Nói lời tin tưởng mà không nói lời bi ai.

 

-Nói lời kết đoàn mà không nói lời chia rẽ.

 

-Nói lời thứ tha mà không nói lời trói buộc.

 

-Nói lời chở che mà không nói lời hắt hủi.

 

-Nói lời Từ Bi mà không nói lời cay nghiệt.

 

-Nói lời khiêm tốn mà không nói lời khoa trương.

 

            Các bạn có biết không, tại Hoa Kỳ, nhiều dân biểu, thượng nghị sĩ, bộ trưởng, phóng viên, nhà báo sự nghiệp lẫy lừng, cũng chỉ vì một lời nói sơ xuất mà sự nghiệp tiêu tan. Vậy thì hành trang Chánh Ngữ sẽ giúp các bạn trở nên một người có phẩm hạnh, được mọi người quý trọng, thương mến và dĩ nhiên giữ an vui cho cuộc sống của chính mình. Đó cũng là chìa khóa của sự thành công lớn và bền vững. Cứ tưởng tượng trong một tập thể, một gia đình, một xã hội mà toàn là những lời gian dối, toàn là những lời hung bạo, những lời chửi rủa thì xã hội, tập thể và gia đình đó như thế nào ? Chánh Ngữ cũng là hình ảnh của một Cung Trời an vui và thánh thiện đó bạn ạ.

 

6.Chánh Tinh Tấn :

 

            Chánh Tinh Tấn là cố gắng, nỗ lực không ngừng để đạt mục tiêu tốt lành mà mình đã đề ra. Ngày nay thế giới đang ở vào cuộc chạy đua khốc liệt. Quốc gia này chạy đua với quốc gia khác. Tổ chức này chạy đua với tổ chức khác. Tôn giáo này cạnh tranh với tôn giáo khác. Công ty này cạnh tranh với công ty khác. Cá nhân này ganh đua với cá nhân khác trong nghề nghiệp sinh sống nếu không muốn bị đào thải. Sinh viên ra trường phải cạnh tranh với bạn mình để tìm việc. Tìm được việc làm rồi mỗi năm lại phải trau dồi thêm kiến thức nếu không muốn bị lạc hậu và có khi mất việc. Thế hệ trẻ chịu rất nhiều áp lực xã hội mà thế hệ cha anh không có. Chính vì thế mà sự căng thẳng (stress), và thúc ép (pressure) của cuộc sống gia tăng. Thế nhưng theo lời Phật dạy, các bạn trẻ phải nỗ lực vươn lên, nhưng trong tinh thần trọng pháp và ngay thẳng. Còn trong thể thao, hoặc các môn chơi, Chánh Tinh Tấn có nghĩa là ganh đua trong “tinh thần thượng võ”. Còn đối với các bậc tu hành, Chánh Tinh Tấn có nghĩa là trên con đường tiến tu để đạt Thánh quả, không sợ ngăn ngại hay thối chuyển vì các chướng duyên, vì hoàn cảnh éo le, vì cám dỗ, vì mệt mỏi, vì dao động và hồ nghi. Còn các bạn trẻ, với đời sống của một Phật tử bình thường, Chánh Tinh Tấn còn có nghĩa là luôn luôn học hỏi thêm để mở mang trí tuệ, không thối chí ngã lòng khi gặp thất bại, không bỏ cuộc nếu mục tiêu theo đuổi là tốt đẹp. Chánh Tinh Tấn khiến bạn sống vui và tin tưởng.

 

7.Chánh Niệm:

 

            Chánh Niệm có nghĩa là nhớ nghĩ tới những gì chân chính và tốt lành. Cuộc sống của chúng ta đây có quá nhiều phiền trược và khổ đau. Hầu như ai ai  cũng từng trải qua những mất mát, tình yêu gẫy đổ, thất bại, bất ưng, nhọc nhằn trong quá khứ. Những điều đó hằn sâu vào tiềm thức (A Lại Da) (3) của chúng ta và có thể kéo lê nhiều kiếp. Ký ức giúp chúng ta nhưng cũng làm khổ chúng ta. Trong cuộc sống, dù chúng ta đang ở vào thì hiện tại nhưng lại bị tác động bởi gánh nặng của quá khứ. Quá khứ do những người đi trước để lại và do chính chúng ta tạo tác. Do đó, để sống an bình và hạnh phúc, chúng ta phải biết chọn lọc tức biết quên và biết nhớ những gì. Trên tinh thần đó, Chánh Niệm nghĩa là:

 

-Hãy nhớ nghĩ đến những gì tốt đẹp.

 

-Hãy nhớ nghĩ tới những gì lợi lạc cho đời.

 

-Hãy nhớ nghĩ tới những gì là tương lai tươi sáng.

 

-Hãy nhớ nghĩ đến những người đã gia ân cho mình

 

-Hãy nhớ nghĩ đến những người đã từng giúp đỡ mình.

 

-Hãy nhớ nghĩ tới những lỗi lầm trong quá khứ để không tái phạm.

 

-Nhưng hãy quên đi thù hận

 

-Hãy quên đi những oán hờn, vay trả trong quá khứ.

 

            Chánh Niệm theo cái nhìn của các tâm lý gia, trên một góc độ nào đó gọi là “giải tỏa những ẩn ức” nhưng trong Phật Giáo còn có ý nghĩ hướng thượng và tạo bình an trong tâm tưởng để hướng về tương lai.

 

8.Chánh Định:

 

            Theo Phật Học Phổ Thông do Hòa Thượng Thích Thiện Hoa biên soạn thì Chánh Định là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng, đúng với chân lý, có lợi ích cho mình và cho người. Chánh Định gồm những phép Quán như: Quán Thân Bất Tịnh, Quán Từ Bi, Quán Nhân Duyên, Quán Giới Phân Biệt (sự giả hợp của sáu căn) và Quán Sổ Tức (hơi thở). Theo tôi, Chánh Định như vậy khó quá chỉ dành cho các bậc xuất gia hoặc cư sĩ tại gia. Còn đối với các bạn trẻ, Chánh Định là hành Thiền để cho đầu óc thanh thản. Hiện nay trên toàn nước Mỹ và Canada có khoảng trên 1000 Thiền đường (Meditation Center) là nơi giải thóat tâm linh, là nơi thật sự “cứu rỗi” (theo danh từ của Ky Tô Giáo) và “cứu khổ” (theo danh từ của Phật Giáo) cho hằng triệu người Mỹ Da Trắng đã từng khẩn thiết cầu nguyện Thần Linh (God) nhưng không đem lại kết quả. Một số tài tử điện ảnh, danh ca nổi tiếng Hoa Kỳ, khi đi đâu xa họ, đều mang theo một tượng Phật nhỏ, để rồi sau những buổi trình diễn căng thẳng và mệt nhọc, trở về phòng nghỉ, họ đặt tượng Phật lên và bắt đầu ngồi Thiền. Nhờ hành Thiền mà họ được an tĩnh tâm hồn, tìm lại sự thanh thản từ đó lạc quan, yêu đời, tránh được căn bệnh buồn chán, nhàm chán…dễ đi đến mất ngủ rồi uống thuốc an thần, hút xì-ke ma túy, nghiện rượu như một thói quen của các nghệ sĩ trình diễn, tài tử ci-nê. Dĩ nhiên hành Thiền không phải dễ. Muốn làm được điều này, các bạn nên học qua một khóa tu Thiền nơi các vị thiền sư.

 

            Xuyên qua Bát Chánh Đạo, các bạn đã thấy phần nào cốt lõi của Đạo Phật, đã thấy ngôi nhà Phật Giáo lung linh đầy mầu sắc giống như Lưới Đế Châu của Trời Đế Thích, và các bạn có thể dùng Bát Chánh Đạo làm hành trang để vào đời: Một cuộc đời an vui, đầy ý nghĩa và có thể nói là cao thượng vì Đức Phật suốt đời chỉ giảng dạy việc giúp đỡ người khác và không làm tổn hại đến người khác. Để làm kết luận cho bài này, tôi xin trích dẫn ở đây một số lời giảng của một vài vị cao tăng dành cho các bạn trẻ trên thế giới, như một hành trang phụ thêm cho các bạn.

 

Trong cuốn sách Phật Pháp Cho Sinh Viên (4) viết bằng Thái Ngữ, Rod Bucknell dịch ra Anh Ngữ và Thiện Nhựt chuyển qua Việt Ngữ, Đại Sư Buddhadasa Bhkkhu nơi trang 23 đã giảng dạy như sau “ Đức Phật dạy rằng các pháp hữu vi, tức là mọi sự vật và mọi chúng sanh trên thế gian đều vô thường vì chúng luôn luôn trôi chảy, biến đổi, hoại diệt. Chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức. Hãy thận trọng ghi nhớ lời dạy này. Mọi sự vật trên thế gian đều luôn luôn trôi chảy, biến đổi, hoại diệt tức là vô thường. Đừng đùa với chúng. Chúng sẽ cấu xé bạn, sẽ tát vào mặt bạn, sẽ cột trói và giữ chặt bạn. Rồi bạn sẽ ngồi bệt xuống đất mà khóc than, và biết đâu lại muốn tự tử nữa!” (trang 23)

 

Còn Đại Sư Tinh Vân (Hsing Yun) Đài Loan, trong cuốn sách nhỏ nhan đề Looking Ahead: A Guide for Young Buddhists đã viết như sau, tôi xin dịch ra Việt Ngữ “Phật Giáo giống như một ngọn núi cao. Khi trèo lên chúng ta sẽ thấy tất cả mọi hiện tượng. Phật Giáo lại giống như một đại dương. Nếu chúng ta thấu hiểu, trí tuệ của chúng ta sẽ rộng lớn và không ngằn mé. Mỗi người trong chúng ta đều có thể làm cho mình trở nên thanh sạch và dũng mãnh qua những lời chỉ dẫn và giáo pháp, nói một cách tổng quát, giúp và giải phóng muôn loài bằng cách đem lại lợi lạc và hạnh phúc cho tha nhân, và chính chúng ta tự thăng hoa qua thiền định và trí tuệ.” (Trang 40) (5)

 

Còn Giáo Sư Rhys Davids (6) sau khi nghiên cứu Phật Giáo, đã kết luận mạnh mẽ như sau trong cuốn Phật Giáo Là Gì của Đại Sư Narada Maha Thera do Phạm Kim Khánh dịch ra Việt Ngữ, “Dầu là Phật tử hay không phải Phật tử, tôi nghiên cứu từng hệ thống tôn giáo lớn trên thế giới, và trong tất cả, tôi không tìm thấy trong tôn giáo nào có cái gì cao đẹp và tòan vẹn hơn Bát Chánh Đạo của Đức Phật. Tôi chỉ còn có một việc làm là thu xếp nếp sống cho phù hợp với con đường ấy “ (trang 23)

 

 Đào Văn Bình

 

(Trích sách Đạo Phật : Đất Nước, Cuộc Sống và Tâm Linh xb năm 2017 Amazon phát hành)

 

Cước chú :

 

 (1) Hòa Thượng Thích Đức Nhuận - Nguyên Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống Giáo Hội PG/VNTN, sinh năm 1924, viên tịch năm 2002.

 

(2) Đại Sư Narada Maha Thera sinh năm 1898 tại Tích Lan, viên tịch năm 1983, tốt nghiệp St. Benedict’s College & Ceylon University College. Thập niên 1960 Ngài thường thăm viếng Miền Nam Việt Nam để thuyết pháp và biếu tặng  một cây Bồ Đề trồng ở Thích Ca Phật Đài, Vũng Tàu.

 

(3) Tiềm Thức hay Tạng Thức, thức thứ tám hay Nghiệp Thức

 

 (4) Đại Sư Buddhadasa Bhikkhu (Phật Lệ) xuất gia năm 1923 sau đó thành lập Thiền Viện Giải Thoát tại Thành Phố Pum Riang, Thái Lan. Ngài chú tâm hành Thiền Minh Sát và trở nên một biến cố quan trọng của lịch sử Phật Giáo Thái Lan. Ngài thị tịch năm 1993.

 

(5) Đại Sư Hsing Yun sinh năm 1927 tại Giang Tô (Trung Hoa) thọ giới tỳ kheo năm 1941 sau những năm tu hành gian khổ. Năm 1949 ngài qua Đài Loan và làm sống lại Phật Giáo Đại Thừa Trung Hoa. Ngài vân du khắp thế giới để thuyết giảng và tích cực tham gia vào các cuộc đối thoại về tôn giáo. Mười sáu trường cao đẳng Phật học trong đó có University of the West in Rosemead, California nằm dưới sự giám sát của Phật Quang Sơn (Fo Guang Shan) là một tu viện và cơ sở Phật Giáo do ngài sáng lập.

 

(6) Giáo Sư Thomas William Rhys Davids sinh năm 1843 mất năm 1922 là một học giả người Anh về tiếng Pali và là sáng lập viên của Pali Text Society. Ông là con cả của một mục sư cai quản giáo đoàn Welch (Anh Quốc) được mọi người thương mến coi đó như Giám Mục của Essex (Bishop of Essex).

 

 

 

 

 

 

THÁNG 05-2023

 

Indian

South Korea

Vietnam

Indonesia

Brazil

Komorro

 

 

 

 

 

NATURAL RESOURCES

 

 

 

 

 

 

 

THÁNG 03-2023

 

Above The Law. Unherd. New Republic.Transparency. Fortinet. Tech Target. Justice Initiative. FreedomWatch. PreventGennocide. National Library Of Medicine

https://freenations.net/germany-in-crisis-faces-war-reparations-claims

 

https://www.thoughtco.com/totalitarianism-definition-and-examples-5083506

 

https://jacobin.com/2022/12/twitter-files-censorship-content-moderation-intelligence-agencies-surveillance

 

THÁNG 12-2022

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

The NewYorker .The NewYork Post .The Daily Caller .The Freedom Wire .The Total Conservative

 

THÁNG 11

The NewYorker .The NewYork Post .The Daily Caller .The Freedom Wire .The Total Conservative

 

THÁNG 10

 

THÁNG 9/2020

 

VĂN HÓA - LỊCH SỬ

 

TỔNG HỢP BÀI VỞ CÁC DIỄN ĐÀN

 

The NewYorker .The NewYork Post .The Daily Caller .The Freedom Wire .The Total Conservative -

 

VẤN ĐỀ TÔN GIÁO

 

 


Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lãng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


VIETNAMESE COMMANDOS

  1. Một Trang Lịch Sử

  2. Viết Lại Lịch Sử  Video

  3. Secret Army Secret War Video

  4. Đứng Đầu Ngọn Gió Video

  5. Con Người Bất Khuất Video

  6. Dấu Chân Biệt Kích Video

  7. Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

  8. Huyền thoại về:"Những người lính một thời bị lãng quên" Kim Âu

  9. Phản Bội Kim Âu

  10. Tiếng Nói Công Lý Kim Âu

  11. Vietnam’s ‘Lost Commandos’ Gain Recognition in Senate

  12. President Unit Citation at Fort Bragg

  13. Vietnamese Commando never knew U.S. declared him dead

  14. Back from the dead

  15. Bill of Compensation

  16. Miami! Gian Hùng Lộ Mặt  Kim Âu 

  17. Honoring Vietnamese Commandos

  18. Honoring South Vietnamese Army

  19. Vietnamese Commandos Win Last Battle

  20. Uncommon Betrayal

  21. Go to congress

  22. Trong Giòng Lịch Sử Kim Âu

  23. Oplan 21 Kim Âu

  24. Biệt Kích Gỉa, Biệt Kích Thật Kim Âu

  25. Xuyên Tạc Lịch Sử Kim Âu

  26. Cảm Nghĩ Đầu Xuân (2011)

  27. Những Tên Miệng Hùm Gan Sứa Kim Âu

  28. Loretta Sanchez Không Hề Gian Dối Kim Âu

  29. Ăn Qủa Nhớ Kẻ Trồng Cây Kim Âu

  30. The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.

  31. Lá Thư Tự Thú

  32. Người Tù Kiệt Xuất

  33. Hồi Chuông Báo Tử I

  34. Hồi Chuông Báo Tử II

  35. Hồi Chuông Báo Tử III

  36. Hồi Chuông Báo Tử IV

  37. Thư Trả Lời Mai Nhuệ Anh

  38. Thánh Nhân Vô Phí Vật

  39. Đặc Biệt Cho Nhóm 10%

  40. Phân Định Chính Tà

  41. Phân Ðịnh Chính Tà 1

  42. Phân Ðịnh Chính Tà 2

  43. Phân Ðịnh Chính Tà 3

  44. Hư Danh - Hư Cấu

  45. Kim Âu Trả Lời Phỏng Vấn Hồng Phúc

  46. Hồng Phúc Phỏng Vấn Tourison. Lê Ngung

  47. Sư Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

  48. Tri Nhân Tri Diện Bất Tri Tâm

  49. Nguyên Uỷ Một Vụ Kiện

  50. Trả Lời Câu Hỏi Của Một Vi Hữu


 

 

Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn * Một Trang Lịch Sử

Vietnamese Commandos' History * Vietnamese Commandos vs US Government * Lost Army Commandos

Bill of Compensation * Never forget * Viết Lại Lịch Sử  Video * Secret Army Secret War Video

Đứng Đầu Ngọn Gió Video * Con Người Bất Khuất Video * Dấu Chân Biệt Kích Video * Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.* Gulf of Tonkin Incident * Pentagon Bạch Hóa * The heart of a boy

U.S Debt Clock * Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton * None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) * Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

The World Order Eustace Mullin * Trăm Việt trên vùng định mệnh * Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis * Lyndon Baines Johnson Library Musuem

Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn * Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam Bình Nguyên Lộc

Nghi Thức Ngoại Giao * Lễ Nghi Quân Cách * Sắc lệnh Cờ Vàng * Quốc Tế Cộng Sản

How Does a Bill Become Law? * New World Order * Diplomacy Protocol. PDF

The World Order Eustace Mullin * Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

Vietnam War Document * American Policy in Vietnam

Foreign Relations Vietnam Volum-1 * The Pentagon Papers * Pentagon Papers Archives

Vietnam and Southeast Asia Doc * Vietnam War Bibliogaphy * Công Ước LHQ về Luật Biển

CIA and NGOs * CIA And The Generals * CIA And The House Of Ngo * Global Slavery

Politics of Southeast Asia * Bên Giòng Lịch Sử

Dấu Binh Lửa * Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

Bách Việt  * Lược Sử Thích Ca  * Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

Douglas Mac Arthur 1962 * Douglas Mac Arthur 1951 * John Hanson, President of the Continental Congress

Phương Pháp Biện Luận * Build your knowledge

To be good writer * Ca Dao -Tục Ngữ * Chùa Bái Đính * Hán Việt

Top 10 Crime Rates  * Lever Act * Espionage Act 1917 * Indochina War * Postdam * Selective Service Act

War Labor Board * War of Industries * War Production Board * WWII Weapon * Supply Enemy * Wold War II * OSS

Richest of The World * Truman Committee   * World Population * World Debt * US Debt Clock *

An Sinh Xã Hội - Cách Tìm IP Email * Public Holiday * Funny National Days

Oil Clock * GlobalResearch * Realworldorder * Thirdworldtraveler * Thrivemovement *Prisonplanet.com *Infowars

Rally protest *Sơ Lược VềThuyền Nhân  *The Vietnamese Population in USA *Lam vs Ngo

VietUni * Funny National Days  * 1DayNotes   

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 


 

 

MINH THỊ

LỊCH SỬ ĐÃ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA MÌNH. 

DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ. 

 

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu